Trang tử sinh ~365 – 290 trước CN
Trang Tử mơ thấy bướm
Trang Tử đã nhìn thấy bướm trong giấc mơ, mà những chú bướm trong mơ cũng mơ thấy Trang Tử.
Trích từ Trang Chu mộng điệp trong Thiên Tề vật luận sách Trang Tử
Câu chuyện Trang Tử mơ thành bướm được lưu truyền dường như ai ai cũng biết. Trong Trang Tử – Tề vật luận có viết rằng: “Hi giả Trang Chu mộng vi hồ điệp, san san nhiên hồ điệp dã. Nga nhiên giác, tắc mông mông nhiên chu dã. Bất tri chu chi mộng vi hồ điệp dã, hồ điệp chi mộng vi chu dữ?Chu dữ hồ điệp tắc tất hữu phân ái. Tử chi vị vật hóa”. Đó chính là nói, Trang Tử mơ thấy mình hóa thành 1 chú bướm tự do tự tại, bay lượn vui vẽ, bỗng nhiên quyên mất chính mình. Sau đó câu chuyện này đã được sáng tác thành 1 bài thơ nổi tiếng mang sắc thái lãng mạn.
Giấc mộng Nam Kha: Lý Công Tá thời Đường đã ghi chép trong Tiểu sử Nam Kha thái thú truyền rằng:
Xưa có một người tên Thuần Vu Phân, ngày thường rất thích uống rượu. Trong sân nhà ông có một cây hòe lớn, rễ sâu cành rậm, vào những đên giữa hè, trăng tỏ sao thưa, gió thổi hiu hiu, ông thường ra gốc cây hòe hóng mát.
Vào ngày mừng thọ của Thuần Vu Phân, người thân và bạn bè đều đến chúc thọ, vì quá vui mừng nên ông đã uống hơi nhiều rượu. Sau khi người thân và bạn bè ra về, ông ngà ngà say ra hóng mát dưới cây hòe, bất giác ngủ quyên.
Trong giấc mơ, nhận lời mời của 2 sứ thần, Thuần Vu Phân bước vào một lỗ cây. Ở đây có nước Đại Hòe – một thế giới riêng biệt với khung cảnh rất nên thơ. Lúc đó, kinh thành đang tổ chức cuộc thi lựa chọn các chức quan, ông cũng đăng ký tham gia. Khi công bố kết quả cuộc thi, ông đứng đầu bảng. Nhà vua thấy Thần Vu Phân hào hoa tuấn tú lại tài ba lỗi lạc rất vừa long nên chọn ông là trạng nguyên và gả công chúa cho ông. Trạng nguyên trở thành phò mã, nhất thời việc này được truyền thành giai thoại ở kinh đô.
Sau khi kết mối lương duyên, vợ chồng tình cảm hết sức đằm thắm mặn nồng. Không lâu sau, Thuần Vu Phân được nhà vua cử đến quạn Nam Kha làm Thái thú. Thuần Vu Phân làm việc chăm chỉ và yêu mến nhân dân, thường đến địa phận quận Nam Kha điều tra nghiên cứu, kiểm tra công tác. Các địa phương nơi ông quản lý đều rất kỹ cương và có trật tự, nhân dân địa phương hết sức khen ngợi. 30 năm trôi qua, tiếng tăm về tài năng và đức độ của ông đã vang khắp muôn nơi. Ông đã có 7 con, 5 trai, 2 gái cuộc sống rất hạnh phúc. Nhà vua nhiều lần muốn đưa Thuần Vu Phân về kinh thành đảm nhiệm chức vụ cao hơn, nhưng sau khi được biết, nhân dân địa phương kéo nhau lên phố ngăn xe ngựa của Thái thú, thỉnh cầu ông tiếp tục làm thái thú quận Nam Kha. Thuần Vu Phân cảm động trước sự yêu mến của nhân dân, đành phải lưu lại và trình thư lên nhà vua giải thích rõ tình hình. Nhà vua rất vui mừng trước sự yêu mến và tình cảm của bách tính dành cho ông và đã ra lệnh ban thưởng nhiều vàng bạc châu báu.
Một năm nọ, nước Thiện la cử quân đội xâm phạm nước Đại Hòe, các tướng quân nước Đại Hòe thừa lệnh chặn đánh địch, bất ngờ bị đánh bại nhiều lần. Tin thua trận truyền tới kinh thành, các đại thần đều lo sợ không dám dẫn quân chống trả quân địch. Khi đó tể tướng chợt nghỉ tới Thuần Vu Phân – Thái thú quận Nam Kha có tài và đức độ, bèn đề cập vấn đề này với nhà vua. Nhà vua lập tức ra lệnh điều động Thuần Vu Phân dẫn quân đánh trả địch.
Sau khi nhận được mệnh lệnh của nhà vua, Thuần Vu Phân lập tức dẫn quân xuất chinh. Nhưng ông không biết gì về phép dùng binh, vừa giao chiến với quân địch đã bị thua trận, quân lính và ngựa bị tổn thất nặng nề, ông cũng chút nữa bị rơi vào vòng vây quân địch. Được tin này nhà vua hết sức thất vọng, ra lệnh truất bỏ mọi chức vụ của ông, giáng xuống làm binh dân và đưa về quê. Thuần Vu Phân nghỉ tên tuổi của mình bị phá hủy hoàn toàn, hết sức xấu hổ và tức giận, hét một tiếng thật to và ông tỉnh dậy từ giấc mơ. Ông theo cỏi mộng đi tìm nước Đại Hòe, hóa ra dưới cây Hòe có mootj lỗ kiến, những chú kiến đang cư ngụ ở đó.
Giấc mộng Nam Kha
“Giấc mộng Nam Kha” có khi cũng chỉ đời người như giấc mơ, phú quý quyền thế đề là hư ảo.
Mơ bút vẽ hoa: Phùng chí thời đường đã ghi chép trong Vân tiên tạp ký như sau: khi Lý Bạch còn trẻ đã mơ thấy đầu bút vẽ ra hoa, sau đó ý văn như dòng nước tuôn trào, trở thành Tiên thơ của thời đại.
Leave a Reply