Nêu cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo.
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
– Thanh Thảo tên là Hồ Thành Công, tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở chiến trường miền Nam, sáng tác thơ từ năm 1977, được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca viết về chiến tranh và thời hậu chiến. Thơ ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lôi biểu đạt dễ dãi.
– Một bài thơ mang đậm phong cách thơ Thanh Thảo, giàu suy tư mãnh liệt, phóng túng trong cảm xúc, lấy cảm hứng từ những giây phút bi phẫn trong cuộc đời của người nghệ sĩ – chiến sĩ vĩ đại Har-xia Lor-ca: Đàn ghi ta của Lor-ca.
II. THÂN BÀI
A. TỔNG
1. Trường hợp sáng tác
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được Thanh Thảo viết ở trại sáng tác Quân khu Năm
— Đà Nẵng năm 1979, được công chúng biết đến lần đầu năm 1985, khi tập thơ Khối vuông ru-bích ra đời.
2. Cảm hứng sáng tác
Có thể xem đây là một bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ Thanh Thảo. Ông ghi lại: “Tôi viết bài thơ trong trạng thái không nghi ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn”. Điều này chứng tỏ Lor-ca đã ám ảnh tâm thức của Thanh Thảo trong một thời gian dài, đến ngưỡng cảm hứng, thì tự nhiên bài thơ đã ngân vang như một khúc giao hưởng trầm buồn mà phần đệm là những giọt âm luyến láy thiết tha li-la li-la li-la ngân lên từ cây ghi-ta cổđiển.
3. Kết cấu nghệ thuật
– Dòng 1 – 6: Hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca, một chiến sĩ đấu tranh cho tự do dân chủ- với nền chính trị độc tài và nghệ thuật bảo thủ già nua của Tây Ban Nha.
– Dòng 7 – 18: Giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor-ca
– Dòng 19 – 31: Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
B. PHẢN
1. Câu đề từ
Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn
Thanh Thảo đã lây câu thơ được coi là di chúc của Lor-ca để đề từ cho bài thơ của mình. Với Lor-ca, cây đàn là biểu tượng của nghệ thuật và cũng với ông, nghệ thuật là tình yêu, là lẽ sống. Như vậy Lor-ca không thể rời xa nghệ thuật ngay cả khi từ giã cõi đời. Tây Ban Nha là quê hương của cây đàn ghi-ta và đàn ghi-ta là biểu tượng cho đất nước Tây Ban Nha, vì thế câu đề từ còn biểu hiện tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ Lor-ca với xứ sở quê hương.
Hơn nữa, Lor-ca còn là một nhà cách tân nghệ thuật. Ông biết thi ca của mình một ngày nào đó có thể sẽ án ngữ những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật, nên đã di chúc dặn họ hãy vượt qua thần tượng cũ – phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. Đạo đức của những người sáng tạo là khi đã làm xong việc của mình, sáng tạo đã hết, thì phải biết lui vào quá khứ để những thế hệ sau mạnh dạn bước tới trên con đường của nghệ thuật và tự do. Đây là tư tưởng sâu sắc của Lor—ca và Thanh Thảo đã lấy câu thơ này làm đề từ, ngầm hướng người đọc hiểu thông điệp thực sự của bài thơ.
2. Hình ảnh người nghệ sĩ – chiến sĩ đơn độc
những tiếng đàn bọt nước T
ây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
(1) Hiện lên trong đoạn đầu bài thơ là hình ảnh của Lor-ca, người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX. Trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha thời ấy, Lor-ca với tấm áo choàng đỏ gắt, như một võ sĩ trên đấu trường. Màu đỏ gắt nhự một lời tuyên chiến, một sự tách đấu mạnh mẽ. Ấn tượng về những tiếng đàn bọt nước gợi lên sự tinh tế, mong manh của cái đẹp. Tiếng đàn thì êm, ái, du dương, còn bọt nước thì dễ vỡ, mong manh… ta liên tưởng cái tài hoa và cuộc đời ngắn ngủi của Lor-ca. Hình ảnh và sắc màu trong hai dòng thơ đầu mang tính chất tượng trưng, gợi liên tưởng đa chiều: đây quả là sự tương phản giữa tiếng đàn bọt nước với áo choàng đỏ gắt. Lor-ca như một đấu sĩ cô độc trên đấu trường mà đối thủ chính là nền chính trị độc tài, tàn bạo và nền nghệ thuật già nua, bảo thủ của Tây Ban Nha. Quả là một cuộc đấu không cân sức.
(2) Biện pháp hoán dụ,-chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác làm bật lên chuỗi hợp âm li-la li-la li-la và chuỗi hợp âm này sẽ xuyên suốt bài. Nó đã tạo nên nhạc tính cho bài thơ, vì âm thanh li-la li-la li-la nghe như tiếng đàn ghi-ta. Đồng thời cũng gợi nhớ hình ảnh bông hoa tử đinh hương phảng phất buồn. Cùng với âm thanh, hình ảnh thơ tượng trưng (miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn) gợi nhiều liên tưởng. Nhà nghệ sĩ Lor-ca thật đơn độc suốt hành trình lí tưởng gian nan, soi bóng lẻ loi trên những con đường đầy hiểm nguy, trong khi chàng chỉ có cây đàn cùng tiếng hát hộ thân:
đi lang thang về miền đơn độc
3. Giây phút bi phẫn trong cuộc đời Lor-ca
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy
(1) Trước tiên, ta có thể thấy được sự đối lập ở mấy dòng thơ đầu. Tây Ban Nha, nghêu ngao mang thanh bằng, thong thả, thể hiện tinh thần phóng khoáng, tự do, yêu nghệ thuật của Lor-ca, qua diệu dân gian An-đa-lu-xi-a.
(2)bỗng kinh hoàng áo
choàng bêbết đỏ
Sử dụng nhiều thanh trắc cùng nhịp thơ dồn dập diễn tả cái chết đau thương và bất ngờ, không một dấu hiệu báo trước. Áo choàng bê bết đỏ là hình ảnh thực trong những trận đấu bò mà đôi khi người đấu sĩ bị thương đẫm máu hoặc đã chết. Hình ảnh này tượng trưng cho việc Lor-ca bị xử bắn. Chế độ độc tài hoảng sợ trước sức mạnh tinh thần phản kháng của Lor-ca nên đã vội vã giết chết người chiến sĩ của tự do, người nghệ sĩ của cái mới. Lor-ca bị điệu ra bãi bắn như người mộng du, vì không ngờ cái chết đến với mình sớm như thế trong khi mọi dự định, mọi ý tưởng cho tương lai của đất nước, của nghệ thuật chỉ mới bắt đầu.
(3) Những sự việc khốc liệt ấy tạo nên một cú sốc dây chuyền, được thế’ hiện qua thủ pháp tượng trưng, chuyển đổi cảm giác. Âm thanh tiếng đàn vỡ ra thành màu sắc: màu lá xanh; thành hình khối: tròn bọt nước, thành chuyển động: vỡ tan, ròng ròng, chảy. Phép hoán dụ cũng được vận dụng: tiếng ghi-ta tượng trưng cho Lor-ca, nâu là màu của cây đàn tượng trưng cho nghệ thuật, cũng là màu của đất, như thể Lor—ca đã đem theo những dự định cách tân nghệ thuật về với đất mạ. Hơn nữa, màu nâu còn tượng trưng cho màu nhung nhớ trong tình yêu. Cô gái ấy có thể chỉ An-na Ma-ri-a, người yêu của Lor—ca, mà sau khi Lor-ca mất, Ma-ri-a mãi mãi không lấy chồng. Bầu trời cô gái ấy có thể hiểu là bầu trời tự do của Ma-ri-a và tình yêu của Lor-ca bao trùm bầu trời ấy. Tiếng ghi ta lá xanh như hi vọng thiết tha vào thế hệ sau sẽ kế tục thực hiện hoài bão của Lor-ca. Tiếng ghi ta tròn bọt nước đã vỡ tan bàng hoàng, tức tưởi. Cuối cùng, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy thật đớn đau, bi thiết như những tiếng lòng của Lor-ca trong những phút giây bi phẫn nhất của cuộc đời: bọn người tàn bạo đã hủy diệt cái đẹp, vùi dập tài hoa và chôn lấp hoài bão, dự định tốt đẹp về tương lai của chàng.
4. Niềm tin mãnh liệt vào-sự hất tử của tiếng đàn Lor-ca
(1) Sau những dòng thơ về cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, hình ảnh thơ trở nên dịu buồn hơn khi khẳng định niềm tin của tác giả vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Thể hiện nhiều ý nghĩa. Có thể do ảnh hưởng của Lor-ca quá lớn nên thế hệ sau không ai có thể vượt qua được “cái bóng” của nhà thơ. Cũng có thể đây là nỗi tiếc xót hành trình cách tân dang dở không chỉ đối với bản thân Lor-ca, mà còn với nền văn
chương Tây Ban Nha. Bởi lẽ nhà cách tân Lor-ca đã chết, nghệ thuật thiếu vắng người dẫn đầu, nghệ thuật trở thành thứ cỏ mọc hoang. Cũng có thể hiểu rằng dù giết chết nhà nghệ sĩ Lor-ca một cách hèn hạ, chế độ độc tài phát xít vẫn không thể tiêu diệt được tinh thần, tư tưởng của Lor-ca, mà trái lại tinh thần, tư tưởng ấy mạnh mẽ vô cùng, như cỏ mọc hoang, phát triển mãi mãi.
(2)giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng
Sử dụng phép so sánh mang khuynh hướng tượng trưng hóa, theo lối chuyển nghĩa: vầng trăng trong đáy giếng như giọt nước mắt khổng lồ hoặc giọt nước mắt sáng trong như vầng trăng bất tử. Tất cả đều biểu hiện một nỗi tiếc thương vô hạn của Thanh Thảo đối với Lor-ca, thần tượng của ông. Như vậy, tiếng đàn của nhà nghệ sĩ như đã lan tỏa chiều ngang như cỏ mọc hoang, xuống tận chiều sâu thăm thẳm của đáy giếng và vươn lên cao với vầng trăng… mà đi vào cõi trường tồn, bất diệt.
(3) đường chỉ tay đã đứt
Là hình ảnh ẩn dụ số phận ngắn ngủi, cái chết bất ngờ của Lor-ca
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi-ta màu bạc
Là hình ảnh tượng trưng người nghệ sĩ bơi qua dòng sông số mệnh về với cõi vĩnh hằng, mặc dù trong lòng chàng vẫn còn nỗi day dứt về hành trình cách tân dang dở.
(4)chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
Có lẽ Lor-ca không tin vào cái gọi là định mệnh. Hành động ném lá bùa như một cách giải thoát khỏi số phận. Khi Lor-ca ném trái tim mình là đã thực sự giải thoát: người nghệ sĩ đi vào chôn vĩnh hằng mà không mang theo một tiếng tăm, một chút công danh nào và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của con người Lor—ca.
(5) Âm thanh li-la li-la li-la… cuối bài thơ hợp âm của tiếng đàn ghi-ta, gợi lên nỗi buồn đầy mến yêu, ngưỡng mộ đối với Lor—ca. Đây còn là hình ảnh những đóa hoa li—la tím (tử đinh hương) của người đời tưởng niệm Lor-ca, cũng có thể hiểu là muôn đóa hoa của sự sống đang nảy nở từ cái chết đau thương của nhà nghệ sĩ, thể hiện sức sống bất diệt của những giá trị chân chính trên cõi đời này.
C. HỢP
1. Đàn ghi-ta của Lor-calà bài thơ đặc biệt, có sự hài hòa giữa nhạc và thơ, cấu trúc tự sự đan xen trữ tình, hình ảnh thơ tạo liên tưởng giàu cảm xúc. Phép so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mang màu sắc tượng trưng, sự thực càng làm bài thơ trở nên độc đáo, đầy ấn tượng.
2, Lấy cảm hứng từ những giây phút bi phẫn nhất của cuộc đời Lor-ca, bài thơ đã khắc họa số phận, tính cách và con người của người nghệ sĩ đại diện cho ngọn cờ tự do, đấu tranh vì sự đổi mới nghệ thuật của Tây Ban Nha trong những năm 30 thế kỉ trước.
III. KẾT BÀI
Qua bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca, Thanh Thảo không chỉ tạo dựng chân dung người nghệ sĩ – chiến sĩ Gar-xi-a Lor-ca một cách trung thực, mà còn khiến người đọc cảm nhận rõ vẻ đẹp tâm hồn, tính cách đậm chất Tây Ban Nha của Lor-ca.
Tiếng đàn ấy, sức sống ấy vẫn ngân vang những tiếng li-la li-la li-la với hình ảnh một Lor-ca với chiếc ghi-ta màu bạc vẫn rong ruổi trên hành trình dân tộc Tây Ban Nha, hát lên những bài ca đấu tranh cho tình yêu, cho sự sống. Phút gặp gỡ của nhà thơ Việt Nam Thanh Thảo với Lor-ca đã làm nên một bài thơ còn nóng hổi hơi thở cuộc sống hiện đại, ca ngợi người chiến sĩ trong đội ngũ đấu tranh mãi mãi vì tự do, quyết không cúi đầu trước các thế lực bạo tàn.
Leave a Reply