Vì sao phải treo Bức tranh Bát tiên quá hải khi làm lễ chúc thọ?
Liên quan tới truyền thuyết về Bát tiên, ngoài truyện “bát tiên quá hải”, còn có “bát tiên khánh thọ”. Bát tiên vốn là thần tiên trừng trị điều ác, khen ngợi điều thiện, giúp đỡ người khó khăn. “Già có Trương, trẻ có Lam, Hàn, chỉ huy có Chung Ly, thư sinh có Lã, phú quý có Tào, quyền lực có Lý, phụ nữ có Hà”. Bát tiên phần nào phản ánh các độ tuổi của con người trong xã hội, nam nữ già trẻ, phú quý bần cùng, văn sĩ tướng võ, khỏe mạnh thương tàn, đáp ứng hết nhu cầu tôn bái các giai tầng trong xã hội. Bát tiên có được sự yêu mến của dân gian, bức tranh Bát tiên khánh thọ trở thành vật phẩm may mắn không thể thiếu trong ngày khánh thọ.
Tương truyền, Vương Mẫu nương nương mở yến tiệc vào ngày này, thiết hội bàn đào, mời các vị thần tiên tới tụ họp. Thiết Quản Ly hẹn các tiên nhân Lã Động Tân, Trương Quả Lão, Lam Thái Hòa, Tào Quốc Cửu, Hà Tiên Cô … tới dự yến tiệc. Sau khi ăn uống no say, họ bái lạy Vương mẫu và cùng quay về vượt biển. Sau khi bát tiên lên thuyền, Lã Động Tân đột nhiên nghĩ ra ý tưởng kỳ lạ, đề nghị mọi người cùng đi chu du thiên hạ. Thế là xuất hiện câu chuyện “Bát tiên vượt biể, thể hiện thần thông”. Cho dù là bức tranh Bát tiên khánh thọ hay bức tranh Bát tiên quá hải đều không thể thiếu những pháp khí mà Bát tiên sử dụng. Nghe nói, mỗi pháp khí của Bát tiên lại mang một hàm nghĩa nhất định: Bảo vật ngư cổ (trống cả) của Trương Quả Lão có thể nói về mạng sống của con người. Bảo kiếm của Lã Động Tân có thể ngăn cản tà ma. Chiếc sáo của Hàn Tương Tử có thể khiến vạn vật sinh sôi nảy nở. Hoa sen của Hà Tiên Cô có thể tu thân dưỡng tính. Hồ lô của Thiết Quản Lý có thể cứu giúp chúng sinh. Chiếc quạt của Hán chung Ly có thể hồi sinh. Tấm ngọc của Tào Quốc Cửu có thể làm môi trương trong sạch. Chiếc giỏ của Lam Thái Hòa có thể quảng thông thần minh. Những pháp khí mà Bát tiên sử dụng được gọi chung là Ám Bát tiên. Ám Bát tiên không chỉ có ngụ ý tốt đẹp, phù hợp với nhu cầu tâm lý bái thần cầu Phật của dân gian mà còn tô điểm cho truyền thống của người Trung Quốc. Vì vậy, trong thời hiện đại ngày nay, chúng ta có người lớn tuổi. Hơn nữa, khi bố trí thọ đường để chúc thọ người già, người ta thường dùng bức tranh Bát tiên khánh thọ.
Hội bàn đào là chuyện gì?
Liên quan tới hội bàn đào, mọi người đều rất quen thuộc với đoạn Tôn Ngộ Không đại náo hội bàn đào trong Tây du ký. Đương nhiên, Tôn Ngộ Không trong Tây du ký là người đầu tiên đứng ra chống lại phong kiến và đặc quyền. Hội bàn đào cũng tượng trưng cho đặc quyền của giai cấp thống trị. Nhưng hãy tạm bỏ qua nhân tố chính trị, trên thực tế, hội bàn đào là loại thịnh hội tượng trưng cho sự cát tường. Tranh hội bàn đào chúc thọ thường xuất hiện trong các buổi tiệc chúc thọ lớn nhỏ trong dân gian.
Mọi người đều biết rằng, Vương Mẫu nương nương là thủ lĩnh thần tiên của Đạo giáo, cũng là nữ Thọ Tinh nhận được sự chào đón của mọi người. Hội bàn đào là yến hội do Vương Mẫu nương nương tổ chức, các thần tiên đều tới tham dự, tiên khí tự nhiên bao trùm, mây lành vây quanh. Treo một bức tranh hội bàn đào lên tường lễ bái, giống như quy tụ được các thần tiên về để lĩnh thụ lòng thành của chúng ta. Đương nhiên, danh tiếng của hội bàn đào không chỉ dừng lại ở đó, sở dĩ hội này lấy bàn đào để đặt tên vì có chỗ đặc biệt. Nhưng nhìn vườn bàn đào của Vương Mẫu nương nương tươi tốt, từng cây từng cây, hoa nở khắp cây, quả chín trĩu cành, cảnh tượng hái quả của các tiên nữ khiến chúng ta khó có thể diễn tả hết được vẻ đẹp nơi tiên cảnh. Nghe nói bàn đào do Vương Mẫu nương nương chính tay vun trồng, “có 3600 cây, phía trước có 1200 cây, hoa nhỏ quả nhỏ, quả 3000 năm mới kết quả một lần, người ăn vào sẽ thành tiên, khỏe mạnh trẻ trung. Ở giữa có 1200 cây, hoa nở thành tầng, quả ngọt, 600 năm mới kết quả một lần, người ăn vào thì cưỡi mây đạp gió, trường sinh bất lão. Phía sau có 1200 cây, màu tím, hạt màu vàng nhạt, 9000 năm mới kết quả một lần, người ăn vào sẽ sống thọ như trời đất, tuổi như mặt trăng mặt trời”. Cho nên nói, bàn đào không phải đồ ăn tầm thường, là vật báu không có ở phàm trần. Nghĩ lại, Vương Mẫu nương nương là Thọ tinh, cai quản việc luyện thuốc bất tử ở núi Côn Luân, do vậy bàn đào mà bà trồng mới có thể trường sinh bất lão, điều này có thể hiểu được. Sở dĩ hội bàn đào có khí thế lớn như vậy, ngoài vì địa vị tối cao của Vương Mẫu nương nương, còn có công năng giúp người sống trường thọ của bàn đào.
Bát tiên họ là ai?
Bát tiên Thiết Quài Lý
Lý Thiết Quài, đứng đầu bát tiên. Tương truyền, ông là người triều Tùy, họ Lý, tên Huyền (một thuyết tên Hồng Thu, học đạo của Thái thượng lão quân), thường lìa linh hồn ra khỏi thể xác xuất du. Lần đó, xuất hồn đến triều bái Lão quân, đệ tử lỡ lầm đem xác đi thiêu đốt, lúc trở về không còn xác để nhập, đành nhập vào xác một người ăn mày chết đói. Từ đó vốn là một người thân thể cao lớn trở thành lão ăn mày rách rưới dơ bẩn, lại khập khễnh một chân, hình hài kỳ quái, ngôn ngữ lạ lùng, hành vi ngược ngạo, thần đeo hồ lô, tay chống gậy sắt, pháp thuật vô biên. Ông thường ban thuốc trị bệnh cứu người.
Bát tiên Chung Ly Quyền
Chung Ly Quyền cũng gọi là Hán Chung Ly, trong “Bắc ngũ Toàn chân đạo”, ông được gọi là “Chính Dương chân nhân”. Các truyền thuyết quan hệ tới ông, sớm nhất xuất hiện vào đời Ngũ đại, đầu Tống.
Truyền thuyết, trong các bằng hữu của Trần Đoàn đầu đời Tống có một vị Chung Ly tiên sinh, tự xưng là “thiên hạ đô tản hán”. Xét các thư tịch thời ấy quả có người thực, nhưng không phải là một đạo nhân cũng chẳng có gì thần kỳ, nhưng trong truyền thuyết dân gian, biến ông thành đại tướng triều Hán, vì đánh trận thua mà giác ngộ đạo thành tiên, sau này lại độ hóa Lã Động Tân.
Bát tiên Tào Quốc Cữu
Tào Quốc Cữu, một trong Bát tiên. Sách “Tục văn hiến thông bảo” chép: Tào Quốc Cữu, con của Tào thái hậu đời Tống, nên gọi là Quốc Cữu (Cậu em của vua). Tên Cảnh Hưu, học đạo trong rừng núi. Gặp Chung Ly Quyền và Lã Động Tân, đưa vào hàng ngũ Bát tiên. Sau khi liên hệ với Bát tiên, sự tích của ông được ghi chép dần nhiều. Thế nhưng, trong Bát tiên, chỉ một mình ông ăn mặc kiểu quan lại, khác hẳn với các tiên khác phần lớn có dáng ẩn sĩ áo vải.
Bát tiên Lã Động Tân
Lã Động Tân nổi tiếng nhất trong Bát tiên và là người có nhiều truyền thuyết dân gian nhất. Sách “Liệt tiên toàn truyện” chép: Lã Nham, tự Động Tân, người ở Vĩnh Lạc đời Đường. Hai lần thi tiến sĩ không đỗ, tuổi 64, du lịch đến Trường An uống rượu, gặp Vân Phòng tiên sinh, cứu độ truyền đạo. Vân Phòng mười lần thử Động Tân đều không hề động tâm, bèn dắt Động Tân đến Hạc lãnh, truyền cho bí quyết Thượng thanh. Lã Động Tân đắc đạo, bắt đầu chu du Giang, Hoài, thử linh kiếm, trừ giao long, lúc ẩn lúc hiện, biến hóa hơn bốn trăm năm, người ta không ai rõ.
Bát tiên Hà Tiên Cô
Hà Tiên Cô, nữ tiên duy nhất trong Bát tiên, người Tăng thành đời Đường, họ Hà, tên Quỳnh. Thuở nhỏ gặp dị nhân cho nàng ăn đào tiên, từ đó không thấy nữa. Hà Tiên Cô có thể biết trước họa phúc, được người làng kính trọng như thần, sau lên tiên đi mất. Truyền thuyết nàng có pháp bảo là lá sen, hoa sen.
Bát tiên Lam Thái Hòa
Sách “Kế tiên truyện” chép: Lam Thái Hòa, dật sĩ cuối Đường, thường mặc áo lam rách, đeo dây lưng đen, một chân đi hài, một chân không, mùa hạ mặc áo bông, mùa đông nằm trên tuyết, mỗi khi vào chợ ăn xin, tay cầm sênh phách, hát vang đạo ca. Sau Lam Thái Hòa uống rượu say, cỡi mây hạc từ từ bay mất.
Bát tiên Hàn Tương Tử
Hàn Tương Tử, người Xương Lê đời Đường. Truyền thuyết ông là cháu của văn họa gia nổi tiếng Hàn Dũ. Hãn Dũ bị biếm đi Triều Châu, khi đến Lam quan, từng làm tặng Hàn Tương “Mây che Tần Lĩnh nhà đâu tá? Tuyết lấp Lam quan ngựa chẳng đường”.
Cuối đời Đường, câu chuyện tiên thuật của ông được truyền tụng đến giữa đời Bắc Tống, chính thức liệt ông vào các tiên Đạo giáo. Nhân có truyền thuyết ông cùng học đạo với Lã Động Tân nên ông được liệt vào trong Bát tiên.
Bát tiên Trương Quả Lão
Trương Quả Lão là người có thực trong lịch sử. Ông là đạo nhân đời Đường, tên Trương Quả. Chữ Lão là tiếng tôn xưng đối với ông. Ông tự xưng là đã vài trăm tuổi. Võ Tắc Thiên từng mời ông vào triều, ông từ chối. Huyền tông là người mê pháp thuật, từng định gả công chúa cho ông, nhưng Trương Quả cương quyết từ chối, quay về núi. Từ đó không thấy xuất hiện.
Truyền thuyết ông nhận đạo nơi Thiết Quài Lý. Thường thường ông cỡi ngược con lừa đen nhỏ, một ngày đi ngàn dặm. Ông cầm một gậy tre, vừa đi vừa ca hát thong dong. Ông thường diễn xuất các loại phép tắc, là một lão ông râu tóc bạc phơ, có dáng u mặc.
Leave a Reply