1. Cửa hàng không nên đặt tại đường cao tốc
Không nói đến đường cao tốc, cửa hàng đặt tại đường một chiều kinh doanh cũng không sôi động. Do vậy, địa điểm kinh doanh đặt bên đường cao tốc lại càng không thuận tiện cho giao dịch buôn bán. Đứng về Phong thủy, cửa hàng hay địa điểm kinh doanh đặt bên đường cao tốc sẽ tán khí, nhiều hung sát hơn là sinh khí.
2. Cửa hàng kỵ không bị lộ xung
Cửa hàng bị lộ xung là trước cửa có con đường như đâm thẳng vào. Lộ xung cũng được gọi là trực xung, gây Sát khí rất nguy hiểm cho chủ doanh nghiệp.
Cửa hàng cũng có khi ở thế gặp đường xiên chéo vào trước cửa, dù xiên bên trái hay xiên bên phải đều hung sát.
Không nên có đường đâm thẳng vào cửa hàng.
3. Nếu gộp đường cong, chọn vị trí nào?
Cũng có khi cửa hàng gặp đường cong thì làm ăn phát đạt, đó là trường hợp đường cong bao bọc cửa hàng, gọi là “nội cung thủy” (vị trí A), nhưng cũng có khi đường cong gây hại cho doanh nghiệp, làm ăn thua lỗ, đó là trường hợp đỉnh đường cong chiếu vào cửa hàng, gọi là “ngoại cung thủy” (vị trí B).
Nội cung thủy của cửa hàng.
Ngoại cung thủy của cửa hàng.
4. Đường một chiều chọn phía thuận chiều
Trong trường hợp địa điểm kinh doanh ở đường một chiều, nên chọn cửa hàng ở vị trí bên phải đường đi thì thuận tiện hơn cho giao dịch. Vị trí này tạo ra thế “tàng phong tụ khí”, tạo sinh khí cho kinh doanh. Thận trọng chọn vị trí bên trái đường cho kinh doanh, vì không thuận tiện cho giao dịch với khách hàng.
5. Vấn đề chọn địa điểm bán hàng gần cầu vượt
Cầu vượt qua đường dùng riêng cho người đi bộ. Cửa hàng cửa hiệu gần đường cầu vượt chỉ gặp sát khí khi lối lên xuống chiếu thẳng vào, gặp trường hợp này phải hóa giải sát khí. Nếu ai đó muôn lập tụ điểm kinh doanh ở đây, cần khảo sát phía bên nào có nhiều người tụ tập mà đặt.
Mặt hàng thích hợp cho kinh doanh ở đây là hàng thiết yếu, gọn, nhẹ, giá phải chăng, như: bán sách, tạp chí, báo, đồ ăn nhẹ, cửa hàng thuốc Tây, điện thoại và sim điện thoại….
Những cửa hàng kinh doanh khác ở gần cầu vượt, việc kinh doanh bình thường, không có gì trở ngại đứng về góc độ Phong thủy.
6. Đặt cửa hàng gần cạnh đường đi bộ
Đường hầm dành cho người đi bộ có thể đặt cửa hàng, với điều kiện hai bên hầm đường đi bộ có nhiều tụ điểm kinh doanh. Nếu hai bên hầm đường đi bộ ít hoặc không có các tụ điểm kinh doanh thì không nên đặt cửa hàng gần đó, vì nơi đó tán khí, suy khí nhiều.
Bên cạnh hầm đường dành cho người đi bộ, tốt nhất đặt các Ki-Ốt bán sách mỏng giá phải chăng, bán báo và tạp chí nhiều người quan tâm, bán đồ lưu niệm nhỏ…
7. Cửa hàng đại kỵ không có vỉa hè
Cửa hàng không có vỉa hè giống như nhà không có mái hiên, trường hợp này, Phong thủy gọi là “cát cước sát” (sát khí do khôngchân), một loại sát khí gây phiền toái cho con người. Do vậy, nếu có mặt bằng xây dựng như vậy, nên tạo lập một vỉa hè, có thể thấp, hay hẹp cũng được thì công việc kinh doanh mới khởi sắc.
8. Cửa hàng kỵ đối diện với góc tường
Có những cửa hàng nằm ở vị trí cách đó không xa, một ngôi nhà có góc tường chiếu thẳng vào cửa chính. Trường hợp này gọi là “tiễn sát” (bị mũi tên bắn), rất hung cho sức khỏe chủ kinh doanh, nhân viên bán hàng. Gặp trường hợp này phải dùng gương cầu lồi treo trước cửa để hóa giải.
9. Địa điểm kinh doanh nằm vào khe hai khôi nhà lớn
Trường hợp tụ điểm kinh doanh nằm giữa hai khối nhà caolớn hơn nhiều, trường hợp này, nơi kinh doanh bị “thiên trảm sát”, rất độc cho chủ doanh nghiệp, kinh doanh không thuận lợi vì không tụ khí. Nếu có điều kiện, nơi này xây cao lên bằng hai tòa nhà kia thì lại tốt.
10. Tòa nhà thương mại, sau lưng cần có các tòa nhà lớn khác che chắn.
Một ngôi nhà, sau lưng phải có vật cao ở gần hoặc ở xa che chắn thì mới sinh vượng. Vật che chắn sau nhà chính là “Sơn” (điểm tựa, như ghế tựa, ngồi phải có chỗ tựa). Do vậy, một tụ điểm kinh doanh, như trung tâm thương mại,… phía sau cần có điểm cao hơn có thể ở gần (là các tòa nhà cao tầng), có thể ở xa (cũng là tòa nhà cao tầng, xa hơn là thế núi đồi) làm sơn tạo chỗ dựa thì kinh doanh phát đạt.
Trên thực tế, có những tòa nhà thương mại xa khu dân cư, đứng độc lập, khi xây dựng, người ta cố ý đắp đồi, hoặc xây phía sau lưng một dãy các công trình kiến trúc sử dụng với mục đích khác nhau, cũng nhằm tạo ra “sơn”.
11. Tòa nhà thương mại kỵ trước không có minh đường
Phía trước tòa nhà thương mại cần có minh đường.
Minh đường là khoảng trống trước tòa nhà, có minh đường việc kinh doanh thuận lợi.
Nếu trước tụ điểm kinh doanh có tường chắn hậu của tòa nhà trước, việc làm ăn cũng không thuận lợi.
Trong trường hợp không có minh đường, bị tường hậu phía nhà đối diện chiếu, hóa giải bằng cách trang trí cột đèn trước cửa, thường xuyên thắp sáng.
12. Địa điểm kinh doanh kỵ âm sát
Khi địa điểm kinh doanh nằm giữa các tòa nhà mà lại thấp, bị các tòa nhà chung quanh che chắn ánh sáng, gọi là âm sát. Bị âm sát, công việc kinh doanh kém thuận lợi.
13. Vấn đề chọn hướng kinh doanh cho từng loại một hàng theo Ngũ hành
Có một số sách Phong thủy do người hiện đại biên soạn, đặt vấn đề cần chọn hướng cửa hàng theo “chất Ngũ hành” hàng hóa. Ví dụ, hàng dệt may, cây trồng, thuốc chữa bệnh (không biết thuốc ở đây là thuốc Tây hay thuốc Đông y?)…cần chọn hướng cửa hàng tọa Tây hướng Đông….vì chúng thuộc Mộc; đồ sứ, thổ sản, kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, đồ da, giải trí, rượu, gia công thịt,…là Thổ nên chọn cửa hàng hướng Tây Nam mà tọa Đông Bắc….!.
Theo Phong thủy chính thư, không có tài liệu nào nói như vậy, những tác giả hiện đại này đã tư duy “lôgic” qua sinh khắc của Ngũ hành mà đưa ra ý kiến chủ quan để hướng dẫn đặt hướng cửa hàng khi kinh doanh chủng loại các mặt hàng. Thực tế cũng như lý thuyết Phong thủy không như vậy. Thị trường tại Việt Nam và Thế giới không có một tụ điểm kinh doanh nhiều mặt hàng lại làm như trên, cũng chưa ai chứng minh được cửa hàng sai hướng theo Ngũ hành mặt hàng…kinh doanh không hiệu quả.
Việc kinh doanh các mặt hàng khác nhau có hiệu quả hay không còn tùy thuộc theo các yếu tố sau:
a. Người kinh doanh có mệnh số kinh doanh phát đạt hay không. Nói các khác, không phải ai cũng có khả năng kinh doanh có hiệu quả, họ làm việc khác rất tuyệt vời, nhưng nhảy ra kinh doanh thì luôn thất bại.
b. Ở mỗi người có vận số kinh doanh khác nhau, lúc thịnh lúc suy theo các năm và ngay trong một năm, tùy theo mệnh lý Bát tự của người đó qua thời gian sinh.
c. Trình độ và khả năng kinh doanh xét về văn hóa và thể chất tâm lý học, khả năng quản trị doanh nghiệp do nhận thức khoa học và trải nghiệm mà có. Có phương pháp đúng để kinh doanh các loại mặt hàng đáp ứng cầu tiêu dùng của khách hàng, có phương pháp kích cầu hợp lý….
d. Cuối cùng mới lả kiến thức về Phong thủy và thuật Trạch cát như khi chọn địa điểm kinh doanh, cách chọn đối tác kinh doanh, chọn nhân viên làm việc trong doanh nghiệp theo nhân tướng học…
Leave a Reply