Trong Bát tự có Mộc, liên tục thiêu đốt Hỏa, khiến Canh Kim được tôi luyện. Khi Hỏa quá mãnh liệt, có Tý Thủy và Ngọ Hỏa tương xung, có thể chế ngự nhiệt độ quá nóng. Nếu Kim mạnh biến thành Kim yếu, còn có Tân Kim đến chi viện. Vì vậy “có Mộc sinh Hỏa, Hỏa tôi luyện Kim, Kim sinh Thủy, Thủy lại sinh Mộc” hình thành dòng tuần hoàn liên tục không ngừng nghỉ, Hỏa mãnh liệt có Thủy đến khắc, Canh nhược có Tân bổ sung, toàn bộ Bát tự bổ sung lẫn nhau, trên dưới tương thông.
Càn Long đã xây dựng nên một triều đại thịnh trị nhất trong đời Thanh, ông thường xuyên vi hành xuống Giang Nam, để lại không biết bao nhiêu chuyện tình phong lưu trong dã sử. Đây cũng là một nhược điểm lớn của ông, đó là quá phong lưu háo sắc. Tý Ngọ Mão Dậu là mật mã tứ cực Đào hoa, cũng là mật mã của hoàng đế, điểm thú vị nhất của Bát tự này là có đầy đủ cả bốn nguồn sức mạnh ghê gớm “Tý Ngọ Mão Dậu”. Hoàng đế Càn Long rất đào hoa, trong hậu cung có ba ngàn cung nữ cũng chưa thỏa mãn. Trong lịch sử cũng chỉ có duy nhất một vị hoàng đế vi hành xuống Giang Nam để tìm gái đẹp, chính là Càn Long.
Trong Bát tự của Càn Long không có Thổ, cũng không nên có Thổ, vì Thổ có thể sinh Kim, mệnh này là cường Kim, không cần Ấn. Điều này giải thích tại sao lại có bi kịch giết mẹ. Khi bản thân hoàng đế thân cường quá độ, lại có quá nhiều mẹ, sẽ dẫn tới chuyện cốt nhục tương tàn.
Đường Thái Tông Lý Thế Dân là Bát tự thân cường, vì vậy buộc phải loại bỏ tất cả Tỷ Kiếp bên cạnh, tức phải trừ bỏ anh em mới có thể làm nên nghiệp lớn. Bát tự của hoàng đế Càn Long nếu là của phụ nữ sẽ rất hung. Canh Kim thuộc mệnh cách hình khắc mang sát, nữ giới thuộc mệnh Canh Kim, Hỏa là phu cung (cung chồng), có thể là người phụ nữ xuất sắc. Nhưng toàn bộ Bát tự Đào hoa cực thịnh, nữ giới nhiều Đào hoa, thời xưa coi là thuộc mệnh thấp kém, thường lưu lạc thanh lâu. Mệnh cách mang sát lại nhiều Đào hoa, người phụ nữ này chắc chắn số khổ, cả đời mệt mỏi vì tình cảm, số phận gập ghềnh.
Leave a Reply