Hãy phân tích các giá trị nghệ thuật của vở kịch “Hồn Trương Sa, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
THÂN BÀI
A. NGHỆ THUẬT DỰNG CẢNH: SỰKẾT HỢP GIỮA YẾU TỐKÌ ẢOVÀ HIỆN THỰC
1.Yếu tố kì ảo
– Cái lõi của “tích xưa’ là câu chuyện hồn Trương Ba sống lại trong xác anh hàng thịt.Để thể hiện sinh động câu chuyện thần kì đó, dân gian đưa vào nhiều yếu tốkì ảo. Mượn truyện xưa, Lưu Quang Vũ không thể bỏ qua những chi tiết thần kì này.
* Cảnh trên Thiên đình, có các quan, Nam Tào, Bắc Đẩu, Đế Thích.
* Chuyện Trương Ba chết đi sống lại trong xác người khác, rồi hồn tách ra khỏi xác anh hàng thịt.
* Cảnh hạ giới: Hồn Trương Ba hiện ra lờ mờ trong dáng Trương Ba thật.
* Hồn Trương Ba lấy một nén hương châm lửa thắp lên, Đê Thích xuất hiện.
* Hồn cu Tị hay vụt lên khỏi mái nhà, tan mờ mờ như một làn sương mỏng.
– Những yếu tốkì ảo trên có vai trò quan trọng trong việc chi phối diễn biến của câu chuyện, phù hợp với mô típ “hồn nọxác kia” từ một cốt truyện dân gian.
2. Yếu tố hiện thực
– Dù có nhiều yếu tố kì ảo, vở kịch vẫn mang tính hiện thực. Vở kịch ra đời năm 1981, đằng sau cảnh thiên đình, hạ giới là diện mạo của xã hội đương thời, một xã hội đang trên quá trình đổi mới còn nhiều ngổn ngang tốt với xấu, tích cực lẫn tiêu cực.
– Không gian của vở kịch nhuổm màu huyền thoại, phù hợp với cốt truyện dân gian. Tuy vậy, nhà viết kịch không dừng lại ở không gian, thời gian nào cụ thể. Trải dài xung đột trong không gian rộng lớn, thời gian vĩnh hằng, vỡ kịch chuyển tải được những vấn đề lớn thuộc về triết lính ân sinh. Câu chuyện không dừng lại ởcá nhân Trương Ba mà trở thành vấn đề của muôn đời: linh hồn và thân xác, sống và chết.
B. TẠO TÌNH HUỐNG VÀ CÁCH DẪN DẮT XUNG ĐỘT KỊCH
1. Tình huống kịch độc đáo
– “Hồn người này, xác người khác”, hồn ông Trương Ba thanh cao trong xác anh hàng thịt thô lỗ. Chính tình huống oái oăm này đã tạo xung đột của vởkịch.
– Hồn Trương Ba, da hàng thịt là loại kịch không có những xung đột gay gắt. Lưu Quang Vũ linh hoạt và sáng tạo trong cách tạo ra xung đột bên trong. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác chính là xung đột diễn ra trong bản thân nhân vật và haiphần trong một con người tranh luận với nhau rất căng thẳng. Giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba cổ sự va chạm giữa nhiều yếu tố: tốt và xấu, thanh cao và phàm tục, bản năng và lí trí, đạo đức và tội lỗi… Trương Ba phải đấu tranh với chính mình sau một quá trình tự ý thức để chọn cách ứng xử phù hợp.
2. Cách dẫn đắt xung đột kịch hợp lí
Nhà văn đưa ra mâu thuẫn giữa hồn và xác (Cuộc đối thoại giữa hồn và xác), đẩy nó tới đỉnh điểm (Hồn Trương Ba gặp Đế Thích; cái chết của cu Tị) và tháo gỡ một cách tự nhiên, không gò ép khiên cưỡng.
C. NGÔN NGỮ KỊCH
Lưu Quang Vũ rất linh hoạt trong cách xây dựng lời thoại (bao gồm cả lời nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu của tác giả), phù hợp với một vở kịch khai thác cốt truyện huyền thoại dân gian.
1. Ngôn ngữ kịch giàu chất triết lí, giọng điệu tranh biện
Vở kịch của Lưu Quang Vũ lấp lánh những vấn đề về triết lí nhân sinh. Vì vậy ngôn ngữ kịch cùng giàu chất triết lí. Chất triết lí thấm đượm trong lời thoại, đặc biệt là những lời đối đáp giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt, giữa hồn Trương Ba với Đế Thích.
– Lời thoại của hàng thịt – triết lí về thán xác: “Tôi là cái bình để chứa linh hồn… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bề cái thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác… Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hồi có gìlà tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cam cha tôi ăn chứ?”
– Lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích- triết lí về sự thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong một con người: “Không thể bên trong một dàng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.”
2. Lời đối thoại sinh động
Ngôn ngữ nhân vật được cá thể hóa rõ nét, đặc biệt là hai nhân vật Trương Ba và anh hàng thịt. Hai nhân vật này có lúc tách ra, đối diện, đối đáp với nhau (Lớp 1 – Trên sân khấu hồn Trương Ba lờ mờ hiện ra), có lúc nhập vào nhau (Lớp 2 — Xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chồng).
– Anh hàng thịt là người thô lỗ, nóng nảy, ngôn ngữ thô lậu.
– Trương Ba là người nho nhã, ngôn ngữ thanh lịch. Đồng thời Trương Ba cũng là người thẳng thắn, dám đấu tranh với thân xác mình (cái xác vay mượn của anh hàng thịt), đấu tranh với chính mình (tâm hồn trong sạch của Trương Ba) vì vậy ngôn ngữ của Trương Ba có lúc sắc sảo, thâm thúy. Đặc biệt là đoạn đối thoại với Đế Thích (Lớp 3), lời lẽ, lập luận của Trương Ba chứng tỏ đây là con người biết suy nghĩ chín chắn, biết nhìn xa trông rộng, thẳng thắn và tự trọng.
3. Lời độc thoại thể hiện tâm trạng nhân vật
Đoạn trích cảnh VII chủ yếu là đối thoại, nhưng cũng có những lời độc thoại được nhà văn sử dụng đúng lúc, đúng chỗ nên tạo được hiệu quả cao. Tâm trạng phân vân, đau đớn của hồn Trương Ba được diễn tả qua những lời độc thoại như:
“Không! Không! Tôi không muốn sống như th�
Leave a Reply