Đoán mộng được vận dụng vào phương diện chính trị từ thời Trung Quốc cổ đại. Đương nhiên, Trung Quốc thời bấy giờ cũng không thiếu những nhà chính trị chính trực. Như mọi người trên thế gian, họ vẫn nằm mộng và không hề phủ nhận sự tồn tại của chúng. Thế nhưng, do khát khao mở rộng chính nghĩa, những con người đấy trước sau như một, không hề lo sợ sự linh nghiệm của mộng dữ, kiên quyết bảo vệ đến cùng lập trường chính trị của mình. Những tinh thần quật cường đó là tấm gương ngời sáng cho thế hệ con cháu noi theo. Ví như chuyện ba giấc mơ của Phạm Trọng Yêm.
Khi làm quan ở Khánh Châu, Phạm Trong Yêm thay thế một quan phủ đã qua đời sai người viết một bài minh (bài văn khắc trên đá, trên đồ uống để ghi công đức). Vì bài minh có đề cập đến một vài chuyện riêng tư của vị quan phủ đấy, nên nhiều người khuyên Phạm Trọng Yêm hãy nể chút tình khi đặt bút đề chữ. Phạm Trọng Yêm kiên quyết không chấp thuận. Thế là, từ hôm đấy ông mơ ba giấc mơ quái lạ.
Trong giấc mộng đầu tiên, Phạm Trọng Yêm mơ thấy vị quan đã chết kia trở về tìm ông. Vị quan khẩn nài Phạm Trọng Trong giấc mộng đầu tiên, Phạm Trọng Yêm mơ thấy vị quan đã chết kia trở về tìm ông. Vị quan khẩn nài Phạm Trọng Yêm chỉnh sửa lại bài minh. Phạm Trọng Yêm một lòng không hề châm chước. Vị quan tức giận đùng đùng: “Ngươi vẫn bình chân như vậy ư, ta đây sẽ lấy mạng con trai cả của ngươi. Lúc đó đừng trách ta không báo trước!” Phạm Trọng Yêm thản nhiên bảo: “Chết và sống, không thể cầu xin, ông cứ làm như lời ông nói.” Quả nhiên, chỉ vài ngày sau, con trai cả của Phạm Trọng Yêm – Thuần Hựu – lăn đùng ra chết.
Sau đấy vài ngày, Phạm Trọng Yêm lại mơ thấy vị quan đấy. Ông ta giận dữ bảo: “Nếu ngươi vẫn không làm theo lời ta, ta sẽ tiếp tục hại chết đứa con trai nữa của ngươi.” Phạm Trọng Yêm vẫn nhất nhất không tuân. Chẳng bao lau sau, con trai kế của ông – Thuần Nhân – mắc phải bệnh nặng. Ai nấy đều khuyên ông sữa chữa bài minh cho yên chuyện, nhưng Phạm Trọng Yêm vẫn giữ vững lập trường.
Vài hôm sau, Phạm Trọng Yêm một lần nữa mơ thấy vị quan kia. Vừa trông thấy Phạm Trọng Yêm, ông ta đã tặc lưỡi khen ngợi đức hạnh cao thượng của Phạm Trong Yêm. Vị quan nịnh nọt nhiều lời, sau cũng vẫn không quên nhắc lại chuyện thỉnh cầu trước nay. Ông ta bảo: “Con trai lớn của ngươi vốn sắp bị thần chết bắt đi, ta đây chẳng cách nào xin cho cái mạng xấu số của hắn; lần này nếu ngươi giúp ta sữa chữa bài minh, ta có thể bảo đảm con trai thứ của ngươi được bình an”. Vị quan vừa dứt lời, Phạm Trọng Yêm nói như đinh đóng cột: “Một chữ cũng không đổi” Từ đấy về sau vị quan trong mộng đã không còn tìm đến ông nữa.
Leave a Reply