Tại sao ngày 23 tháng chạp lại tổ chức cúng lễ ông Công ông Táo?
Vốn mọi người tin rằng đêm trừ tịch thần bếp trở về, bảo hộ và giám sát cả gia đình, đến ngày 23 tháng chạp năm sau mới về thượng giới, báo cáo với Ngọc hoàng những việc thiện ác của gia đình đó trong năm qua. Ngọc hoàng trên cơ sở những lời báo cáo đó, giao cho thần bếp toàn quyền gián họa ban phúc. Do đó, với mỗi gia đình, mọi người đều mời Táo quân ăn uống, tặng vật phẩm, khiến ngài vui vẻ khi về thượng giới, dù bẩm tấu chuyện nhân gian thế nào, khi về mang tiền tài ban phát nhân gian.
Phạm Thành Đại thi nhân đời Tống trong bài Tế táo từ có miêu tả: “Từ xưa truyền lại, ngày 24 tháng chạp, Táo quân chầu trời bẩm báo mọi chuyện dưới nhân gian. Xe máy ngựa gió không lưu dấu, trong nhà bày yến tiệc. Thủ lợn quay và đôi cá chép, bánh đậu ngọt, bánh hoa quả tròn. Nam rót rượu nữ lùi vào trong, rượu nóng tiền tài Táo quân vui. Tủ nữ cãi nhau ngài không nghe thấy, chó mèo cắn nhau ngài không hay. Tiền Táo quân sẽ trở lại, mang theo phú quý cùng may mắn”. Có thể thấy, cúng tế Táo quân ngoại mong muốn tránh tai họa, còn mong cầu phúc lộc.
Thực tế, phong tục cúng Táo quân có từ lâu đời. Khổng Đinh Đạt trong bộ Lễ ký. Lễ khí có viết: “Chuyên Húc thị có con là Lê, vì Chúc dung, tế làm Táo thần”. Cát Hồng thời Đông Tấn trong bộ Bão phác tử. Vì chỉ có ghi: “Đêm cuối tháng, Táo quân cũng lên trời bẩm báo tội trạng của con người”. Dân vùng Hà Nam có truyền thuyết tôn thợ nặn tượng Trương Khuê làm Táo thần, ông là người nặn nồi rất khéo, sau khi mất được tôn làm thần bếp. Có câu: “Táo thần hiểu rõ chuyện thiện ác nhân gian, về chầu thượng đế nói lời hay, có thể bảo hộ cả năm được bình an”.
Căn cứ theo những quan niệm truyền thống, cúng Táo quân trước năm mới. Tin rằng chỉ cần làm lễ cúng ngài thật tốt, năm sau sẽ được bình an, cát khánh và phát tài.
Leave a Reply