YÊU CẦU
– Thể loại:
Kiểu bài giải thích và chứng minh văn học, cụ thể là giai thích một khía cạnh về tác giả.
– Nội dung:
• Con người – cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu đẹp.
• Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cao đẹp.
GỢI Ý
Có thể vừa giải thích vừa chứng minh lần lượt cái đẹp từ con người đến văn chương.
Sau đó, cần lí giải mối quan hệ giữa cái đẹp con người đến cái đẹp văn chương.
A. CON NGƯỜI NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU CAO ĐẸP (ĐẸP TỪ CON NGƯỜI).
Cái đẹp cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu về nghị lực, đạo đức và lí tưởng sống.
Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực, về đạo đức, đặc biệt là thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, đất nước (nêu và phân tích hoàn cảnh sống và những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu để chứng minh).
B. VĂN CHƯƠNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐẸP (ĐẸP ĐẾN VĂN CHƯƠNG)
Giá trị văn chương Nguyễn Đình Chiểu là cao đẹp vì giúp ích cho đời, văn chương chở đạo, chống gian tà, chống xâm lược.
Đẹp ở quan điểm nghệ thuật tiến bộ của Nguyễn Đình Chiểu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Quan điểm đó được thể hiện trong những sáng tác của ông.
– Đẹp ở Truyện Lục Vân Tiên: Đó là ca khúc chiến thắng của những người vì chính nghĩa mà chiên đấu, là bản kết tội những kẻ bất nhân phi nghĩa (Lẽ ghét thương).
– Đẹp ở thơ ca chống Pháp: Đó là những áng thơ ca phơi bày thảm họa mất nước, tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm, nguyền rủa những kẻ theo giặc, biểu dương những người anh hùng, những người nông dân nghĩa sĩ chống giặc cứu nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định…).
– Đẹp ở phong cách nghệ thuật độc đáo: Nổi bật là tính chất đạo đức – trữ tình trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (đạo đức về phương diện nội dung tư tưởng, trữ tình về phương diện cảm xúc nghệ thuật). Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là “vì sao có ánh sáng khác thường”, “chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng” (Phạm Văn Đồng), một thứ văn chương cao quý, chát phác, chân thực.
C. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI ĐẸP CUỘC ĐỜI ĐẸP ĐẾN CÁI ĐẸP VĂN CHƯƠNG
Mối quan hệ này thể hiện vai trò con người nhà văn – chủ thể sáng tạo đối với sáng tác văn học. Con người có cuộc đời đẹp sẽ sáng tác những tác phẩm văn chương đẹp. Ngược lại, tác phẩm văn chương làm rõ thêm vẻ đẹp con người. Ở Nguyễn Đình Chiểu đã đạt tới mức hoàn thiện về vẻ đẹp từ con người đến văn chương.
Leave a Reply