M. Sô-lô-khốp kết thúc truyện ngắn “Số phận con người” với đoạn văn sau:
“Hai conngười côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó — con người có ý chí kiên cường sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi đãlớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽvượt qua mọi chướng ngại trên đường, nếu như TỔ quốc kêu gọi…”
Tính cách nào của nhân vật Xô-cô-lốp được đánh giá cao nhất? Vì sao?
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
Trong đời có những người gặp số phận may mắn. Lại có những người gặp số phận nghiệt ngã. Nhân vật Xô-cô-lốp trong tác phẩm Số phận con người của M. Sô-lô-khốp là con người đã gặp một số phận vô cùng nghiệt ngã.
Song qua sốphận vô cùng nghiệt ngã đó của nhân vật, tác giả muốn làm nổi bật phẩm chất của con người Nga trong thời đại Xô viết. Cuối tác phẩm, tác giả viết: “Hai con người côi cút, hai hạt cát… Tổ quốc kêu gọi”. Ta thử tìm hiểu xem đó là những phẩm chất gì?
II. THÂN BÀI
A. CUỘC ĐỜI XÔ-CÔ-LỐP
Đó là cuộc đời của một người lao động bình thường của nước Nga, sinh năm 1900. Cuộc đời có thể chia làm ba giai đoạn.
1. Trước chiến tranh
Sinh trong một gia đình mà bố, mẹ, em gái đều chết đói năm 1922, Xô-cô-lốp trôi dạt, làm thuê nên sống sót. Anh lấy vợ. Vợ anh cũng là một cô gái lớn lên trong trại mồ côi. Hai vợ chồng lao động cật lực mười năm, xây dựng được một cơ nghiệp nho nhỏ, vợ chồng, con cái sống khá êm ấm.
2. Trong chiến tranh
Chiến tranh nổ ra, anh phải ra mặt trận. Suýt chết trong chiến đấu, anh bị bắt làm tù binh, bị hành hạ, ngược đãi vô cùng tàn tộ trong trại tù.
Xô-cô-lốp dũng cảm trốn thoát khỏi thân phận tù binh. Song cả gia đình (vợ, con) đều bị bọn địch giết hại, trừ người con lớn là một sĩ quan Hồng quân. Gần ngày chiến thắng, anh lại được tin con anh hi sinh: “Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng của tôi!”
3. Sau chiến tranh
Đất nước chiến thắng và hòa bình. Người đàn ông sống côi cút một mình với nghề lái xe tải. Anh nhận một đứa trẻ lang thang làm con nuôi.
B. TÍNH CÁCH XÔ-CÔ-LỐP
1. Đức tính kiên cường
– Đứng vững, không gục ngã trước những thử thách và tai họa vô cùng tàn khốc của kẻ thù, của chiến tranh.
– Các thử thách và tai họa về vật chất: sự đày đọa ghề gớm trong các trại tù binh, lao động khổ sai, sự đe dọa của cái chết. Căng thẳng nhất là cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và tên trại trưởng Muy-le.
– Các thử thách và tai họa về tinh thần: vợ con bị bọn giặc thảm sát. Niềm an ủi và niềm hi vọng duy nhất và cuối cùng là đứa con lớn đầy sức sống và triển vọng, lại hi sinh trước ngày chiến thắng.
– Trong các thử thách và tai họa đó, những cái về tinh thần còn nặng nề và ghê gớm hơn những cái về thểchất. Toàn là những thử thách và tai họa vượt sức chịu đựng của một con người. Thế nhưng, con người đó vẫn không bị gục ngã, dù mang cả một ngọn núi đau thương trên vai.
2. Tấm lòng nhân hậu
– Một con người chịu số phận bi thảm đến thế ấy, tưởng rằng nếu sống được cũng trở thành một kẻ tàn nhẫn hay hững hờ với mọi sự trên đời. Thế nhưng, cảm động thay, tấm lòng nhân ái, nhân hậu, tức là tình thương yêu con người vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim. Thậm chí càng nhiều đau khổ, con người đó càng giàu, càng sâu tình thương yêu,
– Bên cạnh đức tính kiên cường, tấm lòng nhân hậu của xô-cô-lôp thể hiện ở việc nhận chú bé mồ côi Va-ni-a làm con nuôi, là nét tính cách đẹp đẽ nhất của con người này.
C. TÍNH CÁCH XÔ-CỒ-LỐP – TÍNH CÁCH NHÂN ĐẠO CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NGA
Tác phẩm là bài ca khóc thương sự hi sinh và ngợi ca lòng dũng cảm của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941 – 1945 chống phát xít Đức xâm lược.
III. KẾT BÀI
– Tính cách và phẩm chất của nhân vật Xô-cô-lốp cũng như tác phẩm Sốphận con người của tác giả M. Sô-lô-khốp là của nước Nga song có ý nghĩa toàn nhân loại.
– Tính cách ấycũng gần gũi với người Việt Nam vì Việt Nam cũng có nhiều người gặp sốphận tương tự và có những phẩm chất tương tự.
Leave a Reply