A. Mục tiêu:
– Biết nội dung của từng đoạn văn trong một bài văn.
– Biết viết từng đoạn văn trong một bài văn.
B. Nội dung
1. Các đoạn văn trong bài “Cái cối tân ” (sách Tiếng Việt 4, tập 1/ trang 143- 144)
– “Cái cối xinh xinh… nhà trống” (mở bài): giới thiệu cái cối xay lúa mới.
– “U gọi nó… ù ù”: tả bao quát và chi tiết hình ảnh cái cối xay lúa.
– “Chọn… cả xóm”: cách sử dụng cối xay lúa.
– “Cái cối xay… anh đi” (kết bài mở rộng): tình cảm của tác giả đối với cái cối xay lúa cũng như các đồ vật trong nhà.
2. Ghi nhớ:
– Mỗi đoạn văn miêu tả đồ vật có một nội dung nhất định, chẳng hạn: giới thiệu về đồ vật, tả bao quát đồ vật, tả từng bộ phận của đồ vật hoặc nêu lên tình cảm, thái độ của người viết về đồ vật…
– Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng.
3. Luyện tập:
a. Đọc bài văn “Cây bút máy” (Tiếng Việt 4, tập 1. trang 170).
– Bài văn gồm mấy đoạn văn (4 đoạn).
– Tìm đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy (“Cây bút dài… bóng loáng. ”).
– Tìm đoạn văn tả cái ngòi bút (“Mở nắp ra,… cất vào cặp. “).
– Hãy tìm câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn thứ ba.
Câu mở đoạn: “Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ”.
Câu kết đoạn: “Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị lòe trước khi cho vào cặp”.
b. Em hãy viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
Chiếc bút chỉ to bằng ngón tay trỏ của em, thon dài, độ một gang tay, màu đỏ tươi. Nắp bút mạ kim nhũ bóng loáng. Thanh cài của nắp bút chỉ độ ba li, màu đen. Trên thân bút nổi bật hàng chữ “Bút mài Thiên Long.”.
Leave a Reply