THIÊN CAN | ĐỊA CHI |
GIÁP | THÂN |
ĐINH | MÃO |
MẬU | TUẤT |
TÂN | DẬU |
Trong Bát tự, năm sinh tượng trưng cho tổ tiên, tháng sinh tượng trưng cho cha mẹ, thiên can của ngày sinh tượng trưng cho bản thân mình, địa chi của ngày sinh tượng trưng cho vợ hoặc chồng, giờ sinh tượng trưng cho con cái. Di sản mà cha mẹ, tổ tiên để lại cho bạn gọi là “gia sơn”. Muốn biết một người có nhận được phúc đức của tổ tiên hay không, phải tìm từ thiên can của năm sinh và tháng sinh. Trong ví dụ trên, Bát tự này không có gia sơn, vì Bát tự có dụng thần là Kim Thủy, mà gia sơn là Mộc Hỏa. Mộc Hỏa là kỵ thần của Bát tự, cho thấy người này không có gia sơn.
NGƯỜI THÂN TRONG BÁTTỰ
THIÊN CAN | ĐỊA CHI |
ÔNG | BÀ |
CHA | MẸ |
BẢN THÂN | VỢ CHỒNG |
CON TRAI | CON GÁI |
Trong Bát tự, có một chữ rất đặc biệt, khống chế nhiệt độ của toàn bộ Bát tự, đó là địa chi của tháng sinh. Ví dụ người sinh vào mùa hè, Bát tự chắc chắn rất nóng, cho dù là vào buổi tối mùa hè, không khí cũng vẫn rất nóng bức. Địa chi của tháng sinh khống chế toàn bộ ngũ hành của Bát tự, chữ này chính là “ma tính” của bạn, nó quyết định nhiệt độ của những chữ khác, đồng thời chứng tỏ nó là chữ vượng nhất và có sức mạnh nhất.
Ngoài tháng sinh ảnh hưởng tới nhiệt độ, giờ sinh cũng có ảnh hưởng tới nhiệt độ.Thông thường, buổi trưa đương nhiên sẽ nóng hơn ban tối; buổi trưa là thời gian của Hỏa, buổi tối là thời gian của Thủy. Mặc dù giờ sinh có ảnh hưởng tới nhiệt độ của Bát tự, nhưng sức ảnh hưởng không thể sánh bằng mùa. Ví dụ vào mùa đông, buổi trưa vẫn rất lạnh; mùa hè ban tối vẫn rất nóng. Vì vậy mới nói, mật mã mùa có tính chất quyết định, mật mã giờ chỉ mang tính phối hợp. Trong toàn bộ Bát tự này, chỉ có tháng sinh và giờ sinh là có mật mã nhiệt độ, những chữ khác không thể quyết định nhiệt độ.
BỐN MÙA | ĐỊA CHI | NGŨ HÀNH VƯỢNG NHẤT |
MÙA XUÂN | Dần, Mão, Thìn | Mộc |
MÙA HÈ | Tỵ, Ngọ, Mùi | Hỏa |
MÙA THU | Thân, Dậu, Tuất | Kim |
MÙA ĐÔNG | Hợi, Tý, Sửu | Thủy |
Trong ví dụ Bát tự nêu trên, địa chi của tháng sinh là Mão Mộc, Bát tự này kỵ Mộc, nên dụng thần thứ nhất cần phải tương phản với Mộc. Nói cách khác, thứ đối xung với tháng sinh sẽ là dụng thần thứ nhất trong Bát tự. Trong phần trước đã giới thiệu về ba nhóm địa chi: Tý Ngọ Mão Dậu, Thìn Tuất Sửu Mùi, Dần Thân Tỵ Hợi. Trong đó Tý Ngọ tương xung, Mão Dậu tương xung, Thìn Tuất tương xung, Sửu Mùi tương xung, Dần Thân tương xung, Tỵ Hợi tương xung.
Trong ví dụ này, tháng sinh là Mão, Dậu xung với Mão, vì vậy dụng thần thứ nhất là Dậu. Trong cuộc đời của người này, vận tốt nhất là vận Tân từ lúc 35 đến 40 tuổi, thứ hai là vận Dậu từ 60 đến 65 tuổi. Trong năm năm đại vận từ 35 đến 40 tuổi, lại tìm xem liệu có ngũ hành thuộc Kim xuất hiện hay không. Nếu trong khoảng thời gian đó xuất hiện năm Dậu hoặc năm Thân, thì năm đó sẽ hành vận nhất.
Dùng mùa để tìm ra hành tương xung là phương pháp tìm dụng thần nhanh nhất. Thuyết cải vận dành cho mệnh thiếu ngũ hành cũng có xuất phát điểm từ đó. Học thuyết “Mệnh thiếu ngũ hành” cho rằng, với những người sinh ra ở các mùa khác nhau, Bát tự cũng cần đến những ngũ hành không giống nhau:
Người mệnh thiếu Kim: sinh từ ngày 19/2 đến 4/5 dương lịch, trong mệnh cần Kim;
Người mệnh thiếu Thủy: sinh từ ngày 5/5 đến 7/8 dương lịch, trong mệnh cần Thủy;
Người mệnh thiếu Mộc: sinh từ ngày 8/8 đến 7/11 dương lịch, trong mệnh cần Mộc;
Người mệnh thiếu Hỏa: sinh từ ngày 8/11 đến 18/2 dương lịch, trong mệnh cần Hỏa;
Nói một cách đơn giản, nếu bạn sinh vào mùa hè, Bát tự tương đối nóng, nên bạn cần có Thủy và kỵ Hỏa. Nếu bạn sinh vào mùa đông, bạn cần Hỏa và kỵ Thủy; sinh vào mùa xuân, do mùa xuân là mùa Mộc vượng, Mộc quá nhiều nên cần Kim chặt bớt, vì vậy cần Kim kỵ Mộc. Mùa thu là mùa cây cối lụi tàn, người sinh vào mùa thu cần Mộc kỵ Kim. Lý luận “mệnh thiếu Ngũ hành” tương đối chung chung, chỉ thích hợp để tham khảo. Nếu muốn biết chính xác ngũ hành của mình cần gì, cần phải tiến hành tính toán Bát tự một cách chuyên nghiệp, trong đó có rất nhiều huyền cơ kỳ diệu.
Nguyên lý cơ bản của thuyết “mệnh thiếu Ngũ hành” là dạy mọi người biết căn cứ vào hành tương xung với tháng sinh để tìm ra loại ngũ hành mà mình còn thiếu. Điểm khác biệt giữa thuyết mệnh thiếu ngũ hành và Bát tự là thuyết mệnh thiếu ngũ hành chỉ dạy bạn cách tìm ra một loại dụng thần, nhưng Bát tự lại dạy bạn cách tìm ra tất cả dụng thần.Thông thường dụng thần không chỉ có một loại, mà sẽ có hai loại, thậm chí ba loại, rất ít người chỉ có một loại dụng thần.
Rất nhiều người cho rằng, thiên can địa chi chỉ là những ký hiệu và số lý, thực ra chúng cũng là “tượng”. Trong “Kinh Dịch” có hai phương pháp nghiên cứu lớn, đó là “số” và “tượng”. Ví dụ Giáp Mộc, nó vừa là một ký hiệu của thiên can; đồng thời cũng là một loại “tượng” tượng tức là hình tượng của sự vật. “Giáp” Mộc là cây cao lớn, là giáp trụ, là con vịt, là con cua, là bọ cánh cứng… ứng dụng trong thực tế là khoa giáp thi cử, ứng dụng trong chữ số là số 1 và chữ cái A… Suy luận tương tự như vậy, bạn sẽ hiểu được rằng, sau khi tìm được dụng thần cửa một người, từ trong Bát tự, có thể ứng dụng vào trong cuộc sống thường ngày, đây chính là khởi nguồn của lý luận “Mệnh thiếu ngũ hành”
Bát tự là một loại “Dự đoán học” nhưng nếu như phóng đại nó thành “Cải vận học” đặc biệt là cải vận cho bản thân hứng thú học tập sẽ tăng lên gấp bội. Nếu như tiến hành xem vận, cải vận cho vợ chồng, cha mẹ, bạn sẽ phát hiện ra rằng, Bát tự sẻ giống như bắt mạch trong Đông y, tìm ra mạch tượng của một người chỉ là thao tác ban đầu, còn mục đích chính là bốc thuốc. Trong Bát tự của mỗi người đều có từ hai đến ba dụng thần, đóng vai trò quan trọng nhất chí có một dụng thần, không cần quan tâm những người bên cạnh bạn có kỵ dụng thần này hay không, chỉ cần bản thân tìm được đúng là có thể thay đổi được vận. Sau khi học Bát tự được tới mức xuất thần nhập hóa, còn có thể phối hợp dụng thần với phi tinh lưu niên và lý luận cửu cung trong Kinh Dịch để bày trận Phong thủy. Trong tương lai, loại Phong thủy học như vậy sẽ chính là văn hóa Phong thủy cao siêu nhất và thực dụng nhất.
Nhưng có một số người kỳ quặc sẽ hỏi rằng:”Tôi thích phản kháng lại chính mình. Mặc dù tôi kỵ Mộc, nhưng ngày nào tôi cũng mặc áo xanh, khắp nhà chỗ nào cũng bày thỏ. Tôi còn đổi tên thành “Lục”, chuyển nhà đến sống ở nơi nhiều Mộc. Tôi thích làm tổn hại đến ngũ hành của mình, như thế thì sẽ thế nào?”
Mọi người thử đoán xem, kết quả sẽ như thế nào? Nếu bạn luôn làm bạn với ngũ hành mà mình kỵ, sẽ có hai hiện tượng xảy ra: nếu là nam giới, bạn sẽ trở thành một người đàn ông rất đẹp trai, nhưng thực chất lại là kẻ “bất lực”, tức đẹp trai nhưng không bình thường. Nữ giới sẽ trở thành người lẳng lơ thích dụ dỗ đàn ông. Giả dụ bạn đã không xinh đẹp lại chưa kết hôn, muốn thay đổi hiện trạng, bạn có thể xem xét sử dụng phương pháp này.
Người ta thường dùng từ “ma tính” để chỉ những suy nghĩ, cảm xúc khơi gợi nên tình yêu và dục vọng, khiến con người đau khổ, sa đọa, vạn kiếp không thể quay đầu. Cũng sẽ xuất hiện một hiện tượng khác, phải xem ngũ hành này tượng trưng cho loại quan hệ nào. Giả dụ nhật nguyên là Mậu, địa chi tháng sinh là Mão, đối với nam giới, tương khắc khác tính chất âm dương là Chính Quan, nên Mão là Chính Quan của Mậu. Nếu người này cố tình gặp nhiều Mão Mùi, sẽ dễ phạm phải kiện tụng thị phi, hoặc tổn hại đến danh dự.
Mặt khác, Mão là tứ Đào hoa, nếu như một người có Mão, nhưng Mão lại là kỵ thần, cho thấy người này sẽ vì đào hoa mà phải chịu tai họa rất lớn. Nếu trong Bát tự, Mão là Tài tinh, tượng trưng cho mất mát tài sản. Nếu như Mão là Ấn tinh, cho thấy mẹ sẽ gặp vấn đề, hoặc khi đọc sách, khi ngủ sẽ gặp phải vấn đề.
Tóm lại, một chữ này chính là “ma tính” của bạn, nếu bạn cứ đến gần con ma đó, những vấn để rắc rối do “ma tính” này sinh ra sẽ ứng nghiệm. Dựa vào nhật nguyên ngày sinh để tìm ra quan hệ với “ma tính”, có thể biết được sẽ ứng nghiệm vào những sự việc nào.
Leave a Reply