Ma cô là người như thế nào?
Trong thời cổ, việc chúc thọ cho cụ ông và cụ bà có sự khác nhau. Chúc thọ cho cụ ông cần treo tranh thần nam Thọ Tinh, chúc thọ cho cụ bà cần treo thần nữ Thọ Tinh. Mọi người đều biết, thần nam Thọ Tinh gồm: Nam Cực Tiên Ông, Bành Tộ … thần nữ Thọ tinh gồm Vương Mẫu nương nương, và Ma cô.
Ma Cô là nhân vật trong thần thoại của Đạo giáo, sự tích về bà sớm xuất hiện trong tác phẩm Thần tiên kỷ của Cát Hồng. Trong đó ghi chép Ma Cô là vị tiên nữ có móng tay giống loài chim, tu đạo Ma Cô là vị tiên nữ có móng tay giống loài chim, tu đạo ở núi Cô Dư, Đông Nam Mâu Châu, khoảng 18, 19 tuổi, dung mạo như hoa. Vì Ma Cô được được gọi là “đã nhìn thấy Đông Hải ba lần biến thành ruộng dâu”. Cho nên thời cổ thường lấy Ma Cô ví với sự trường thọ. Thần tiên truyện ghi chép nhiều câu chuyện màu sắc liên quan tới Ma Cô nhưng thân thế của vị tiên nữ này lại không rõ ràng. Đời sau có nhiều câu chuyện về thân phận của Ma Cô¸theo những ghi chép trong Thái bình quảng ký, Ma Cô là người thời Hán Vũ Đế, Đông Tấn. Sau này, vì ăn thịt rắn “nôn ra máu mà chết”.
Cho dù thân thế của Ma Cô có nhiều hỗn tạp nhưng vẫn có một câu chuyện thấm đãm tình người: Cách đây 1600 năm, ở phương Bắc Trung Quốc có chính quyền nước Triệu, lịch sử gọi là “Hậu Triệu”. Hậu Triệu có quan viên tên là Ma Thu, tính cách hung dữ và nóng nảy, vô cùng tàn ác. Tuy Ma Thu còn có biệt danh xấu là Chiêu Trứ, nhưng lại cso một cô con gái tốt bụng. Người con gái ấy chính là Ma Cô. Ma Cô thường chỉ xinh đẹp nhà còn vô cùng lương thiện. Ma Thu muốn trong thời gian mình nắm quyền, sẽ xây thành trì. Bởi vậy, hắn lệnh cho nhân công ngày đêm làm việc, tới khi gà gáy mới cho nghỉ ngơi một lát. Sau mấy ngày đã có nhiều người bị chết do làm việc quá sức. Trước cuộc sống khổ cực mà người dân chịu đưng, Ma Cô vô cùng thương xót, bèn khuyên cha hãy khoan dung một chút. Ai ngờ rằng, Ma Thu không những không nghe mà còn mắng Ma Cô một trận. Thấy việc khuyên cha không có hiệu quả. Ma Cô muốn nghĩ cách giúp mọi người có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Khi ấy, người cai quản phán đoán ngày đêm qua tiếng gà gáy. Do đó, mỗi ngày vào lúc nửa đêm, Ma Cô thức dậy, nhẹ nhàng chạy tới công trường bắt chước tiếng gà gáy. Người cai quản nghe thấy tiếng gà gáy nghĩ trời sáng liền cho người làm nghỉ. Thời gian trôi đi, người cai quản phát hiện ra sự việc có điều mờ ám, bèn cho người theo dõi và nhanh chóng phát hiện ra việc Ma Cô. Vì Ma Cô là con gái của chủ nhân, đương nhiên không dám tự ý xử phạt, bèn đem chuyện báo với Ma Thu. Sau khi biết chuyện, Ma Thu đùng đùng nổi giận, cầm kiếm muốn giết chết Ma Cô. Dân công biết Ma Cô vì họ mới bị trách phạt nên giúp nàng chạy trốn lên núi. Ma Thu đuổi tới núi, nhưng không sao tìm thấy, bèn hạ lệnh châm lửa đốt. Ma Cô lương thiện đã bị thiêu trong núi, Tây Vương Mẫu ngồi trên vân xa đi ngang qua, nhìn thấy hạ giới lửa cháy liền biến hóa ra trận mưa dập tắt đám cháy. Sau này, Tây Vương Mẫu mới biết nguyên do sự tình, liền khen ngợi Ma Cô có tuệ căn và thu làm học trò, lại cho nàng tu hành ở ngọn núi phương Nam. Căn cứ theo ghi chép trong Phủ Châu Nam Thành huyện Ma Cô sơn tiên đàn ký của Nhan Chân Khanh: “Theo Đồ kinh, huyện nam Thành có núi Ma Cô, đỉnh núi có chiếc đài cổ, tương truyền Ma Cô đắc đạo ở đó”.
Ma Cô hiến thọ là chuyện gì?
Ma Cô tu đạo thành tiên có liên quan tới Vương Mẫu nương nương, Ma Cô trở thành Thọ Tinh cũng vậy.
Truyền thuyết kể rằng, ngày mồng 3 tháng 3 chính là ngày đản sinh của Vương Mẫu nương nương, thiên hạ sẽ mở đại hội bàn đào. Khi ấy, các thần tiên đều tới dự. Ngày 3 tháng 3 năm ấy, 4 vị tiên hoa là Bách Hoa, Mẫu Đơn, Thược Dược, Hải Đường rủ Ma Cô cùng ddi. Tới thiên đình, các tiên hoa đều dâng hoa thơm của mình làm lễ vật, còn Ma Cô lại dâng rượu thọ mà mình nấu bởi nước suối và linh chi. Khi mở hủ rượu ra, hương thơm ngào ngạt khiến các vị thần tiên đều say đắm. Một vài vị tiên hiếu kỳ nhìn thấy giọt rượu ngon tin kết trong hũ rượu của Ma Cô giống như nước trong suối linh, vô cùng đẹp đẽ, thấm đượm dư vị thơm ngon. Sau khi uống rượu của Ma Cô, các vị tiên đều hết lời khen ngợi, Vương Mẫu vô cùng vui mừng, lập tức phong Ma Cô là Hư Tịch Xung Ứng chân nhân. Đây chính là sự tích “Ma Cô hiến thọ”, chính nhờ vào danh hiệu này mà Ma Cô trở thành Thọ Tinh. Sở dĩ Ma Cô hiến thọ nhận được khen ngợi, vì không thể phủ nhận rượu ngon mà Ma Cô làm ra. Nói tới rượu ngon mà Ma Cô nấu có một vài tên gọi. Tương truyền, núi Ma Cô có 13 con suối sâu thẳm, nước trong, có vị ngọt. Cuộc sống trên núi của Ma Cô vô cùng vui vẻ, thuận lợi cho việc tu luyện. Nàng đã dùng nước suối trong núi và linh chi để nấu thành rượu linh chi. Sau 13 năm, Ma Cô tu luyện thành tiên, rượu linh chi cũng nấu xong. Linh chi vốn là vật bổ dưỡng sinh tốt nhất. Trong thời cổ, nó là thần phẩm nấu rượu, hơn nữa một lần nấu kéo dài 13 năm. Rượu mang tiên khí ấy nhất định có sự phi phàm nên khi thưởng thức nó, các thần tiên mới hết lời khen ngợi.
Leave a Reply