>> CÁC BẠN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ LỰA CHỌN NHỮNG BÀI VĂN HAY NỮA NHÉ <<
Em hãy chứng minh ý kiến trên. Cảm nhận về bài thơ Bài ca Côn sơn của Nguyễn Trãi
Bài làm
Học giả Đào Duy Anh xếp bài thơ Côn Sơn ca vào số 87 trong ức Trai thi tập. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể ca gồm 36 câu, câu ngắn nhất 4 chữ, câu dài nhất 10 chữ, phần lớn là ngũ ngôn và thất ngôn. Dịch giả đã chuyển thành thơ lục bát, 26 câu; trong các bản dịch Côn Sơn ca thì bản dịch này là thanh thoát hơn, thể hiện được hồn thơ Nguyễn Trãi đã nhiều năm ở ẩn tại động Thanh Hư thuộc Côn Sơn. Thời thơ ấu, Nguyễn Trãi từng sống với mẹ và ông ngoại tại đấy. Nguyễn Trãi đã xem Côn Sơn là “quê cũ” của mình. Trong ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập, ông có nhiều bài thơ về Côn Sơn với bao tình thương mến, thắm thiết. Bao nhiêulần nhờ hồn mộng mà tìm làng cũ: “Kỉ thác mộng hồn tầm cố lí” (Về Côn Sơn làm trong thuyền).
“Quê cũ nhà ta thiếu của nào?
Rau trong nội. cá trong ao.
(…) Cảnh thanh dường ấy về chăng nghỉ.
Lẩn thẩn làm chi áng mận đào?”
(Mạn thuật)
Côn Sơn calà bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thời thế, triết lí về cuộc đời.
Phần đầu nói về vẻ đẹp lâm tuyền của Côn Sơn bằng bốn cảnh: Suối, đá, thông và trúc. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả viết bằng thơ bốn chữ và thơ năm chữ, nhằm miêu tả vẻ đẹp Côn Sơn tầng tầng lớp lớp xuất hiện:
“Côn Sơn hữu tuyền,
Kì thanh lình linh nhiên
Ngô dĩ vi cầm huyền
Côn Sơn hữu thạch
Vũ tẩy đài phô bích
Ngô dĩ vi đạm tịch…”.
Cảnh đẹp thứ nhất là suối Côn Sơn, tiếng nước chảy róc rách như tiếng đàn cầm. Cảnh đẹp thứ hai là đá, mưa sạch rêu biếc như chiếu êm. Cảnh đẹp thứ ba là rừng thông, tán lá như những chiếc lọng rủ bóng đáng yêu gắn bó với tâm hồn nhà thơ. Suối, đá, trúc, thông là nơi nương tựa, nâng đỡ tâm hồn, là đối tượng để thi nhân cùng với thiên nhiên giao hòa giao cảm, để “Ta cho là đàn cầm”, để “Ta cho là đệm chiếu”, để “Ta nghỉ ngơi” trong rừng thông, để “Ta ngâm nga” bên rừng trúc. Hình ảnh thơ là âm thanh, là màu sắc gắn liền với cảm giác, với tâm hồn nhà thơ bằng những liên tưởng vô cùng thiết tha, đằm thắm:
“Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”.
Gắn bó, chan hòa với suối, đá, thông, trúc Côn Sơn chính là biểu lộ tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với quê cũ yêu thương. Mấy chục năm trời loạn lạc, li hương, không đêm nào ông không nằm mộng nhớ quê, nhớ luống cúc vườn cũ:
“Tưởng nhớ vườn nhà ba rặng cúc,
Hồn về đêm vẫn gửi chiêm bao”.
(Ngày thu ngẫu nhiên làm)
Quê cũ với tùng, với đá, với mai… biết bao thương nhớ bồi hồi:
“Thạch bạn tùng phong có thắng tưởng
Giản biên mai ảnh phụ thanh ngâm”.
(Tùng reo bậc đá ai nghe đấy?
Mai chiếu bên khe thú vịnh đâu?)
Giọng thơ trầm hẳn xuống: Nguyễn Trãi đang vui thú say sưa lắng nghe tiếng suối róc rách, đang say mê ngắm nhìn rêu đá, thông rủ bóng, trúc xanh mát, rồi trầm ngâm tự nói với mình, tự nhắc nhở mình:
“Về đi sao chẳng sớm toan
Nửa đời vướng bụi trận hoàn làm chi?
Câu thơ chữ Hán nghĩa là: Hỡi người sao không về đi, nửa đời người giam buộc mình mãi trong
cát bụi làm chi? Bốn chữ “Bất quy khứ lai” lấy cảm hứng từ bài “Quy khứ lai từ” của Đào Tiềm, một danh sĩ cao khiết đời Tấn bên Trung Quốc đã coi thường danh lợi, không chịu khom lưng uốn gối vì mấy đấu gạo lương bổng, đã treo ấn từ quan, trở về vườn cũ, cày ruộng, ươm cúc, thảnh thơi với tháng ngày. Nguyễn Trãi làm quan tài năng không được thi thố, bị bọn quyền thần, nịnh thần chèn ép. Có lúc ông tự than: “Dưới công danh đeo khổ nhục” (Ngôn chí), hoặc: “Được thua phú quý dầu thiên mệnh – Chen chúc làm chi cho nhọc nhằn” (Mạn thuật). Người anh hùng thuở “Bình Ngô” đã từng “Viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời” thế mà giờ đây tự trách mình “Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?”, điều đó cho thấy Nguyễn Trãi đang sống những ngày tháng đầy bi kịch. Đó là tâm trạng thời thế. Năm 1429, Lê Thái Tổ đã sát hại Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, hai đại công thần; còn Nguyễn Trãi cũng đã bị hạ ngục. Sau đó tuy được thanhưng chỉ là một công thần “thanh chức”. Nguyễn Trãi đã nhiều năm sống trong tâm trạng muôn trở về Côn Sơn làm bạn với cỏ hoa chốn lâm tuyền:
“Ngoài năm mươi tuổi ngoài chưng thế,
Ắt đã trong hàng nước ở bầu”.
Nguyễn Trãi có lúc tự dặn mình: “Vườn quỳnh dù có chim hót – Cõi trần có trúc đứng ngăn”. Nhưng trước áp lực của bọn nịnh thần, ông phải lui về Côn Sơn. Mấy năm sau Lê Thái Tông lại xuống chiếu vời Nguyễn Trãi ra làm quan. Trong biểu tạ ân, ông hả hê nói: “Cảm mà chảy nước mắt, mừng mà sợ trong lòng”; ông tự cho mình là con ngựa già “còn kham rong ruổi”, là cây thông qua năm rét mà “còn dạn tuyết sương”. Chẳng bao lâu sau đó, Nguyễn Trãi đã về hẳn Côn Sơn. Cuộc đời Nguyễn Trãi đã phản ánh tâm trạng đầy bi kịch giằng xé, đúng như ông đã viết trong Côn Sơn ca:
“Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?”
“Nguyễn Trãi nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá..” (Phạm Văn Đồng), và đó là nguồn gốc sâu xa bi kịch vô cùng đau thương của người anh hùng thuở “bình Ngô”.
Côn Sơn cacòn hàm chứa triết lí về cuộc đời của ức Trai. Trước hết ông nói về giàu sang phú quí, bần tiện, vinh và nhục ở đời. Đổng Trác đời Đông Hán, Nguyên Tải đời Đường chức trọng quyền cao, phú quí đến cực độ, cuốicùng chết trong ô nhục, để lại tiếng dơ muôn đời:
“Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Đổng, Nguyên để tiếng trên đời,
Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan”.
Tác giả nhắc lại cách ứng xử và cái chết của Bá Di, Thúc Tề đời Ân, Chu, từ đó suy ngẫm về “hiền ngu” ở đời, chung qui chỉ là “đều làm cho thỏa được như ý mình”.
Kiếp người khác nào “cây cỏ”, đời người một trăm năm, mừng, buồn, lo, vui, cái nọ đi, cái kia đến, tốt tươi rồi khô héo, tuần hoàn nôi tiếp nhau trong vòng một trăm năm hữu hạn. Sự chiêm nghiệm của nhà thơ thấm một nỗi buồn mênh mông, khi tóc đã bạc, chỉ còn biết làm bạn với mây núi, tráng ngàn:
“Láng giềng một áng mây bạc,
Khách khứa hai ngàn núi xanh”.
Ý nghĩa cuộc đời là gì? Nguyễn Trãi mang màu sắc bi quan chưa hẳn đã sai? Đời người “Trăm năm còn có gì đâu? – Chẳng qua một nấm cỏ khô xanh rì” (Cung oán ngâm, khúc). Với Nguyễn Trãi lúc này thì chết là hết. Sự phủ định đầy ngao ngán:
“Núi gò đài các đó đây
Chết rồi ai biết dâu ngày nhục vinh”.
Nguyễn Trãi viết Côn Sơn ca không bao lâu trước khi vụ án Lệ chi viên xảy ra. Tâm trạng thời thế, triết lí về cuộc đời mà Nguyễn Trãi nói đến trong phần hai bài ca là cả một nỗi buồn thấm sâu, tỏa rộng trong tâm hồn nhà thơ. Từ những chiêm nghiệm lịch sử phong kiến Việt Nam, nhất là ba triều đại Trần, Hồ, Lê, về cuộc đời ông ngoại (tướng công Trần Nguyên Đán), về cha mình (Nguyễn Phi Khanh), về những thăng trầm, vinh nhục, ngọt bùi cay đắng của đời mình, nên ức Trai mới có suy ngẫm ấyvề một phương diện khác, triết lí về cuộc đời của Nguyễn Trãi thể hiện sự cảm thông cho số kiếp của con người. Cái nhìn ấy, sự suy ngẫm ấy mang tính nhân bản sâu sắc. Bi kịch của Nguyễn Trãi là bi kịch của kẻ sĩ trong xã hội phong kiến, cũng là bi kịch lịch sử “Anh hùng di hận kỉ thiên niên” (Quan Hải).
Hai câu kết như một lời thiết tha nhắn gọi:
“Sao, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”.
Sao Phủ và Hứa Do, hai cao sĩ đời vua Nghiêu trong lịch sử truyền kì Trung Quốc không màng công danh, chỉ thích sống cuộc đời ẩn sĩ, coi trọngthanh cao, chan hòa với núi cao rừng thẳm. Nguyễn Trãi một mặt cảm thông, kính trọng tấm gương sáng của hai người hiền xa xưa, mặt khác tự hào biểu lộ niềm tự hào về tâm thế của mình: trở về Côn Sơn là để thoát vòng danh lợi, được chan hòa với suốirừng thiên nhiên, sống cuộc đời nhàn hạ, thanh cao. Đó là âm điệu trữ tình, là nội dung tư tưởng tình cảm của “Khúc hát bên ghềnh Côn Sơn” vậy.
Nếu văn (Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo…) là khúc ca thắng trận của người anh hùng thì thơ (Quốc âm thi tập, ức Trai thi tập) là tấm lòng, là ý chí nung nấu của ức Trai. Côn Sơn ca là bài hát về suối, đá, thông, trúc, là tình yêu quê hương, là những suy ngẫm buồn lo về cuộc đời, về kiếp ngươi hữu hạn trong dòng chảy vô hạn của thời gian. Cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn đã trở thành tâm hồn của ức Trai. Triết lí về cuộc đời mà Nguyễn Trãi nói đến trong phần hai bài ca thật ra không có gì mới. “Thân cát bụi lại trở về cát bụi” (Kinh Thánh), “Sinh tồn hoa ốc xứ – Linh lạc qui sơn khưu (Sống ở nhà lộng lẫy, chết lại về núi gò – Tào Thực, đời Hán). “Xử thế nhược đại mộng- Hồ vị lao kì sinh?” (Sông ở đời như giấc mộng lớn- Tội chi vất vả đời mình – Lí Bạch)… Có điều, qua Côn sơn ca, ta thấy hồn thơ của ức Trai rất đẹp. Nguyễn Trãi tự hào cuộc đời mình thanh cao, thương cuộc đời mình đầy bi kịch, thương đời người cát bụi. Chất triết lí Côn Sơn ca giàu tính nhân văn để lại dấu ấn đậm đà trong lòng ta..
Cảm nhận của em về những câu thơ sau trong Bài ca Côn sơn của Nguyễn Trãi.
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm.
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Bài làm
Bài thơ Bài ca Côn Sơn được rút trong tập thơ chữ Hán Ức Trai Thi Tập.Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong những năm cuối đời, khi đã về Côn Sơn ở ẩn:
“Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”.
Bài ca Côn Sơn viết theo thể điệu “ca khúc” cổ điển, gồm có 36 câu thơ chữ Hán, câu ngắn nhất bốn chữ, câu dài nhất mười chữ, phần lớn làcâu ngũ ngôn, thất ngôn. Dịch giả đã chuyển điệu, chuyển thể thành 26 câu thơ lục bát; một bản dịch thơ khá hay về Bài ca Côn Sơn.
Đoạn thơ gồm tám câu thơ lục bát được dịch từ 12 câu thơ nguyên bản nói về vẻ đẹp hữutình của thiên nhiên Côn Sơn và thể hiện niềm yêu thích, say mê của ức Trai khi được giao hòa giao cảm với suối, đá và thông, trúc:
“Côn sơn suối chảy rì rầm,
………………………………………………
Trong màu xanh mát ta ngân thơ nhàn”.
Côn Sơn là dãy núi ở xã Chi Ngại, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tướng công Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi, đã nhiều năm ở ẩn tại động Thanh Hư trong dãy núi Côn Sơn. Thời thơ ấu, Nguyễn Trãi đã nhiều năm sống với mẹ và ông ngoại tại đây. Vì thế, nhà thơ coi Côn Sơn là “quê cũ” với bao tình mến thương.
Bài ca Côn Sơn là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca về thế sự, triết lí về cuộc đời, về nhân sinh.
Đoạn thơ cấu trúc tứ bình, thể hiện vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên: suối, đá, tùng, trúc. Cảnh thứ nhất là suối. Tiếng nước chảy cứ róc rách mà nhà thơ thích thú “cho là đàn cầm”. Nhạc của suối để mua vui những tháng ngày ở ẩn. Ẩn dụ “đàn cầm” biểu lộ niềm vui giao cảm với suối, coi suối là mảnh tâm hồn của “ta”:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Cảnh đẹp thứ hai là đá. Đá được mưa xối làm cho phẳng lì, rêu phơi màu xanh biếc, “ta cho là đệm chiếu”. Đá đã trở thành một phần cuộc đời ức Trai, là chiếu êm để khi nghỉ ngơi ngồi ngắm cảnh suối rừng. Cụm từ “Côn Sơn có”, được điệp lại làm cho nhạc điệu bài ca trở nên du dương trầm bổng, biểu lộ niềm vui thú, say mê. Ẩn dụ “đệm chiếu: (tạm tịch) thể hiện một tư thế an nhàn:
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Cảnh đẹp thứ ba là thông. Đã bao đời nay, thông Côn Sơn đã đi vào lịch sử và hồn người. Thông bát ngát như “muôn chiếc lọng xanh rủ bóng”, là nơi “ta tha hồ nghỉ ngơi…”. Bóng thông, màu xanh của thông như chở che con người. Nhà thơ ngắm thông với bao niềm vui thỏa thích, tin cậy:
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Ẩn dụ “muôn dặm chiếc lọng xanh rủ bóng” là một hình tượng mĩ lệ gợi cảm. Thông tượng trưng cho đấng trượng phu coi thường sương tuyết đã trở thành tri kỉ của nhà thơ.
Cảnh đẹp thứ tư là trúc. Trúc Côn Sơn điệp trùng nghìn màu, xanh một màu xanh mát rượi. Dưới gốc trúc, bóng trúc, “ta tha hồ ngâm nga”.
Màu xanh của trúc đã tỏa mát tâm hồn ức Trai. Trúc quân tử đã trở thành bạn tri âm, san sẻ, cảm thông niềm vui nỗi buồn của “ta” trong những ngày tháng về Côn Sơn ở ẩn:
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Nếu phần sau bài ca mang tính triết lí biểu lộ một nhân cách cao khiết của kẻ sĩ, thì phần đầu lại dào dạt chất trữ tình. Suối, đá, thông, trúc là nơi nương tựa nâng đỡ tâm hồn, là đối tượng để thi nhân giao hòa với giao cảm, để “ta cho ta là đàn cầm”, để “ta cho ta là đệm chiếu”, để “ta tha hồ nghỉ ngơi” trong rừng thông, để “ta tha hồ ngâm nga” giữa nghìn mẫu trúc. Các ẩn dụ tạo nên những hình tượng mĩ lệ: suối là đàn cầm, đá là đệm chiếu, thông là những chiếc lọng xanh rủ bóng, trúc tỏa bóng mát rượi. Hình tượng thơ là âm thanh của khúc nhạc rừng, là màu xanh bất tận của núi rừng, của thiên nhiên, của sự sống. Tất cả đã gắn liền với cảm giác, với tâm hồn ức Trai bằng bao liên tưởng thiết tha, đằm thắm. Một cách viết trùng điệp tài hoa. Chữ “ta” xuất hiện bốn lần, kết hợp với các điệp ngữ: “Côn Sơn có…”, “trong núi có…”, “trong rừng có…”, “ta cho là…”, “ta tha hồ…” đã tạo nên âm điệu, nhạc điệu trầm bổng, du dương, thiết tha của Bài ca Côn Sơn.
“Ta”là chủ thể trữ tình của bài ca, chính là ức Trai tiên sinh. Thiên nhiên là ta, ta cũng là thiên nhiên: suối, đá, thông, trúc của Côn Sơn với Nguyễn Trãi chính là một. Chữ “ta” trong thơ Nguyễn Trãi rất hồn nhiên, dung dị và biểu cảm.
Nhạc của Bài ca Côn Sơn là nhạc của tâm hồn, một tâm hồn thanh cao và trong sạch. Có thể nói Bài ca Côn Sơn là bài ca của sự sống, sự sống được ướp hương sắc của suối rừng đất nước quê hương.
Nguyễn Ngọc Anh
Bình giảng tám câu thơ trong bài thơ Bài ca Côn sơn của Nguyễn Trãi.
Bài làm
Bài ca Côn Sơn là một bài thơ hay của Nguyễn Trãi. Nguyên tác bài thơ này bằng chữ Hán viết theo thể thơ khá dài. Ở đây, chúng ta được học một đoạn dịch theo thể thơ lục bát mang vóc dáng thơ ca dân tộc:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm.
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về Nguyễn Trãi, chúng ta biết rằng: ông là người có công lớn trong việc phụ tá vua Lê Lợi cầm quân đánh thắng giặc Minh xâm lược thế kỉ XV. Nhưng khi hòa bình trở lại, đất nước đi vào công cuộc xây dựng và phát triển thì ông bị ghen ghét, nghi kị bởi những kẻ xấu xa. Trước tình cảnh đó, ông cáo quan về lại quê cũ, sống thanh bạch. Bài thơ Bài ca Côn Sơn có thể được ra đời khi Nguyễn Trãi cáo quan về nghỉ tại Côn Sơn. Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là vùng đất với nhiều kỉ niệm từ thuở ấu thơ đến lúc tuổi già. Nơi đây có núi non hùng vĩ, cây cối tốt tươi, sơn thủy hữu tình. Đây là đất được phong của quan tư đồ Trần Nguyên Đán, ông ngoại Nguyễn Trãi. Cha Nguyễn Trãi từng đến dạy học nơi đây, rồi kết duyên với tiểu thư con gái quan tư đồ. Bản thân Nguyễn Trãi cũng đã nhiều năm tuổi trẻ sống ở đây. Khi cáo quan, Nguyễn Trãi về Côn Sơn như về với nơi chôn nhau cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm. Mỗi hòn đá, gốc cây, ngọn suối, đất nước và mây trời Côn Sơn gắn bó với người anh hùng, vị danh nhân văn hóa bằng tình cảm máu thịt. Vì thế, bài Bài ca Côn Sơn là tiếng nói cất lên từ trái tim sâu nặng, da diết của Nguyễn Trãi.
Trước hết, chúng ta cần hiểu đại từ “ta” trong đoạn thơ là để chỉ ai? “Ta” chính là Nguyễn Trãi. Trong đoạn thơ tám dòng lục bát mà xuất hiện năm lần đại từ “ta”. “Ta” hiện ra liền mạch, nối tiếp trong những dòng thơ tám âm tiết, riêng dòng thứ sáu “ta” điệp hai lần liền: “ta lên ta nằm”. Nếu để ý sẽ thấy kết cấu đoạn thơ khá chặt chẽ. Câu sáu tả cảnh, câu tám xuất hiện “ta” với những hành động cụ thể mang ý nghĩa tác giả tự họa chân dung mình. Điều đó gợi cảm giác giữa thiên nhiên cây rừng, núi đá, suối reo của Côn Sơn, hình ảnh Nguyễn Trãi thấp thoáng, đan cài, vấn vít, hòa quyện không phút nào rời xa. Con người và thiên nhiên như muôn nhập làm một, tạo thành sự sống của toàn cảnh Côn Sơn.
Sống giữa Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã nhìn ngắm, suy ngẫm và làm những việc gì? Đoạn thơ chia làm hai đoạn nhỏ thể hiện hai khía cạnh nội dung. Ta hãy đọc bốn dòng thơ đầu:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Nghe tiếng suối rì rầm, nhà thơ mường tượng ra tiếng đàn khi trầm, khi bổng, réo rắt bên tai. Nhìn thấy mặt đá phẳng có rêu phơi, nhà thơ ngồi trên đá mà ngỡ đang “ngồi chiếu êm”. Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, thật tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hóa thành những vật dụng của con người, gần gũi, thân thương với con người. Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút. Xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hóa thân cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiếu êm.
Những biến đổi ấy kì diệu làm sao! Nguyễn Trãi đã thưởng thức những nét đẹp ấy ở Côn Sơn một cách say mê, hào hứng.
Đến bốn dòng thơ sau, niềm say mê hào hứng ấy tiếp tục được đẩy lên cao hơn:
Trong rừng thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm.
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Câu năm và câu sáu tiếp tục nghệ thuật so sánh tài hoa và một cử chỉ thanh thản tuyệt vời. Đọc thơ, ta ngỡ Nguyễn Trãi đang nằm giữa một rừng thông xanh ngát, mát rợp, thả hồn trong sắc màu của cỏ cây, đắm chìm trong bóng râm, gió thoảng, ngủ một giấc ngon lành, để quên hết sự đời, rũ bỏ mọi vướng bận, để hóa thân vào hư vô, vũ trụ. Nhưng đến hai câu thơ cuối thì bất ngờ thay, Nguyễn Trãi không ngủ, trái lại ông đã cất tiếng ngâm thơ, những bài “thơ nhàn”. Nếu có điều kiện đọc tiếp những dòng thơ sau đoạn này, ta sẽ thấy những bài “thơ nhàn” của Nguyễn Trãi không phải nói về thú vui nhàn tản vô vị như nhiều nhà nho bế tắc thời trung đại mà là những suy nghĩ, những quan niệm sâu sắc mang tính triết lí thời đại, triết lí nhân sinh tiến bộ.
Tóm lại, đoạn thơ tám dòng của Bài ca Côn Sơn cho ta thấy một sự giao hòa tuyệt vời giữa Nguyễn Trãi với cảnh vật Côn Sơn. Sự giao hòa đó vừa nói lên nhân cách thanh cao, vừa nói lên phẩm chất thi sĩ lớn lao của Nguyễn Trãi và tất cả là dựa trên một triết lí sâu xa: con người và thiên nhiên là một, muốn sống thanh thản, con người hãy đến với thiên nhiên, tìm ở thiên nhiên những vẻ đẹp, những biến đổi kì diệu để có cách ứng xử đúng nhất…”.
Vũ Dương Qũy
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bài ca Côn sơn của Nguyễn Trãi.
Bài làm
Là một anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi có công lớn trong việc giúp Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, giành lại độc lập cho nước ta. Sau chiến thắng, không được tin dùng, ông lùi về quê ngoại làm lều cỏ trên núi Côn Sơn ở ẩn.
Bài ca Côn Sơn,bài thơ ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên và bày tỏ tâm sự của mình có lẽ đã được Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian này. Tuy phải xa lánh triều đình nhưng ông luôn canh cánh bên lòng hoài bão được mang tài trí ra giúp dân, giúp nước.
Phần trích giảng in trong sách giáo khoa là đoạn mở đầu bài thơ chữ Hán vừa nói đã được dịch ra thể lục bát. Đoạn này chủ yếu ca ngợi cảnh đẹp trên núi Côn Sơn.
Bằng lối đặc tả, tám câu thơ đã làm nên một bức tranh thủy mặc đầy sảng khoái, biểu hiện sự quan sát đầy tinh tế, sự cảm nhận đầy sâu lắng của thi nhân, của tâm hồn một trang hiền sĩ tưởng như không vướng bận bụi trần.
Nổi lên trên những đường nét chấm phá hữu tình là suối, là đá, là cây. Suối hiện ra bằng âm thanh róc rách của tiếng đàn trời:
“Côn Sơn suối chảy rỉ rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.
Đá hiện ra với những trận mưa dội lên đá và những lớp rêu xanh biếc êm ái phủ lên bề mặt, khiến tác giả ngồi lên như ngồi trên thảm chiếu hoa:
“Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”.
Cây hiện lên trong một bức tranh mênh mông trải rộng ra tít tắp những trúc, những thông:
“Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có bóng trúc râm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”.
Người đọc tha hồ mà tưởng tượng theo sự gợi mở của tác giả. Cây thông đứng reo giữa trời chịu rét là hình ảnh bất khuất của bậc anh hùng. Trúc “tiết trực tâm hư”’ dầu ở đâu, lúc nào cũng tươi tốt, là dáng dấp từ ngàn xưa của người quân tử. Cây cao tán rợp gợi dáng lọng che. Tiếng đàn suối nhắc nhớ nhã nhạc. Thảm êm, lối trúc nhắc nhởtriều đình. Phải chăng theo Nguyễn Trãi, thà làm thảo mộc vô tri còn hơn làm trang tài trí mà phải mang thân cúi luồn quân gian nịnh.
Thấp thoáng trong từng câu chữ của đoạn thơ là bóng dáng của tác giả trong cảnh an nhàn. Thực ra đó chỉ là bề ngoài. Bên trong tâm hồn Nguyễn Trãi lúc nào cũng “đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông” lo dân thương nước. Chính vì vậy, khi Lê Thái Tông thấu hiểu lòng ông, vời ông trở lại triều đình, ông lại hăng hái về triều kềvai gánh vác việc dân, việc nước.
LUYỆN TẬP
Để 1. Thiên nhiên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi.
Đề 2. Em hãy trình bày một sốnét chính vềcuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi.
Để 3. Phẩm chất cao quý của Nguyễn Trãi được thể hiện thế nào trong bài thơ Bài ca Côn Sơn.
Leave a Reply