Thuật thôi miên trong quản lý doanh nghiệp
Thuật thôi miên không chỉ được ứng dụng trong trị liệu tâm lý, trong quản lý doanh nghiệp, thuật thôi miên cũng phát huy tác dụng to lớn của nó.
Trong quản lý doanh nghiệp, bất cứ cấp quản lý nào cũng gặp phải một vấn đề: làm thê’ nào để khiến cấp dưới chịu làm theo mệnh lệnh? Làm thế nào để thuyết phục cấp dưới làm theo phương án của mình đã đề ra? Làm thế nào để tránh tác động của những nhân tố chủ quan? Khi xuất hiện mâu thuẫn, làm sao để mau chóng giải quyết nó? Trên thực tế, một nhà quản lý giỏi luôn cho cấp dưới có cơ hội bày tỏ, dẫn dắt cấp dưới suy nghĩ theo lối suy nghĩ của mình, đạt đến mục tiêu mà mình mong muốn. Muốn vậy, nhà quản lý phải có cách nhìn người sâu sắc, từ đó mới có thể khích lệ họ được.
Sau đây là một câu chuyện để minh họa: có công ty nọ sắp tham gia triển lãm sản phẩm, nhưng trưởng phòng kinh doanh phải đi công tác xa, giao việc này cho cấp phó của mình. Trướckhi đi, trưởng phòng còn dặn phải làm mọi cách để tăng doanh số lên gấp 2 lần so với kỳ trước. Khi trở về, doanh số của công ty chỉ đạt được một nửa, cũng may mà lần này trưởng phòng học được một khóa thôi miên nên quyết định từng bước thôi miên cấp dưới, để cấp dưới nhận trách nhiệm mình gây ra.
Trong văn phòng, phó phòng đang lo lắng lắm, nhưng trưởng phòng chỉ nói bằng giọng bình tĩnh: “Cụ thể là như thế nào? Cậu nói tôi nghe nào!” Phó phòng bất ngờ trước thái độ ôn hòa của sếp mình, từ từ trình bày lại mọi việc, dĩ nhiên trong khi trình bày cũng cố gắng tìm đủ mọi lý do để đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trưởng phòng không hề phản bác, mà chỉ lẳng nghe chăm chú, cũng chẳng tỏ thái độ gì. Đến khi cấp dưới trình bày xong, trưởng phòng mới hỏi tiếp: “Có cần bổ sung gì không?” dĩ nhiên là phó phòng cũng trình bày thêm một số vấn đề. Nghe xong, trưởng phòng mới nói: “Được rồi, vậy tôi muốn nghe ý kiến của cậu về vấn đề này” Thấy sếp chẳng trách mắng, phó phòng mừng lắm, mới dám nói cách sửa sai. Nhưng vì lúc ở nhà, anh ta chỉ tìm lý do để đùn đẩy trách nhiệm chứ không nghĩ cách cứu vãn, nên cũng chẳng nói cho ra hồn. Lúc này, trưởng phòng nói tiếp: “Được rồi, cậu cứ về tìm cách giải quyết đi, rồi viết kế hoạch gởi cho tôi!” Thế là phó phòng mừng rỡ, như được giải thoát, về nhà vắt óc suy nghĩ kế hoạch.
Nhìn lại toàn bộ quá trình câu chuyện, từ lúc anh chàng phó phòng lo lắng phải tìm mọi cách để bào chữa cho mình, đến khi mừng rỡ, về suy nghĩ viết kế hoạch, là một sự thay đổi lớn lao trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, đó là vì người trưởng phòng biết vận dụng thuật thôi miên. Người trưởng phòng này khéo léo dẫn dắt cấp dưới bằng những lời nói ôn hòa, đây chính là lời dẫn dắt thôi miên, để rồi cuối cùng cấp dưới phải nhận lấy trách nhiệm, đồng thời nghĩ cách cứu vãn tình hình. Như vậy trưởng phòng mới đạt được hiệu quả thôi miên, giải quyết vấn đề một cách êm đẹp.
Tác dụng thôi miên trong văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp, còn gọi là văn hóa tổ chức. Lý luận này được hình thành vào cuối thập niên 70 đều thập niên 80 của thế kỷ 20. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, nền kinh tế Nhật Bản trỗi dậy, nhiều chuyên gia bắt tay vào nghiên cứu về cách quản lý của người Nhật Bản, họ thấy các doanh nghiệp có một điểm chung rất quan trọng, đó là chú trọng con người, họ dùng chính văn hóa của công ty để kêu gọi sự đoàn kết của nhân viên, cùng phấn đấu cho mục tiêu chung, nhờ đó mà đạt được thành quả đáng kinh ngạc. Các doanh nghiệp thành công luôn tránh tình trạng một người độc diễn, họ cố gắng cho tất cả nhân viên đều đuợc tham gia ý kiến đóng góp cho công ty. Ngày nay, văn hóa doanh nghiệp là linh hồn cho sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, là triết học trong quản lý doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp đã xây dựng được văn hóa của mình, một loạt những yếu tố khác như nhân lực, tài nguyên, chế độ đều đạt được sự hài hòa, giảm bớt những tác động tiêu cực, để có thể phát triển cao độ.
Đúng vậy, trong doanh nghiệp, chỉ có văn hóa doanh nghiệp độc đáo, tốt đẹp mới có thể tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa nhân viên với nhau, để doanh nghiệp đó có thể phát triển và tồn tại lâu dài trong một nền kinh tế cạnh tranh đầy khốc liệt.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply