Nếu thân nhược, trước tiên phải nghĩ cách để biến thành thân cường, như vậy mới có thể hành vận. Cái Quý Thủy cần nhất là Canh Kim hoặc Tân Kim, dùng để sinh vượng Thủy, lại bổ sung thêm Nhâm Thủy, khiến nhật nguyên cường vượng, có đầy đủ Thủy. Nếu Quý Thủy quá nhiều, nhất thiết phải dùng Bính Hỏa để cứu. Bát tự của Lưu Đức Hoa là Quý Thủy cực vượng, vì vậy lấy Mộc Hỏa làm dụng thần.
Bát tự này từ năm 17 tuổi bắt đầu tiến vào 30 năm đại vận Mộc Hỏa, cho thấy bắt đầu từ khoảng thời gian đó, anh ta dần dẩn bước lên đến đỉnh cao của cuộc đời. Sau năm 20 tuổi, Lưu Đức Hoa bước vào làng điện ảnh, và dường như luôn luôn gặp may mắn, đó là khi anh hành vận Mùi Thổ. Sau 42 tuổi anh bước vào vận Tỵ. Quý là âm Thủy, Thủy khắc Hỏa là tài, Tỵ là âm Hỏa, tượng trưng cho Thiên tài, nên dễ phát tài lớn.
Tỵ tượng trưng cho tiền tài của anh ta. Như phần trên đã nói, Tỵ là “bất trung bất hiếu, bất nhân bất nghĩa”. Khi Tỵ gặp phải Dậu hoặc Sửu trên Bát tự sẽ biến thành tam hợp Kim cục, cho thấy tài của anh đột nhiên biến thành Ấn, như vậy, trong khoảng thời gian này anh ta sẽ phá tài.
Bát tự này liệu có được bổ cứu hay không? Giả dụ giờ sinh của Lưu Đức Hoa là Mùi, Mùi và Tỵ có thể củng Ngọ, Mùi và Hợi cũng có thể hợp thành Mộc để chế ngự Kim, trong khoảng thời gian này sẽ không quá sa sút, nếu giờ sinh là Ngọ sẽ càng tốt hơn. Khi Bát tự hành đến đại vận Nhâm Thìn, Thìn và Dậu trong Bát tự lại hợp thành Kim. Nhưng Nhâm và Đinh Hỏa hợp thành Mộc, đây là điểm tương đối tốt. Đinh Hỏa tượng trưng cho tài của anh, mà Mộc lại tượng trưng cho sự sáng tạo và công việc, điều này có nghĩa là anh ta có Mộc nhưng không có Tài, mặc dù có rất nhiều công việc, nhưng lại không kiếm được bao nhiêu tiền, thậm chí trong khoảng thời gian đó còn bị mất tiền.
Năm 2008 là năm Mậu Tý, năm này Thủy rất vượng, mặc dù Mậu Thổ có thể chế ngự Tý Thủy, nhưng anh ta vẫn có thể bị phá bại vào năm này. Tại sao người này rất dễ phá tài? Đó là do anh ta thích đầu tư, thích làm nhiều việc, vì thế mà gây nên tổn thất.
Người Quý Thủy cần phải ghi nhớ rằng, bản thân nhật nguyên cường vượng, nhưng nếu như Thủy quá nhiều, sẽ rất dễ thất tài. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Quý Thủy và Nhâm Thủy là, khi Nhâm Thủy tràn trề vỡ đê, sẽ bị người ta oán trách, hoàn toàn mất đi khá năng kiểm soát và dẫn tới thất bại. Nhưng Quý Thủy là Thủy âm nhu, cho dù có cường vượng cũng không đến nỗi có quá nhiều Thủy. Mặc dù có thể thất bại, vì Thủy quá nhiều không có Hỏa; cho dù không kiếm được tiền, nhưng cũng không đến nỗi mất mạng. Những vật mang tính âm đều có tính chất bền bỉ và dẻo dai, không dễ dàng bị tiêu diệt.
Thứ hai, do bản thân thuộc âm nhu, cho dù trên Bát tự xuất hiện cực đoan, nhưng cũng sẽ không xuất hiện tình huống quá xấu hoặc quá nguy hiểm. Mà xem Bát tự đến tầng bậc sâu hơn, cần phải xem bên cạnh người này có xuất hiện những người nào, phải tính toán cả ảnh hưởng của đối tác và người nhà, bạn bè, như vậy mới có thể đưa ra dự đoán chính xác nhất.
Những cát hung đã phân tích trên đây, thực ra một phần rất lớn còn phải xem những người bên cạnh có trợ giúp cho anh ta hay không. Rất nhiều nguy hiểm trong Bát tự đều phải nhờ vào những người bên cạnh đến giải cứu.
Leave a Reply