Hãy phân tích đoạn thơ trong “Chinh phụ ngâm khúc”:
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên,
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.”
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích tác phẩm trữ tình, cụ thể là phân tích đoạn thơ trích trong một tác phẩm trường thiên.
– Nội dung
• Tâm trạng nhớ nhung
• Tâm trạng sầu muộn của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm khúc).
GỢI Ý
Phân tích đoạn thơ Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ chủ yếu là làm nổi bật hai sắc thái của tâm trạng người chinh phụ: nhớ nhung và sầu muộn.
Thân bài có thể được triển khai theo hai ý chính sau:
A. TÂM TRẠNG NHỚ NHUNG CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
1. Tâm trạng nhớ nhung của người chinh phụ được thể hiện qua sáu câu thơ đầu. Nhân vật trữ tình – người chinh phụ – đã thổ lộ tâm trạng của mình:
Lòng này gửi gió đông có tiện
……
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.
2. Người chinh phụ gửi nỗi niềm thương nhớ qua ngọn gió đông (gió mùa xuân). Hình ảnh gió đông, non Yên, trời thăm thẳm có tính chất ước lệ, gợi lên sự xa cách muôn trùng giữa chinh phụ và chinh phu. Khoảng không gian vôtận chia cách đó càng làm nổi bật nỗi nhớ nhung của chinh phụ. Đó là nỗi nhớ triền miên trong thời gian (đằng đẵng) và được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian (bằng trời):
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
Nỗi nhớ thương đằng dặc ấy được thể hiện tài tình qua thể thơ song thất lục bát với âm điệu triền miên và lối điệp ngữ (non Yên – non Yên, bằng trời – trời thăm thẳm…).
3. Nỗi nhớ cũng thể hiện qua từ láy đau đáu:
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong,
Hai từ láy đằng đẵng, đau đáu cộng hưởng với nhau, gợi lên nỗi nhớ thiết tha canh cánh bên lòng. Nhưng từ đằng đẵng chỉ thời gian dài đặc, trường độ của nỗi nhớ. Còn từ đau đáu biểu thị sự tập trung, sự trăn trở, chỉ độ sâu của nỗi nhớ. Nỗi nhớ nhói lên nỗi đau. Từ thiết tha (người thiết tha lồng) mang giá trị biểu cảm sâu sắc: như cắt như mài da thịt.
Hai câu kế tiếp chuyển mạch thơ, mở ra những cảnh thiên nhiên để tả cảnh ngụ tình.
B. TÂM TRẠNG SẦU MUỘN CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
1. Ba khổ thơ cuối tả hai bức tranh thiên nhiên với những điểm khác nhau về thời gian, không gian và tính chất. Cảnh sương tuyết gió mưa không thể hòa nhập với cảnh
hoa thắm, trăng trong. Điều tác giả quan tâm hơn cả là lôgíc nội tâm nhân vật chứ không phải là lôgíc ngoại cảnh. Trong cảnh thiên nhiên thứ nhất, nét lạnh lẽo, thê lương được tô đậm:
Sướng như búa bổ mòn gốc liễu
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.
Hình ảnh búa, cưa vốn gợi lên sự phũ phàng, lại kết hợp với các động từ bổ, xẻ càng thể hiện sức tàn phá dữ dội của sương tuyết. Những từ mòn, héo gợi cảnh tàn tạ dần dần. Trong không gian buốt lạnh tuyết sương ấy, những âm thanh (tiếng sâu tường, tiếng dế, tiếng chuông chùa) lại càng gợi vẻ hoang vắng của cảnh vật. Giữa cảnh vật ấy, tâm trạng người chinh phụ chìm sâu vào nỗi cô đơn vò võ.
2. Cảnh vật ở đây cũng biến đổi để phù hợp với tâm trạng nhân vật. Trong hai khổ thơ cuối, cảnh thiên nhiên tuy có gợi chút não nùng nhưng cũng có những nét đẹp với màu sắc, đường nét tuyệt vời:
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
3. Âm điệu có tính chất đặc thù của thể thơ song thất lục bát thể hiện rõ qua cách ngắt nhịp. Tất cả thanh trắc ở tiếng thứ ba của các câu thứ nhất đã khắc họa rõ nét cảnh vật và xoáy sâu vào lòng người. Trong khổ thơ cuối, sáu từ hoa và sáu từ nguyệt được lặp lại. Nghệ thuật điệp từ sóng đôi kết hợp với các động từ theo, dãi, lồng gợi lên sự quấn quýt giữa hoa và nguyệt, hoa nguyệt cùng tỏa sắc lên hương. Ý thơ thể hiện gián tiếp nỗi khát khao âm thầm mà mãnh liệt được hưởng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. Đó là khát vọng mang đậm tính nhân bản của đoạn thơ.
Leave a Reply