* Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận:
– Văn bản nghị luận rất cần yếu tốbiểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận đạt hiệu quả thuyết phục hơn, vì nó có tác động mạnh đến tình cảm của người đọc, người nghe.
– Để văn bản nghị luận có sức thuyết phục cao, tác giả cần có xúc cảm thực sự trước những đề tài mình muốn viết hoặc trình bày, đồng thời phải biết diễn tả những cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn, đoạn văn có sức thuyết phục và truyền cảm. Cảm xúc phải được diễn tả một cách chân thực và không được phá vỡ mạch văn trong bài văn nghị luận.
– Yếu tốbiểu cảm trong bài văn thường thể hiện rõ nhất ở những từ ngữ chỉ cảm xúc, ở những câu cảm thán, ở giọng văn. Những yếu tố biểu cảm không chỉ ở từ ngữ, câu văn hay giọng điệu, mà còn ở nội dung. Muôn biểu cảm thì trước hết phải có cảm xúc để biểu lộ. Hơn nữa cảm xúc ấy phải chân thành để tác động đến tình cảm của người đọc, người nghe.
– Cần lưu ý là trong văn bản nghị luận, yếu tố biểu cảm chỉ cần thiết và có giá trị khi nó giúp cho nghị luận đạt hiệu quả thuyết phục cao hơn.
* Yếu tốbiểu cảm trong đoạn trích “Thuế máu”:
– Trong đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều từ ngữ, nhiều hình ảnh có sức biểu cảm cao. Các từ như tên da đen bẩn thỉu, An-nam- mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do… đều là cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh. Trước thì miệt thị, khinh bỉ; sau thì đề cao một cách bịp bợm. Tác giả nêu ra các từ ấy nhằm mục đích vạch trần bản chất dối trá của bọn thực dân, tạo nên hiệu quả mỉa mai. Nhờ vậy văn bản đã đạt hiệu quả tốcáo và lên án của mình.
– Tác giả còn dùng nhiều hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân. Một sốcâu trong đoạn trích được tác giả sử dụng hết sức hiệu quả: đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơithây trên các chiến trường châu Âu. …nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, – chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế… Những ngôn từ mĩ miều trên không che đậy được một bản chất tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân.
Đề 1. Giới thiệu về tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và đoạn trích Thuế máu của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đề 2. Chương Thuế máu trong Bản án chế độ thực dân Pháp đã xây dựng hình tượng khái quát về tên thực dân quỷ quyệt ghê tởm. Em hãy phân tích và chứng minh.
Đề 3. Trình bày cảm nhận về đoạn trích Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc.
Đề 4. Phân tích và nêu cảm nghĩ của bản thân về phần đầu trong văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc.
Leave a Reply