ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH LÀ GỐC CỦA BÁT TỰ
Muốn tìm hiểu về Thập thần, trước tiên phải ôn lại một chút về quan hệ ngũ hành, vì Thập thần chính là sự mở rộng của quan hệ ngũ hành.
Ngũ hành tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Ngũ hành tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Thủy vượng chủ về thông minh, có tinh thần phục vụ; nếu quá vượng thì tính nóng nảy, nhiều ảo tưởng và hay thay đổi.
Mộc vượng chủ về sự nhân từ của quân tử; quá vượng sẽ thành trì độn, dễ bị lừa gạt.
Hỏa vượng chủ về tự tin, thích mạo hiểm; quá vượng sẽ trở thành tính khí nóng nảy, thiếu tỉnh táo. Người Hỏa vượng nước da thường rất xấu.
Kim vượng chủ về hướng nội, chín chắn, có tinh thần nghĩa hiệp; quá vượng chủ về kiêu ngạo, có sức phá hoại. Người Kim hàn Thủy lãnh thường rất xinh đẹp.
Thổ vượng chủ về thành thực, bao dung; quá vượng lại thành trì độn.
Bát tự thiếu Thổ, sẽ thiếu tinh thần từ thiện.
Bát tự thiếu Hỏa, sẽ thiếu tinh thần cầu tiến.
Bát tự thiếu Thủy, sẽ thiếu tính linh hoạt.
Bát tự thiếu Kim, sẽ thiếu sức công phá.
Bát tự thiếu Mộc, sẽ thiếu lòng nhân nghĩa.
CON NGƯỜI CỔ TỔNG CỘNG MỘT TRIỆU LOẠI VẬN MỆNH
Đã có được kiến thức về thiên can, địa chi, âm dương, ngũ hành, lại tiếp tục tìm hiểu về “Thập thần”, như vậy, đã có thể khám phá được huyền cơ của đời người thông qua Bát tự.
Căn cứ vào thuộc tính âm dương, thiên can có thể được chia thành hai loại; căn cứ vào thuộc tính ngũ hành có thể chia thành năm loại.Từ đó, đã hình thành mười loại quan hệ tương hỗ giữa các thiên can, Bát tự học gọi đó là “Thập thần”, bao gồm: Chính Ấn, Thiên Ấn (còn gọi là Kiêu Thần), Thương Quan, Thực Thần, Chính Quan, Thất Sát (còn được gọi là Thiên Quan), Chính Tài, Thiên Tài, Kiếp Tài (còn gọi là Dương Nhẫn), Tỷ Kiên.
Người có dụng thần là Tài, đặc biệt yêu thích tiền bạc. Đàn ông có dụng thần là Tài, tiền càng nhiều càng phong lưu.
Người có dụng thần là Ấn, rất thích được người khác chiều chuộng.
Người dụng thần là Quan, phải bị người khác hành hạ mới thành công.
Người có dụng thần là Thực Thương, cần sinh đẻ nhiều và sáng tạo nhiều mới có vận tốt. Người chi tháng tiết hết khí của nhật nguyên, rất có tinh thần cống hiến.
Người dụng thần là Tỷ Kiếp, có bạn bè giúp đỡ càng dễ dàng thành công.
“Thập thần” là vai trò của bảy chữ còn lại trong Bát tự trong quan hệ tương ứng với nhật nguyên. Ví dụ, nếu như nhật nguyên là “Kỷ” “Thập thần” của nó sẽ như trong bảng sau:
Thập thần có thể phản ánh chính xác 5 tính cách của một người. Trong Bát tự, tổng cộng có bảy chữ mang thuộc tính “Thập thần”, bảy chữ này có thể là bất kỳ “thần” trong “Thập thần”. Bảy “thần” này cộng với hai chữ của đại vận, tổng cộng có chín chữ, chúng tổ hợp lại thành tổng cộng hơn mặt triệu khả năng, vì vậy ít nhất tính cách của con người cũng phải được chia thành một triệu kiểu.
Mỗi thần trong Thập thần đều mang tính chất riêng, và mỗi loại lại đều có cả tính cách tích cực và tính cách tiêu cực. Nếu là dụng thần, tính cách tích cực sẽ được thể hiện nổi bật hơn; nếu là kỵ thẩn, tính cách tiêu cực sẽ được thể hiện nổi bật hơn.
Mười “thần”trên đây vừa có thể phản ánh tính cách của bản thân, lại vừa có thể phản ánh tình hình của người thân. Ví dụ, Chính Ấn tượng trưng cho mẹ, nếu như trong Bát tự Chính Ấn cường vượng, thì mẹ sẽ mạnh khỏe; nếu như Chính Ấn suy nhược lại bị hình xung, vận mệnh của mẹ sẽ không tốt; nếu như số lượng Chính Ấn quá nhiều, thì mẹ sẽ mệt mỏi quá độ.
Nguồn: choiphongthuy.com Lý Cư Minh
Leave a Reply