DÀN BÀI
A. MỞ BÀI
– “Chiều tối” là một trong những bài thơ tức cảnh hay nhất của Hồ Chí Minh trong tập “Nhật kí trong tù”.
– Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con người trong cảnh chiều ở một xóm núi hoang vu. Qua đó ta thấy được một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai; một tấm lòng nhân hậu, nhạy cảm, tinh tế, giàu cảm xúc của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí minh (Trích dẫn bài thơ).
B. THÂN BÀI
1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên trong cảnh chiều muộn
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”.
* Cảnh vật:
– Cánh chim mệt mỏi đi tìm chốn ngủ: Hình ảnh thơ mang tính ước lệ cổ điển thường gặp trong thơ ca cổ.
+ “Chim bay về núi tối rồi” (ca dao)
+ “Chim hôm thoi thóp về rừng” (Nguyễn Du)
– Chòm mây trôi lẻ loi giữa bầu trời -» Thời gian như ngưng đọng, cảnh vật thật yên tĩnh, vắng lặng.
=> Cảnh đẹp nhưng gợi một nỗi buồn man mác. Không gian bao la, rộng lớn nhưng vắng vẻ.
* Tâm trạng thi nhân:
– Cảnh buồn phù hợp với tâm trạng của nhà thơ: một mình bị tù đày nơi đất khách, trải qua một ngày chuyển lao cực khổ, trong lòng canh cánh nỗi nhớ quê hương, đất nước.
– Trong hoàn cảnh chuyển lao mệt mỏi, lại bị gông cùm, xiềng xích nhưng Người vẫn cảm nhận dược vẻ bình yên, thanh thản của cảnh vật với phong thái ung dung, nhàn tản, tâm hồn lạc quan yêu cuộc sống, gắn bó với thiên nhiên. Khát vọng tự do ẩn trong ánh mắt dõi theo cánh chim trời, làn mây trôi…
2. Hai câu kết: Bức tranh sinh hoạt của con người .
(Một đặc điểm độc đáo, in đậm trong nhiều bài thơ của Bác là mạch thơ hình ảnh luôn vận động một cách khoẻ khoắn và bất ngờ, luôn hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai. Hai câu kết của bài thơ đột ngột chuyển mạch, chuyển cảnh, chuyển ý, chuyển hình…)
* Cảnh vật: Bức tranh mới sáng, đẹp, ấm áp và tràn đầy sức sống:
– Hình ảnh “cô em xóm núi” đẹp trong sự siêng năng, chăm chỉ, khỏe mạnh nhưng công việc có phần nặng nhọc, vất vả “xay ngô tối”.
– “Lò than đã rực hồng”
+ Dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối: Lò than rực hồng báo hiệu trời đã tối hẳn —» cảm nhận hết sức tinh tế.
+ Chữ “hồng” làm rực lên toàn bộ bài thơ —> cảnh vật trở nên ấm áp, tràn đầy sức sống.
=> Ánh lửa hồng hạnh phúc, đơn sơ giản dị của con người lao động đã tỏa sáng, sưởi ấm cho bức tranh thơ, cho nỗi lòng cô đơn mệt mỏi của người tù, xua tan những lo âu nhọc nhằn trên đường chuyển lao.
* Tâm trạng thinhân:
– Bài thơ mở đầu bằng nỗi buồn riêng của người tù giữa chốn núi rừng nhưng lại kết thúc bằng niềm vui của “cô em xóm núi” —> Người đã quên đi nỗi mệt nhọc cô đơn của bản thân để chia sẻ niềm vui bình dị của cuộc sống nhân dân lao động.
– Cảnh thơ sáng lên một niềm tin ấm áp. Đó là tấm lòng nhân hậu bao la, một tinh thần lạc quan, một bản lĩnh phi thường của người tù người chiến sĩ cách mạng vĩ đại: Hồ Chí Minh.
B. Kết bài
Bài thơ “Chiều tối” không chỉ miêu tả cảnh chiều muộn nơi sơn cước với cánh chim, làn mây và cuộc sống lao động của con người. Toát lên toàn bộ bài thơ là hình tượng nhân vật trữ tình có tấm lòng yêu thương rộng lớn, luôn luôn nâng niu trân trọng mọi sự sống trên đời, có tấm lòng lạc quan, luôn hướng về tương lai vàánh sáng. Bài thơ còn cho ta thấy tài nghệ sắc sảo độc đáo cả Bác trong một bút pháp riêng: hòa hợp màu sắc cổ điển và hiện đại.
Bình giảng bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh
Những ý chính cần khai thác
– Nếu ở câu thơ thứ nhất là bức tranh thiên nhiên mô tả buổi chiều tối bằng những nét chấm phá rất có thần thì hai dòng sau cái đẹp chính là chân dung của người lao động “thiên nhiên rất cổ điển nhưng hình tượng cuộc sống có con người rất hiện tại.
– Câu thứ nhất: Cánh chim trong thơ Bác dù đã rất mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng làm hai cuộc hành trình. Cuộc hành trình thứ nhất là về rừng, thứ hai là tìm cây cao giữa rừng để nghỉ ngơi, thư giãn.
– Câu thứ hai vẫn có hai không gian, một không gian thực tại chật chội cô đơn và ở phía bên kia là một không gian khác. Nơi ấy “thiên không” bát ngát và tự do.
– Câu ba và bốn, chuyển hướng vào cuộc sống bình dị. Bức tranh nhân sinh đã thay thế muôn đời chọ bức tranh cổ điển.
– Cô gái xay ngô không thể là cái đẹp trong thơ xưa. Hồ Chí Minh đưa cuộc sống vào bài Đường thi là đưa hiện thực vào trong thể loại này. Phải là một người thấm dẫm tư tưởng dân chủ của thời đại thì mới có thể xây dựng được hình tượng thơ ca từ những người cần lao, vô danh trên đất Trung Hoa.
Câu thơ cuối cùng:
– Phép lặp ở câu 3 và 4 rất độc đáo, gợi sự đều đặn triền miên không dứt.
– Cách ngắt nhịp 3/4 vốn có của thơ thất ngôn trở nên rất tinh tế, đối với dòng thơ thứ 4. Sự kiện “bao túc ma hoàn” là một sự chờ đợi đã kết thúc.
– Ẩn chứa nghệ nhân quả rất thú vị; lò đã hồng, đỏ lửa. Như vậy là do thành quả “lao động của cô gái.
– Chữ “hồng” và hình tượng cô thiếu nữ mặt rạng rỡ trong ánh lửa đỏ cùng hơi ấm của lò than.
C. KẾT BÀI
Trang nhật ký mở đầu bằng chữ “mộ” nhưng kết thúc lại là chữ “hồng”. Màu của lửa, hơi nóng của lửa đã làm bài thơ sáng lên đầy lạc quan, đầy ánh sáng.
Leave a Reply