Thông thường người ta nằm mơ khi tỉnh dậy đã quên hết, không chú ý đến mối liên hệ giữa mơ và bản thân
Ngược lại các nhà triết học cũng như các thầy thuốc đã tìm hiểu hiểu mối liên hệ giứa mơ với sức khỏe, giúp mơ – hiện tượng tự nhiên của con người được giải thích khoa học và hợp lý hơn.
Về vấn đề này phương Tây nghiên cứu tương đối muộn. Ở phương Đông nhất là ở Trung Hoa, từ thời cổ đại đã có cả một nền văn hóa nghiên cứu các giấc mơ.
Hoàng Đế nội kinh là một trước tác y học mang tính kinh điển sớm nhất, hoàn chỉnh nhất. Các tác phẩm y học cổ truyền bàn về bệnh lý các giấc mơ như Lính khu, Sách vấn, đã vận dụng lý luận âm dương, ngũ hành, luận bàn hết sức sinh động về sinh lý, bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán chữa trị, các phương thuốc, châm cứu dưỡng sinh, phòng bệnh, kết hợp quan hệ ứng đổi ngũ hành với lục phủ ngũ tạng. Lấy việc dự đoán nguyên nhân gây bệnh của các giấc mơ làm lý luận lâm sàng, sách Dâm tà phát mộng viết: “Dâm có nhiều hàm nghĩa, mỗi hàm nghĩa không nhất định có mối liên hệ”.
Sau đay là chuyện kể về sự liên quan giữa những giấc mơ với bệnh tâm lý.
· Giấc mơ kỳ quái của một cô gái tự sát.
“A! Đây có phải là Tanikaoa không?” Nghe tiếng gọi Tanikaoa mới thực sự thấy mình còn sống. Đầu cô rất đau từ sáng đến giờ cô như người mất hồn không biết mình đang làm gì ở đâu?
Tanikaoa định thần rồi nhìn cô giáo Ei-tsu đang đứng trước mặt. Cô giáo Ei-tsu đã dạy cho Tanikaoa hồi tiểu học.
Cô giáo Ei-tsu phát hiện ra tinh thần Tanikaoa ngày càng sa sút và hết sức kinh ngạc. Nhưng cô khong hiểu sao Tanikaoa lại đến đây! Ei-tsu nói:
– Tanikaoa! Em còn nhớ cô à! Sao lại đứng ngẩn ra theea vào phòng đi!
Cô Ei-tsu thân thiết bắt tay cô học trò. Nước mắt Tanikaoa chảy dài, cô gái cũng chẳng biết tại sao mình khóc.
Khi còn học lớp hai bậc tiểu học, Tanikaoa trân trọng viết thư bỏ vào phong bì có in hoa đẹp mua từ Tokyo gửi cho cô giáo. Giờ học, Tanikaoa thường được côi-tsu khen vì giọng hát tuyệt hay.
Người ta nói đang học tiểu học mà viết một lá thư thì lá thư đó chẳng khác gì thư tình. Lúc bấy giờ cô giáo Ei-tsu đã chiếm được tình cảm của các học trò.
ở thủ đô, cô Ei-tsu đều chọn trọ ở khu nhà có nhiều hoa đẹp, việc này Tanikaoa nhớ mãi trong ký ức, nhưng cửa ra vào nhà cô giáo thì Tanikaoa không nhớ nữa va fkhi lên trung học cơ sở, Tanikaoa chưa có lần nào đến thăm cô giáo nên không thể biết tường tận địa chỉ nhà cô.
Tối qua Tanikaoa đã ngủ và có một giấc mơ kỳ quái. Cô mơ thấy có rất nhiều thứ quấn chặt não cô. Cô còn mơ thấy con đường rộng, cuối đường có bán loại hoa tươi mà Tanikaoa thích nhất. Lúc đó bướm đầy trời bay lượn trên các bông hoa.
Sáng hôm sau Tanikaoa tỉnh dậy, đầu nặng trịch, những con bướm tối qua cô mơ thấy đã trở thành những sợi dây tơ quấn quanh óc, quay cuồng khiến cô chẳng ăn điểm tâm được nữa. Cô đi ra phố chẳng có mục đích gì, nào ngờ lại đến trước cửa nhà cô giáo.
Cô giáo vừa uống trà vừa hỏi Tanikaoa:
Làm sao em tìm được nhà cô?
Tanikaoa không trả lời chỉ lặp lại một câu: “Trong giấc mơ các biển tên phố đều mang số 389”.
Cô giáo hỏi:
– Lúc đó là mấy giờ?
Tanikaoa cũng không nhớ nổi.
Nhà Tanikaoa ở trung tâm thành phố, bây giờ đã 8 giờ, có lẽ cô ra đi vào lúc 5 giờ rưỡi. Chỉ trong vòng 2 tiếng rưỡi đồng hồ mà Tanikaoa đã quên. Nhưng vì sao Tanikaoa lại đến trước cửa nhà cô giáo? Cuối cùng việc gì xảy ra Tanikaoa cũng không rõ, chỉ biết có điều gì đó liên quan đến giấc mơ ngày hôm qua. Cô muốn nhớ lại nhưng đầu đau thêm, đến nỗi không chịu được. Trước tình cảnh đó cô Ei-tsu nói:
Tanikaoa nếu em ốm thì thật phiền toái! Bố mẹ của em sẽ lo lắng đấy!
Cô giáo Ei-tsu muốn liên lạc ngay với bố mẹ Tanikaoa nên hỏi cô gái:
Em hãy nói số điện thoại nhà em cho cô.
Tanikaoa không còn nhớ số điện thoại của nhà mình là bao nhiêu nữa. Ngay cả tên bố, Tanikaoa cũng quên. Cô khóc và nói với cô giáo:
Em xin lỗi em không cố ý, em đau đầu, đau muốn vỡ óc chẳng nhớ được gì cả.
Nhưng điều ngạc nhiên là số điện thoại của một số bạn thân thì Tanikaoa có thể nói ra ngay.
Cô giáo Ei-tsu tốn rất nhiều thời gian gọi điện cho một người trong số bạn bè của Tanikaoa. Cuối cùng cũng hỏi được số điện thoại của nhà Tanikaoa. Lúc đó đã khuya, bố mẹ Tanikaoa vội đến nhưng nói gì cô cũng không chịu về nhà.
Trước tình hình đó cô giáo quyết định giữ cô học trò ở lại nhà mình.
Phải thế thôi! Đêm nay em ở lại nhà cô được chứ Tanikaoa?
Mẹ cô Ei-tsu cũng nhiệt tình giữ Tanikaoa ở lại, nhưng bố mẹ Tanikaoa không yên tâm, họ cho Tanikaoa uống viên thuốc vừa mua. Đầu Tanikaoa giảm đau, nhưng cô vẫn không có sức để suy tính.
Mẹ của cô Ei-tsu hỏi:
– Nhất định cháu đã xảy ra một sự việc nghiêm trọng. Cháu vừa mới đau đầu ghe gớm kia mà!
– Bố mẹ Tanikaoa nói rất kiên quyết:
– Nếu ống con phải về nhà! Ở lại sẽ rất phiền phucws cho cô giáo.
– Cô Ei-tsu nói:
– Không sao.
Thái độ của cô gióa hết sức khôn khéo, cô thuyết phục bố mẹ Tanikaoa:
Đạo lý thì tôi không nói, nhưng cháu nó đã đến tìm tôi, hơn nữa hiện nay nó rất khó chịu. Tôi muốn nhân cơ hội này nói chuyện với cháu, muốn biết xem đêm qua nó nằm mơ thấy gì? Tôi thấy cháu tin tôi, tôi có thể giúp gì đó được cho cháu. Từ trước tôi đã rất thích trẻ con nên cũng rất quan tâm đến cháu.
Nghe thấy thế nước mắt Tanikaoa chảy ròng ròng.
Sau khi bố mẹ Tanikaoa trở về, Tanikaoa nằm yên trong căn phòng tĩnh mịch của cô giáo và lại chìm vào giấc mơ. Trong gian phòng của cô Ei-tsu có nhiều vật trang trí màu sắc đẹp như cung điện của hoàng đế nước pháp.
Tanikaoa bỗng thấy mình đứng trong đó, cao lớn, vung búa muốn phá nát ngôi nhà. Khi hai cái phòng bị phá bốn bề lửa khói, Tanikaoa vẫn đứng ơ đó, không muốn rời khỏi ngôi nhà cũ.
Ngày hôm sau, Tanikaoa hôn mê, cô Ei-tsu va mẹ của cô rất lo lắng. Họ thận trọng chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra. Bởi vì nước mắt, Tanikaoa chưa thể nào trả lời đầy đủ được mọi vấn đề.
Đối với Tanikaoa, mỗi việc diễn ra tối qua đều như một giấc mơ, cô chẳng nhớ gì.
Những ngày sau đó hành động của Tanikaoa chẳng có gì trái với bình thường, chỉ có điều là cô không mạnh khỏe hoạt bát. Trước đây ngày nào cô cũng hát, hai giấc mơ đã làm đảo lộn cuộc sống của cô. Hay là Tanikaoa đã bị một loại bệnh thần kinh? Cô giáo Ei-tsu lo lắng.
Cô Ei-tsu có người bạn là bác sỹ y khoa. Cô quyết định dẫn Tanikaoa đến đó để khám bệnh. Viện nghiên cứu này nghiên cứu các giấc mơ, có một phòng khám bệnh tâm thần và thần kinh. Bác sỹ trạc tuổi bố Tanikaoa. Ấn tượng đầu tiên của bác sỹ là bệnh của cô gái không nghiêm trọng lắm, ông có thể chữa cho cô khỏi bệnh. Bác sỹ nói:
– Đúng cứ như thế bây giờ cháu nhắm mắt lại, hít thở mạnh, để không khí vào đầy lồng ngực rồi lại thở ra nhẹ nhàng, đưa hết không khí ra. Nghỉ một lát, lại làm lại.
Tanikaoa nghĩ thầm: “Đây là cách chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên có nói đến trong sách”.
Hít vào thở ra, dần dần Tanikaoa lại đi vào trạng thái ảo mộng.
Bác sỹ lại tiếp tục ra lệnh hít vào thở ra.
Tanikaoa phảng phất nghe thấy từ một nơi xa xăm nào đấy mơ hồ một cảm giác truyền đến tai cô rồi đến óc, máu chảy trong thân thể cô, rồi thân thể bay bổng phiêu diêu. Tanikaoa cảm nhận rất rõ loại cảm giác này. Trong không khí yên tĩnh, Tanikaoa vô tri vô giác như rơi vào một cái hố, chìm vào dư âm đẹp đẽ không thể nói được.
Được một lát bác sỹ nhẹ nhàng bảo:
– Cô đã đi vào một cảnh mơ hư ảo. Đây là kết quả của phương pháp thôi miên. Tôi đang thôi miên để đưa vào cảnh mơ, để phát hiện ra trong giấc mơ của cô điều gì quan hệ đến một bộ phận không thích hợp với thân thể của cô, từ đó chữa cho cô khỏi bệnh. Giờ đây cô chỉ có thể nghe được tiếng của tôi. Điều đó chứng tỏ cô đang dùng tư duy để dựng lại giấc mơ trước đây.
Tanikaoa gật đầu. Trong gian phòng ngày càng yên tĩnh này, ngoài tiếng nói của bác sỹ cô chẳng nghe được tiếng gì khác.
Tanikaoa đang rơi trong cảnh ảo mộng, bác sỹ đang làm cho dấu tích quá khứ của cô hiện ra.
Gia đình Tanikaoa thuộc tầng lớp trung lưu. Cha cô có một cty nhỏ kinh doanh chung với một số người. Gia đình cô có cô, em gái và bố mẹ, trong học tập Tanikaoa luôn đạt điểm cao, tính tình trong sáng nhưng cô đã thi trượt vào trường quốc lập phổ thông trung học nên thường mặc cảm.
Năm nay em gái cô cũng thi vào trường phổ thông trung học quốc lập và đã đậu. Học trường phổ thông trung học dân lập cũng chẳng sao, nhưng điều mà cô không an tâm vẫn là vấn đề thành tích học tập và tiền học phí khá cao. Hiện nay bố mẹ cô cũng không vui lắm nên cô dần trở nên u uất.
Một hôm bà mẹ đặt chén trà xuống bàn và kêu lên:
Kìa con làm gì thế?
Trong phòng sách, Tanikaoa đang tung các hạt lạc, hai mắt hoảng hốt, lúc này cô gái chẳng biết gì hết.
Cô trả lời:
Mẹ hỏi con làm gì ư? Con đang bày những hạt quất, hạt đậu lên bàn.
Đối với cô các hạt đậu và quất bày trên bàn đều có hàm nghĩa thần bí, đậu là biểu tượng cho bạn bè và người quen thân, quất biểu tượng cho chính bản thân Tanikaoa.
Bà mẹ không hiểu các cử chỉ của con.
Gần đây Tanikaoa không còn chăm chỉ học tập. Cô nằm mơ thấy có nhiều lạc. Đây là một cảnh mơ tương đối kỳ lạ. Nó cũng giống như cảnh cô bày lạc đầy bàn. Đối với Tanikaoa quất tượng trưng cho con người đáng yêu, còn lạc là thứ kém trí tuệ, thật đáng buồn cười.
Khi Tanikaoa còn học phổ thông cơ sở cô rất thích ăn thức ăn nguội. Nghỉ trưa, cô ăn rất nhiều lạc, cô tách củ lạc ra làm đôi, một tay thì giả động tác của bố, một tay giả động tác caue mẹ.
Chi tiết này đã khiến bác sỹ điều trị chú ý, ông biết ngay là chuyện gì, nó như điều giải thích mơ của Freud: “Lạc nảy mầm tượng trưng cho dương vật của đàn ông, vật có thể chứa được mầm lạc là âm vật của đàn bà”. Sự thực thì Tanikaoa đã biết tách hạt lạc ra làm đôi, tượng trung cho nam nữ.
Tanikaoa không có anh em trai, bố lại luôn văng nhà. Thân thể người đàn ông là bí mật đối với cô gái. Ngoài chút ít tri thức mà cô biết được qua sách vở, trong thực tế cô gái không biết cụ thể. Các bạn gái quanh cô đã có mấy người mang thai hoặc nạo thai, Tanikaoa có nghe thấy nhưng cô không bận tâm. Cô cảm thấy thể nghiệm tình dục trong thực tế là một việc phiền phức.
Những năm học trung học cơ sở, Tanikaoa vẫn để tâm đến hiện tượng sinh lý hàng tháng, cô cảm thấy rất lo lắng về việc này. Mỗi lần có kinh cô đều mơ thấy gặp tai nạ lửa.
Có điều phải công nhận là Tanikaoa kiên quyết cho rằng đối với cô chuyện tình dục là tuyệt đối không có. Điều làm cô bị ức chế là mẹ cô không quan tâm đến thành tích học tập của cô và một số hành vi khác lạ của cô luôn bị mẹ trách mắng. Một thời gian dài bố lại không về nhà.
Mối khi thấy em gái Tanikaoa lại nảy sinh lo sợ. Sau một tháng, Tanikaoa đến khu nhà mới tìm gặp cô gái Kaoa-tchu.
Kaoa-tchu phấn son trang điểm, mặc váy ngắn nói với Tanikaoa:
Mình làm việc tại một quán ăn nhỏ, làm gái nhảy.
Tuy chỉ hơn Tanikaoa một, hai tuổi nhưng cô ta đã có kinh nghiệm ăn chơi, cô hứa đưa Tanikaoa đến một nơi ăn chơi.
Cuối cùng bác sỹ đã rõ giấc mơ và cố tật tâm lý của Tanikaoa. Ông mời cô giáo Ei-tsu và mẹ của Tanikaoa đến trước mặt cô gái, nói cho họ biết giấc mơ của Tanikaoa và ảnh hưởng của giấc mơ đối với Tanikaoa như thế nào.
Nằm mơ thấy gặp tai nạn lửa biểu thị cái gì? Bác sỹ phân tích:
Hỏa tai là biểu hiện xao động tình dục mãnh liệt tượng trưng cho yêu đương, ham muốn chinh phục, thích vui vẻ, không ổn định.
Trong từ điển các giấc mơ thì ngọn lửa là dương vật của con trai. Tanikaoa một mặt mong muốn thể nghiệm tình dục, mặt khác lại bị trói buộc bởi quan niệm truyền thống. Tâm tình mâu thuẫn này đã khiến cô nằm mơ thấy ngọn lửa và gặp tai nạn lửa. Bị đè nén và không ổn định về tư tưởng nên sinh ra tư tưởng muốn chống lại.
Tại sao cô gái cho rằng mọi người là lạc mà cô lại là quất?
Bác sỹ điều trị cho rằng:
Tanikaoa coi những người khác là nhân lạc. Bạn bè có người đã được thể nghiệm tình dục, chỉ riêng cô là một cây quất màu xanh vì chưa thành thạo. Bởi vậy cô có cảm giác cô độc.
Bác sỹ nói:
Cô không có bệnh chỉ là do tâm lý.
Rồi ông nói:
Rất mừng là bệnh của Tanikaoa sẽ nhanh khỏi, có thể ngay hôm nay thôi. Thực tế loại bệnh này là “tự sát tinh thần”. Nếu không cải tạo môi trường thì không chữa bệnh được.
Hiện Tanikaoa đã hoàn toàn hồi phục, cô đã trải qua thời gian mắc bệnh tinh thần hai lần suýt nguy hiểm. Những hiện tượng trong giấc mơ vừa khéo cung cấp những căn cứ để bác sỹ chẩn đoán bệnh. Hy vọng Tanikaoa không còn mắc bệnh này lần nữa.
· Giấc mơ của cô thiếu nữ bị bệnh “thần kinh phân liệt”
Trong một phòng nghiên cứu nổi tiếng của một bệnh viện người ta nhận được lá thư của một nữa sinh.
Trong thư cô nói một cách hết sức đau khổ vì giấc mơ và một số bệnh của cô. Thư viết:
“Chuyện xảy ra cách đây 5 năm. Lúc đó tôi mới 18 tuổi. Một buổi tối tôi ngủ không yên giấc, sáng sớm hôm sau tôi nhớ rất rõ giấc mơ mà mình thấy đêm qua. Giấc mơ này đã làm tôi thấy hết sức phiền phức. Lúc đó mẹ tôi đang ngủ ở phòng bên cạnh.
Trong giấc mơ, tôi thấy mẹ và tôi đứng ở một nơi trong nhà, cúi đầu nhìn thi hài một người bạn của gia đình đang đặt trên giường, tất cả cái gì cũng chính xác. Tôi và mẹ tôi đều đứng ở tư thế nghiêm trang. Sau đó mấy ngày, giấc mơ vẫn luẩn quẩn quanh tôi. Nhưng tôi không chú ý bởi vì người này rất mạnh khỏe, có lẽ chẳng có gì làm bà có thể chết được trên chiếc giường của gia đình tôi.
Ngược lại sức khỏe của tôi lại giảm sút. Trước hết là chuyện bỗng nhiên tôi có tiền và tôi đã giao cho ba người bạn quản lý. Tiếp theo đầu óc tôi rơi vào ảo giác, tự nhiên thấy những người xung quanh lớn hơn trước đây, tiếng nói, tư thế, dáng đi cũng khác lúc trước.
Có lúc tôi khẳng định có mấy nguoif đi về phía tôi vừa nói vừa cười nhưng thực tế chẳng có ai cả.
Tóm lại, đối với tôi mọi thứ đều thay đổi. Tôi trở thành một người hay cười ra tiếng khiến người khác cảm thấy kỳ lạ. Tôi đang phải khẩn trương làm báo cáo tốt nghiệp. Như thế không biết có tốt không?”
Sau khi nghiên cứu giấc mơ của cô, các giáo sư hội chẩn đều nhất trí là cô nữ sinh nọ mắc bệnh tâm thần.
Sự thật giấc mơ đã báo hiệu cơ thể nữ sinh này có một sô sthay đổi. Bà mẹ và người bạn tượng trung cho các bộ phận cơ thể không thể chia cắt được.
Trong giấc mơ tự nhiên người bạn chết đi mà lại nằm trên giường nhà cô, biểu thị bệnh tật bắt đầu phát.
Cuối cùng bệnh của cô được chữa khỏi, cô đạt nhiều thành tích trong học tập.
Chứng thần kinh phân liệt là một loại bệnh tâm thần thường thấy, lúc mới bắt đầu thường bị xem thường, khi nặng lên chữa trị rất phiền phức, người nằm mơ nên đề phòng và đi khám ngay.
· Giấc mơ cành cây khô với bệnh suy nhược thần kinh.
Tôi còn nhớ khi học tiểu học có một thầy giáo có khí chất của một người đàn ông rất tốt.
Lúc đó thầy mới được trường Sư phạm phân công về đây. Có thể nói đó là con người ưu tú. Thầy dạy học tốt, còn có khả năng văn nghệ, thái độ đối với học sinh rất nhân ái. Lúc nào thầy giáo cũng quan tâm đến học sinh, giúp đỡ thương yêu học sinh nên khi ra trường ai cũng nhớ tới thầy với lòng tôn kính.
Năm vừa rồi khi đến thăm thầy tôi thấy sức khỏe tinh thần của thầy không được như trước. Đứng trước tôi là một người già nua, lưng còng, mắt mờ. Tôi hỏi thầy thì được biết đã một năm nay thầy đau ốm, lúc nào cũng cảm thấy không an toàn, đi đường sợ xe, ăn cơm thì dạ dày không ổn, cả ngày lúc nào cũng sợ quỷ, không có hứng thú với bất cứ việc gì, không có lòng tin, không quyết đoán như trước đây, lúc nào cũng cảm thấy sợ bạn bè nhưng có lúc lại muốn biết rõ những việc không thành.
Chúng tôi đề nghị thầy đi gặp bác sỹ nhưng ông nói:
– Đây không phải là bệnh, có thể do quỷ thần tác quái. Bởi vì trước đây một năm tôi vẫn thường nằm mơ, thấy một cành cây khô rơi xuống đầu mình. Thế là lúc nào cũng nằm mơ thấy cành cây khô đó.
Ai nấy đều buồn, trước đây thầy đầy sức sống, không tin vào quỷ thần, giờ không biết mơ thế nào mà lại suy nghĩ hoang đường như thế. Chúng tôi bàn bạc, viết thư trình bày tình hình bệnh tật của thầy cho một giáo sư đại học chuyên chữa bệnh và nghiên cứu mơ.
Có lẽ tinh thần tôn sư của chúng tôi đã làm cho giáo sư cảm động, ông tự mình đến gặp thầy chúng tôi hai lần, tìm hiểu kỹ giấc mơ của thầy rồi bắt tay vào điều trị.
Thầy giáo chúng tôi hồi phục trở lại.
Gióa sư cho căn bệnh này là một ví dụ điển hình như sau: Một người có bệnh thần kinh suy nhược vẫn thường nằm mơ thấy mất đi sức sống như cây khô, cỏ chết khô, cầm thú chết.
Thầy giáo nằm mơ thấy cành cây khô chứng tỏ tinh thần ông bị kích thích, giấc mơ kinh sợ dẫn đến hàng loạt phản ứng bất thường nên có cảm giác bất an, thiếu lòng tin, do dự không quyết định, việc gì cũng sợ, không khống chế được tình cảm.
Phương pháp điều trị là phải xây dựng được lòng tin đối với cuộc sống, chú ý ăn uống, nghỉ ngơi, uống thuốc an thần để chóng khỏi bệnh.
· Giấc mơ người mang bệnh “ỷ lại tinh thần”
Jung là một học giả, đồng thời cũng là một thầy thuốc. Khi quan điểm phiếm tính luận của Freud bị phê phán gay gắt, Jung đưa ra phương pháp phóng đại – một loại phương pháp giải thích các giấc mơ mới. Phương pháp phóng đại nguyên hình giấc mơ của Jung là một loại phương pháp tổng hợp có trình độ cao.
Jung có một người bệnh, ông ta ghi lại tất cả hơn 400 giấc mơ có liên hệ với nhau.
Người nằm mơ là một người theo đạo Ki – tô, không phải là đạo sĩ. Do những giấc mơ ông không hứng thú mấy với tôn giáo. Người này kể: “tôi mơ thấy có nhiều phòng, bên ngoài như sân khấu kịch, lại giống như bối cảnh của vũ đài. Có người nói lần sau sẽ diễn hài kịch. Có một gian phòng, trên tường treo một tấm biểu ngữ khiến người ta phải chú ý. Tấm biểu ngữ viết:
Đây là giáo đường ki-tô thế giới
Là giáo đường của thượng đế
Tất cả những ai tự giác bản thân
Những người là công cụ của thượng đế đều có thể tiến đến
Bên dưới có khắc dòng chữ nhỏ:
Giáo đường này do ki-tô và phao – lô xây dựng.
Tôi nói với bạn tôi:
Chúng ta hãy đến xem.
Bạn tôi trả lời:
Tôi xem không ra, tại sao laị có nhiều người tụ tập ở đây? Để có tình cảm với tôn giáo chăng?
Nhưng tôi nói:
Đây là một giáo đồ mới. Anh có cách nào để hiểu được điều này.
Một người đàn bà đứng bên cạnh gật đầu tán thành.
Lức này tôi mới phát hiện trên tường có khắc một đoạn văn nội dung như sau:
Các binh sĩ!
Khi các anh cảm thấy mình ở dưới quyền uy của thượng đế, không cần trực tiếp nói chuyện với thượng đế, bởi vì thượng đế không nghe thấy gì cả.
Chúng tôi nghiêm chỉnh yêu cầu anh không cần mê muội bàn luận về ân huệ giửa thượng đế với anh.
Như thế chỉ mất công vô ích.
Bất cứ sự việc gì có giá trị, khó có thể nói suông.
Điều trị bệnh tinh thần bắt nguồn từ quan điểm tự nhiên tôn giáo và võ thuật cổ đại. Tôn giáo va fvox thuật cho rằng bệnh tật là tà linh, là biểu hiện sự đau khổ.
Lý luận chủ yếu của quan điểm tự nhiên là để bác sĩ, thầy thuốc, hộ lý quan tâm đến người bệnh, giúp đỡ người bệnh khôi phục lý trí, tăng cường lòng tin chông lại bệnh tật.
Người ốm thường có tâm lý muốn trốn tránh bệnh tật của mình hoặc không muốn thừa nhận tình hình nghiêm trọng của bệnh tật. Cưới thế kỷ XVIII, một bác sỹ y khoa nổi tiếng cho rằng con người nếu ở trạng thái ngủ say sẽ làm cho nhiều căn bệnh tiêu tan và đã sáng tạo ra cách điều trị bằng thuật thôi miên.
Vao fthees kỷ XIX, Freud đã sáng tạo ra học thuyết phân tích tinh thần, được ứng dụng rộng rãi. Từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX đến nay đã vận dụng phương pháp điều trị theo dõi hành vi phản xạ có điều kiện và phongw pháp điều trị theo yêu cầu giúp đỡ về mặt tâm lý đối với người bệnh.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, có đến hơn 300 phương pháp điều trị tâm lý, trong đó có 10 loại được dùng nhiều nhất. Ai cũng có thể nắm vững phương pháp và quy luật để chữa bệnh khiến tâm lý ổn định và lành mạnh. Chúng tôi xin trình bày một số phương pháp chữa bệnh tâm lý sau:
1. Phương pháp thôi miên
Phương pháp điều trị bằng thuật thôi miên có sớm nhất trong những phương pháp điều trị bệnh tâm lý, vì con người còn tồn tại tính ám thị.
Từ thời cổ đại, các thầy thuốc đã căn cứ vào tính cách khác nhau của người bệnh, khí chất và đều gặp phải trong cuộc sống của mỗi người mà có những ám thị khác nhau hoặc lợi dụng ngôn ngữ, dấu hiệu tượng trưng, đưa người bệnh vào trang thái siêu thoát chia cắt ý thức. Thuật khí công của Trung Hoa và Yoga của Ấn Độ dựa vào nguyên lý của phương pháp điều trị ám thị.
Ám thị đem lại hiệu quả cho thôi miên, khiến tư tưởng con người rơi vào trạng thái mê mệt, không thể chủ động lái được động hướng của tư tưởng bản thân. Điều trị theo cách cưỡng hóa ám thị là đưa người bệnh vào trạng thái thôi miên để đạt được mục đích hồi phục sức khỏe. Thao tác như sau:
-Đầu tiên đưa người bênh vào trạng thái yên tĩnh, nếu người bệnh bị kích động thì có thể dùng thêm thuốc an thần để người bệnh ngủ say, tạm thời quên bệnh tật đau đớn, hoàn toàn nghe theo lời khuyên của bác sĩ, sau tăng thêm ám thị, dùng lời nói hoặc động tác tượng trưng để điều trị.
– Có thể dùng phương pháp kích thích các bộ phận liên quan trong người như uống thuốc kích thích, châm các huyệt, chữa trị trong thời gian ngắn.
Không được lạm dụng ám thị, nếu quá sẽ rơi vào “tẩu hỏa nhập ma” dẫn đến bệnh mới.
– Làm cho người bệnh tin tưởng rằng phương pháp điều trị ám thị là phương pháp tốt, tự mình có thể làm được, hoàn toàn có thể chữa lành bệnh. Y học phương Đông truyền thống nhấn mạnh “thiên nhân hợp nhất” (trời và người hợp thành một). Chức năng tâm lý của con người mất cân đối là hiện tượng bình thường, tự mình điều chỉnh suy nghĩ của mình thuận với thiên nhiên, dựa vào nguyện vọng tốt đẹp của bản thân, không ngừng cưỡng hóa để tự hoàn thiện mình để đạt được hiệu quả. Trừ bỏ lòng tà, theo chính sẽ “ngày càng tiến bộ, loại trừ tà khí, có thể phục hồi sức khỏe”.
2. Phương pháp điều trị bằng âm nhạc
Từ rất sớm âm nhạc êm ái chữa lành được nhiều bệnh, giúp con người khỏe mạnh. Nhiều nhà nghiên cứu hiện đại đã xác định được rằng âm nhạc có tác dụng chữa một số bệnh. Do đó có thể nói, âm nhạc được sử dụng rộng rãi, trực tiếp đi vào lòng người, điều tiết hoạt động tâm lý, làm cho tình cảm con người ổn định, có kết quả phòng chữa bệnh cao.
Các bác sĩ chữa bệnh tâm lý đã tổng hợp những phương pháp chữa bệnh bằng âm nhạc như sau:
– Bệnh nặng: nghe nhạc giao hưởng Mozart, nhạc cổ điển Trung Hoa (Bệnh sa lạc nhạn, Xuân giang hoa nguyệt dạ).
– Khi suy nghĩ nhiều, người uể oải: nghe nhạc hơi.
– Mất ngủ: nghe khúc thôi miên của Mozart, giấc mơ của Chopin
– Bi quan, buồn chán: nghe nhạc Beethoven.
– Tinh thần không ổn định, bồn chồn: nghe nhạc cổ điển Trung Hoa (Cao sơn lưu thủy).
– Khi ăn uống nên nghe nhạc Mozart.
– Để tăng cường lòng tin: nghe nhạc Beethoven.
3. Phương pháp điều trị phân tích
Phương pháp điều trị phân tích là phương pháp làm cho người bệnh bị ức chế dục vọng trong tiềm thức trở về với ý thức hiện thực thông qua suy nghĩ tự do của người giúp đỡ (trên cơ sở phân tích các giấc mơ của người bệnh, phát hiện mâu thuẫn và sung đột tâm lý đối với lời nói sai, câu viết sai trong đời sống hàng ngày của người bệnh, rồi phân tích uốn nắn những hành vi và tâm lý không tốt, đạt được mục đích chữa bệnh).
Phương pháp điều trị lâm sàng để người bệnh nằm nghiên trên ghế, nhắm mắt là liên tưởng một cái gì đó, nội dung liên tưởng không cần cho người chữa bệnh biết.
Thầy thuốc ngồi cạnh giường người bệnh, lắng nghe nội dung liên tưởng của người bệnh, phân tích những hoạt động tâm lý kết hợp với phân tích những điều mà người bệnh đã từng bị kích thích, cho đến lúc người bệnh chịu nghe, nhận ra sai lầm chữa khỏi bệnh. Nhìn chung mỗi tuần chữa hai lần, mỗi lần từ 1-2 tiếng đồng hồ, bệnh nghiêm trọng có thể kéo dài thời gian chữa. Dùng phương pháp phân tích tinh thần của Freud làm cho bệnh nhân nhận thức được nguyên nhân mắc bệnh của mình, từ đó uốn nắn tâm lý. Để sử dụng phương pháp này trước hết phải có cơ sở lý luận nhất định, phải tiến hành từng bước nói chung phải điều trị trong thời gian từ 3-6 tháng.
4. Phương pháp điều trj tâm lý chi viện
Phương pháp này gọi là phương pháp điều trị theo cách chi viện tinh thần, là một phương pháp điều trị nhận thức. Bởi vì người bệnh mất cân đối chức năng cơ thể, không tìm hiểu nguyên nhân mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh rồi có các loại tình cảm, tâm lý phức tạp mâu thuẫn nhau.
Ví dụ khi điều trị, người bệnh có thể nảy sinh mâu thuẫn với người thân va fy bác sĩ khiến bệnh nặng thêm. Để hòa giải mâu thuẫn này phải tìm hiểu người bệnh, đồng thời để người bệnh có điều kiện nhận thức toàn bộ bệnh tật, phối hợp điều trị.
Phải nhận rõ nguyên nhân mắc bệnh mới chữa trị tận gốc được, bác sĩ, hộ lý, người thân phải nắm chắc tâm lý người bệnh, thạo giảng giải thuyết lý.
Điều trị theo phương pháp chi viện cần nắm vững ba điều dưới đây:
– Yếu tố gia đình và xã hội, nguyên nhân bên ngoài, các mối quan hệ của gia đình, xá hội với người bệnh là một trong những trụ cột của người bệnh.
Khi nhân tố tâm lý chiếm địa vị chủ đạo, người bệnh thường có những mâu thuẫn với gia đình và xã hội, người điều trị trong lúc nói chuyện với người bệnh cần tìm hiểu được vấn đề và hòa giải mâu thuẫn của quan hệ xã hội với gia đình, gỡ bỏ tình cảm thù nghịch của người bệnh và tâm lý chống bệnh tật.
-Trong quá trình điều trị, y bác sĩ phải giảng giải và thông cảm với bệnh tình của người bệnh, tránh kích thích nhiều, ôn tồn giảng giải phương thức điều trị, hạn chế ăn uống. Cần nhớ: khi người bệnh chưa hồi phục thì cần giữ kín những điều riêng tư trong bệnh trạng, để người bệnh bình tĩnh chiến thắng bệnh tật.
– Điều trị theo phương pháp tâm lý chi viện, không có chứng thích ứng và kiêng kỵ đặc biệt. Tư tưởng chỉ đạo của nó là dựa vào thường thức tự nhiên dối với người bệnh để lý giải, đồng tình và ủng hộ.
Phương pháp điều trị tâm lý chi viện chủ yếu bảo vệ, khuyến khích động viên, an ủi người bệnh, từ thực tế để giải quyết vấn đề.
5. Phương pháp điều trị nhân bản.
Đây là phương pháp lấy điều trị tâm lý tập thể và người cần giúp đỡ làm trung tâm. Phương pháp này được các y bác sĩ xem trọng.
Phương này nhấn mạnh bản chất lương thiện của con người, tôn trọng giá trị thực của mỗi người.
Thầy thuốc và người bệnh phải kiên nhẫn, chân thành thông qua sinh hoạt tập thể để hiểu nhau, quan tâm đến nhau, bỏ hẳn lệ thuộc và ỷ lại.
Khi điều trị không được dùng mệnh lệnh, phải hết súc tôn trọng giá trị thực của mỗi người.
Điều trị theo phương pháp nhân bản nếu dựa vào tín ngưỡng của người bệnh mà ám thị linh tính thì rất có hiệu quả. Ví dụ người bệnh tin vào Thượng Đế thì có thể nhắm mắt khấn:
– Ôi! Thượng đế, hãy giúp đỡ tôi khi tôi gặp khó khăn, hãy giúp đỡ tôi đến khi nào vận đen không còn ám ảnh tôi, không còn bệnh tật, phiền muộn qua đi, yên bình trở lại, tôi hoàn thành mọi công việc. A men!
– Cảm ứng linh tính có lợi cho việc phục hồi sức khỏe.
6. Phương pháp điều trị xung khắc bảy loại tình cảm
Con người có 7 thứ tình cảm và 6 loại ham muốn, mà 7 loại tình cảm được quy vào y lý là nhân tố đưa đến bệnh tật.
Bảy loại tình cảm là: Hỷ (vui), nộ (giận), ưu (lo), tư (suy nghĩ), bi (buồn), khủng (sợ), kinh (hoảng). Bảy loại tình cảm này do kích thích khác nhau mà biểu hiện trong nội tâm con người. Nếu dùng nguyên lý tình cảm chống lại tình cảm, tương sinh tương khắc thì có thể chữa được bệnh.
Sách Hoàng đế nội kinh viết:
“Nộ thắng tư, hỷ thắng bi, bi thắng nộ, khủng thắng hỷ, tư thắng khủng”.
Danh y triều Kim ở Trung Hoa là Trương Tư Hòa điều trị cho một bệnh nhân do ban đêm bị bọn cướp hành hung nên cứ nghe thấy tiếng kêu của đàn bà thì kinh sợ. Sau khi nghiên cứu kỹ quan hệ giữa tiếng đông với tiếng đàn bà, biết được nỗi hoảng sợ của người bệnh, Trương Tư Hòa kích thích trở lại, chữa khỏi bệnh bằng chính tiếng kêu ấy.
Sách y học cổ đại có chép:
“Giận có thể tĩnh lại, sợ có thể hạn chế vui, kinh hoàng àm thót tim”, đó là những hiệu quả điều trị bằng phương pháp xung khắc, hạn chế bảy loại tình cảm.
Sách Hoàng đế nội kinh viết:
“Giân làm tổn thương gan,
Vui làm tổn thương tim,
Suy nghĩ làm tổn thương thận,
Buồn làm suy tổn phổi”.
Đây là những tình cảm quá độ. Chỉ cần nắm vững nguyên lý tương sinh tương khắc của bảy loại tình cảm là có thể chữa được bệnh.
7. Phương pháp điều trị bằng động tác.
Điều trị bằng động tác cong gọi là phương pháp điều trị hành vi. Những năm 30 của thể kỷ XX, căn cứ vào nguyên lý phản xạ có điều kiện của Pavlov, các học giả theo phương pháp hành vi cho rằng các loại hành vi và bệnh trạng khác nhau của người bệnh đều biểu hiện trong cuộc sống thông qua sự hình thành phản xạ có điều kiện.
Do đó, phương pháp điều trị hành vi đã hình thành quy phạm và kỹ thuật nhất định. Căn cứ tình hình cuả người bệnh mà chọn các phương pháp chữa bệnh khác nhau.
phương pháp điều trị bằng mê muội có hệ thống:
chủ yếu lợi dụng tâm lý sợ hãi để chữa bệnh.
Khi điều trị để người bệnh tiếp xúc với các nhân tố mà họ sợ, từ yếu đến mạnh, từ ít đến nhiều, tiếp xúc có trật tự, làm cho người bệnh thích ứng dần với những nhân tố khiến họ sợ, mất đi các hành vi khác thường.
Trong điều kiện có thể, huấn luyện thao tác các cơ bắp làm cho tinh thần và thân thể thoải mái, tăng cường tác dụng ức chế tâm lý sợ hãi.
Nếu trẻ em sợ mèo hoặc chó có thể điều trị bằng cách cho các em nhìn các con vật này từ xa, sau đó lại gần, cuối cùng tiếp xúc với con vật, bỏ hẳn tâm lý sợ hãi.
phương pháp điều trị thô bạo hay xung kích.
Phương pháp này chủ yếu lợi dụng tâm lý sợ hãi để điêu trị, giống như phương pháp điều trị mê muội có hệ thống, cách điều trị này làm cho người bệnh bộc lộ hết tình cảm sợ hãi, rèn luyện cơ bắp, đồng thời trong thời gian dài giảm nhẹ và bỏ hẳn hành vi không tốt đẹp. Nhưng phương pháp này ngay từ đầu đã đưa người bệnh vào tình cảnh hết sức đáng sợ, kích thích từ mạnh đến yếu.
phương pháp điều trị này tuy nhanh nhưng đa số người bệnh không chịu nổi.
người bệnh có nội tâm hoảng sợ thường được dùng phương pháp mê muội. Phương pháp xung kich thô bạo chỉ thich hopej cho một số cá biệt.
Phương pháp khích lệ khen ngợi:
Đây là Phương pháp sữa chữa những hành vi không thích hợp bằng cách kịp thời khen thưởng những hành vi tốt đẹp.
Phương pháp cắt đứt hành vi hay cắt đứt tư duy:
Là Phương pháp cưỡng bức người bệnh cắt đứt những tư duy, những hành vi không tốt.
Phương pháp trấn áp, trừng phạt:
Khi thấy có hành vi không tốt, sẽ áp dụng trừng phạt để bỏ ngay hành vi xấu.
Phương pháp thi phạm (làm mẫu):
Đây là Phương pháp mô phỏng học theo.
Khi người bệnh tỏ ra sợ hãi điều gì đó, người điều trị tiếp xúc với những vật đó ngay trước mắt người bệnh, làm cho người bệnh quen dần và bắt chước theo.
Nhưng Phương pháp điều tri vừa kể trên là những cách áp dụng linh hoạt của Phương pháp điều trị bằng động tác. Phương pháp này được sử dụng nhiều để điều trị cho những người mắc bệnh phát sinh từ việc nằm mơ.
8. Điều trị bệnh mơ bằng phương pháp gây cười
Cá tính có tác động sức khỏe đối với con người. Người sống lâu là do tâm hồn phóng khoáng, không tính toán cá nhân, nhìn mọi việc và những người xung quanh với con mắt lạc quan.
Vui vẻ, tâm địa chính trực giúp tăng cường sức khỏe, tiêu tan bệnh tật.
Người xưa nói: “Một nụ cười khiến ta trẻ thêm 10 năm. Buồn rầu chóng bạc đầu”.
Sách y học đời Thanh – Trung Hoa có ghi chép Phương pháp chữa bệnh bằng cách gây cười.
Một câu chuyện kể rằng:
Có viên huyện lệnh tính tình u uất, buồn bã đã tìm thầy thuốc, nhiều phương cứu chữa mà không có hiệu quả.
Về sau có một danh y đến chữa bệnh cho ông này, xem bệnh tình rồi nói:
Do ngài kinh nguyệt không đều.
Vừa nghe viên huyện lệnh phá lên cười, phất tay áo
Về sau gặp ai, huyện lệnh cũng kể câu chuyện quái lạ đó, kể xong lại cười.
Nào ngờ không lâu bệnh khỏi.
Huyện lệnh biết mình sai lầm lớn, đến nhà danh y hậu tạ. Danh y nói:
Bệnh của ngài là bệnh tim, tình cảm bị tích tụ. Chữa bệnh này phải gây cười mới khỏi, tốt gấp mấy so với linh đơn thần dược.
Người nằm mơ lúc tỉnh giấc thấy buồn bã sợ hãi, chán chường cho nội dung giấc mơ, gây cười là phương pháp chữa trị tốt nhất.
9. Dựa vào quy luật tự nhiên biện chứng ngũ hành để chữa bệnh mơ
6000 năm trước đây, các nhà y học Ai Cập đưa ra ý kiến. Tim sản sinh ra tư duy. 4000 năm trước đây các học giả Babilon đã đưa ra ý kiến: Gan sản sinh ra tư duy. Lý luận y học phương Đông cho rằng:
– Tâm chủ thần minh (tim làm chủ thì tinh thần minh mẫn)
– Gan làm chủ phát ra buồn giận
– Thận ẩn tinh thần
– Mệnh môn là nguồn vô khí
– Phổi là chủ của tiêu và giáng xuống.
– Tỳ thăng: thanh nhàn, không ô trọc
– Ăn không tốt là do ngủ không yên
Tất cả đều có liên quan đến tư duy.
Ngũ hành biện chứng là sự khái quát quy luật tự nhiên của người phương Đông cổ, chủ yếu là ở Trung Hoa, đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi.
Người ta dùng 7 trạng thái tâm lý: Hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh theo nguyên tắc:
– Dùng tư bỏ ưu
– Dùng khủng bỏ kinh
Trong 5 loại trạng thái tâm lý: nộ, hỷ, tư, bi, khủng thì nộ, hỷ, tư là 3 loại tình cảm yếu.
Lạc cực sinh bi: nói rõ quan hệ cua vui, giận với buồn, sợ
Sợ và buồn là tình cảm xấu, rất bất lợi cho sự cân bằng tâm lý.
Gặp điều bi thương, nếu kéo dài thì sẽ suy yếu, đau đớn, phải tìm ra nguồn gốc để hòa giải.
Phải dùng giận vui, suy nghĩ để trừ bỏ sợ và buồn, giữ cân bằng tâm lý.
Trong ba loại trạng thái tâm lý giận, vui và suy nghĩ thì suy nghĩ là quan trọng nhất.
Vui là trong âm có âm.
Giận là trong dương có dương.
Vui – giận là một cặp mâu thuẫn, cũng là tình cảm chủ yếu của con người. Sách Hoàng đế nội kinh viết: “ Dương binh âm bí, tinh thân nãi trị” (dương bình thường âm bế tắc, phải chữa trị tinh thần). Bảy thứ tình cảm của con người không thể nào chia cắt được. Phải tự mình hoàn thiện, nhớ lại hôm qua, nhiệt tình với hôm nay, nhìn ngày mai đầy triển vọng.
Leave a Reply