I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH TRỰC TIẾP
Trong các giấc mơ hình tượng hiện lên khá rõ, người nằm mơ tưởng mình đang sống trong cõi thế. Người nằm mơ có lúc nhớ rõ như in. Hình tượng nào trong giấc mơ cũng có liên hệ với những sự việc của con người.
Người đoán mộng căn cứ vào lời kể lại cho người nằm mơ liên tưởng đến sự việc của cuộc đời thực hồi dự báo. Vì thực và mơ có mối quan hệ với nhau nên phương pháp giải thích trực tiếp này rất đơn giản. Có những người nằm mơ có thể tự mình giải đoán được.
Ủy Tâm Tử, tác giả cuốn sách phân môn các loại sự việc cổ kim đã ghi chép một số câu chuyện giải thích trực tiếp của giấc mơ.
Đó là những câu chuyện có thể là truyền thuyết, cũng có thể là có thực, cung cấp cho chúng ta những tư liệu để lý giải vấn đề.
CHU CẦN NGỦ NGÀY
Đầu đời Tấn, Tấn đem quân phạt Ngô, lúc công dồn phá thành bỗng phát hiện trong quan không có Giả Sung. Lúc đó Đô đốc Chu Cần đang ngủ giữa ban ngày nằm mơ thấy hơn 100 người đi tìm Giả Sung đưa về. Thức giấc nghe tin mất Giả Sung, Chu Cần bèn nhớ lại con đường mà trong mơ thấy bắt được Giả Sung, liền sai quân đến nơi, quả nhiên thấy Gỉa Sung.
TRƯƠNG THỐC CƯỠI LỪA
Lúc còn nhỏ, Trương Thốc nằm mơ thấy một con chim lớn lông màu tím (một trong năm màu sắc quý) đến đậu trước sân, Trương Thốc báo cho ông nội biết, ông nói: “Đó là điềm lành”.
Chim phượng có nhiều loài nhiều màu lông.
– Màu đỏ là loài văn chương.
– Màu xanh là loài Loan.
– Màu vàng là chim Uyển Đương.
– Màu tím là chim Loan Thốc. Loài chim này phò tá cho phượng hoàng.
Ông nội của Trương Thốc đoán cháu sẽ là người phò tá cho Đế vương.
Sau này Trương Thốc đỗ tiến sỹ, làm quan phò tá thân cận cho kỳ vương.
Trong một giấc mơ khác, Trương Thốc thấy mình cưỡi lừa, mặc áo màu đỏ thẩm. Trong thực tế ông mặc áo màu xanh cưỡi nhựa.
Sau đó Trương Thốc được vua ban chức Hồng lô khanh thì ứng với cưỡi lừa (Lô hay lư là con lừa). Quan ngũ phẩm thì cưỡi lừa.
LƯU ĐÀN ĐỔI TÊN
Lưu Đàn là Viên ngoại lang nước Thục, vốn tên là Thẩm Nghĩa, một lần nằm mơ thấy có người dẫn đến bên cây đàn hương, bảo: “Trèo lên nhanh!”. Thẩm Nghĩa trèo lên, người đó lại ném vao người ông chiếc ao màu đỏ bảo mặc vào. Sau khi ngủ dậy Thẩm Nghĩa bèn đổi tên thành Lưu Đàn. Chưa đầy một năm sau Đỗ Bình Sự là quan Quận mục (một chức quan ở quận) được sung chức phó quan, hàm Trung thị nghị sử trong triều, vua ban áo đỏ. Đỗ lo lắng không làm được bèn tiến cử Lưu Đàn, tâu lên triều đình rằng Đỗ và Đàn đức tài ngang nhau. Lưu Đàn thì cho rằng mình không có khả năng. Đỗ vẫn trao cho Lưu Đàn một chiếc áo đỏ mới. Chiếc áo đúng như chiếc áo đỏ mà người trong giấc mơ ném cho Thẩm Nghĩa.
Câu chuyện này được ghi chép trong Thục Dị ký.
NẰM MƠ THẤY ĐƯỢC THĂNG QUAN
Ngưu Hy Tế làm quan Ngự sử nước Thục, tài văn chương hơn người. Lúc còn trẻ ông khồn ra khỏi học viện, học để thi thố tài năng. Một lần ông nằm mơ thấy có người nói:
Lang quân chưa có khoa danh, 45 tuổi mới có lộc quan.
Ngưu Hy Tế thức giấc thấy rất lạ lùng. Về sau gặp buổi loạn lạc ông đến nước Thục ở nhờ ông chú là Ngưu Kiều. Ông vốn thẳng tính, luôn phê phán ông chú rượu chè bê tha.
Trôi nổi hết nơi này đến noi khác, 10 năm mà cuộc sông của Ngưu vẫn không có gì thay đổi. Mãi sau này ông mới được bổ dùng làm Đại phu Ngự sử. Giấc mơ thật linh nghiệm.
(Thành Đô ký chép)
LƯU VĨNH NẰM MƠ THẤY ĐI XEM BẢNG
Lưu Vĩnh người nước Lưu nổi tiếng tài giỏi trong làng khoa giáp. Một lần ông nằm mơ thấy mình lên tỉnh để xem mình đi thi có đậu hay không?
Trong giấc mơ Lưu Vĩnh thấy mình trong dòng người đi xem bảng. Ông đã thấy và nghe nhiều việc, bản thân cũng hỏi người này người nọ có đậu hay không? Những người trong giấc mơ trả lơi rành rọt.
Mấy ngày sau, Lưu Vĩnh đến tận trường để xem bảng, những điều ông nghe người ta nói trong giấc mơ đúng như điều viết trên bảng.
TẬP THẬM ĐƯỢC THƠ
Tập Thậm giữ chức quan hàm Lang trung nên còn được gọi là Tập Lang trung, người Nhuận Châu. Lúc còn là học trò lên kinh đô dự thi, Tập Thậm gặp cha, hai cha con vui mừng khôn xiết, cùng lên đường. Đêm đó người cha nằm mơ thấy người quen là Trương Tề Hiền nói:
– Ta cho ông một bài thơ thất ngôn, nội dung: “Triều đình chuyện văn thơ thật buồn. Cớ sao người nghèo gặp nhiều điều phiền muộn. Cha thì thăng chức con thì đậu cao giữa triều.”
Thức dậy đã canh tư người cha gọi Tập Thậm đến bảo phải ghi nhớ lấy.
Mùa xuân đi thi, Tập Thậm thi hỏng, cha con ông cho rằng giấc mơ không ứng nghiệm.
Mùa thu năm đó, nhà Tập Thậm lại lập bàn thờ Trời cầu xin giải mộng. Mùa xuân năm sau người cha được thăng quan, vào làm trong triều; còn Tập Thậm thì được vua đọc bài thi khen giỏi, lấy đầu bảng. Như thế mọi điều trong giấc mơ đều thành sự thật. Ai cũng cho là rất thiêng.
Từ thế kỷ thứ V trước Công Nguyên đến thế kỷ X sau Công Nguyên ở Trung Hoa, việc đoán các giấc mơ bằng phương pháp trực tiếp đã phổ biến và sớm hình thành lý luận. Vương Phù đời Đông Hán, Tác giả tập sách các giấc mơ đã nêu: “Phàm các giấc mơ phải trực tiếp…..”.
Thế nào là những giấc mơ trực tiếp? Vương Phù giải thích: “Các giấc mơ cách không xa với sự thực thì gọi là những giấc mơ trực tiếp”. Vương Phù còn đưa ra các ví dụ để chứng minh:
– Vũ Vương khi còn ở ấp Khương đã nằm mơ sau này mình sẽ làm hoàng đế, về sau đúng như điều giấc mơ đã báo.
– Trần Sỹ Nguyên người đời Minh trong sách Cảm biến thiên cho rằng giấc mơ trực tiếp là những “giấc mơ hợp”, nghĩa là sự thực phù hợp với giấc mơ. Ông nói: “Nằm mơ thấy anh là thấy, tên Giáp là tên Giáp, nằm mơ thấy hươu là được hươu, thấy gạo là có gạo, nằm mơ thấy giết người là giết người, đó là những giấc mơ hợp.”
Kết hợp với ý kiến của Ủy Tâm Tử, người đời Tống đã có nhiều ví dụ trong sách Phân loại sự cổ kim thì phương pháp đoán các giấc mơ trực tiếp là chuyện chẳng khó khăn.
II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG TRONG GIẤC MƠ
Sách phân tích giấc mơ theo phương pháp giải thích trục tiếp đến nay còn rất ít. Sách viết về việc đoán các giấc mơ còn truyền lại đến nay ở phương Đông cũng như phương Tây phần nhiều là các loại sách phân tích hình tượng trong các giấc mơ. Lẽ tất nhiên, các hình tượng đó chỉ là hư ảnh, thường từ hình tượng đó mà suy đoán những việc sắp xảy ra.
Một thủ thuật củacacsc nhà giải mộng hành nghề kiếm tiền là bao giờ cũng để một quãng cách, tùy theo độ tin tưởng của khách hàng mà tăng thêm hay rút đi mức độ của điềm báo.
Thời cổ Ai Cập, có một vị hoàng đế nằm mơ thấy một con dê trắng nhảy vào lòng mình. Hoàng đế triệu nhiều nhà giải mộng đến hỏi ý kiến. Những quan giải mộng theo phương pháp trực tiếp thì tâu lên hoàng đế là Ngài sắp có được một vị quan hầu cận tốt, vì dê là loại súc vật chuyên phục vụ, mặt khác chúng rất tinh khiết. Vì thế người ta thường giết dê để tế thần linh. Dê trắng thì càng quý có phúc có đức.
Những quan giải mộng thuộc phái phân tích hình tượng suy đoán thì lại cho rằng nhà vua sắp bị một vị cận thần làm phản, vì dê là hình tượng của người gần gũi, đó là con vật chỉ biết phục tùng và trung, thế mà nay lại dám quay lại nhảy vào chủ, đó là điềm xấu.
Chẳng có sách nào ghi lại kết thúc của câu chuyện xưa để biết phái nào đúng, có điều lập luận của phái phân tích hình tượng có vẻ khoa học và vững chắc hơn.
Phương pháp phân tích hình tượng có:
– Phép phân tích chữ viết
– Phép tượng trưng
– Phép liên hệ cùng loại
– Phép phá dịch (phân tích tỉ mỉ chia nhỏ).
Sử dụng được những phương pháp này, người phân tích phải có trình độ nhất định, đặc biệt phải có một số tri thức tâm lý. Chúng ta hãy lấy phương pháp phân tích chưz viết (trắc tự pháp) – là phương pháp đoán và giải các giấc mơ thường dùng nhất để nói. Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho chữ Hán.
Phương pháp trắc tự là một loại lập luận căn cứ vào hình thức. Dự đoán lành hay dữ mới là mục đích và nội dung của nó. Phân tích chữ là để tìm ra lời đoán điềm lành dữ, ban đầu nó có mối liên hệ chặt chẽ với đoán giải các giấc mơ. Các nhà đoán giải các giấc mơ đã lợi dụng phương pháp phân tích chữ viết để phục vụ cho mục đích của mình.
Một vài ví dụ dưới đây sẽ làm rõ hơn các phương pháp.
BA BÔNG LÚA TẾ MẬU
Theo Hậu hán thư: Tế Mậu, tự là Tử Lễ, là con nhà võ. Một đêm, Tế Mậu nằm mơ thấy mình ngồi giữa điện lớn, trên cao có 3 bông lúa. Tế Mậu nhảy lên ngắt bông ở giữa nhưng lại mất.
Tế Mậu hỏi Chủ bạ Quách Hạ, Quách Hạ nói:
– Điện lớn là hình tượng của Cung phủ. Có lúa là lộc của bề tôi, ngắt được bông lúa ở giữa là hạng quan trung cấp như thế là sẽ ra làm quan.
Quả nhiên một tháng sau Tế Mậu được phong làm Tư đồ.
Thời cổ, Hoàng đế hỏi kỳ Bá: “Nằm mơ là như thế nào?”
Kỳ Bá nói:
– Tinh thông như thánh thần, có giấc mơ lành là điều rất tốt. Có 4 cách để đoán giấc mơ, cũng có điềm báo trước về thiện và ác.
DOÃN THAO NẰM MƠ
Theo sách Linh nghiệm ký: Doãn Thao người huyện Thiệu Hưng, trước khi lên kinh thành ứng thi đã ăn chay niệm phật, lên núi Thất Khúc cầu xin thần linh phù hộ. Đêm ấy Doãn Thao nằm mộng được thần báo:
– Ta đã xếp cho anh được đỗ đầu bảng.
Năm sau quả đúng như vậy, Doãn Thao cảm kích, đem câu chuyện giấc mơ khắc lên đá.
BA CON DAO CỦA VƯƠNG TUẤN
Vương Tuấn tự là Sỹ Trị, làm Thái Thú ở Quảng Hán. Ban đêm ông nằm mơ thấy có 3 con dao treo ở xà nhà đầu giường nằm, sau đó lại thấy một con dao nữa, tỉnh giấc kinh sợ, cho là điềm dữ.
Nhưng Chủ bạ là Lý Nghị đến chúc mừng:
– Theo chữ Hán, ba con dao là ba chữ “dao”, ghép lại là chữ “Châu”, sau lại thấy thêm con dao nữa thành chữ “ích”. Ghép hai chữ lại là “ích Châu”, một địa danh.
Người đoán mộng bảo với Vương Tuấn: “Anh đến ích Châu sẽ làm nên.”
Trong trường hợp này Lý Nghị dùng phương pháp phân tích chữ viết để đoán mộng. Phương pháp này khác với cách phân tích ngữ nghĩa của văn học và chỉ thứ chữ tượng hình như chữ Hán mới có thể sử dụng được phương pháp này.
Có những chữ khi đoán giải tách ra thành các bộ, có những chữ cứ để nguyên mà giải nghĩa để đoán định nội dung giấc mơ.
CÁT SĨ CHIÊM NẰM MƠ THẤY DA HƯƠU
Theo sách Nam sử: Cát Sĩ Chiêm, tự Lương Dung, nằm mơ thấy da hươu, đếm được 11 chiếc.
Thức dậy ông vui vẻ nói:
– Hươu, có lộc rồi, ta đang có 11 cái, lộc được hưởng chăng?
Từ đó ông làm quan được thuận lợi, thấm thoát đã được 9 năm, về sau được làm đến Thái Thú Vũ Xương nhưng vì lòng dạ độc ác chỉ làm được thêm 2 năm nữa rồi chết ngay tại công sở.
Nếu phân tích chữ Hán thì chữ Lộc là con hươu, đồng âm với bổng lộc, 11 chiếc ứng với 11 năm hưởng lộc.
Người đời ai cũng khen giấc mộng linh nghiệm.
Ở phương Tây thường xem chữ ký bao nhiêu nét, ngoặc lên hay ngoặc xuống, dáng chữ ký bề thế hay vụn vặt…
Những sách đoán mộng theo cách phân tích chữ Hán đã thất lạc nhều, số còn lại đều là sách viết về phương pháp căn cứ vào từ đồng âm mà phân tích.
Vid dụ như chữ “lộc” trong giấc mơ của Cát Sĩ Chiêm hoặc chữ quan có nghĩa là quan lại đồng âm với chữ “quan” là quan tài – hòm đựng người chết.
Trong Đôn Hoàng di thư có ghi nhiều lời giải các giấc mơ theo phương pháp dựa vào chữ:
– Nằm mơ thấy quan tài là điềm báo điều lành, có thể làm quan.
– Nằm mơ có người đưa quan tài vào nhà thì chủ nhà có tiền của.
Trong các phương pháp phân tích những giấc mơ thì phương pháp “phá dịch” là khó giải nhất.
Khi một người nằm mơ thấy hiện tượng quá rắc rối tự mình không thể lý giải nổi ắc phải tìm người giải đoán giúp, nếu không sẽ canh cánh bên lòng.
Phương pháp phá dịch có nghĩa là phân tích tỉ mỉ, giải thích cho bằng được. Phương pháp này khá phức tạp. Đời Tấn, Trung Hoa có sách Chẩm, tự Thúc Triệt là một chuyên gia về phép phá dịch. Lúc nhỏ tuổi ông lên kinh đô, theo lớp Thái học, làu thông kinh sử, là một đồ đệ đạo Nho, thông thạo thiên văn, giỏi thuật bói toán, từ chối không nhận chức quan Tư đồ Lang trung. Biết Trung Hoa sắp có loạn lạc, ông tránh về nhà. Người trong thôn, trong xã biết tiếng ông tài giỏi về bói toán, giải mộng nên đến cầu hỏi rất đông. Sách Chẩm nói:
– Hồ đồ nói điều dại đoan thì chỉ hại mình. Nếu nói không ứng nghiệm thì ngừng ngay. Chỉ có một điều không hổ thẹn là giải đoán các giấc mơ.
Đoạn trong sách Tấn thư này nói rõ Sách Chẩm thông thạo thiên văn, thuyết Âm Dương nhưng giỏi hơn cả là giải mộng.
Sách Tấn thư cũng nêu một số câu chuyện khác để nói lên tài giải đoán giấc mơ của sách Chẩm.
GIẤC MƠ CỦA TRƯƠNG TRẠCH
Trương Trạch là Chủ bạ một quận, mơ thấy mình cưỡi ngựa lên núi, đi lại ba vòng, nhưng chỉ thấy tùng và bách không biết cửa đi vào.
Sách Chẩm nói:
Mã (ngựa) là gặp khó khăn, quẻ Ly là Hỏa. Hỏa là lửa, sắp gặp tai họa. Người lên núi là điều dữ. Tùng bách là hình tượng mồ mả. Không biết cửa vào là không có cửa. Đi ba vòng là trải qua 3 năm. Như vậy sau 3 năm ắc có họa lớn.
Quả nhiên, sau 3 năm Trương Trạch bị bọn phản quốc giết.
SÁCH SUNG NẰM MƠ THẤY QUAN TÀI
Sách Sung nằm mơ thấy hai cái quan tài rơi ngay trước mặt, đến hỏi sách Chẩm. Chẩm giải thích:
– Quan tài là quan chức, có người đang tiến cử ông với triều đình. Hai cái quan tài là hai lần thăng quan.
Sau đó bỗng nhiên có Tư Đỗ Vương Mậu là người giúp việc riêng của Thái thú tiến cử Sách Sung với quan Thái thú cho nhận chức Công tào, sau thăng lên Hiếu liêm.
Cách phân tích nội dung giấc mơ của Sách Sung chứng tỏ tài đoán mộng của Sách Chẩm, đồng thời cho thấy phương pháp phá dịch phải kết hợp với nhiều phương pháp như trắc tự và suy luận.
GIẤC MƠ CỦA TỐNG DŨNG
Tống Dũng nằm mơ thấy một người mặc áo đỏ liền giơ tay đánh hai cái rất mạnh.
Sách Chẩm lý giải:
– Trong nhà có người là chữ “nhục” (thịt). Theo chữ Hán, chữ “nội” thêm chữ “nhân” (người) vào giữa là chữ “nhục” (thịt). Thịt thì có màu đỏ, đánh hai cái là đánh chén quá no.
Quả nhiên sau đó Tống Dũng được đánh chén một bữa thịt rượu no say.
GIẤC MƠ CỦA HOÀNG BÌNH
Một hôm Hoàng Bình đến hỏi sách Chẩm:
– Tối qua tôi nằm mơ thấy ngựa múa trong nhà, có hơn 10 người vỗ tay khen ngựa. Như thế là điềm gì?
Sách Chẩm phân tích:
– Ngựa là Hỏa. Vỗ tay khen ngựa tức là cầu xin lửa. Mọi người phải cứu hỏa đấy!
Quả nhiên Hoàng Bình chưa kịp trở về thì nhà đã bốc cháy.
GIẤC MƠ CỦA SÁCH THỎA
Sách Thỏa nằm mơ thấy phía đông nhà có 2 chồng sách, chồng sách lớn hư, chồng sách nhỏ có đề chữ và để trong túi. Một chồng đặt ở trước, một chông đặt sau. Sách Thỏa không phân tích được nội dung của giấc mơ bèn đi hỏi sách Chẩm, Sách Chẩm phân tích:
– Chồng sách lớn đã nát, sắp đưa đi chôn. Chông sách nhỏ có đề chữ trích. Chồng đã hư hỏng đặt trước là gặp điềm dữ trước, chồng đặt ở sau là lưng, là gặp dữ sau lưng. Nhà của cha Sách Thỏa nằm ở phía đông.
Ba ngày sau đúng như lời Chẩm đoán, cha Sách Thỏa gặp điều hung dữ.
GIẤC MƠ CỦA QUẬN CÔNG TÀO TRƯƠNG MIÊU
Tào Quận công phụng sứ đi Chỉ Châu, đêm nằm mơ thấy chó sói cắn mất một chân, đến hỏi Sách Chẩm. Sách Chẩm giải thích:
Chữ “cước” là chân, bỏ bộ “nguyệt” bên trái còn lại chữ “khước” có nghĩa là bỏ đi. Bọn người ở phía đông nhà sẽ làm phản, muốn trục đi không được. Nên dời nhà đi nơi khác.
Tào không nghe lời Sách Chẩm, về sau sự việc xảy ra, Trương Miêu mới chịu dời nhà.
Sách Chẩm căn cứ vào hình tượng giấc mơ khác nhau mà có những cách phân tích khác nhau. Sách Chẩm có ảnh hưởng lớn đến các nhà phân tích nội dung giấc mơ đời sau.
Tiếp theo Sách Chẩm, có một số nhà phân tích nội dung các giấc mơ theo phương pháp tượng trưng.
Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, các nhà giải mộng không thể nói thẳng ý của mình mà phải tìm cách nói vòng vo kín đáo. Mặt khác phương pháp tượng trưng còn có thể phân tích rõ ràng những hình tượng trừu tượng trong giấc mơ.
Sau đây là một số ví dụ phân tích giấc mơ bằng phương pháp tượng trưng.
– Trong giấc mơ gặp gấu là ứng vào nam, gặp rắn là ứng vào nữ.
– Thấy đàn cá là được mùa, gia thất đề huề hạnh phúc.
Đây là ý niệm từ thời xưa, người Trung Hoa đã dựa vào tâm lý truyền thống để phân tích các giấc mơ.
Hình tượng các giấc mơ trong phương pháp tượng trưng rất động.
Trong các sách phân tích giấc mơ truyền thống của Trung Hoa quan niệm:
· Các giấc mơ dữ
– Nằm mơ thấy người mặc áo mới: mắc bệnh
– Nằm mơ thấy người cởi quần áo: cãi nhau
– Nằm mơ thấy người mặc áo xanh: quan gọi
– Nằm mơ thấy người mặc áo đỏ: có chuyện kiện tụng.
– Nằm mơ thấy người mặc nữ phục: rất dữ
– Nằm mơ thấy người mặc y phục rách: vợ có bệnh
– Nằm mơ thấy người đội khăn rách: rất dữ
– Nằm mơ thấy người lạ mang khăn lửng che đầu: tử vong.
– Nằm mơ thấy vải: có chuyện cãi nhau.
· Những giấc mơ lành
– Nằm mơ thấy người mặc áo vàng: việc hết sức vui mừng.
– Nằm mơ thấy người đang mặc quần áo: rất tốt
– Nằm mơ thấy người đeo giải: được làm quan
– Nằm mơ thấy người đội khăn mới: rất tốt
– Nằm mơ thấy người mặc áo xanh lục: vợ có mang
(Vì thời cổ ở Trung Hoa người vợ mặc áo màu xanh lục)
Chúng tôi xin phân tích ảnh hưởng của tâm lý dân tộc trong việc đoán giải các giấc mơ.
– Nằm mơ thấy người mặc áo trắng thì ông hết sức vui mừng, gặp đại cát. Vì áo trắng tượng trưng cho văn nhân, học sỹ. Mặc áo trắng là những người cao quý. Màu trắng là màu tốt, có lợi.
– Nằm mơ thấy người mặc áo xanh: ao xanh tượng trưng cho quan tước. Trước thời Hán có quy định các quan trong triều đình mặc áo xanh, lễ phục của nhiều thời nên màu xanh tượng trưng cho quan lại.
– Nằm mơ thấy màu đỏ: việc dân phải hầu quan người ta dùng từ “quan sự”, phiền toái thuận lợi ít, khó khăn nhiều. Đời Đường quy định: áo tứ phẩm có màu đỏ sẫm, ngũ phẩm có màu đỏ nhạt và mang đai vàng.
– Nằm mơ thấy màu vàng: rất tốt, vui mừng lớn vì màu vàng là màu của vương gia, hoàng đế các vương triều phong kiến Trung Hoa đều dùng màu vàng để tượng trưng cho vương quyền, cho rằng có màu vàng như có thần tiên phù hộ mình, nên Nằm mơ thấy người mặc áo vàng là điềm tốt.
Trong sách Thái bình quảng ký, tác giả Sở Thục viết: “Ông ốm nặng mê man hơn 40 ngày, ông mơ thấy một nữ sỹ mặc áo vàng nâng bình thuốc bằng ngọc lên mời ông uống, ông uống hết bình thuốc hết bệnh ngay.”
Đây là một phương pháp tượng trưng để phân tích giấc mơ. Phương pháp tượng trưng có đề cập đến áo quần, đồ dùng, các loài cầm thú, cỏ cây, mặt trăng, mặt trời, sao trên trời, nhà cửa…ngay cả tứ chi của con người…
Người cổ đại ở phương Đông cũng như phương Tây khi phân tích các giấc mơ hay dùng phương pháp này. Người đương thời vẫn nói rằng giáo chủ Mahomet (569 – 632) của Ả Rập thường sống theo linh giác. Một đêm, Mahomet ngủ, nằm mơ thấy có phép màu nhiệm nào đó nâng bổng ông lên, đưa ông đến thành Jerusalem. Ở đây con ngựa thần có cánh tên là Al Borah đã đặt ông dưới chân đền Do Thái rồi đứng đợi ông. Đền Do Thái bị phá hủy, ông nhìn đi nhìn lại chẳng thấy gì. Con ngựa bay đưa ông lên tận trời cao rồi lại bay trở xuống. Rồi do một loại phép màu khác ông trở lại trần gian và nằm ngủ trên chiếc long sàng hoàng đế ở kinh thành La Mecque.
Câu chuyện Mahomet nằm mơ được người đời sau phân tích: Mahomet là nhà tiên tri được thánh Allah giao cho sứ mệnh dắt dẫn dân tộc Ả Rập.
Rõ ràng, sự lý giải cho giấc mơ cũng là thực tế cuộc đời Mahomet.
Triết gia In Sina, một triết gia có tiếng của Ả Rập sống ở thế kỷ thứ X có viết:
“ Do trực giác, người ta biết có linh hồn, linh hồn thuộc tinh thần. Có linh hồn thì thế giới vô hình mới thật sự có ý nghĩa. Linh hồn dẫn dắt hành động”.
Linh hồn trong sạch thì hợp nhất với linh hồn vũ trụ. Cũng từ đó những hình tượng trong giấc mơ có ý nghĩa tượng trưng, linh hồn tốt thì báo điềm tốt, linh hồn xấu hành động trong giấc mơ thì báo điềm xấu.
Tương tự, con người thời hiện đại phân tích các giấc mơ:
– Nếu trong mơ thấy cầu thang điện tử đi lên các tầng trên thì đó là cuộc đời đi lên, còn hạ xuống là cuộc đời giáng tụt lùi, gặp nhiều khó khăn.
– Nằm mơ thấy nhà tù, sở cảnh sát thì sẽ phạm tội ác, bị trừng phạt.
– Nằm mơ thấy trước mặt là con đường dốc, hành lang dài, có cống ngầm…thì phải tránh những điều xáo động, không ổn định.
-Nằm mơ thấy máy bay đang bay là biểu tượng của dã tâm đang muốn leo lên địa vị cao hoặc muốn thoát khỏi tay ai, thoát khỏi sự việc nào đó.
– Máy bay bay về phía trước tượng trưng cho sự tiến bộ.
– Nằm mơ thấy cảnh sát thì sẽ phạt vì phạm tội.
– Nằm mơ thấy là biểu hiện dục vọng nôn nóng muốn được ngay.
– Nằm mơ thấy mình là một thây ma thi có lỗi phải chịu hình phạt vì hành động của bản thân. Giấc mơ này biểu thị tâm lý lo sợ cái chết.
– Nằm mơ thấy xác chết người khác thì phải trừ khử ngay lòng tham ở người đó.
– Nằm mơ thấy có đồng hồ đeo tay, quyển lịch là biểu hiện của cảm giấc bất an.
– Nằm mơ thấy có gái làm bạn với mình là biểu hiện băn khoăn sợ không ai yêu, hoặc sợ bạn gái không kết hôn với mình. Muốn trưởng thành nhanh. Muốn xa nhà, xa người thân, chưa thỏa mãn thực tế trước mắt.
Một số sách giải mộng đời Đường, đời Tống đã có những câu đúc kết nề cách giải các giấc mơ. Ví dụ:
– Nằm mơ thấy bị roi quật vào mông thì muốn được sai phái.
– Nằm mơ thấy ngũ cốc điều tốt, có tài lộc.
– Nằm mơ thấy gái đẹp: muốn lập gia đình.
– Nằm mơ thấy chỗ đồ xôi muốn lấy vợ.
– Nằm mơ thấy bàn cờ : muốn chiến đấu.
– Nằm mơ thấy khay chén sẽ có khách đến.
– Nằm mơ thấy đàn sáo: có bạn bè.
– Nằm mơ thấy làm việc bếp núc: cần tìm vợ.
Những người đoán mộng thường rất sáng tạo, không theo một phương pháp cố định nào. Họ nắm vững phong tục tập quán của từng địa phương, truyền thống và tâm lý con người cụ thể để kết hợp hài hòa, gây lòng tin cho người nhờ giải mộng. Những người hành nghề kiếm lợi bằng việc đoán các giấc mơ thì cố tình sắp xếp các lời phân tích cho có vẻ huyền bí, khó hiểu, đầy bí ẩn để huyển hoặc khiến nhân sự không có đủ khả năng để nhận chân.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN GIẢI NGƯỢC LẠI
Từ “phản mộng” có nghũa là điều ngược lại của giấc mơ, do Vương Phù nêu lên trong sách Các giâc mơ. Vương Phù nói: “Phàm các giấc mơ đều có “thẳng” và “ngược””. Vậy thế nào là “phản mộng”? Vương Phù giải thích:
– Âm cực là lành, dương cực là dữ, như thế gọi là phản mộng.
Vương Phù đưa ra một số ví dụ: Tấn Văn Công trước trận đánh thành Phác nằm mơ thấy Sở Tử mai phục, muối đầy ngực. Thường thì việc này rất dữ. Nhưng lâm trận, Tấn Văn Công thắng lớn. Như thế gọi là “phản mộng”.
Theo sách Tả truyện: Vào ngày 1 tháng 4 năm 28 niên hiệu Hy Công, Tấn Hầu nằm mơ thấy mình đánh nhau với Sở Vương. Sở Vương đè Tấn Hầu, cắn vào ngực Tấn Hầu nhưng Sở Vương gục mặt nhận tội.
Tấn Hầu vô cùng sợ hãi. Tứ Phạm là tùy tùng của Tấn Hầu giải thích:
– Đây là một giấc mơ tốt, chúng ta được trời giúp như thế là điềm báo quân Tấn sẽ đánh thắng quân Sở.
Tử Phạm đã vận dụng nguyên lý ngược lại để giải đoán giấc mơ của Tấn Hầu. Tử Phạm cho rằng: Tấn Hầu tuy bị Sở Vương đè lên người nhưng mặt Tấn Hầu hướng lên mặt trời. Sở Vương mặt hướng xuống. Như thế Tấn Hầu được trời giúp, Sở Vương phải nhận tội. Tử Phạm đã kết luận đây là một giấc mơ tốt, không phải xấu như hiện tượng đã thấy trong mơ.
Trần Sỹ Nguyên, Tiến sỹ triều Minh làm quan Tư châu ở Châu Dịch có viết bộ sách Mộng chiêm dật chỉ. Bộ sách chia làm hai phần: Sáu quyển đầu là phần lý luận về đoán các giấc mơ, sáu quyển sau khi chép điềm báo của các giấc mơ, đã thu thập nhiều câu chuyện mê tín về các giấc mơ thời xưa, tổng hợp các sách bàn về mơ.
Tài năng phân tích nội dung các giấc mơ của Trần Sỹ Nguyên còn thể hiện ở cách quy nạp những lý luận về những giấc mộng ngược lại sự thật.
Ông giải thích:
– Nằm mơ thấy than khóc là có tiệc vui, chuyện cưới xin.
– Nằm mơ thấy ca múa là xảy chuyện kiện tụng
– Nằm mơ thấy ấm là rét
– Nằm mơ thấy mặc áo tang là ăn mừng thành công.
– Nằm mơ thấy mặc áo bào màu đỏnlà điềm buồn rầu lo lắng.
Theo Trần Sỹ Nguyên, đó là những giấc mơ ngược, trong đó những điềm báo trước ngược với hiện tượng trong mơ.
Tác phẩm Cổ kim loại truyện có chép một số chuyện như thế:
TÔ HIỆP NẰM MƠ THẤY CHUYỆN BUỒN RẦU
Tô hiệp sống vào đời Thục, nhà nghèo ham học đậu tiến sỹ, văn thơ tao nha. Trước ngày đi thi, Tô hiệp đến xin trọ ở chùa Thánh Thọ, đêm ngủ nằm mơ thấy trên bức rèm treo có cuốn sách ngoài bìa viết chữ “sầu”, đằng sau có một vật bí mật.
Thức giấc, Tô hiệp lo lắng tìm đến nhà giải mộng đương thời là Chu Thế Minh nhờ đoán giải. Chu Thế Minh bảo:
– Điềm báo trước việc tốt đẹp.
Chữ “sầu” không phải không vui mà là bình an. Có đồ vật tự nhiên rơi từ trên không xuống báo ông là con cháu của người quân tử, có thể làm quan lớn.
Năm đó quả nhiên Tô hiệp thi đậu, nhận chức Lang trung, lại nằm mơ thấy đi vào phủ lớn, giúp việc cho quan trên, có uy thế lớn, ăn nói giao thiệp rộng, được làm chức Tào Quảng Đô.
Thức giấc ông thấy mình vẫn cầm tập sách trong tay. Sau đó ông không ở Quảng Đô mà quay về triều làm quan ở vùng Hoài, Nhữ và Lạc. Năm năm sau con của Tô hiệp là Dịch Giản đỗ Trạng nguyên ra làm quan. Tô hiệp tuổi cao qua đời. Dịch Giản tham dự triều chính, đời sau con cháu đêu làm quan vinh hiển.
Câu chuyện Tô hiệp nằm mơ được Chu Thế Minh phân tích nội dung theo phương pháp ngược lại.
LÝ LƯƠNG BÁCH NẰM MƠ THẤY VUI MỪNG
Lý Lương Bách đi thi đậu Tiến sĩ, theo cha làm quan ở Trịnh Châu. Ban đêm Lý Lương Bách nằm mơ thấy có người mang cho một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất hay, nguyên văn chữ Hán là:
Cửu Tiêu đan chiếu tam thiên cận
Vạn nhất hồng phương nhất đán khai
Nhật nguyệt sơn xuyên tu vấn giáp
Ví quân lai đáo tiểu hông lai.
Tạm dịch:
Tờ chiếu đỏ đẹp gần 3 ngày
Hoa hồng mãi nở ra thật đỏ đẹp thơm phức
Sông núi ngày tháng cần hỏi đến
Sẽ đưa anh đến chốn bồng lai.
Thức giấc Lý Lương Bách kể lại cho cha. Người cha vui mừng nói:
– Con sẽ có tiền đồ tươi sáng.
Nhưng kết quả ngược lại. Lý Lương Bách đi khỏi Trịnh Châu, sau đó qua đời. Thật buồn vậy!
Người đoán mộng có tài lúc bấy giờ biết chuyện, đem bài thơ mà Lý Lương Bách nằm mơ phân tích nội dung:
Câu thứ nhất nói Lý Lương Bách chết yểu, chỉ sống được 25 năm.
Câu thứ hai: hoa nở đầy trời thì hết, không còn thấy gì – tức là chết.
Câu thứ ba: nói ngày tháng chết.
Câu thứ tư: linh hồn yên nghỉ chốn bồng lai
Đây là một giấc mơ mà hiện tượng trong mơ ngược lại với hiện thực.
MƠ THẤY ĐẦU BÒ MÁU CHẢY
Sách Tam quốc chí – Thục thư có ghi câu chuyện Tưởng Uyển nằm mơ thấy đầu bò chảy máu, cho là điềm rất dữ. Tưởng Uyển nhờ nhà giải mộng là Triệu Trực, Triệu Trực đã dùng phương pháp “phản lại” để trả lời cho Tưởng Uyển.
– Ông thấy máu, việc đã rõ. Sừng bò hợp với mũi thành chữ “công”, ông sẽ làm quan đến tước Công.
Cách đoán những giấc mơ theo phương pháp ngược lại ở các nước phương Đông, nhất là ở Trung Hoa đã có từ lâu.
Trang Tử là người đưa ra lập luận “thể nghiệm”. Trong các giấc mơ là trạng thái tương phản của quá trình hoạt động ý thức ban ngày. Trong sách Tề Vật luận, Trang Tử viết:
– Nằm mơ thây uống rượu sáng ra lại khóc. Nằm mơ thấy khóc sáng ra lại thấy đi săn thú.
Trang Tử nói tiếp: “Anh thấy đi chăn gia súc là tất nhiên. Về ý nghĩa ma nói, trẻ chăn gia súc nghèo, tay trắng, nhưng nếu phân tich kỹ thì lại thấy đứa bé chăn gia súc có thể trở thành bậc đế vương giàu có, hưởng phú quý, đó là sự tưởng tượng khác lạ.”
Nếu quan niệm nằm mơ là một hoạt động sinh lý của con người thì có góc độ cần khảo sát. Lý luận của Trang Tử có nhiều chỗ hợp lý, nhà lý luận về các giấc mơ là Tiền Chung Thư đã phát biểu và nêu ý kiến của ông về câu nói của Trang Tử:
– Bí ẩn là nếu nhận xét quá chi tiết thì sẽ dẫn tới lời nói không thực như thần thoại.
Để minh họa thêm Tiền Chung Thư đã đưa ra hàng loạt ví dụ về giải mộng ngược:
– Nếu nằm mơ thấy mặt trăng (âm) là lửa.
– Thấy đau là ăn uống
– Thấy ca múa là khóc lóc.
Sách Bắc Tề thư – Truyện Lý Nguyên Trung có viết:
“ Trương Sĩ nằm mơ thấy mình cầm bó đuốc đi vào mộ cha, nửa đêm hoảng sợ cho là điềm cực dữ. Sáng dậy báo cho thầy đoán mộng, thầy nói đại cát.”
Quyển 9 Hoàng Minh tập có viết: “ Nếu nằm mơ thấy thế này thì sẽ gặp điềm ngược lại, Triệu Giản Từ nằm mơ thấy một đứa bé trần truồng hát nghêu ngao, đó là nước Ngô đã chiếm được thành của nước Sở thuộc đất Giang Lăng. Tấn Tiểu Thần nằm mơ thấy Viên Công lên trời, ngược lại viên công lại đi vào chỗ bẩn thiểu.”
Quyển 129 Thái Bình quảng ký có viết:
Người ở đất Tấn Dương, nằm mơ thấy bị hổ ăn thịt, bà mẹ nói:
– Người ta nói nằm mơ mà thấy chết thì ngược lại là sống. Các giấc mơ đều ngược với thực.
Đường Cao Tổ Lý Uyên nằm mơ thấy ngủ trên giường, thân thể bị giòi bọ đục khoét liền hỏi nhà sư Trí Mãn.
Trí Mãn nói:
– Người nằm ở giường là bệ hạ, bị đàn giòi bọ quây lại ăn thịt đục khoét hàm ý là nhiều người nghe lời một người. Như vậy, mọi người đều nghe tuân chỉ Hoàng đế. Bệ hạ là người cao nhất thiên hạ.
Những ví dụ về các giấc mơ có nội dung ngược lại với cuộc sống thực rất nhiều.
Chúng ta hãy đọc thêm một số câu chuyện lý thú về phân tích các giấc mơ ngược.
Tiểu thuyết Hoàng Minh Bách gia của Thẩm Đình Tùng có chép:
Thất Phiêu cưỡi rồng dạo chơi, nói: “Có một người nói với bạn là tối hôm qua nằm mơ thấy tôi khóc lớn, thế thì không lành rồi” Người bạn nói.
– Đừng lo, đừng lo! Ban đêm ngủ nằm mơ thấy khóc to, sáng mai dậy cười lớn.
Sách Phách án kinh kỳ có viết: “Mơ là ngược lại, nằm mơ thấy phúc là họa, thấy cười là khóc.”
Trong hồi 44 truyện Tỉnh Thế nhân duyên viết:
Tiết Tố nằm mơ thấy hung thân mổ ngực đổi tim, sợ quá hét lên, tỉnh giấc bà mẹ hỏi biết chuyện an uỉ:
– Nằm mơ mà thấy điềm dữ là tốt, con nằm mơ như thế là tốt lành. Con của mẹ đừng sợ.
Nhà đoán mộng Tiên Chung Thư còn đưa ra một số ví dụ về những giấc mơ ngược với sự thực của cuộc sống.
Sách cổ Itali có chép:có người nằm mơ thấy được có rất nhiều vàng. Tỉnh lại chỉ thấy đôi tay hôi hám.
Một số dân tộc thiểu số Việt Nam cũng có tập tục đoán giải các giấc mơ. Có lúc người ta xem lời phán trong mơ là lời phán truyền cho thần linh, nếu không nghe theo sẽ gánh chịu mọi tai họa.
Người Dao vùng Tây Bắc Việt Nam cho rằng:
– Nằm mơ thấy cháy nhà là điềm giàu có, của cải đến nhà.
– Nằm mơ thấy người chết hay chính mình chết là điềm được hạnh phúc trường thọ.
– Nằm mơ thấy uống rượu ăn thịt: người nhà không chết thì láng giềng cũng có người chết, điềm cực xấu.
Như vậy, chúng ta thấy có mấy phương pháp đoán giải giấc mơ
– Giải thích nội dung ý ngĩa của các giấc mơ với lý luận ngược lại Cách này được sử dụng nhiều.
– Đoán trực tiếp
– Phương pháp tượng trưng
Những phương pháp này gây được lòng tin, nhiều khi đến mức mê tin cho người muốn được giải mộng.
Leave a Reply