Nói về “Bình Ngô đại cáo”, trong diễn văn tại lễ kỉ niệm 600 năm năm sinh Nguyễn Trãi, ông Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Bình Ngô đại cáo” có giá trị như bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt… “Bình Ngô đại cáo”còn là một bản Tuyên ngôn Nhân đạo và Hòa bình của Nhà nước Đại Việt.
Hãy phân tích ‘‘Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ nhận định trên.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài chứng minh văn học, cụ thể là chứng minh một nhận định về nội dung tác phẩm văn học (bằng cách phân tích tác phẩm đó).
– Nội dung: Bình Ngô đại cáo là:
• Bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai.
• Bản Tuyên ngôn Nhân đạo và Hòa bình của Nhà nước Đại Việt.
GỢI Ý
Thân bài có thể được triển khai theo hai yêu cầu về nội dung.
A. “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” LÀ BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP LẦN THỨ HAI CỦA NƯỚC ĐẠI VIỆT
1. Bài thơ Namquốc sơn hàcủa Lí Thường Kiệt được đánh giá là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta:
Nam quốc san hà Nam đế cư
(Sông núi nước Nam vua Nam ở)
2. Tiếp theo bài thơ Nam quốc sơn hà, bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chính là bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai trong lịch sử nước ta:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Bình Ngô đại cáo đã thể hiện một nhận thức sâu sắc, toàn diện về quyền dân tộc, quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của nước Đại Việt. Bình Ngô đại cáo trịnh trọng tuyên bố nền độc lập dân tộc sau chiến thắng oanh liệt quân Minh xâm lược, mở ra một thời đại mới cho dân tộc.
B. “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” CÒN LÀ MỘT BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN ĐẠO VÀ HÒA BÌNH CỨU NHÀ NƯỚC ĐẠI VIỆT
1. Bình Ngô đại cáo là một bản Tuyên ngôn Nhân đạo:
– Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời được nêu cao như là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân…)
– Tư tưởng nhân nghĩa còn được thể hiện sâu sắc trong bài Cáo. Nó trở thành phương châm chiến đấu của cuộc khởi nghĩa (Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo).
– Tư tưởng nhân đạo còn được thể hiện sáng ngời: đau xót trước thảm họa của nhân dân, lên án tội ác dã man, tàn bạo của quân xâm lược, mở đường hiếu sinh cho hàng chục vạn quân giặc khi đã bại trận, đầu hàng…
2. Bài Cáo là một bản Tuyên ngôn Hòa bình:
– Nêu cao khát vọng hòa bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hòahiếu giữa hai dân tộc: Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng, Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
– Kết thúc bằng việc tuyên bố mở ra một thời kì mới của đất nước trong hòa bình, độc lập, thể hiện một ước vọng và niềm tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của đất nước (Muôn thuở nền thái bình vững chắc – Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới).
Leave a Reply