Chủ đề: “Nam và Nữ”
BÀI LÀM 1
(Chuyện kể: “Con gái”)
Được bố mẹ sinh ra, dù là nam hay nữ cũng đều đáng quý. Thế nhưng, theo cảm tính thông thường của người châu Á cũng đều mong có một mụn con trai cho “nối dõi tông đường”. Truyện kể sau đây cho ta thấy con gái cũng giỏi và cư xử đúng mực, là niềm vui của cả nhà.
Mẹ của Mơ sắp sinh em bé. Cả nhà Mơ mong đợi, háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em bé gái. Dì Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa.”, cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.
Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Cô bé không hiểu vì sao mọi người lại không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gìcon trai nhỉ? Ởlớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơđã về nhà cặm cụi tưới rau, chăm chỉ chẻ củi giúp mẹ nấu cơm. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ, các bạn nói rằng con gái chả được tích sự gì. Thật tức ghê!
Mẹ phải nghỉ ở nhà, bốđi công tác xa. Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng dịu dàng nói nhỏ: “Đừng vất vả thế, đểsức mà lo học, con ạ!”. Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: “Mẹ ơi! Con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!”. Mẹ ôm chặt Mơ, xúc động trào nước mắt.
Tối đó, bố về đến nhà. Bố ôm Mơ chặt đến nghẹt thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trên nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đó. Dì Hạnh tự hào nói:
– Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai vẫn không bằng.
Chuyện kể cho ta thấy xã hội Việt Nam vẫn còn coi trọng việc có con trai nối dõi, sinh con sao có một đứa con trai còn hơn sinh hai ba bốn đứa con gái. Suy nghĩ đó thật lạc hậu. Theo em, trai hay gái thì đều là con người, một đứa con thảo hiền, giỏi giang, có giáo dục tốt đều là niềm tự hào của bố mẹ… như Mơ ở trong truyện vừa kể thì liệu có ai dám chê con gái là “vô tích sự” không?
BÀI LÀM 2
(Chuyện kể: “Công việc đầu tiên”)
Lịch sử Việt Nam ta có biết bao anh hùng, lãnh tụ là phụ nữ. Trải qua mấy nghìn năm, em vẫn nghe âm vang nước triều sông Hát với oai phong lẫm liệt của Hai Bà Trưng; thoảng trong gió tiếng cồng voi của Bà Triệu… Những tấm gương oanh liệt ngã xuống: Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu… tất cả những anh hùng đó đều là phụ nữ và họ đều đã hi sinh oanh liệt. Có những người phụ nữ ngoan cường, thông minh, dũng trí trong đấu tranh giải phóng Tồ quốc. Bài tập đọc “Công việc đầu tiên” giới thiệu cho em biết chiến công của thiếu tướng Nguyễn Thị Định.
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi bà Định vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba bà Định ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn rồi hỏi bà Định (lúc ấy bà Định còn là thiếu nữ):
– Út có dám rải truyền đơn không?
Bà Định vừa mừng vừa lo, nói:
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười rồi dặn dò bà Định tỉ mỉ, cuối cùng anh nhắc:
– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biếtđây là giấygì!
Nhận được công việc vinh dự đầu tiên này, bà Định thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm không yên. Đêm đó, bà nôn nao không ngủ được, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách rải truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, bà Định giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bà bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Bà Định rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”. Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về nhà, bà Định khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh Ba lại giao cho bà Định rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Bà Định đều hoàn thành những công việc được giao. Làm được vài việc, bà Định bắt đầu ham hoạt động. Bà tâm sự với anh Ba:
– Em chỉ muốn làm nhiều việc cho cách mạng. Anh cho em thoát ly hẳn nghe anh!
Bà Định thoát ly khỏi gia đình và thực sự tham gia quân Giải phóng Miền Nam. Bà là Thiếu tướng, Phó tư lệnh quân Giải phóng miền Nam, phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Tên tuổi của bà gắn liền với phong trào Đồng Khởi và “Đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.
Thừa kế và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, bà Định đã trở thành bà Trưng, bà Triệu của thế kỉ XX. Ngày nay, đất nước đã thống nhất, em nguyện học hành chăm chỉ, noi gương bà, phát huy truyền thông dựng và giữ nước, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc giàu đẹp mai sau.
Leave a Reply