Kể lại Bánh chưng, bánh giầy theo văn bản trong sách ngữ văn 6.
BÀI LÀM
Năm ấy Hùng Vương thứ sáu đã khá già. Vua có những hai mươi người con trai nhưng vẫn chưa biết sẽ truyền ngôi cho người nào.
Nhân dịp tết sắp đến, nhà vua cho gọi cả hai mươi người con trai lại rồi nói:
– Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đến nay đã được sáu đời. Nhờ ơn đức của Tiên vương, tuy nhiều lần bị giặc Ân quấy nhiễu, dân ta vẫn sống trong thanh bình thịnh trị. Nay ta đã già, ta sẽ chọn trong số các con người sẽ thay ta trị vì trăm họ. Người thay ta phải nối chí ta. Ngày Tết sắp đến, cũng là ngày lễ Trời, Đất và các đấng Tiên vương. Ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có các Tiên vương chứng giám.
Sau buổi đó, các lang con vua đua nhau cho người lên rừng xuống biển để tìm kiếm của ngon vật lạ. Ai cũng mong được chọn làm người nối ngôi cha.
Riêng người con thứ mười tám là Lang Liêu thì không biết cậy vào ai. Lang Liêu sớm mồ côi mẹ, từ khi ra ở riêng chỉ biết chăm lo trồng trọt, chăn nuôi, nên ngoài lúa gạo, chẳng có thứ gì quý giá.
Một đêm, Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến bảo:
– Trong trời đất, không có gì quý bằng lúa gạo, vì lúa gạo nuôi sống người ta. Nó quý những ai cũng có thể tự tay làm ra được. Vậy con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. Lang Liêu tỉnh dậy, rất mừng rỡ Chàng bèn chọn gạo nếp tốt, đem vo sạch, lại lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành bánh hình vuông, chẻ giang làm lạt buộc chặt, rồi cho vào nồi to nấu kỹ thành một thứ bánh khác hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên vương, các lang tấp nập mang của ngon vật lạ chả phượng nem công, sơn hào hải vị, không thiếu thứ gì. Vua cha xem mỗi thứ một lượt. Nhà vua dừng lại rất lâu trước cỗ bánh của Lang Liêu. Vua hỏi cặn kẽ. Lang Liêu kể lại giấc mộng gặp thần. Vua ngẫm nghĩ rồi truyền đem hai thứ bánh ấy làm lễ cúng Trời, Đất và Tiên vương.
Lễ xong, vua cho đem bánh ra cùng ăn với quần thần. Ai cũng khen bánh ngon và lạ.
Nhà vua nói:
– Bánh của Lang Liêu vừa ngon, lạ, lại vừa có ý nghĩa sâu xa. Bánh vuông là tượng trưng cho Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, là dong là tựng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên bánh này là bánh chưng. Bánh tròn là tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Từ nay, vào dịp lễ tết, nên làm hai thứ bánh ấy. Lang Liêu đã tìm được lễ vật hợp ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.
Từ đó về sau, dân ta theo tục lễ Tết đến nhà nhà đều làm bánh chưng, bánh giầy. Cũng từ đó, người trong nước đua nhau chăm chỉ trồng trọt, chăn nuôi.
Leave a Reply