I. Nguồn gốc của Tết Trùng Cửu
Có nhiều điển tích về ngày Tết này:
+ Tương truyền, Trùng dương đăng cao khởi nguồn từ thời Đông Hán. Thời này, huyện Nhữ Nam phát sinh ôn dịch, có một người tên là Hoàn Cảnh nhiễm bệnh, cha mẹ anh ta cùng nhiễm bệnh này mà qua đời. Sau đó tiên nhân còn đưa một bao lá thù du, một bình rượu hoa cúc, cho phép Hoàn Cảnh dẫn người trong vùng lên núi tránh nạn.
Ngày 9 tháng 9, Hoàn Cảnh dẫn vợ con và người trong vùng lên núi cao, sau đó chia lá thù du cho mọi người để tránh yêu dịch đến gần. Sau đó rót rượu hoa cúc mời uống để phòng cảm nhiễm. Hoàn Cảnh cso trận chiến đầu với yêu dịch, cuối cùng dành chiến thắng.
Lưu truyền chuyện ngày 9 tháng tháng 9 lên núi cao tránh nạn, Hoàn Cảnh dùng kiếm giết yêu dịch, đây cũng là nguyên nhân phong tục này xuất hiện. Trong bộ Tay kinh tạp ký, cung nhân Cổ Bội Lan thời Tây Hán từng nói: “Ngày 9 tháng 9, đeo là thù du, ăn bánh ngọt, uống rượu hoa cúc, có thể được trường thọ”. Đến thời Đường, tết Trùng dương chính thức được coi là một ngày tết truyền thống trong dân gian, trải qua các thời đại đến ngày hôm nay. Bài thơ thât luật Đăng cao của Đỗ Phủ chính là viết về ngày này.
Tết Trùng Dương lên núi cao, không có yêu cầu chính xác, thường lên núi cao, tháp cao. Mục đích chính là trời thu thời tết mát mẻ, tháp cao. Mục đích chính là trời thu thời tiết mát mẻ, trong lành, lên núi phóng tầm mắt, khiến tinh thần thư thái, khỏe mạnh và tránh bệnh tật.
II. Các phong tục tập quán trong ngày Tết Trùng Cửu (Tết Trùng Dương)
Phong tục ngắm hoa cúc vào tết Trung dương có thể truy nguyên vào thời Tam quốc Ngụy Tấn. Trọng văn hóa của người Hán, hoa cúc tượng trưng trường thọ, ngắm hoa cúc ngụ ý mong trường thọ. Huyện Tây hương tỉnh Thiểm Tây – Trung quốc, có tục tặng bánh hoa cúc và rượu hoa cúc vào ngày này. Sau khi ăn tối xong, mọi người ra khỏi nhà, lên ngọn núi gần nhất, đốt lửa, đam thiên thuyết địa đến lúc gà gáy mới về. Lên núi trong đêm, nhiều người hái vài bông cúc dại, về nhà cài lên đầu trẻ nhỏ đế tránh tà ma.
Rượu hoa cúc, thời cổ được coi là thứ rượu cần có trong tết Trùng dương, được coi là “rượu cát tường” có tác dụng tránh họa mang lại phúc lành. Rượu này có từ đời Hàn. Thời Ngụy, Tào Phi từng tặng rượu hoa cúc cho Chung Diêu, chúc Chung Diêu trường thọ. Cát Hồng đời Tấn trong Bảo phác tử có chếp truyện những người trong núi Nam Dương – Hà Nam vì uống trong cốc Cam nơi mọc nhiều hoa cúc mà được mạnh khỏe, trường thọ. Đến đời Minh Thanh, rượu hoa cúc vẫn thịnh hành.
IV. Tết trùng dương ẩn chứa những văn hóa thọ nào?
Ngày tết ở Trung Quốc phong phú, tết trùng dương là ngày tết ý nghĩa kính lão và cầu thọ. Tết trùng dương bắt nguồn từ thời kỳ Tiên Tần, Kinh dịch viết: “Hào dương là cửu”, cho nên 2 hào cửu được định nghĩa là trùng dương.
Ngày tết trùng cửu có các phong tục chơi trên đài cao, thưởng ngắm hoa cúc uống rượu, đeo cỏ thù dư, ăn bánh ngọt, thả, hấp bánh. Truyền thuyết kể rằng, những phong tục này đều mang ý nghĩa sống lâu và tăng tuổi thọ. Nói về những phong tục này, phải nói từ những năm đầu Đông Hán. Tương truyền, có năm vào dịp tết trùng dương, Tào Phi cùng bạn bè thưởng ngắm hoa cúc, uống rượu, đeo cỏ thù du, và nói rằng: “Năm qua tháng lại, bỗng lại đến ngày mồng 9 thang 9, số 9 là số dương, mà ngày tháng ứng với nhau, tục gọi tên đẹp, cho rằng thích hợp với trường cửu, nên tổ chức cho người cao tuổi gặp nhau”. Đoạn văn trên của Tào Phi đã nói rõ cho chúng ta biết, gọi là tết trùng dương vì “cửu cửu hài âm thành “cửu cứu”, cho nên “làm đẹp cái tên của nó”. Lên đài cao, ăn bánh có mối liên hệ như thế nào với tăng thêm tuổi thọ?
Kỳ thực, trong dân gian có nhiều cách nói liên quan tới lịch sử của tết trùng dương. Theo ghi chép trong Tục Tế hài ký, Hoàn Cảnh, người Nhữ Nam, thời kỳ Đông Hán bái tiên nhân để tu đạo. Một ngày, tiên nhân nói với Hoàn Cảnh rằng: “Ngày mồng 9 tháng 9 này, Nhữ Nam có họa nóng. Người chỉ cần bảo mọi người khâu 1 chiếc túi, trong túi có cỏ thù du, sau đó treo lên cánh tay, mang theo chiếc túi vải ấy lên đỉnh núi uống rượu hoa cúc thì có thể tránh được họa này”. Sau khi về nhà, Hoàn Cảnh làm theo lời của tiên nhân, quả nhiên tránh được họa nóng. Từ đó về sau ngày mồng 9 tháng 9 hằng năm, mọi người đều lên đài cao, vui chơi, đeo cỏ thù du, uống rượu hoa cúc, tránh nóng, sống thọ. Sau này, cỏ thù du biến thành “tích tà ông” (tên gọi khác của cỏ thù du), hoa cúc biến thành “diên thọ khách” (vị khách giúp kéo dài tuổi thọ). Tuy nói uống rượu hoa cúc là đeo cỏ thù du là phong tục trong tết trùng cửu, nhưng phong tục uống rượu hoa cúc ra đời sớm hơn tục đeo cỏ thù du. Khuất Nguyên từng viết trong Ly Tao: “Sáng sớm uống rượu sương sa từ cây mộc lan. Chiều tối ăn hoa rơi của cây cúc mùa thu”. Không giống với những loài hoa khác, hoa cúc nở vào tháng 9 đúng thời gian sương lạnh về. Trong cả mùa thu, hoa cúc càng lạnh càng khoe sắc. Thấy hoa cúc chống lại sương và coi thường cái lạnh như vậy, người xưa cảm thấy ăn và uống đồ làm từ hoa cúc cũng có thể mạnh mẽ giống loài hoa này. Về sau, rượu hoa cúc trở thành loại rượu thuốc giúp trường thọ.
Mối liên hệ giữa tết trùng dương và văn hóa thọ thời cổ chủ yếu là sống thọ. Sau này, cùng với sự mong cầu người già trong nước sống thọ hơn, tết trùng cửu được chính thức cho là tết của người già. Từ đó, tết trùng cửu trở thành ngày tết kính lão, nội dung văn hóa thọ trong tết trùng cửu cũng thêm phần phong phú và sâu sắc hơn. “Xa trong anh em lên núi cao, ngắm cánh thù du được mấy người”, tết trùng cửu trở thành một trong những ngày tết truyền thống của người Trung Quốc, đồng thời là ngày tết đoàn viên. Đương nhiê, nếu con cháu có thể đoàn tụ, vui vẻ trong ngày tết này thì cũng là sự an ủi và nhớ tới công lao của đấng sinh thành.
Leave a Reply