>> CÁC BẠN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ LỰA CHỌN NHỮNG BÀI VĂN HAY NỮA NHÉ <<
Tiết 1. NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết ngày thành lập và hoạt động của đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đồng thời biết điền các nội dung cần thiết vào mẫu đơn.
B. NỘI DUNG
1. Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
a. Đội thành lập ngày nào?
Đội thành lập ngày 15/5/1941 tại Pác Bó, Cao Bằng, lúc đầu có tên là Đội Nhi đồng Cứu quốc.
b. Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
– Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng) giữ chức Đội trưởng.
– Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn).
– Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh).
– Lý Thị Mì (bí danh Thuỷ Tiên).
– Lý Thị Xậu (bí danh Thanh Thuỷ).
c. Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?
Ngày 30/01/1970, Đội đổi tên là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và giữ tên gọi đó cho đến ngày nay.
2. Hãy chép mẫu đơn dưới đây vào vở và điền những nội dung cần thiết vào chỗ trống:
BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng .. năm ….
ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi: Thư viện trường Tiểu học Kim Đồng .
Em tên là: Vũ Vân Anh
Sinh ngày: 08/11/2005 Nam (nữ): Nữ
Nơi ở: 22/11 Nguyễn Văn Lượng, phường 17, quận Gò Vấp,TP. Hồ Chí Minh Trường: Tiểu học Kim Đồng.
Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm: 2012 – 2013. Nếu được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của Thư viện.
Em trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
Vũ Vân Anh
Tuần 2
Tiết 2. VIẾT ĐƠN
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết viết, điền vào các mẫu đơn in sẵn.
B. NỘI DUNG
Dựa vào mẫu đơn đã học, em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Gò Vấp, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi: – Ban phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trường Tiểu học Kim Đồng.
– Ban chỉ huy Liên đội khối lớp 3.
Em tên là: Phạm Vũ Ngọc Uyên
Sinh ngày: 08/6/2005
Em là học sinh lớp 3/24 của trường Tiểu học Kim Đồng.
Sau khi được học tập điều lệ và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em hiểu được mục đích hoạt động của đội. Tự bản thân em nhận thấy mình đạt đủ tiêu chuẩn đứng trong hàng ngũ Đội với Học lực: Giỏi và Hạnh kiểm: Tốt.
Em làm đơn này xin Ban phụ trách Đội và Ban chỉ huy Liên đội xét kết nạp em vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, được vào Đội em xin hứa:
– Thực hiện tốt điều lệ Đội.
– Phấn đấu trở thành người đội viên gương mẫu.
– Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Kính mong Ban phụ trách Đội nhà trường và Ban chỉ huy Liên đội xét kết nạp em vào Đội.
Xin chân thành cảm ơn!
Gò Vấp, ngày … tháng … năm …
Kí tên
Phạm Vũ Ngọc Uyên
Tuần 3
Tiết 3. KỀ VỀ GIA ĐÌNH – ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
A. MỤC TIÊU
– Học sinh biết viết câu đúng khi kể về gia đình mình.
– Biết điền vào giấy tờ in sẵn.
B. NỘI DUNG
1. Hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen.
BÀI LÀM 1
Sáng nào tập thể dục mình và cậu cũng gặp nhau, để mình kể về gia đình mình cho cậu biết nhé. Gia đình mình có sáu người: ông bà, bố mẹ, chị và mình. Ông bà của mình đã lớn tuổi. Bố mẹ mình làm việc ở công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu. Chị mình học lớp Năm. Hai chị em mình học cùng trường Tiểu học Lương Thế Vinh. Chị mình học giỏi và làm chỉ huy Liên đội nhà trường. Chị ấy hoạt bát và vui tính. Ông mình nghiêm khắc nhất nhà, còn bà mình thì hiền hậu. Ông bà rất quý các cháu. Bà mình thường kể chuyện cổ tích cho mình nghe, bà kể chuyện rất hay. Bố mẹ mình đi làm từ sáng tới tối mịt mới về nhà. Bố mẹ thường xuyên kiểm tra việc học tập của mình. Chị của mình lúc nào cũng hăng say giải toán. Hai chị em mình mỗi sáng thường đi bộ đến trường. Tan học, hai chị em về đến nhà là giúp bà nấu cơm. Ăn xong, chị mình rửa bát còn mình thì rót nước mời ông và và dọn dẹp bàn ghế, bàn ăn. Nhịp sống ở nhà cứ diễn ra như thế. Có hôm sinh nhật mẹ hoặc mừng thọ ông thì nhà mình có đông anh em, bạn bè của bố mẹ đến chúc mừng chia vui. Những lúc ấy, ngôi nhà nhỏ của gia đình mình ồn ào và tưng bừng lắm, mọi người chuyện trò mãi không dứt.
Mình rất yêu thương ông bà, bốmẹ và chị gái, Ngược lại, mình cũng được cả nhà yêu thương và cưng chiều lắm. Mình luôn luôn vâng lời ông, bà, bố mẹ và chị. Gia đình mình rất hạnh phúc.
BÀI LÀM 2
Mình và cậu thân nhau khá lâu mà cậu chưa biết rõ về gia đình mình. Để mình kể cho cậu biết nhé.
Gia đình mình có năm người, bà ngoại, bố mẹ và hai anh em mình. Bố mẹ mình đều làm nông còn bà mình cũng lớn tuổi rồi. Chị em mình học cùng trường Tiểu học Ninh Bình. Bố mình là một nông dân giỏi. Bố trồng lúa năm nào cũng đạt năng suất cao nên nhà mình lúa gạo đầy đủ, có khi còn được bán bớt đi để lấy tiền trang trải chi phí trong gia đình. Khi đi học về, hai chị em mình giúp mẹ cho vịt, gà, lợn ăn no rồi cùng cả nhà ăn cơm. Cơm nước xong, chị mình dọn dẹp bàn ăn, rửa bát đĩa, xoong nồi. Cả nhà đi ngủ trưa độ mười bốn giờ mới dậy. Ngủ dậy, rửa mặt xong thì mỗi người một việc. Đến mùa gặt hoặc mùa cây lúa, công việc còn nhiều hơn. Tuy vất vả thế nhưng mình rất yêu gia đình, yêu những lúc bận rộn vì vụ mùa. Có thế, gia đình mình mới sung túc đầy đủ lúa gạo được.
BÀI LÀM 3
Mời cậu đến thăm gia đình mình nhé. Gia đình mình là một gia đình công nhân từ nhiều đời. Ông mình là công nhân ngành đường sắt, hiện ông đã về hưu. Nối nghiệp ông, bố mẹ mình đều làm việc trong ngành hoả xa. Bố mình lái tàu còn mẹ mình là nhân viên phụ trách bán vé. Mỗi tháng thay ca, bố được về nhà một hôm. Bố nghỉ ngơi, kể cho anh em mình rất nhiều chuyện hay, kì lạ, trên đường tàu. Bố kể, ông và anh em mình đều lắng nghe. Những giờ phút ở bên bố đối với mình thật quý giá và mình học được từ bố cách nói dí dỏm, dễ gần. Có hôm, bốmẹ mình nghỉ ca cùng ngày. Lúc ấy, nhà mình vui như Tết. Mẹ bận nấu ăn cho cả nhà; bố xem xét mọi thứ trong nhà, sửa chữa một cái gì đó để được tiện dụng hơn… Hai anh em mình luôn quấn quýt bên cạnh bố. Gia đình mình rất hạnh phúc.
2. Dựa vào mẫu dưới đây, hãy viết một lá đơn xin phép nghỉ học:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Gò Vấp, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3A trường Tiểu học Hoà Bình.
Em tên là: Vũ Khánh Uyên
Học sinh lớp: 3A
Em làm đơn này xin phép cô chủ nhiệm cho em nghỉ buổi học thứ tư, ngày 24/4/2012.
Lí do: Em được mẹ đưa đi khám bệnh.
Em xin hứa sẽ tự học, chép và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến của cha mẹ
Học sinh
Tuần 4
Tiết 4. NGHE KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
A. MỤC TIÊU
– Học sinh kể lại được câu chuyện “Dại gì mà đổi” một cách rành mạch, rõ ràng.
– Điền vào giấy tờ in sẵn đúng yêu cầu và rõ ràng.
B. NỘI DUNG
Dại gì mà đổi
Có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói:
– Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!
Mẹ cậu ngạc nhiên hỏi:
– Vì sao thế?
Cậu bé trả lời:
– Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu mẹ.
1. Học sinh nghe nội dung câu chuyện “Dại gì mà đổi” rồi trả lời các câu hỏi sau:
a. Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
Vì cậu bé quá nghịch ngợm nên mẹ cậu dọa đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi.
b. Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
Nghe mẹ đòi đổi mình, cậu liền nói ngay:
– Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!
c. Vì sao cậu bé lại nghĩ như vậy?
Vì chẳng ai dại gì mà đổi một đứa con ngoan hiền để lấy đứa con nghịch ngợm.
2. Em được đi chơi xa. Đến nơi, em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết. Hãy chép vào vở họ tên, địa chỉ người nhận và nội dung bức điện.
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
ĐIỆN BÁO
Họ tên người nhận:
Địa chỉ:
Nội dung: Con đã đến nơi an toàn, sức khoẻ tốt và rất vui.
Họ tên người gửi:
Địa chỉ: (Cần chuyển thì gửi, không thì thôi)
Họ tên địa chỉ người gửi (Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện việc liên hệ khi chuyển phát điện gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách không ghi theo yêu cầu).
Tuần 5
Tiết 5. TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết tổ chức một cuộc họp tổ.
B. NỘI DUNG
Dựa theo cách tổ chức một cuộc họp mà em đã biết, hãy cùng các bạn tổ chức một cuộc họp tổ.
BÀI LÀM 1
Nội dung:
• Chủ trì: Tổ trưởng (bạn Phan Nguyễn Hồng Anh).
• Thư kí: Tổ phó (bạn Tăng Ngọc Bội)
Nội dung cuộc họp:
a) Giúp đỡ nhau học tập.
b) Tổ trưởng nêu lí do của cuộc họp:
Đề a) Bàn về việc giúp nhau học tập, cùng tiến bộ.
1) Nêu tên những bạn còn kém.
• Lan Nhi: kém Toán.
• Hải Triều: kém cả Văn và Toán.
• Nhật Lân: kém Văn.
2) Nêu biện pháp giúp đỡ bạn yếu kém.
– Truy bài đầu giờ (Hoàng Anh).
– Kiểm tra lại bài làm và hướng dẫn các bước làm bài cho ba bạn nêu trên (tổ trưởng Hồng Anh).
– Hướng dẫn làm bài cho cả tổ sau mỗi tiết học (Tăng Ngọc Bội và Hùng Tiến).
– Tổng kết bảng điểm cuối tuần để theo dõi lực học của từng bạn trong tổ (Tăng Ngọc Bội).
– Báo cáo cuối tuần nộp cho cô giáo chủ nhiệm (Phan Nguyễn Hồng Anh).
BÀI LÀM 2
Đề b) Chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11. Nội dung cuộc họp.
(Chuẩn bị cho các tiết mục hội diễn văn nghệ chào mừng 20 – 11)
• Phân công: mỗi tổ 2 tiết mục, có thể tự chọn trong các hình thức biểu diễn sau:
– Hát đơn ca, hợp ca, tốp ca, song ca.
– Vũ khúc hoặc kịch nói (nếu được).
• Ngày tổng duyệt:
Chấm điểm đạt:
– Giám khảo: cô giáo chủ nhiệm lớp và ban cán sự lớp.
Đệm đàn; thầy Tổng phụ trách (lớp trưởng liên hệ).
• Tổ1: đơn ca + múa.
• Tổ 2: Tốp ca nam + múa.
• Tổ3: Song ca + múa.
• Tổ 4: Đơn ca + độc diễn đàn organ.
BÀI LÀM 3
Đề c) Trang trí lớp học:
Chủ trì họp: lớp trưởng. .
Thư kí: lớp phó.
• Phán công công tác trang trí lớp học.
– Mua giấy màu (thủ quỹ + tổ 1).
– Cắt dán (tổ 1 + tổ 2)
– Dọn vệ sinh (quét lớp, tường lớp phải được quét sạch mạng nhện). Mỗi tổ cử 2 →8 bạn phụ trách vệ sinh lớp.
– Sắp xếp bàn ghế: Trần Minh, Huy Trường.
– Cắm hoa: Lan Nhi + Thục Đoan.
– Dọn vệ sinh bồn hoa trước lớp và tưới hoa:
Văn Dũng + Ngọc Hương.
– Bao quát chung: lớp trưởng.
– Báo cáo công việc cho cô chủ nhiệm: lớp phó học tập.
BÀI LÀM 4
Đề d) Giữ vệ sinh chung.
Chủ trì họp: lớp trưởng.
Thư kí cuộc họp: lớp phó.
• Phân công công tác vệ sinh:
– Quét trần lớp, mạng nhện tường lớp: tổ 1.
– Lau cửa sổ: tổ 2.
– Quét lớp: tổ 3.
– Quét sân trường và tưới hoa ở bồn hoa của lớp: tổ 4.
• Triển khai công tác phân công trên vào sáng thứ 6 tuần 5.
• Nhận xét và theo dõi lớp thực hành lịch phân công: lớp trưởng.
• Phối hợp báo cáo cô chủ nhiệm: lớp trưởng và lớp phó.
Tuần 6
Tiết 6. KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
A. MỤC TIÊU
– Học sinh biết sắp xếp ý tưởng và hình ảnh kỉ niệm về buổi đầu đi học.
– Viết thành văn những ý tưởng đã sắp xếp.
B. NỘI DUNG
Kể lại buổi đầu em đi học.
Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
– Em chuẩn bị như thế nào để đến trường? (Dậy sớm hơn mọi ngày, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và thay quần áo đồng phục mới).
– Ai đưa em đến trường? (bố hoặc mẹ).
– Bầu trời lúc ấy như thế nào? (Sáng sớm, trời còn ẩm hơi sương. Bầu trời màu xanh trứng sáo. Ông Mặt Trời đã toét miệng cười ở đằng Đông).
– Những người (hoặc học sinh) đi trên đường thế nào? (Học sinh mặc đồng phục áo trắng, nô nức đến trường dưới ánh mai hồng).
– Cây cối xung quanh em thế nào? (cây lá tươi mát như cùng chia sẻ niềm vui của từng trò nhỏ trong ngày tựu trường).
– Cổng trường như thế nào? (cổng trường có băng rôn đỏ chào mừng năm học mới, học sinh đến trường đông như ngày hội).
– Mẹ (hay bố) đưa em đến lớp như thế nào? (mẹ đưa em đến tận cửa lớp Một).
– Cô giáo em như thế nào? (cô giáo em còn trẻ, tươi cười đón em vào lớp).
– Buổi học đầu tiên khiến em xúc động? (Em bồi hồi, hơi nhút nhát nhưng vui, em đã đi học Tiểu học rồi, nghĩa là sẽ học đọc, viết. Đó là điều em thích nhất. Cô giáo em hiền nên chẳng mấy chốc em mạnh dạn hẳn lên, cười tươi nghe cô giáo dặn dò.)
2. Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn(từ 5 – 7 câu).
BÀI LÀM 1
Hôm nay là ngày tựu trường, em dậy sớm hơn mọi hôm. Vệ sinh cá nhân xong, mẹ cho em ăn sáng và thay quần áo đồng phục mới. Em nhìn vào gương, mặt gương sáng trưng rọi hình một cậu học trò nhỏ gọn gàng trong bộ đồng phục mới trông thật chững chạc. Mẹ đích thân đưa em đến lớp. Trên đường xe cộ tấp nập, nhộn nhịp. Bầu trời xanh, trong trẻo. Ông mặt trời nhoẻn miệng cười chiếu ánh hồng xuống thế gian. Đường phố trắng loá áo học sinh tung tăng đến lớp. Mẹ đưa em đến tận cửa lớp học. Cô giáo em trẻ trung, hiền hậu đón em và xếp chỗ ngồi đầu bàn cho em. Em mạnh dạn hẳn lên, khoanh tay ngồi yên lặng trên bàn nghe cô dặn dò. Em nhìn quanh, trường lớp sáng sủa, cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió. Em muốn nói với mọi người: “Em rất vui vì hôm nay em được đi học.”
BÀI LÀM 2
Buổi sáng mùa thu hôm ấy, bầu trời trong xanh và không gian tràn ngập tiếng chim hót. Trên con đường làng rợp cây xanh, áo trắng học sinh lấp loá như bướm lượn. Tất cả học sinh Tiểu học củaxã đều đổ về trường. Em được mẹ chở đến trường trên chiếc xe gắn máy. Ngày hôm nay, thôn xóm, đường làng như đẹp hơn. Bầu trời như rộng ra, mênh mông: hôm nay em đi học. Cô giáo tươi cười đón em vào lớp, mẹ vui vẻ động viên em: “Tự tin lên, hôm nay con đã là học sinh Tiểu học rồi đó con yêu”. Trong lớp, một vài bạn cũng có tâm trạng như em, rụt rè, nhút nhát nhưng ham thích và háo hức. Cho đến hôm nay, nhở lại buổi đầu đi học, lòng em vẫn lâng lâng một cảm xúc bồi hồi khó tả.
Tuần 7
Tiết 7. NGHE KỂ: “KHÔNG NỠ NHÌN”
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
A. MỤC TIÊU
– Học sinh kể lại được câu chuyện “Không nỡ nhìn” (trả lời các câu hỏi trong vở Bài tập Tiếng Việt).
– Học sinh có thể tự tổ chức cuộc họp tổ, họp lớp.
B. NỘI DUNG
1. Học sinh nghe cô kể câu chuyện “Không nỡ nhìn” sau đây và trả lời các câu hỏi:
KHÔNG NỠ NHÌN
Trên một chuyến xe buýt đông người, có anh thanh niên ngồi, hai tay cứ ôm lấy mặt. Một bà ngồi bên thấy thế liền hỏi:
– Cháu nhức đầu à?
Anh thanh niên nói nhỏ:
– Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
(Theo “Tiếng cười tuổi học trò”)
a. Anh thanh niên làm gì trên xe buýt?
Anh thanh niên ngồi cứ hai tay ôm lấy mặt.
b. Bà cụ bên cạnh hỏi anh về điều gì?
Bà cụ hỏi: “Cháu nhức đầu à?”.
c. Anh trả lời như thế nào?
Anh thanh niên trả lời: “Không ạ, cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.”.
d. Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
Anh thanh niên ích kỉ, chỉ biết có mình mà còn giả dối sĩ diện, đáng chê cười.
2. Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp.
(Học sinh đọc phần gợi ý ở sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 61), tham khảo bài làm mẫu sau đây:
BÀI LÀM 1
(Tôn trọng luật đi đường)
Chủ trì cuộc họp: tổ trưởng.
Ghi biên bản cuộc họp: tổ phó.
· Nội dung cuộc họp:
Tổ trưởng: Hôm nay đã là tuần bảy nhưng nề nếp tổ ta chưa được tốt, nhất là việc đi học về. Mình muốn cùng các bạn thảo luận quy định chung của học sinh mình ra về cho trật tự, đúng luật đi đường đề tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Mình mong các bạn đóng góp ý kiến để chúng mình bảo nhau làm đúng quy định chung. Đề nghị bạn tổ phó ghi nghị quyết:
– Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, đúng quy định.
– Đi hàng một ra cổng trường, ra khỏi trường luôn luôn đi bên tay phải, đi sát vào phía trong, không đùa giỡn, chạy nhảy trên đường ra về.
Biện pháp thực hiện:
Tất cả phải tự giác và kiểm tra chéo, bạn nào vi phạm sẽ bị trừ điểm thi đua, xếp loại trung bình về đạo đức, hạnh kiểm.
Ý kiến của các thành viên trong tổ: nhất trí với nghị quyết của cuộc họp.
BÀI LÀM 2
(Bảo vệ của công)
Chủ trì cuộc họp: tổ trưởng.
Ghi nghị quyết cuộc họp: tố phó.
• Nội dung cuộc họp:
Tổ trưởng: chào cờ đầu tuần, thầy hiệu phó luôn nhắc nhở học sinh giữ gìn bàn ghế và tài sản của nhà trường, của lớp học. Vậy chúng ta nên quan tâm, giữ gìn hơn nữa tài sản chung của nhà trường, bao gồm các việc sau:
– Không viết vẽ bậy lên tường, bảng lớp và nền phòng học.
– Không xô đẩy làm đổ bàn ghế.
– Tưới hoa trước lớp, không được hái hoa hoặc cắt cỏ trồng trong bồn hoa.
Biện pháp thực hiện:
Tự giác và kiểm tra chéo, mỗi buổi ghi lại vi phạm (nếu có), phụ trách phần này là tổ phó. Bạn nào vi phạm sẽ bị trừ điểm thi đua.
BÀI LÀM 3
(Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn)
Chủ trì cuộc họp: Tổ trưởng.
Ghi quyết định của cuộc họp: tổ phó.
• Nội dung cuộc họp:
– Tổ trưởng: bạn Thanh Sơn có hoàn cảnh khó khăn nên học sút kém và hôm nay bạn bỏ học. Tổ ta nên đến nhà thăm và góp tiền, sách vở, giúp bạn đi học lại. Việc này tổ mình nên báo cáo với cô chủ nhiệm, Các bạn đóng góp ý kiến nhé!
– Các bạn: đồng ý góp tiền giúp bạn và thưa cô chủ nhiệm cùng đến thăm bạn Thanh Sơn để Thanh Sơn đi học lại.
Tuần 8
Tiết 8. KỂ VỀNGƯỜI HÀNG XÓM
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết sắp xếp ý có thứ tự để người đọc hình dung được hình ảnh, hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày của người hàng xóm.
B. NỘI DUNG
1. Kể về người hàng xóm mà em quý mến (học sinh đọc phần gợi ý ở sách Tiếng Việt lớp 3, tập 3, trang 68, trả lời các câu hỏi):
a. Người hàng xóm đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
Bác Bảy là hàng xóm thân nhất của gia đình em. Năm nay bác ấy đã sáu mươi tuổi.
b. Người đó làm nghề gì?
Bác Bảy là công nhân nhà máy thép đã về hưu.
c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? Bác Bảy hiền lành, tính bác giản dị, chân thật nên gia đìnhem rất quý mến bác Bảy. Bác Bảy sống một mình vì con cháu bác đều ở xa. Do vậy gia đình em thường mời bác sang chơi lúc rỗi để bác đỡ buồn.
d. Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em như thế nào? Bác Bảy rất quý mến gia đình em, bác thường trò chuyện,tâm sự với bố em những chuyện buồn vui. Ngày lễ Tết…, mẹ em thường mời bác sang nhà chơi hoặc dẫn em sang nhà bác Bảy chơi cho bác đỡ buồn.
2. Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu).
BÀI LÀM 1
Bác Bảy là hàng xóm ở sát vách nhà em. Bác với gia đình em thân thiết như người một nhà. Bác Bảy nay đã sáu mươi tuổi, báclà công nhân nhà máy thép đã về hưu. Bác Bảy hiền lành, tính bác giản dị, chân thật nên gia đình em rất quý mến bác. Bác sống một mình vì người thân và con cháu bác đều ở xa. Bác thường trò chuyện, tâm sự với bỏ em những niềm vui, nỗi buồn của bác. Những ngày lễ Tết, bố mẹ em thường sang chơi với bác khá lâu để bác đỡ buồn. Mọi người trong xóm đều yêu quý bác.
BÀI LÀM 2
Chú Nam ở xóm em là một người dễ mến. Chú độ bốn mươi tuổi, vóc người khoẻ mạnh, cường tráng. Chú làm việc ở Tổng công ty xây dựng miền Nam. Gia đình em rất quý chú vì chú hiền lành, dễ mến. Chú thường giúp đỡ mọi người trong xóm những việc nặng nhọc như: kê tủ, bày biện chậu hoa.. Bọn con nít chúng em thường thích ôm tay chú còn chú gồng tay cho chúng em đu lên. Chú ấy khỏethật đấy! Mọi người trong xóm đều yêu mến chú.
Tuần 9
Tiết 9. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết viết từng đoạn văn ngắn.
B. NỘI DUNG
Tiết 9/ B/ sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 74.
Đề bài:
1. Câu 3/ Tiết 3 sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 69.
Em hãy hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường xã (quận huyện) theo mẫu sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ngày …. tháng …. năm ….
ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ THIẾU NHI
Kính gửi: – Ban chủ nhiệm câu lạc bộ Thiếu nhi phường 11.
Xã (quận, huyện): Gò Vấp.
Em tên là: Huỳnh Tú Oanh.
Ngày sinh: 24/6/2005 Nam (nữ): Nữ
Địa chỉ: H11 Quang Trung, phường 11, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Học sinh lớp: 3A trường Tiểu học Chi Lăng.
Em làm đơn này xin đề nghị Ban chủ nhiệm cho em được tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Thiếu nhi phường (xã, quận, huyện).
Em xin hứa thực hiện đúng nội quy của câu lạc bộ.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
Huỳnh Tú Oanh
2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) kể về tình cảm của bốmẹ hoặc người thân của em đối với em.
BÀI LÀM
(Tình cảm của bố mẹ đối với em)
Bố mẹ rất yêu thương em nhưng luôn nghiêm khắc giảng giải cho em nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Mẹ lo cho em từng chén cơm dẻo, thơm ngon đến chiếc áo là phẳng, thơm tho sạch sẽ. Bố chỉ bảo cho em cách lau chùi xe đạp, giữ gìn xe được mới, tốt. Đặc biệt, bố mẹ rất quan tâm việc học của em, kiểm tra, đôn đốc, giảng bày tỉ mỉ cho em. Bố và em thường ngồi bên nhau cùng một bàn. Bố vẽ đồ án xây dựng còn em học bài. Bố giảng cho em từng câu văn hay. Em rất yêu bố mẹ và thật hạnh phúc được bố mẹ chăm nom, yêu thương.
Tuần 10
Tiết 10. TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
A. MỤC TIÊU
– Học sinh biết cấu tạo một bài văn viết thư.
– Học sinh biết cách ghi phong bi thư.
B. NỘI DUNG
1. Dựa theo mẫu bài tập đọc “Thư gửi bà”, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.
– Dòng đầu thư: nơi gửi, ngày… tháng… năm…
– Lời xưng hô với người nhận thư (ông, bà, chú, bác…). .
– Nội dung thư (4-5 dòng): thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư, lời chúc và hứa hẹn.
– Cuối thư: lời chào, chữ kí và tên.
BÀI LÀM 1
Gò Vấp, ngày 12 tháng 11 năm 2012
Ông bà kính nhớ!
Cháu viết thư này kính gửi ông bà vì cháu bận học không theo mẹ về quê thăm ông bà được. Cháu rất nhớ ông bà nhưng phải đến Tết Nguyên đán cháu mới về quê thăm ông bà được. Vả lại, Tết thì cả mẹ cháu cũng được nghỉ thời gian lâu có thể ở lại chơi với ông bà dăm bảy ngày. Qua thư bác Lân, cháu được biết ông bà vẫn khoẻ nên cháu rất mừng. Ông bà giữ gìn sức khoẻ và nhớ mặc ấm khi trời mưa bão nhé! Cháu ở trong này học hành vẫn tốt. Từ đầu năm đến nay cháu toàn đạt điểm chín và mười đó ông bà ạ. Cháu sẽ cố gắng học giỏi để ông bà và bố mẹ cháu vui lòng.
Cuối thư, cháu xin phép dừng bút. Cháu kính chúc ông bà vui khoẻ, ăn ngon, nghỉ ngơi tốt và nhiều sức khoẻ!
Cháu của ông bà
Nguyễn Minh Tâm
BÀI LÀM 2
Sài Gòn, ngày… tháng… năm…
Chú thím kính nhớ!
Nhận được thư của chú thím gửi, cháu viết thư hồi âm ngay đây ạ.
Thưa chú thím, lẽ ra bố hoặc mẹ cháu sẽ về ngay để thăm ông bà khi hay tin bà ốm nhưng bố mẹ cháu bận đi công tác không xin nghỉ được. Bố cháu có điện về thăm hỏi, chắc ông bà cũng đỡ mong bố cháu về. Riêng cháu, cháu sợ ông bà buồn và chú thím trông thư nên cháu viết thư này đấy ạ.
Ông bà cố gắng uống thuốc cho mau đỡ bệnh. Sau chuyến công tác này, chắc chắn bố cháu sẽ về quê thăm ông bà. Ông bà đừng buồn nhé! Cháu vẫn học hành tốt, không bị điểm kém nào đâu ạ. Cháu sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa ông bà ạ. Cuối thư, cháu kính chúc ông bà mau hết bệnh và có nhiều niềm vui hơn. Cháu xin kính chúc chú thím mạnh khoẻ. Hè cháu về, cháu sẽ đem cho cu Khanh sách của cháu và một chú cún thật dễ thương.
Cháu kính chào ông bà và chú thím!
Trần Ngọc Minh
2. Tập ghi trên phong bì thư:
– Góc bên trái (phía trên) ghi họ và tên, địa chỉ người gửi.
– Góc bên phải (phía dưới) ghi họ và tên, địa chỉ người nhận.
– Góc bên phải (phía trên) dành để dán tem trước khi bỏ vào hòm. thư.
Trần Ngọc Minh
34 – Âu Cơ – Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh
Người nhận (to):
Lê Thị Nguyên
Thôn Đông Hà, xã Đồng Nghĩa, Quảng Ninh
Tuần 11
Tiết 11. NGHE KỂ: “TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU!”
NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
A. MỤC TIÊU
– Học sinh nghe và kể lại được câu chuyện “Tôi có đọc đâu!”.
– Học sinh giới thiệu được cảnh vật của quê hương mình.
B. NỘI DUNG
1. Học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
a. Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
Người viết thư thấy người bên cạnh đọc lén thư mình đang viết.
b. Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
Người viết thư viết thêm vào thư: “Xin lỗi, tôi không viết thư được nữa vì có người nhìn trộm thư tôi viết.”
c. Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
Người bên cạnh kêu lên: “Không đúng, tôi có đọc trộm thư của anh đâu.”
Chuyện kể: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU
Một người viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: “Xin lỗi, mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.”. Người ngồi cạnh liền kêu lên:
– Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu.
2. Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau:
a. Quê em ở đâu?
Quê em ở thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà.
b. Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?
Em yêu nhất là dòng sông chảy qua thị xã, những cánh đồng lúa chín vàng bát ngát ở khu ngoại ô thị xã.
c. Cảnh vật ấy có gì đáng nhớ?
Trên dòng sông ấy, có cầu Dinh bắc qua sông đưa đón người dân đến chợ Dinh, khu sầm uất nhất của thị xã. Mỗi khi có vụ mùa, đồng lúa hai bên bờ chín bát ngát, toả mùi thơm phức.
d. Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
Em yêu quê em có cảnh vật hữu tình, mưa nắng thuận hoà cho nhân dân trồng lúa, trồng mía, chăn nuôi cá tôm. Quê em đang phát triển làng nghề thủ công mĩ nghệ. Em sẽ cố gắng học chăm để sau này giúp đỡ quê em phát triển, tiến bộ.
3. Viết thành bài văn nói về cảnh quê em theo câu hỏi gợi ý.
Yêu cầu:Viết gãy gọn, vắn tắt.
BÀI LÀM 1
Quê em nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, nơi có nhiều hải sản và đảo Yến, có nhiều cánh đồng bát ngát lúa thơm.
Mời mọi người hãy ghé thăm quê em, thị xã Ninh Hoà với những cánh đồng làng sản xuất lúa một năm ba vụ, nơi phát triển ngành nghề tiểu thủ công mĩ nghệ xuất khẩu. Mọi người hãy dạo chơi ở phố, băng qua chợ Dinh để cảm nhận làn gió mát từ sông thổi vào khu phố chợ. Cảnh phố, cảnh quê hoà hợp như tấm lòng mộc mạc của những nông dân và ngư dân miền biển. Và mọi người hãy dạo chơi ở Dốc Lết, mũi Hòn Khói, nơi cực Đông của Tổ quốc. Bãi tắm ở đây phô triền cát trắng, tiếp giáp với vùng biển xanh mênh mông. Em rất yêu và tự hào về cảnh đẹp của quê em.
BÀI LÀM 2
Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất nước, nơi có di tích Cảng Nhà Rồng mà Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Thành phố của em nhộn nhịp đông vui bốn mùa. Phố xá có đèn và cửa kính sáng loá, sang trọng. Thành phố có nhiều công viên đẹp như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Gia Định… Nhà hàng, trường học, chung cư mọc lên như nấm đế phục vụ cho đời sống của nhân dân. Đặc biệt, thành phố của em có nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi không những chữa bệnh cho nhân dân thành phố mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh. Thành phố còn là cái nôi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng của cả miền Đông Nam Bộ. Em rất tự hào về thành phô giàu và đẹp của em.
Tuần 12
Tiết 12. NÓI – VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
A. MỤC TIÊU
Học sinh tập nói một cách khúc chiết, rõ ràng khi tả lại cảnh đẹp của đất nước.
B. NỘI DUNG
l. Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí…). Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy theo gợi ý dưới đây:
(Xem tranh trả lời câu hỏi, nếu không có tranh thì sử dụng tranh ở sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 102)
a. Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào?
Tranh chụp cảnh biển và bờ biển. Cảnh chụp đó ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
b. Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?
Tranh vẽ màu sắc rất hài hoà: nền trời xanh lam, nước biển xanh lơ, rặng dừa xanh biếc, rặng núi xanh thẫm dưới chân núi, nhà dân ở sơn màu trắng lô nhô. Bãi cát trắng nổi bật giữa các màu xanh.
c. Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp?
Cảnh trong tranh có bãi cát trắng tinh và rặng dừa lao xao gió thổi rất đẹp.
2. Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 – 7 câu.
BÀI LÀM
Trước mặt em là bức ảnh chụp cảnh biến Phan Thiết tuyệt đẹp. Bờ biển cát trắng xoá và xanh biếc với rặng dừa lao xao gió thổi. Nước biến xanh lam, từng đợt sóng nhấp nhô vỗ nhẹ vào bờ. Ở cuối đường chân trời, hiện lên dãy núi xanh thẫm. Sát chân núi, nhà cửa lô nhô nối tiếp màu trắng của bãi cát, nổi bật trên nền trời,nền nước xanh trong. Ngoài khơi xa, thấp thoáng một vài con thuyền bé như dấu chấm, dập dềnh trên ngọn sóng. Phong cảnh hữu tình lôi cuốn khách đến thăm. Em rất tự hào về cảnh biển tuyệt đẹp của quê hương, của đất nước ta.
Tuần 13
Tiết 13. VIẾT THƯ
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết viết một bức thư đơn giản, nắm được hình thức trình bày một lá thư.
B. NỘI DUNG
Đề bài: Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
(Học sinh đọc kĩ phần gợi ý ở sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 110, tham khảo bài làm dưới đây)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Bạn Thành thân mến!
Chắc là bạn ngạc nhiên lắm khi nhận được thư này. Mình biết được tên và địa chỉ của bạn qua báo Thiếu niên Tiền phong. Mình rất khâm phục ý chí khắc phục khó khăn của bạn mà học tập vươn lên nên mình viết thư này muốn kết thân với bạn, bạn sẽ cho phép mình làm bạn với bạn chứ?
Mình xin tự giới thiệu: Mình tên là Lâm Quốc Việt, học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chi Lăng, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Mình thích chơi bóng bàn và có học thêm võ thuật. Mình mong là bạn Thành đồng ý kết bạn với mình, hai chúng ta sẽ thi đua học tốt, rèn luyện học tập và thể dục để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Mình mong là một ngày không xa, mình và bạncó thể gặp nhau. Mình mời bạn, nêu có dịp, hãy đến thăm thành phố mang tên Bác của mình. Mình tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch cho bạn (dĩ nhiên là chỉ đến những nơi mà mình biết).
Mình xin phép dừng bút. Chúc bạn luôn vui khoẻ, học giỏi. Nhớ viết thư cho mình nhé!
Chào thân ái.
Lâm Quốc Việt.
Tuần 14
Tiết 14. NGHE KỂ: “TÔI CŨNG NHƯ BÁC”
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
A.MỤC TIÊU
– Học sinh kể được câu chuyện “Tôi cũng như bác”.
– Học sinh tập tiếp khách và giới thiệu với khách về tổ của mình.
B. NỘI DUNG
1. Kể lại câu chuyện “Tôi cũng như Bác”.
a. Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo?
Nhà văn không đọc được bảng thông háo vì ông quên mang kính.
b. Ông nói gì với người đứng bên cạnh?
Ông nói với người đứng bên cạnh: “Nhờ bác đọc hộ giùm bảng thông báo của nhà ga giúp tôi ạ.”
c. Người đó trả lời ra sao? Câu trả lời có gì buồn cười?
Người đó trả lời: “Tôi cũng như bác vì hồi nhỏ nhà nghèo không được đi học nên không biết chữ.”
Câu trả lời đó buồn cười vì nhà văn không có mắt kính cũng , mù chữ giống người không được học chữ.
Câu chuyện: TÔI CŨNG NHƯ BÁC
Một nhà văn ra nhà ga mua vé tàu. Ông muốn đọc thông báo của nhà ga, nhưng quên mang kính nên không đọc được chữ gì. Thấy có người đứng bên cạnh, ông liền nhờ:
– Phiền bác, đọc giúp tôi tờ thông báo này với!
Người kia buồn rầu đáp:
– Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.
2. Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em thángvừa qua với một đoàn khách đến lớp.
(Học sinh trả lời phần gợi ý ở sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 120, xem bài làm mẫu dưới đây.)
BÀI LÀM
Kính thưa các cô, các bác, các chú!
Cháu xin thay mặt tổ cháu giới thiệu với quý bác, quý cô, quý chú về tổ của cháu.
Tổ của cháu là tổ 2, gồm có mười hai bạn tất cả. Cháu là Lê Trung Dũng, tổ trưởng. Tổ phó là bạn Nguyễn Thị Mĩ Nhung, học sinh giỏi nhất tổ. Các bạn trong tổ gồm 6 bạn nam và 6 bạn nữ, đó là Nam, Sơn, Bình, Huỳnh, Thái, Bích Ngọc, Thúy Hằng, Thuỳ Linh, Kim Hương, Ngọc Hoa.
Trong tháng vừa qua, tổ 1 chúng cháu đã hoàn thành tốt công việc được giao gồm:
– Nộp giấy vụn làm kế hoạch nhỏ: 100% các bạn đều tham gia.
– Trồng và chăm sóc 4 cây hoa ở bồn trước lớp.
– Thăm bạn Ngọc Hoa ốm nặng phải nhập viện.
– Trang trí lớp xếp loại A. Trực nhật lớp xếp loại A.
– Tổng kết tháng: đạt loại A.
Kính thưa quý bác, chú, cô, phần trình bày của cháu đến đây xin kết thúc.
Kính chúc quý bác, chú, cô dồi dào sức khoẻ, có nhiều niềm vui!
Cháu xin hết ạ!
Tuần 15
Tiết 15. NGHE KỂ: “GIẤU CÀY” – GIỚI THIỆU TỔ EM
A. MỤC TIÊU
– Học sinh kể được câu chuyện “Giấu cày”.
– Biết giới thiệu tổ mình (văn nói) một cách rõ ràng, lịch sự.
B. NỘI DUNG
1. Nghe và kể lại câu chuyện “Giấu cày”. Học sinh đọc gợi ý ở sách giáo khoa.
a. Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói như thế nào?
Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân hét to trả lời vợ: “Để tôi giấu cái cày vào bụi cây đã!”.
b. Vì sao bác bị vợ trách?
Bác bị vợ trách vì giấu cày mà nói to như thế chẳng khác nào chỉ chỗ giấu cho người xấu lấy cắp mất cày.
c. Khi thấy mất cày, bác làm gì?
Khi thấy mất cày, bác chạy về nhà, nhìn trước nhìn sau không thấy ai và ghé sát vào tai vợ thì thầm: “Cái cày mất thật rồi.”.
Chuyện kể: GIẤU CÀY
Có bác nông dân đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi hối về ăn cơm, bác nông dân nói to như hét:
– Để tôi giấu cái cày vào bụi cây đã!
Về đến nhà bác bị vợ trách:
– Ông giấu cày mà nói to như thế, kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao?
Lát sau, cơm nước xong, bác nông dân vội vã ra ruộng. Quả nhiên, cày mất rồi. Bác ta liền chạy một mạch về nhà. Nhìn trước, nhìn sau sau chẳng thấy ai, bác ta mới ghé sát tai vợ, thì thào:
– Nó lấy mất cày rồi!
(Truyện cười Việt Nam)
2. Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổem.
BÀI LÀM
Tổem là tổba, lớp 3A. Tổ em có mười hai bạn, em là Đình Lân, tổ trưởng. Tổ phó là Kim Chi. Tổ em có tám bạn nữ và bốn bạn nam. Các bạn nữ gồm có: Kim Chi, Vân, Yến, Mĩ, Linh, Sâm Ngọc, Ái Quân, Minh Tịnh. Các bạn nam là em, Nguyên, Phú, Hưng. Trong tháng vừa qua, tổ đã hoạt động rất tốt: làm kế hoạch nhỏ, trồng hoa, vệ sinh lớp học, trang trí lớp. Chúngem luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập cũng như trong công tác Đội, văn nghệ, thể dục thể thao. Tổ em được cô giáo chủ nhiệm nhiều lần khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Em rất tự hào về tổ em và luôn tự nhủ sẽ phấn đấu trong học tập, sinh hoạt tổđể tổ đạt danh hiệu Tổvững mạnh của lớp em.
Tuần 16
Tiết 16. NGHE KỂ: “KÉO CÂY LÚA LÊN”
NÓI VỂ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
A. MỤC TIÊU
– Học sinh kể đúng chuyện kể “Kéo cây lúa lên”.
– Học sinh viết về cảnh vật và hoạt động của nông thôn hoặc thành thị.
B. NỘI DUNG
l.Nghe và kểlại câu chuyện “Kéo cây lúa lên”.
a. Khi thấy cây lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì? Khi thấy cây lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc liền dùng tay kéo tất cả các câylúa trong ruộng nhà mình lên cao hơn ruộng bên cạnh.
b. Về đến nhà, anh chàng nói gì với vợ?
Về đến nhà, chàng ngốc nói với vợ: “Lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người ta nhưng hôm nay tôi đã làm cho nó tốt hơn rồi đấy.”
c. Vì sao lúa nhà chàng ngốc lại bị héo?
Lúa ruộng nhà chàng ngốc bị héo vì rễ cây lúa không bám được đất bùn của ruộng đểhút chất dinh dưỡng từ bùn, nên lúa héo rũ và chết cây.
Câu chuyện: KÉO CÂY LÚA LÊN
Xưa kia, ở một làng nọ có một. anh nông dân hiền lành nhưng ngốc nghếch. Một hôm, anh chàng ngốc đi thăm đồng thấy ruộng nhà mình xấu hơn ruộng bên cạnh, chàng ngốc bèn xuống ruộng, dùng tay kéo tất cả lúa lên cho cao hơn lúa ruộng bên cạnh. Làm xong, anh ngốc chạy về nhà hí hửng khoe với vợ:
– Lúa nhà ta xấu quá nên hôm nay tôi đã kéo lúa cho nó cao hơn lúa ruộng nhà bên cạnh rồi.
Vợ chàng ngốc vội vàng đi ra ruộng để xem thực tế thế nào thì hỡi ôi, bao nhiêu lúa đã héo rũ hết rồi.
(Truyện ngụ ngôn)
2. Kể lại những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị.
BÀI LÀM 1
(Kểvề thành thị)
Em sinh ra và lớn lên ở thành phốmang tên Bác: Thành phốHồ Chí Minh. Từ bé, em đã quen với tiếng ồn ã của đường phốđầy xe cộ lưu thông qua lại nhộn nhịp.
Phố xá tấp nập người bán hàng, những cửa hàng sang trọng: cửa kính, đèn màu nhấp nháy, hàng hoá bày bán la liệt, quyến rũ khách mua hàng. Những chung cư mới xây dựng đồ sộ và hiện đại. Những công viên rợp cây cao bóng mát và dìu dịu hoa thơm khoe sắc với thảm cỏ xanh mượt, được cắt tỉa, chăm chút cẩn thận. Thành phốcủa em còn có nhiều Viện bảo tàng, các công trình kiến trúc văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử như Cảng Nhà Rồng, dinh Thống Nhất, hồ Con Rùa… Thành phốcủa em còn có những trườngĐại học lớn nhất nước đào tạo nhân tài cho quốc gia như: Đại học Y Dược, Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh… Thành phốcủa em còn có nhiều nhà máy sản xuất hàng hóacho cả nước, có nhiều khu công nghiệp hoạt động đêm ngày.
Mời mọi người hãy đến thăm thành phốcủa em, thăm Cảng Nhà Rồng, bến cảng đã đưa Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Em rất yêu và tự hào về thành phốcủa em.
BÀI LÀM 2
(Kể về nông thôn)
Quê em là một làng ven biển, nằm ở ngoại ô thị xã. Quê em thật trù phú với những cánh đồng bát ngát lúa thơm, những ô ruộng muối, ao đìa nuôi tôm ở giáp mặt biển. Quê em thật đẹp với rặng dừa xanh mướt, với những con thuyền lưới cá đi về trên biển, với đàn trâu bò thung thăng gặm cỏ trên cánh đồng ven sông. Người dân quê em thật thà chất phác, cần mẫn lao động một nắng hai sương và luôn vui vẻ, chan hoà. Làng em ở là một vùng nông thôn nhưng nhà cửa san sát. Hầu hết nhà nào cũng có vườn cây ăn trái. Vườn không lớn nhưng người dân quê em thường trồng dăm cây xoài, cây mãng cầu, ít cây mía hay đôi ba cây mận. Vừa lấy bóng mát cho ngôi nhà, vừa có quà cho lũ trẻ con. Buổi chiều trên quê em mới thật đẹp: cánh đồng trải rộng nhấp nhô gợn sóng, gió thổi mát dịu, mây trắng bồng bềnh trôi. Làng quê yên tĩnh, thanh bình với hương của cơm chín hòaquyện trong gió. Nắng nhạt dần rồi tắt hẳn. Trâu bò thong thả về chuồng. Cảnh vật trong lành, mộc mạc và thanh bình làm sao. Em rất yêu quê em.
BÀI LÀM 3
(Kể về nông thôn)
Hè lớp ba, lần đầu tiên em được đi chơi xa cùng bố. Bốcon em về thăm các bạn đồng ngũ của bố ở chiến khu Đồng Tháp năm xưa.
Dấu tích của chiến tranh không còn mấy nữa. Vùng Đồng Tháp sau hơn ba mươi năm xây dựng hoà bình hiện ra trước mắt em là những cánh đồng lúa xanh mướt, đang tròn mình ngậm sữa, trổhạt. Vườn xoài cát Hoà Lộc, vườn nối tiếp vườn, lúc lỉu quả ươm vàng chờ hái xuống. Đường vào làng uốn quanh co, kênh rạch chằng chịt. Hai cha con em đi đò đến bến, đi bộ một quãng rồi đi cầu treo (còn gọi là cầu khỉ) thì đến nhà bác Khang. Bạn chiến đấu của bố khá đông, các bác đang hàn huyên tâm sự, nói cười rộn ràng thôn xóm. Vườn xoài nối với vườn dừa quả sai chi chít. Trên đường làng, lọc cọc một vài chiếc xe bò đang chởdừa, chở xoài ra bến ghe.Cảnh quê thật thanh bình, trù phú. Em thích thú hít mạnh một hơi dài không khí trong lành nồng nàn hương gió đồng nội, thoang thoảng hương xoài chín thơm như mật ngọt. Miền Đồng Tháp của Việt Nam giàu và đẹp, chân chất tình quê của những nông dân từng cầm súng diệt giặc.Những người đồng đội của bốem đã từng:
“Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ, lại hiền như xưa.”
Em rất yêu và tự hào về Đồng Tháp, chiến khu xưa mà bốem đã từng tham gia chiến đấu.
Tuần 17
Tiết 17. VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết viết về thành thị (hoặc nông thôn) theo cách, kể chuyện trong văn viết thư.
B. NỘI DUNG
Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tuần 16, em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng mười câu) cho bạn, kể về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Các em trả lời các câu hỏi sau và sắp xếp thành một lá thư mạch lạc.
· Lưu ý:Trình bày bài làm theo mẫu văn viết thư:
Nơi em viết thư, ngày … tháng … năm …
(Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2012)
Lời chào đầu thư,
(Bạn Anh thân mến)
Nội dung viết thư: Nêu lý do viết thư: thăm bạn và kể cho bạn nghe những gì mình biết về nông thôn (hoặc thành thị).
BÀI LÀM 1
(Nói về thành thị)
Đồng Nai, ngày 15 tháng 12 năm 2012
Bạn Ngọc Anh thân mến!
Lâu rồi mình không viết thư thăm bạn, xin bạn đừng buồn mình nhé! Hôm nay, mình viết thư này thăm bạn và kể cho bạn nghe nhiều chuyện vui.
Hè vừa rồi, mình được ba mình cho đi chơi ở thành phốNha Trang, Khánh Hoà.
Nha Trang là một thành phố biển duyên hải miền Trung. Lần đầu tiên mình đến Nha Trang nên thấy gì cũng lạ. Nha Trang có nhiều nhà cao tầng, khách sạn ở đối diện biển. Phố xá nhà cửa san sát nhau. Bệnh viện, trường học kiến trúc rất đẹp. Trên đường biển, viện Pasteur cố kính với kiến trúc theo kiểu Pháp rất đẹp. Vỉa hè có nhiều khách bộ hành dạo mát. Bờbiển có nhiều người tắm, chơi đùa, đông vui như trẩy hội. Trên đường phốsát biển, những xe đẩy bán hàng rong, bán quà lưu niệm đậu lại trên bờ biển, bung dù xanh đỏ như những nấm ốc trên bãi cát trắng. Ngoài biển, màu nước xanh thẳm tiếp giáp với bầu trời xanh lơ, gợn sóng trắng xoá mơn man bờ cát thành những nếp gấp của biển. Từng đợt sóng vỗ bờ ì ầm đều đặn như tiếng nhạc đệm. Biển và bờ như đôi bạn thân luôn múa hát cùng nhau bản nhạc đệm hoà với gió mát làm nên vũ điệu trùng dương đẹp mãi muôn đời.
Nha Trang đẹp như thế đó Ngọc Anh! Khi nào có dịp, bạn và mình sẽ đi Nha Trang nhé. Mình dừng bút đây. Chúc bạn và gia đình luôn vui khoẻ, riêng bạn thì luôn học giỏi nhé!
Bạn thân
Lê Lan Nhi
BÀI LÀM 2
(Nói về nông thôn)
Phú Lâm, ngày … tháng … năm …
Bích Như thân mến!
Mình đang ởPhú Lâm, một vùng ngoại ô của thành phốTuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Mình đi cùng bốđến thăm một người bạn của bố.
Bích Như à, ở đây mình thấy cái gì cũng lạ. Đường quốc lộ băng qua Phú Lâm vắng vẻ, chỉ có xe ô tô chạy. Đường làng đã tráng nhựa, có đoạn được đổ bêtông. Nhà cửa của cư dân san sát, hầu như vườn nọ tiếp vườn kia, nhà hộ dân nào cũng đều có vườn cây ăn quả nên trong làng rợp bóng cây xanh, nhiều nhất là xoài rồi đến dừa. Người dân nơi đây phơi bẹ dừa làm củi đun nên vỏ dừa phơi đầy sân trong, sân ngoài. Ngoài đồng, ruộng lúa cò bay thẳng cánh, lúa vụ ba xanh mơn mởn nhấp nhô gợn sóng. Xe bò đi lọc cọc trên đường làng. Người dân nơi đây chở dừa và xoài bằng xe bò ra đường quốc lộ rồi từ đó chở bằng ô tô đi các nơi. Phú Lâm chỉ cách cầu Đà Rằng của Tuy Hoà độ hai cây số nên có nhiều doi đất cát trắng mịn như bãi sông. Đường làng rợp bóng dừa và tre xanh mướt. Đồng ruộng là vựa lúa của Tuy Hoà. Đến vụ, từng xe bò chở lúa đi trên đường làng. Phú Lâm rất trù phú với lúa và mía đường xanh mướt mời gọi khách du lịch đến thăm.
Được đi chơi xa cùng bố, mình mở mang thêm vốn hiểu biết về quê hương đất nước và thấy sảng khoái, vui vẻ lạ thường đó Bích Như.
Thư đã dài, mình dừng bút nhé. Chúc Như luôn vui khoẻ!
Bạn thân
Tô Vũ Trầm Phương
Tuần 18
Tiết3, 5, 6, 9. ÔN TẬP HỌC KÌ I
VIẾT GIẤY MỜI VÀ VIẾT THƯ
A. MỤC TIÊU
Mọc sinh nắm chắc về cách viết giấy mời và viết thư.
B. NỘI DUNG
Tiết 3 sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 149.
Câu 2:Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Em hãy viết giấy mời cô (thầy) Hiệu trưởng theo mẫu dưới đây.
BÀI LÀM
GIẤY MỜI
Kính gửi: cô Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Đồng.
Lớp 3A trân trọng kính mời cô
Đến dự Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
Vào hồi 8 giờ, ngày 20 – 11 – 2012.
Tại phòng 8 – lớp 3A.
Chúng em rất vinh dự được đón tiếp cô.
…., ngày … tháng … năm …
Lớp trưởng lớp 3A
Lâm Bích Chi
Tiết 6
Câu 2
Đề bài: Hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến (ông bà, cô bác, thầy cô giáo hay bạn cũ…).
BÀI LÀM 1
(Thư thăm ông bà)
Thành phốHồ Chí Minh, ngày … tháng … năm.
Lâu rồi cháu không về thăm ông bà được vì cháu bận học. Mỗi lần bốhay mẹ cháu về quê thăm ông bà lần nào cháu cũng bận ôn thi. Thế nên, cháu nhớ ông bà lắm! Cháu viết thư này thăm ông bà mong ông bà luôn vui mạnh. Đến hè, cháu nhất định sẽ về thăm ông bà và ở lại với ông bà một tháng, ông bà nhé!
Học kì I vừa rồi, cháu được xếp loại giỏi, xuất sắc toàn diện và được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đó ông bà ạ. Sắp tới đây cháu được tham dự lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Đội học sinh giỏi của khối lớp 3 khá đông, chúng cháu phải thi hai đợt mới được vào đội tuyển chính thức đó ông bà ạ! Cháu sẽ cố gắng học giỏi để được tuyển chọn.
Cháu xin phép dừng bút. Cháu kính chúc ông bà luôn vui vẻ, khoẻ mạnh. Cháu kính chào ông bà ạ!
Cháu của ông bà
Lê Vũ Lâm
BÀI LÀM 2
(Thư thăm họ hàng, cô bác)
Nha Trang, ngày … tháng … năm …
Bác Cả kính thương!
Cháu viết thư này kính thăm bác và các anh chị. Cháu mong bác và các anh chị đều bình an, vui khoẻ! Bác có thường về nhà nội không ạ? Theo cháu nhớ thì năm nay anh Kiên thi Đại học, bác nhỉ? Anh đã chọn thi vào trường nào chưa hả bác? Trước đây, có lần anh nói với cháu sẽ thi vào ngành kĩ sư điện tử. Cháu mong anh đạt được ước nguyện của mình.
Bác Cả kính thương, mấy hôm nay đài lại báo áp thấp nhiệt đới đó ạ. Trời mưa ẩm thấp chắc là chân bác lại đau. Bác nhớ uống thuốc cho đều, bác nhé! Cháu và gia đình vẫn bình thường, bốmẹ cháu vẫn khoẻ, công tác tốt. Cháu đã được kết nạp Đội. Được đeo khăn quàng đỏ, cháu cảm thấy thật là vinh dự. Anh Kiên và chị Thanh vẫn được xếp loại giỏi hả bác? Cháu đang cố gắng noi gương anh chị, phải học xuất sắc như anh Kiên mới oách, bác nhỉ?
Cháu xin phép dừng bút. Cháu kính chúc bác và cả nhà dồi dào sức khoẻ, mọi sự đều vui! Cháu xin hứa cốgắng học giỏi đểlập thành tích làm quà thăm ông bà và bác Cả.
Cháu của bác
Đỗ Hoài Lâm
BÀI LÀM 3
(Thư thăm cô giáo cũ)
Tháp Chàm, ngày … tháng … năm …
Cô kính mến!
Em viết thư này thăm cô khi không khí náo nức của dịp khai trường vừa lắng xuống và trường mới của em đang bước vào tuần lễ thi đua thứ tư của học kì I. Từng đợt gió heo may thổi về mát rượi làm em nhớ cô và các bạn, nhớ không khí ồn ã của phố thị và sân trường cũ đầy tiếng reo cười của các bạn.
Em chuyển về trường mới được xếp vào lớp 3/1. Lớp có truyền thống có nhiều học sinh đội tuyển giỏi. Em thật may mắn và càng nhớ cô, nhờ cô đã đặc biệt quan tâm mà em đủ sức học tốt, tham gia vào đội tuyển. Chúng em thường học thêm chương trình nâng cao vào ngày thứ tư và thứ năm hàng tuần cô ạ. Thầy giáo dạy chúng em rất nghiêm khắc nhưng thầy thường kể chuyện lạ thế giới cho chúng em nghe sau hai tiết học căng thẳng. Càng mến thầy giáo mới bao nhiêu, em càng nhớ cô bấy nhiêu. Cô vẫn khoẻ và vẫn dạy lớp 2/1 chứ cô? Tết này nếu thời gian cho phép, em được mẹ cho về thành phố, em sẽ đến thăm cô, cô nhé!
Em xin phép cô dừng bút. Em xin kính chúc cô và gia đình vui khoẻ, mọi sự đều vui vẻ, may mắn.
Học trò cũ của cô
Lê Bá Trình
BÀI LÀM 4
(Thư thăm bạn cũ)
Cam Ranh, ngày … tháng … năm …
Hồng Âu thân mến!
Thấm thoắt mình về miền Trung đã hơn một học kì. Mình nhớ bạn lắm nên viết thư này thăm bạn, không biết bạn có nhớ mình không?
Hồng Âu thân mến, bạn có khoẻ không? Đã ôn thi học kì I chưa? Tuần này cô giáo mình cho lớp mình ôn thi học kì I. Bạn đã thi chưa? Nhớ lúc còn học ở thành phố, trường chúng mình học lúc nào cũng ôn thi rất sớm và kĩ lưỡng.Ởtỉnh mình đang học cũng vậy, mình vừa được học bài mới, vừa ôn thi rất chăm chỉ, mình cũng phải làm bài tập nhiều lắm đó, Âu ạ.
Lớp mình vẫn vui vẻ chứ? Âu nhảy dây thi hội khoẻ phải không? Kể cho mình nghe chuyện của lớp mình đi, mình nhớcác bạn lắm đấy!
Mình dừng bút đây! Chúc bạn luôn vui vẻ và học giỏi. Bạn nhớ viết thư cho mình nhé!
Bạn thân
Lê Đức Trường
Tiết 5
Đề bài:Em bị mất thẻ đọc sách. Hãy viết một lá đơn đề nghị thư viện trường cấp lại thẻ cho em.
BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP LẠITHẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi: Thư viện trường Tiểu học Kim Đồng.
Em tên là: Nguyễn Bảo Trân.
Sinh ngày: 15/8/2005
Học sinh lớp: 3/12 thuộc trường Tiểu học Kim Đồng.
Em viết đơn này kính xin Thư viện nhà trường cấp lại thẻ thư viện cho em.
Lí do: em bị mất thẻ đọc sách.
Em xin hứa tuân thủ nội quy của Thư viện và giữ gìn thẻ cẩn thận hơn.
Em chân thành cảm ơn cô giáo quản thủ thư viện!
Kính đơn
Nguyễn Bảo Trân
Tiết 9
(Phần B)
Đề bài:Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì I.
BÀI LÀM 1
Thấm thoắt, học kì I trôi qua nhanh chóng. Thời gian học tập được đánh dấu bằng các tiết ôn tập và các buổi thi cuối học kì,
Học kì I này, em học tương đối tốt. Em tự mình đánh giá như vậy vì tuy được xếp loại học tập giỏi, hạnh kiểm tốt nhưng em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy hết khả năng học tập, hoạt động phong trào xã hội của trường và lớp. Hai môn thi Văn và Toán của em đều đạt điểm mười, thành tích này, em cần phải phát huy ở học kì II. Với kết quả học tập như thế, em thật sự vui khi trình phiêu liên lạc để ba mẹ kí tên. Em mong học kì II mình sẽ học giỏi hơn nữa.
BÀI LÀM 2
Kết quả học tập học kì I của em chỉ đạt loại khá và hạnh kiểm tốt. Em hơi buồn vì mình không được xếp loại học sinh giỏi do môn Toán chỉ đạt được bảy điểm. Em nghĩ mình cần phải nỗ lực học Toán hơn mới có thể xếp loại học sinh giỏi ở học kì II và cuối năm.
Em rất áy náy khi đưa phiếu liên lạc để bố mẹ kí. Em đã hứa với mẹ sẽ cốgắng học Toán giỏi. Nét mặt mẹ hơi buồn nhưng mẹ vẫn ân cần động viên em cố gắng học tốt hơn. Em sẽ quyết tâm học không phải chỉ vì lời hứa với mẹ mà còn vì để có thể vững vàng trong việc xây dựng tháp kiến thức của mình cho một tương lai tươi sáng mai sau. Em mong mình có thể đạt kết quả tốt vào cuối năm học.
BÀI LÀM 3
Cô giáo em đã đọc kết quả điểm thi và xếp loại học kì I của cả lớp chúng em hôm qua. Điểm hai môn Văn, Toán của em đều xếp loại khá. Trong hai môn, cô giáo đặc biệt lưu ý em phải chú tâm học môn Văn vì đó là môn em còn yếu. Em rất cảm ơn cô giáo đã đánh giá bài học và nhắc nhở cụ thểmặt học tập còn yếu của em.
Bài tập đọc và trả lời câu hỏi của em đạt điểm giỏi nhưng bài viết còn lan man, dài dòng nên nhìn chung là em phải cố gắng hơn. Em sẽ xác định cho mình một mức điểm để phấn đấu. Em sẽ chăm chỉ học tập đểhọc kì II đạt học sinh giỏi. Như thế, việc học tập của em mới có kết quả tốt được. Bố mẹ em cũng sẽ vui lòng hơn.
Tuần 19
Tiết 19. NGHE VÀ KỂ LẠI CHUYỆN
“CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG” – TRẢ LỜICÂU HỎI
A. MỤC TIÊU
Học sinh trả lời câu hỏi và kể lại rành mạch chuyện kể “Chàng trai làng Phù Ủng”.
B. NỘI DUNG
1.Nghe và kểlại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”.
BÀI LÀM
Một buổi sáng, bên vệ đường làng Phù Ủng, một chàng trai trẻ đang ngồi đan sọt. Tay chàng đan thoăn thoắt nhưng nét mặt đăm chiêu như đang suy nghĩ gì.
Vừa lúc đó có tiếng quân lính hò reo dẹp đường cho kiệu Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương đi qua. Mọi người vội né tránh, dẹp quang đường đón kiệu, chỉ riêng chàng trai Phạm Ngũ Lão vẫn điềm nhiên đan sọt. Chàng đan thoăn thoắt, nét mặt bình thản như không hề biết kiệu của Quốc tướng Hưng Đạo đang đi qua. Quân lính hò hét đến nỗi dùng giáo đâm vào đùi chàng trai, vết đâm chảy máu nhưng Phạm Ngũ Lão chẳng hay biết gì. Chàng trai đan sọt vẫn chìm trong suy nghĩ của mình. Kiệu của Quốc công Tiết chế đến gần mà Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi đan sọt. Lấy làm lạ, Hưng Đạo Đại vương cho gọi chàng đến. Lúc ấy, Phạm Ngũ Lão như sực tỉnh, chàng kính cẩn thưa:
– Muôn tâu Đại vương, vì mãi mê suy nghĩ về phép dùng binh nên tôi không hề biết quân lính của đại vương đang dẹp đường. Cúi xin đại vương bỏ quá, tha tội cho tôi.
Hưng Đạo Đại vương hỏi đến binh thư yếu lược, chàng trai Phù Ưng trả lời trôi chảy. Quốc công biết chàng trai trẻ có tài nên đưa chàng về kinh đô. Về sau, Phạm Ngũ Lão trở thành vị tướng chỉ huy tài giỏi của triều Trần.
2.Trả lời các câu hỏi:
b. Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
Quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai để chàng đau mà tỉnh dậy, tránh chỗ cho kiệu của Đại vương Trần Hưng Đạo đi qua.
c. Tại sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô vì biết chàng trai là người tài giỏi, có tinh thần yêu nước nồng nàn, muốn giúp triều đình diệt giặc Nguyên Mông.
Tuần 20
Tiết20. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết viết báo cáo hoạt động của tổ (nói và viết).
B. NỘI DUNG
1. Dựa theo bài tập đọc báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổem trong tuần qua.
BÀI LÀM
Báo cáo hoạt động
Đơn vị: Tổ 3.
Nội dung báo cáo:
Chúng em báo cáo hoạt động của tổ… trong tuần vừa qua như sau:
1) Về học tập:
– 100% học sinh đạt điểm trung bình khá trở lên, không có học sinh bị điểm yếu kém các môn học.
– 100% học sinh tham gia học tập chuyên cần, không có học sinh nào nghỉ học.
– 100% học sinh tham gia học thể dục, không có học sinh nào trong tổ nghỉ học.
2) Về lao động:
– 100% học sinh tham gia lao động dọn vệ sinh sân trường và tưới hoa, nhổcỏ cho hoa.
– Học sinh tổem tham gia làm kế hoạch nhỏ đạt 100% cả về số lượng lẫn chất lượng (nộp đủ, đúng số giấy vụn và vỏ lon bia).
2. Hãy viết lại nội dung báo cáo trên gửi cô giáo (hoặc thầygiáo) theo mẫu (sách Tiếng Việt 3, tập hai, trang 20).
BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Gò Vấp, ngày … tháng … năm …
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
của Tổ 1 lớp 3/12 trường Tiểu học Kim Đồng
Kính gửi: cô giáo chủ nhiệm lớp 3/12.
Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ 1 trong tuần vừa qua như sau:
1) Về học tập:
– 100% học sinh đạt điểm trung bình trở lên, không có học sinh yếu, kém. Cụ thể:
+ Điểm 9, 10: 15 điểm.
+ Điểm 7, 8: 6 điểm.
+ Điểm 5, 6: 2 điểm.
– 100% học sinh đi học, không có học sinh vắng mặt.
– Tham gia thể dục chuyên cần, không vắng.
Cá nhân học tốt:
+ Lê Văn Dũng.
+ Nguyễn Vân Anh
2) Về lao động:
Dọn sạch rác và chăm sóc bồn hoa: 100% học sinh trong tổtham gia. Cá nhân xuất sắc: Đào Tiến Vinh.
3) Các công tác khác:
Kế hoạch nhỏ: 100% tham gia.
Số lượng: – 3kg giấy vụn X 10 = 30 kg giấy.
-10 vỏ lon bia X 10 = 100 vỏ lon bia.
4) Đề nghị tuyên dương, khen thưởng:
– Học tập:
+ Lê Văn Dũng.
+ Nguyễn Vân Anh.
– Lao động:
+ Đào Tiến Vinh.
Tổ trưởng
Nguyễn Mạnh Lân
Tuần 21
Tiết 21. NÓIVỀTRÍ THỨC – NGHE KỂ
“NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
A. MỤC TIÊU
– Học sinh biết phân biệt được những ngành nghề của giới, trí thức trong xã hội.
– Nghe và kể lại được câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”.
B. NỘI DUNG
1. Học sinh quan sát tranh (sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 30) và cho biết những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì?
• Tranh 1: Bác sĩ — Bác sĩ đang khám và chữa bệnh.
• Tranh 2: Kĩ sư thiết kế – Kĩ sư đang thiết kế đang trình bàymô hình mẫu.
• Tranh 3: Giáo viên – Cô giáo đang giảng bài.
• Tranh 4: Nhà khoa học – Nhà khoa học đang nghiên cứu.
2. Nghe và kể lại câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”.
a. Viện Nghiên cứu nhận được quà gì?
Viện Nghiên cứu của ông Của bất ngờ nhận được một món quà do người bạn ở nước ngoài gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý.
b. Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay mười hạt giống? Ông Lương Định Của không gieo ngay mười hạt giống là vìlúc ấy trời rét đậm kéo dài, ông sợ thời tiết khắc nghiệt ấy làm hỏng hạt giống lúa quý.
c. Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa quý?
Ông chia mười hạt giống lúa quý ấy làm hai phần, năm hạt gieo ở phòng thí nghiệm, năm hạt ông đem ngâm nước nóng, gói trong khăn. Tôi đến, ông ủ cái gói hạt giống ấy trong người để nhờ nhiệt độ của cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên, sau đợt rét chỉ có năm hạt giống ông bọc trong người là nảy mầm.
BÀI THAM KHẢO
Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.
Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho Viện Nghiên cứu của ông mười hạt giống lúa quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của sợ hạt giống không nảy mầm được hoặc nếu có nảy mầm cũng sẽ chết vì trời quá lạnh. Ông bèn gieo ở phòng thí nghiệm năm hạt, còn năm hạt ông ngâm nước ấm, gói trong khăn rồi tối tối đi ngủ, ông ủ hạt giống trong khăn để hơi ấm của cơ thể giúp hạt giống nảy mầm.
Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt giống ông ủ trong người là nảy mầm. Nhờ thế, ông Của mới có giống lúa mới cho bà con nông dân.
Tuần 22
Tiết 22. KỂVỀNGƯỜI TRÍ THỨC
A. MỤC TIÊU
Học sinh hiểu và kể về người lao động trí óc (giới trí thức). Viết câu gãy gọn.
B. NỘI DUNG
1. Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
a. Người đó là ai? Làm nghề gì?
Gợi ý:Các nghề nghiệp được xếp vào công việc lao động trí óc bao gồm:
– Giáo viên, soạn giả, kĩ sư, dược sĩ, nhà khoa học, kế toán viên, y sĩ, y tá, bác sĩ, nhà văn, dịch giả,…
Bác Tân ở gần nhà em là bác sĩ.
b. Người đó hằng ngày làm những việc gì?
Bác Tân làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố. Ở nhà, bác Tân mở phòng khám bệnh và chăm sóc bệnh nhân vào các ngày thứ bảy, chủ nhật. Các ngày khác trong tuần, bác Tân khám bệnh từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày.
c. Người đó làm việc như thế nào?
Bác Tân khám bệnh rất kĩ lưỡng. Bác chăm sóc bệnh nhân dịu dàng và tận tình. Bệnh nhân của bác Tân đa phần là các cháu thiếu nhi và nhi đồng. Có em bé còn ẵm ngửa. Vì bác rất giỏi chuyên môn và tính tình hiền hậu nên bệnh nhân từ xa đến gần đều tín nhiệm và yêu quý bác.
2. Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu).
BÀI LÀM 1
(Kểvề người trí thức là bác sĩ)
Bác Tân ở cạnh nhà em là bác sĩ Tây y. Năm nay, bác Tân đã năm mươi tuổi và bác đã có hơn hai mươi năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Hằng ngày, bác không chỉ làm việc ở bệnh viện mà còn khám và chữa bệnh ngay tại phòng khám ở nhà từ mười tám đến hai mươi mốt giờ. Bác còn khám bệnh cả ngày thứ bảy và chủ nhật nữa. Bác Tân làm việc kĩ lưỡng và chăm sóc bệnh nhân dịu dàng, tận tình nên bệnh nhân xa gần đều tín nhiệm và yêu quý bác. Bệnh nhân của bác là các cháu thiếu niên, nhi đồng, có em bé còn ẵm ngửa, chưa biết nói. Bác Tân rất yêu thương trẻ con, bác thường nói: “Trẻ em có bệnh rất tội nghiệp, có khi em bé đau chỉ biết khóc. Thế nên bố mẹ và bác sĩ phải dỗ dành và chăm sóc trẻ em chu đáo.”. Mọi người trong xóm đều yêu quý bác Tân.
BÀI LÀM 2
(Kể về người trí thức là giáo viên)
Cô giáo của em vừa là giáo viên chủ nhiệm lớp em, vừa là người hàng xóm dịu dàng, dễ mến của nhà em. Cô vẫn còn trẻ, khoảng ba mươi tuổi. Hằng ngày cô giảng dạy tại lớp em, chăm lo việc học hành cho bốn mươi học sinh trong lớp mà cô rất thương yêu, thường âu yếm gọi là “Bốn mươi đứa con của cô”. Tan trường về nhà, cô lo liệu việc nhà xong là ngồi vào bàn soạn và chấm bài. Cửa sổ chỗ bàn làm việc của cô sáng đến đến tận khuya. Cô giáo em rất hiền. Cô giảng dạy nhiệt tình và dạy dỗ chúng em rất tận tâm, tỉ mỉ từng tiếng nói, lời thưa. Cô cư xử với mọi người trong xóm rất vui vẻ, cô thường tươi cười, hỏi han cả những cụ già hay trẻ nhỏ. Chúng em rất yêu quý cô giáo.
Tuần 23
Tiết23. KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂUDIỄN NGHỆ THUẬT
A. MỤC TIÊU
Học sinh phân biệt và kểlại được những hoạt động biểu diễn nghệ thuật được xem.
B. NỘI DUNG
1. Hãy kểlại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
Gợi ý:
Các hoạt động nghệ thuật: kịch, ca nhạc, múa, xiếc, triển lãm hội họa, ngâm thơ…
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì? (Kịch, ca nhạc, múa, xiếc…)
b. Buổi biểu diễn được tổchức ở đâu? Khi nào? (Buổi biểu diễn được tổchức ở nhà văn hoá Quận, vào tối thứ 7).
c. Em cùng xem với những ai? (Em cùng xem biểu diễn nghệ thuật với bốmẹ.)
d. Buổi biểu diễn có những tiết mục nghệ thuật nào? (Buổi biểu diễn có những tiết mục ca hát, múa, kịch, phóng lao nghệ thuật, ảo thuật, hoạt cảnh.).
e. Em thích tiết mục nào nhất? (Em thích tiết mục ảo thuật nhất).
Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy. (Biểu diễn tiết mục ảo thuật có hai nghệ sĩ trẻ tuổi mặc áo vest màu đen. Rất nhanh tay những vẫn đĩnh đạc, từ tôn, hai nghệ sĩ biểu diễn tiết mục thắt, khăn tay ra chim bồ câu trắng. Khi họ giũ khăn tay, một chú chim câu trắng nhỏ nhắn bay lên dưới những tràng pháo tay của đông đảo khán thính giả.)
2. Dựa vào những điều vừa kể, hãy viết một đoạn văn (từ 7 – 10câu) kểvề một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
BÀI LÀM
Tối thứ bảy vừa rồi em được bốmẹ cho đi xem xiếc nhạc kịch ở nhà văn hoá quận.
Biểu diễn ca nhạc tối hôm đó là một đoàn ca lịch đến từ xứ sở hoa hồng Hung-ga-ri. Sau phần ca nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc đu dây và xiếc ảo thuật. Em thích nhất là tiết mục này. Thật thích thú và đầy ngạc nhiên khi chỉ bằng kĩ xảo nhanh tay lẹ mắt, người nghệ sĩ biểu diễn dẫn dắt khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: băng giấy biến thành cờ, khăn tay biến thành chim bồ câu… Khán giả vỗ tay rộn rã khi chim câu trắng bay ra từ chiếc khăn tay nhỏ. Nghệ sĩ biểu diễn đưa cánh tay ra: chú chim nhẹ nhàng đậu trên cánh tay người nghệ sĩ thật điệu và dễ thương. Cuối buổi diễn, đoàn xiếc thú gồm chó, khỉ, vẹt làm toán thật hay, ngộ nghĩnh và thú vị làm sao. Em ra về, tinh thần vui thích vì đã được xem xiếc thật hay và vui.
Tuần 24
Tiết24. NGHE KỂ “NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN”
A. MỤC TIÊU
Học sinh nghe và kể lại được câu chuyện “Người bán quạt may mắn”.
B. NỘI DUNG
1. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
Gợi ý:
a. Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện gì?
(Bà lão gặp ông Vương Hi Chi, một nhà viết thư pháp nổi tiếng và bà phàn nàn quạt bán ế ẩm quá, nhà bà chiều nay sẽ phải nhịn cơm. Nói xong, bà ngủ lúc nào chẳng biết.)
b. Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
Mọi người đua nhau đến mua quạt vì quạt được trang trí bằng chữ thư pháp, đẹp, còn do người viết chữ là ông Vương Hi Chi, một người viết chữ đẹp nổi tiếng.
2. Kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn”.
BÀI LÀM
Có một bà lão bán quạt giấy ngồi nghỉở một gốc cây ven đường. Tại chỗ nghỉ, bà gặp ông Vương Hi Chi, một người viết chữ thư pháp đẹp nổi tiếng. Bà lão than thở với ông Vương Hi Chi rằng quạt bán ế ẩm quá, chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm vì không có tiền mua gạo. Nói xong bà lão ngủ lúc nào chẳng biết. Trong lúc bà lão ngủ, ông Vương Hi Chi lấy bút và mực ra đề lên tất cả các cây quạt một vài chữ hoặc một bài thơ. Ông viết xong thì vừa lúc bà lão bán quạt tỉnh giấc. Bà lão bắt đền ông Vương Hi Chi đã làm bẩn đống quạt trắng tinh của mình. Không nói lời nào, ông Vương Hi Chi đứng dậy bỏ đi. Lạ kỳ thay, mọi người liền tranh nhau đến mua quạt của bà lão. Chẳng mấy chốc, đống quạt bẩn đã bán hết, có người còn trả vài ngàn đồng để mua một cái quạt nhưng chẳng còn cái quạt nào để bán. Bà lão tiếc ngẩn ngơ. Bà lão nghĩ trời giúp nhà mình có bữa cơm ngon.
Tiết 25
Tiết 25. KỂ VỀLỄ HỘI
A. MỤC TIÊU
Học sinh hiểu về hoạt động của lễ hội, nghe, quan sát tranh và kể lại một lễ hội.
B. NỘI DUNG
Quan sát một ảnh lễ hội dưới đây, tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội (học sinh xem sách Tiếng Việt lớp 3, tập 2, trang 64, trả lời các câu hỏi gợi ý sau đây).
Gợi ý 1:
1. Ảnh chụp người chơi đu nói về lễ hội gì?
Ảnh chụp người chơi đu thể hiện lễ hội mừng xuân mới được tổchức tại sân đình của một ngôi làng.
2. Quang cảnh sân đình ra sao?
Cổng đình được treo băng rôn đỏ, chữ màu vàng: Chúc mừng xuân mới. Sân đình đông đảo bà con, khán giả khắp nơi đổ về. Sân đình treo cờ vuông, cờ đuôi nheo màu sắc sặc sỡ.
3. Những người đi xem hội ăn mặc ra sao?
Những người dân đi xem hội ăn mặc lịch sự, quần áo mới, tinh tươm, màu sắc hài hoà. Các vị chức sắc trong làng mặc áo dài, khăn đóng rất trang trọng.
4. Trước sân đình, đội trống làm gì?
Trước sân đình, đội trông gõ trống cổ vũ những người chơi đu.
5. Đu quay được làm bằng gì?
Đu quay được làm bằng những sào tre cao ngất ngưởng.
6. Người nào tham gia chơi đu? Họ chơi đu như thế nào?
Trên đu, một đội thanh niên tham gia chơi đu. Họ phải nhún mình cho đu vút qua vút lại, dao động như một con lắc đồng hồ.
7. Không khí lễ hội như thế nào?
Người tham gia trò chơi cốsức chơi đu đẹp mắt, người xem hò reo cố vũ, đội trống gõ liên hồi khích lệ. Không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt.
8. Nếu em được trực tiếp xem lễ hội, em cảm thấy thế nào?
Em cảm thấy hào hứng và yêu thích lễ hội. Lễ hội làm cho người dân yêu làng quê, tự hào về nét văn hoá cổ truyền của quê hương.
Gợi ý2:
1. Ảnh chụp những người đua thuyền nói về lễ hội nào?
Anh chụp những người đua thuyền giới thiệu cho em biết về lễhội đua thuyền.
2. Lễ hội đua thuyền được tổ chức ở đâu?
Trên quãng sông rộng, ba đội thuyền đua mặc áo khác màu nhau đang gò lưng chèo thuyền cho mau đến đích.
3. Đích đến của cuộc đua thuyền được đặt như thế nào?
Đích đến phía bờ sông bên kia, được treo nhiều chùm bóng to đủ màu sắc.
4. Quang cảnh hai bên bờ sông có gì?
Hai bên bờ, bà con tụ tập đông đảo hò reo cổ vũ.Đội trống đánh thúc từng hồi cổ vũ các đội đua. Không khí hội đua thuyền sôi động, hào hứng.
Em hãy kể lại một trong hai lễ hội trên.
BÀI LÀM 1
(Tả quang cảnh lễ hội mừng xuân mới với trò chơi đu quay)
Hằng năm, vào mỗi dịp xuân về, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân mới.
Lễ hội được tổ chức trước Tết Nguyên tiêu năm ngày, tức vào ngày mùng mười tháng Giêng tại sân đình. Ngay cổng sân đình, một băng rôn đỏ thắm dán hàng chữ vàng: Chúc mừng xuân mới. Hai bên cổng đình, cờ đuôi nheo ngũ sắc treo dài bay bay trong gió sớm. Lá cờ vuông như một bức phướn đủ màu treo ngay cổng đình. Sân đình chật ních người đến xem lễ hội, áo quần lượt là, màu sắc sặc sỡ. Trên vuông sân rộng, hàng ghếdành cho chức sắc trong làng dự hội đã chật kín người ngồi. Ngoài sân chơi, người ta trồng những trụ tre chắc chắn có những sào đu quay cũng làm bằng tre cao ngất ngưởng. Trên đu, một đôi thanh niên đang nhún mình cho đu dao động qua lại, đu vút lên cao giữa tiếng hoan hô cổ vũ của mọi người xem hội. Đội trống gõ trông liên hồi khích lệ người chơi đu. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí buổi lễ hội thật sôi động, náo nhiệt.
Em rất thích xem hội vui xuân.Năm mới, xúng xính quần áo chạy nhảy tung tăng xem hội và chúc Tết để được mừng tuổi, được vui chơi tưởng như không có gì vui sướng hơn nữa.
BÀI LÀM 2
(Tả quang cảnh lễ hội đua thuyền)
Quê em là vùng đồng bằng miền Nam sông nước và kênh rạch chằng chịt. Hằng năm, lễ hội đua thuyền được tổchức vào Tết Nguyên đán thật hào hứng, náo nhiệt.
Từ trước ngày Rằm tháng Giêng một hôm, người ta treo cờ đuôi nheo đủ màu sắc trên bờ quãng sông rộng chảy qua xã em. Hai bờ xuất phát và đích đến đều có cờ phướn, băng rôn mừng xuân mới. Ngay tại đích đến bên kia sông, người ta treo nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc rực rỡ. Đến ngày khai hội, ngay từ sáng sớm các vận động viên bơi thuyền và bà con dã tụ tập đông đảo trên hai bên bờ sông. Thuyền đua chia làm ba đội mặc áo khác màu nhau. Sau hồi trống lệnh, các vận động viên gò lưng chèo thuyền băng qua quãng sông để đến đích. Trống thúc, bà con hò reo cổ vũ, không khí thoáng rộng giữa trời cao, sông nước. Tiếng reo hò đếm nhịp rộn ràng, náo động cả khúc sông. Thuyền của đội nào cũng lướt băng băng. Tiếng mái chèo trên sóng nước bị át đi bởi tiếng reo hò cổ vũ của người xem.
Em rất yêu quê và thích nhữnglễ hội của quê hương mình.
Tuần 26
Tiết26. KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
A. MỤC TIÊU
Học sinh kểđược quang cảnh và sinh hoạt của một ngày lễ hội.
B. NỘI DUNG
1. Kể về một ngày hội mà em biết.
Gợi ý:
– Ngày hội dân gian: hội đua thuyền, hội chọi trâu, hội hát đối, hội nấu cơm thi, hội chơi đu, hội ném còn, hội kéo co, hội nhảy bao bố, hội vật, hội thi võ thuật, hội lặn, hội mừng xuân mới…
Các em sắp xếp bài viết theo thứ tự các câu hỏi gợi ý sau:
a. Đó là hội gì?
Ngày hội em muốn kểlại: hội Mừng xuân mới với trò chơi kéo co.
b. Hội được tổchức khi nào? ởđâu?
Hội được tổ chức mỗi độ xuân về, tại sân đình làng em.
c. Mọi người đi xem hội như thế nào?
Mọi người lũ lượt đến sân đình xem hội. Người người ăn mặc sạch đẹp, quần áo mới tinh, trẻ con xúng xính trong bộ đồ Tết.
d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?
Hội được bắt đầu bằng lễ dâng hương đình làng, nhân dân dâng cúng tổ tiên, các vị thành hoàng đã có công lập ra làng.
e. Hội có những trò gì vui?
Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng. Các đội của từng thôn thi chéo nhau để chọn ra đội vô địch.
g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
Em thật sự vui sướng và hào hứng cổvũ cho đội của thôn mình. Xuân mới, quang cảnh đình làng tưng bừng náo nhiệt, em thật vui và yêu thích trò chơi kéo co, thêm yêu và gắn bó với làng quê ruột thịt.
2. Viết lại những điều em vừa kểvề những trò vui trongngày hội thành một đoạn văn(khoảng năm câu).
BÀI LÀM 1
(Hội kéo co)
Mừng Đảng, mừng Xuân, hội làng quê em tổ chức vào đầu tháng Giêng, ngay tại sân đình.
Trước ngày diễn ra lễ hội, cổng đình được trang trí với cờ phướn treo đu màu sắc, rực rỡ và vui mắt. Biểu ngữ Mừng Đảng, Mừng Xuân treo cao ngay cổng chào đón mọi người đến đình xem hội.
Mọi người ăn mặc lịch sự, quần áo mới trang trọng, các bà, các chị diện áo mới còn thơm phức mùi vải sợi. Hội làng được khai mạc bằng lễ dâng hương cúng tổ tiên, thành hoàng thật long trọng. Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng. Trên quãng sân rộng, sau hồi trống dài nổi lên, các đội kéo co gò lưng kéo sợi dây về phía mình. Theo nhịp trống, người xem hội hò reo cổ vũ thật hào hứng, sôi nổi.
Em thật vui và yêu thích xem hội kéo co. Hội làng gắn kết tình yêu quê hương. Em thấy yêu quê mình tha thiết.
BÀI LÀM 2
(Hội thi nấu cơm)
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi nấu cơm mừng lúa mới.
Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ “Chào Xuân mới – Vui mùa lúa mới” treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất hài hước. Dân làng diễn vở kịch trồng cây lúa nước để tưởng nhớ Thần Nông. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người, xúm xít nấu nồi cơm bé tẹo sao cho chín thơm ngon trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức.
Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi nấu cơm sôi động còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng xuân đang bước vào mùa gặt hái.
Tuần 27
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
(Tiết 1/ phần 2; Tiết 3/ phần 2;Tiết 5/ phần 2; Tiết 9/ phần B)
Tiết 1/ phần 2 trang 73/ sách Tiếng Việt 3 – tập 2
KỂ CHUYỆN
A. MỤC TIÊU
– Kểlại được câu chuyện “Quả táo”.
– Biết dùng phép nhân hoá khi kể chuyện.
B. NỘI DUNG
Câu chuyện kểtrong các bức tranh có tên là “Quả táo”. Em hãy kể lại câu chuyện ấy, dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động.
BÀI LÀM
Vào một sáng mùa thu mát mẻ, Thỏ đang dạo chơi trong khu rừng. Nó nhí nhảnh, liếng thoắng ca hát một mình. Thỏ vui vẻ nhìn ngắm bầu trời xanh trong trên cao. Bỗng nó nhìn thấy quả táo chín mọng trên cành trông ngon lành làm sao. Ngay dưới gốc táo, chị Nhím đang say sưa nằm ngủ. Ngay cạnh đấy, trên cành táo, anh Quạ đang tỉa tót lông cánh. Thỏ liền nhờ anh Quảhái giùm quả táo:
– Anh Quạ ơi, hái giùm tôi quả táo với!
Quạ vội bay sang cành bên, dùng mỏ mổ cho táo rơi xuống đất. Không ngờ quả táo rơi đúng vào chỗ chị Nhím ngủ, ghim vào những cái lông nhọn hoắt trên lưng chị Nhím. Chị Nhím giật mình, hốt hoảng bỏ chạy mang theo quả táo trên lưng. Thỏ vội chạy theo chị Nhím và la lớn:
– Chị Nhím ơi, trả quả táo cho em với.
Vừa lúc ấy, Quạ cũng vừa bay đến. Cả ba đều nhận quả táo là của mình, Thỏ nói:
– Tôi nhìn thấy quả táo trước, nó là của tôi mới phải chứ.
Quạ cũng giành:
– Tôi hái quả táo mà.
Chị Nhím cũng chẳng nhường nhịn:
– Quả táo rơi ngay trên lưng tôi. Nó phải là của tôi chứ!
Ba con vật tranh cãi, chẳng con nào chịu nhường con nào. Vừa lúc ấy, bác Gấu đi đến, nghe rõ đầu đuôi, bác Gấu ôn tồn nói:
– Ai trong các cháu cũng đều có công cả. Mỗi người đều góp sức mới có quả táo. Vậy nên các cháu nên chia quả táo thành ba phần đều nhau và cùng ăn với nhau.
Nghe bác Gấu phân xử, ba con vật hổ thẹn nhìn nhau. Thỏ vội đem quả táo chia làm bốn phần, mỗi con một phần và mời bác Gấu một phần, bác Gấu nói:
– Bác đâu có công gì, sao lại được một phần như thế?
Cả ba con vật cùng thưa:
– Bác có công chứ ạ. Bác đã phân xử công bằng và dạy chúng cháu biết cách cư xử ạ.
Trước tình cảm của Thỏ, Quạ và Nhím, bác Gấu vui vẻ nhận phần còn lại. Mọi người cùng ăn táo một cách ngon lành, vui vẻ.
Tiết 3. Phần 2, trang 74, sách Tiếng Việt3, tập 2
SOẠN VÀ VIẾT NỘI DUNG BÁO CÁO VỀPHONG TRÀO ĐỘI
A. MỤC TIÊU
– Học sinh biết báo cáo về phong trào đội (bài làm miệng).
B. NỘIDUNG
1.Em hãy đóng vai trò chi đội trưởng, báo cáo với thầy (cô) Tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh”.
Nội dung báo cáo: Học sinh viết phần chuẩn bị.
a. Về học tập.
b. Về lao động.
c. Về công tác khác.
BÀI LÀM
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA
“XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH” CỦA CHI ĐỘI TRẦN QUỐCTOẢN
Nội dung báo cáo:
a) Về học tập:
• Chuyên cần: 100% học sinh lớp 3A – chi Đội Trần Quốc Toản đi học đông đủ, không bạn nào vắng mặt.
• Điểm học tập các bạn đạt được:
– 25 điểm 9, 10.
– 40 điểm 7, 8.
– 2 điểm 5.
– 4 điểm 3 (môn Toán, các bạn: Chi, Sơn, Hùng). Tổ 1 phân công các bạn Dũng, Ngọc Lý giúp đỡ 3 bạn bị điểm kém.
• Không có bạn nào không thuộc bài. Toàn chi đội thực hiện bài kiểm tra, tiết toán nghiêm túc, không quay cóp.
• Toàn chi đội chấp hành đúng nội quy nhà trường, không vi phạm kỉ luật nhà trường.
b) Về lao động:
• Lớp hoàn thành việc tổng vệ sinh lớp học và chăm sóc tốt các bồn hoa trước lớp.
c) Về các công tác khác:
• Kếhoạch nhỏ:
– Nộp đủ sốlượng quy định, mỗi bạn 30 vỏ lon bia, nước ngọt và 1 kg giấy vụn.
– Lớp quyên góp giúp đỡ bạn Thái (hoàn cảnh gia đình khó khăn), đóng góp tự nguyện: tổng quyên góp: 400.000đ + Vở: 10 quyển.
– 100% đội viên tham gia vẽ tranh “An toàn giao thông” và “Bông hoa điểm 10 dâng tặng mẹ và cô giáo” (lễ 8/3 Quốc tếphụ nữ).
d) Đề nghị:
• Khen thưởng:
– Nguyễn Dũng: học tốt, tích cực tham gia phong trào.
– Lê Kim Ngọc: học tốt, tích cực tham gia phong trào.
• Phê bình:
– Bạn Lý Thị Kim Chi: chưa cốgắng trong học tập.
Trên đây là nội dung báo cáo những hoạt động của chi đội Trần Quốc Toản trong tháng qua.
Thay mặt chi đội Trần Quốc Toản – lớp 3A.
Chi đội trưởng.
Tiết 5/ phần 2
VIẾT NỘI DUNG BÁO CÁO VỀPHONG TRÀO ĐỘI
A. MỤC TIÊU
Học sinh hoàn thành bản báo cáo về phong trào Đội.
B. NỘI DUNG
Dựa vào bài làm miệng ở Tiết 3, hãy viết báo cáo gửi thầy (cô) Tổng phụ trách theo mẫu sau (học sinh đọc mẫu sách Tiếng Việt 3 tập 2, trang 75).
BÀI LÀM
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Hồ CHÍ MINH
….,ngày … tháng … năm …
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA
“XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH”
Đơn vị: Chi đội Trần Quốc Toản.
Lớp: 3A.
Kính gửi: Cô Tổng phụ trách.
Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội 3A – Trần Quốc Toản trong tháng 3 vừa qua:
Các mặt hoạt động | Thành tích |
1) Học tập: |
|
a. Chuyên cần: | – 100% học sinh đi học đều, không |
| vắng. |
b. Điểm học tập các môn | – Giỏi (9, 10): 25 điểm. |
tồng cộng: | Khá (7, 8): 40 điểm. |
| Trung bình (5, 6): 2 điểm. |
| Yếu (dưới 5): 4 |
c. Thái độ và hành vi | – Chấp hành đúng nội quy. |
đạo đức trong học tập: | – Thực hiện kiểm tra nghiêm túc, tự giác, không quay cóp. – Chấp hành tốt nội quy. |
2) Lao động: |
|
a. Tổng vệ sinh lớp học. | – 100% học sinh tham gia. |
b. Chăm sóc bồn hoa. | -100% học sinh tham gia. |
3) Các công tác khác: |
|
a. Kếhoạch nhỏ. | – Nộp đủ số lượng quy định: 30 vỏ lon bia + lkg giấy vụn/1 bạn. |
b. Đoàn kết giúp đỡ bạn. | – Quyên góp tự nguyện giúp bạn Hồng Thái 400.000đ + 10 tập vở. |
c. Phong trào ngoại khoá. | – 100% đội viên tham gia vẽ tranh “An toàn giao thông” và “Bông hoa |
4) Đề nghị: | điểm mười dâng tặng mẹ và cô giáo”. |
| |
a. Khen thưởng | – Nguyễn Dũng: học tập tốt, hoàn thành mọi nhiệm vụ phong trào. – Lê Kim Ngọc: học tập tốt, hoàn thành mọi nhiệm vụ phong trào. |
b. Phê bình | – Bạn Lý Thị Kim Chi: chưa cốgắng nỗ lực học tập. |
c. Phân công | – Dũng giúp đỡ Kim Chi học Toán. |
Chi đội trưởng
Nguyễn Mạnh Lâm
Tiết 9. phần B (sách Tiếng Việt lớp 3, tập hai, trang 78)
KỂ CHUYỆN
A. MỤC TIÊU
Kể và viết ngắn gọn, mạch lạc.
B. NỘI DUNG
Đề bài:Viết một đoạn văn ngắn kề về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
BÀI LÀM 1
(Chuyện kể “Hai Bà Trưng”)
Thuở xưa, nước ta bị giặc Trung Quốc đô hộ. Chúng áp bức dân lành, cướp của, vơ vét tài sản của dân ta, lại đày ải dânlành bao nhiêu việc cơ cực.
Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ, tinh thông sử sách, tính tình anh dũng, thích làm việc nghĩa. Chồng của Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc lúc bấy giờ, Thứ sử Giao Châu là Tô Định biết vậy bèn giết chết Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Trưng Trắc cùng em gái phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân khắp nơi kéo về hưởng ứng. Hai Bà Trưng kéo quân về giải phóng Luy Lâu. Quân của Hai Bà Trưng đi đến đâu, thành trì của giặc sụp đổ đến đó. Quân giặc kéo nhau tháo chạy về nước. Hai Bà Trưng giành lại non sông, làm chủ sáu mươi lăm thành trì của Tô quốc. Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương. Năm 43, giặc sai tướng Mã Viện đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa. Hai Bà Trưng chỉ huy quân đánh mạnh vào thành giặc nhưng không thắng được. Bị giặc truy đuổi, Hai Bà Trưng nhảy xuống dòng sông Hát tuẫn tiết.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã giải phóng được đất nước. Tuy làm chủ không bao lâu nhưng khí thế anh dũng và danh tiết của Hai Bà sáng ngời sử sách, hiển hách nghìn thu.
BÀI LÀM 2
(Chuyện kể“Danh tướng Trần Bình Trọng”)
Năm 1285, giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy một cánh quân cản bước tiến của giặc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may rơi vào tay giặc. Tướng giặc ngọt ngào dụ dỗ ông theo hàng quân Nguyên thì sẽ phong tước vương cho. Ông khẳng khái đáp:
– Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc!
Biết không thể hàng phục được Trần Bình Trọng, giặc trói chặt ông ở bãi sông Thiên Mạc, chờ nước triều dâng cao dìm ông chết. Ông mất nhưng lòng trung với vua, hiếu với nước sáng như sao Bắc Đẩu.
Câu nói của ông mãi hùng tráng như đoàn quân ra trận thúc giục lòng quân dân diệt giặc.
Tưởng nhớ ông, vua Trần truy tặng ông tước Bảo Nghĩa Vương.
BÀI LÀM 3
(Chuyện kể “Nữ anh hùng Võ Thị Sáu”)
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận. Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường đểgiải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.
BÀI LÀM 4
(Chuyện kể “Danh tướng đời Trần, anh hùng trận Hàm Tử –
Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật”)
Trần Nhật Duật là con thứ sáu của Trần Thái Tông. Truyền rằng khi ông ra đời, trên tay có khắc mấy chữ “Chiêu Văn đồng tử” cho nên vua mới ban cho hiệu Chiêu Văn Vương. Ông là người có kiến thức rộng, hiểu và nói được nhiều thứ tiếng, am hiểu phong tục, tập quán của nhiều nước, nhiều dân tộc. Nhờ đó, ông chiêu hàng được tù trưởng Trịnh Giác Mật, giao du với sứ thần nước Tống, Xiêm La, Miến Điện…
Năm 1285, ông nhiều lần chỉ huy quân sĩ đánh tan giặc Nguyên Mông và trở thành anh hùng của trận đánh Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên). Năm 1302, ông được phong Thái úy Quốc công, cùng vua trông coi việc nước, ông là người văn võtoàn tài, giỏi âm nhạc, múa hát nên cũng là người soạn nhạc, dạy điệu múa hát cho cung đình.
Trần Nhật Duật là bậc thân vương, làm quan bốn triều vua, ba lần coi giữ trấn lớn, lại có công rất lớn trong kháng chiến chống Nguyên Mông nên khi ông mất, mọi người đều thương tiếc.
Tuần 28
Tiết 28. KỂ LẠI TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
A. MỤC TIÊU
Học sinh kểlại được trận thi đấu thể thao một cách ngắn gọn nhưng rõ ràng đầy đủ để người đọc hình dung được trận đấu diễn ra như thế nào.
B. NỘI DUNG
1. Kể lại một trận thi đấu thể thao:
Gợi ý:
a. Đó là môn thể thao nào?
(Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào…)
b. Em tham gia hay chỉ xem thi đấu?
(Em xem thi đấu hoặc có thể em tham gia thi đấu).
c. Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu? Tổ chức khi nào?
Buổi thi đấu được tổ chức ở sân vận động Quận hoặc nhà thi đấu Quận, huyện. Em được xem trận đấu vào sáng chủ nhật vừa qua.
d. Em cùng xem với ai?
Em cùng xem với ba mẹ.
e. Buổi thi đấu diễn ra như thế nào?
Buổi thi đấu diễn ra gay cấn, hào hứng, hồi hộp và sôi nổi, lôi cuốn người xem từng phút một. Kết quả thi đấu như thế nào?
Kết quả thi đấu: đội bạn thắng đội chủ nhà tỉ số2-1.
Học sinh sắp xếp các ý trên, bổ sung và viết thành bài văn.
BÀI LÀM 1
(Kể về trận thi đấu cầu lông)
Chủ nhật vừa qua, lần đầu tiên em được xem thi đấu cầu lông ở nhà thi đấu Quận. Cùng xem với em có ba mẹ và các anh chị họ của em. Đó là trận thi đấu đơn nam.
Buổi thi đấu bắt đầu từ lúc chín giờ sáng. Trên sân rộng, người ta căng lưới chia hai mảnh sân. Đội chủ nhà mặc áo đỏ, đội bạn mặc áo xanh dương. Sau tiếng còi lệnh của trọng tài, đội chủ nhà giao cầu. Người xem rất đông, ngồi kín các dãy ghế, hò reo cổ vũ. Quả cầu lông vút qua, vút lại bay bổng dưới tay vợt tung hứng tài tình của các đấu thủ. Không khí đầy hồi hộp khi đội chủ nhà mở tỉ số 1-0, càng hào hứng, náo nức hơn nữa khi tỉ số hoà 1 – 1. Mười lăm phút cuối, tuyển thủ đội bạn tung cầu như chớp mở tiếp tỉ số 2 — 1 vào phút cuối cùng. Trận đấu kết thúc trong tiếng reo vui của tất cả các khán giả. Đội bạn vui vì chiến thắng. Đội chủ nhà lịch sự, hoà nhã dù thua vẫn vui như Tết vì được vận động, được giao lưu cùng đội bạn.
Em rất thích xem thi đấu thể thao vì thi đấu thể thao là hoạt động giúp con người sảng khoái, cởi mở và hàohứng hơn.
BÀI LÀM 2
Sáng hôm qua, em cùng các bạn trong lớp xem trận thi đấu bóng đá của các anh học sinh Trung học. Trận đấu chung kết này được tổ chức tại sân vận động Quận và rất đông khán giả đến từ các trường Tiểu học, Trung học phổ thông và Trung học cơ sở.
Trên sân rộng, sau hồi còi lệnh của trọng tài, đội áo vàng của các anh trường Trung học Trần Đại Nghĩa phát bóng. Đội áo xanh của các anh Trung học Lý Tự Trọng đón bóng và đá chuyền nhau. Quả bóng được chuyền nhau đều đặn, chưa có gì sôi nổi. Bỗng bóng vút lên cao và đội trường Trần Đại Nghĩa mở tỉ số 1-0. Sân bóng trở nên sôi động, khán giả hò reo, cổ vũ. Thế mạnh đang nghiêng về phía đội trường Trần Đại Nghĩa, đội đã có thành tích nhiều năm liền vô địch. Phút cận cuối, đội trường Lý Tự Trọng cân bằng tỉ số 1 – 1. Phút cuối cùng đội bóng trường Lý Tự Trọng chọc thủnglưới đội trường Trần Đại Nghĩa, giành chiến thắng 1-2 hết sức bất ngờ. Học sinh trường Lý Tự Trọng hò reo vang dội. Đây là lần đầu tiên đội trường Lý Tự Trọng giành vị trí vô địch. Hồi còi dài chấm dứt, trận bóng của trọng tài chìm trong tiếng hò reo cổ vũ, tán thưởng của khán giả. Bóng đá là môn thể thao hào hứng, phổ biến rộng.
Em rất thích xem bóng đá.
2. Hãy viết lại một tin thể thao em mới đọc trên báo (hoặc ngheđược, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình).
Ø Tin thể thao quốc tế:
Kình ngư Mĩ Camille Muffat phá kỉ lục thế giới ở nội dung 800m tự do nữ thể loại bơi ngắn tại giải VĐQG Pháp, thành tích của cô là 8ph 1.06 giây, vượt qua kỉ lục cũ 8ph 4.53 giây của Alessia Filippi (Ý) năm 2008. Trước đó, kình ngư 20 tuổi Yannick Agnel lập kỉ lục thế giới ở cự li 400m tự do nam bể bơi ngắn với thành tích 3ph 32.25 giây.
Ø Tin thể thao:
• 6 xạ thủ của đội bắn súng nam quốc gia gồm Hoàng Xuân Vinh, Ngô Hữu Vượng, Trần Hoàng Vũ, Đỗ Đức Hùng, Hà Minh Thành, Hồ Thanh Hải sẽ tới Hàn Quốc tập huấn từ ngày 20/3 tới ngày 10/4. Theo lịch, chuyến tập huấn cùng là dịp để các VĐV kết hợp thi đấu giải ISSF World Cup sẽ tổ chức từ ngày 2 tới ngày 9/4 ở Hàn Quốc.
• 19 đội bóng nam gồm Công an Hải Dương, Quân khu 4, Biên phòng, Đắc Lắc, Hà Tĩnh, Quân khu 3, Công an Quảng Bình, Trẻ Hà Nội, Kon Tum, Quân khu 5, Bến Tre, VI ,XI) Bình Dương, VLXD Biên Hoà, Quân khu, Quân khu 9, Trẻ Vĩnh Long, Trà Vinh, Cà Mau, San na Khánh Hoà đã bước vào vòng thi đấu loại giải bóng chuyền hạng A toàn quốc. Các đội được bốc thăm phần bảng đấu để thi đấu tại 2 địa điểm Lào Cai, Hậu Giang. Vòng loại sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 23/3. Kết thúc vòng bảng, 10 đội nam có thành tích cao nhất sẽ bước vào lượt bán kết diễn ra trong tháng 8 tại nhà thi đấu tỉnh Điện Biên. Các đội nữ chỉ góp mặt bắt đầu từ lượt bán kết. Năm nay, vùng chung kết hạng A sẽ thi đấu ở Bến Tre trong tháng 10.
Tuần 29
Tiết 29. VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
A. MỤC TIÊU
Học sinh kể lại được một trận thi đấu thểthao một cách ngắn gọn, rõ ràng.
B. NỘI DUNG
Đề bài:
Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.
BÀI LÀM 1
(Viết về cuộc đua chạy cự li ngắn của trường em)
Sáng hôm qua, hội thi chạy cự li ngắn giữa các lớp khối năm của trường em diễn ra tại sân vận động huyện. Em và các bạn được dự xem thật hứng thú.
Trên sân rộng, người ta kẻ đường chạy bằng vôi trắng. Mỗi đợt chạy đua có năm vận động viên của khối lớp. Tại vạch xuất phát, mỗi vận động viên đứng vào làn chạy đã kẻ. Ở đích đến độ dài 100m, người ta căng một sợi băng rôn đỏ để đánh dấu đích đến. Sau lệnh xuất phát, các vận động viên lao như tên bắn trên đường chạy, người đến đích phải chạm vào dây và giơ cao tay. Trọng tài bấm đồng hồ xem thời gian rồi ghi nhận thành tích của từng người một. Khán giả hò reo, cổ vũ vang dội. Không khí buổi thi đấu sôi động trong vài phút rồi lắng xuống hồi hộp chờ đến đợt thi của nhóm sau.
Kết quả anh Lê Văn Trung của lớp 5/12 đoạt giải vô địch chạy cự li ngắn 100m với thành tích 90 giây. Học sinh chúng em hò reo cổ vũ. Anh Lê Văn Trung bước lên bục nhận giải thưởng rạng ngời với nụ cười tươi như hoa hồng thắm. Chạy cự li ngắn là môn học ở cấp Trung học cơ sở trở lên đã trở thành môn thi đấu của khối lớp năm. Các anh chăm chỉ tập luyện và đạt thành tích tốt để làm cơ sở phát triển vận động viên cho năm học sau. Em rất vui mừng trước thành tích mà các anh đã đạt được và thêm yêu giờ thể dục tập chạy ở lớp.
BÀI LÀM 2
(Viết về trận thi đấu bơi lội)
Chủ nhật vừa qua, em cùng ba mẹ xem thì đấu bơi lội tại bể bơi nhà thi đấu thể thao tỉnh.
Bể bơi rộng, có bốn làn đua cho một lần thi đấu. Tại cầu xuất phát, các vận động viên đang sẵn sàng trong tư thế lao mình xuống nước. Một hồi còi lệnh vang lên, bốn vận động viên lao mình xuống nước và vươn tay bơi sải như những con rái cá. Sau năm đợt thi của các vận động viên đến từ các huyện lị, trọng tài công bố thành tích của từng vận động viên và chọn ra ba vận động viên xếp hạng nhất, nhì, ba đế tập huấn cho đợt thi bơi toàn quốc cự li ngắn 100m. Khán giả reo hò, vỗ tay khen ngợi các vận động viên đến từ huyện Cam Ranh, huyện có đến 2 trong tổng số vận động viên sẽ tham gia kì thi đấu toàn quốc. Giải thưởng cho lần thi đấu cấp Tỉnh là một chiếc cúp bạc hình con rái cá thật đẹp. Khán giả vỗ tay hoan hô các vận động viên.
Em rất thích thể thao, nhất là môn bơi lội. Bơi lội giúp thể hình đẹp, đem lại sự sảng khoái cho người tham gia thi đấu và phấn khích cho người xem. Em sẽ rèn luyện để khi trưởng thành có thể tham gia thi đấu thể thao môn bơilội.
Tuần 30
Tiết 30. VIẾT THƯ
A. MỤC TIÊU
– Học sinh biết viết một bức thư ngắn để làm quen và kết bạn với một thiếu nhi nước ngoài.
B. NỘI DUNG
Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và Bày tỏ tình thân ái.
Gợi ý.
l. Lí do em viết thưcho bạn:
a. Em biết tin về bạn hoặc nước bạn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình, phim ảnh…
b. Em biết về nước bạn qua các bài học.
2. Nội dung bức thư:
a. Em tự giới thiệu về mình.
b. Hỏi thăm bạn.
c. Bảy tỏ tình cảm của em đối với bạn.
3. Học sinh trình bày đúng hình thức một bức thư:
Nơi viết thư, ngày tháng năm.
Tên gọi của bạn.
Nội dung trao đổi.
Cuối thư có lời chúc, lời chào và kí tên.
BÀI LÀM 1
TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 30 tháng 4 năm 2013
Bạn Gien-ni thân mến, mình xin tự giới thiệu: mình là Lê Thị Lan Anh, học sinh lớp 3/28 trường Tiểu học An Hoà, quận Gò vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Mình viết thư này xin làm quen và kết thân với bạn.
Chắc là bạn rất ngạc nhiên khi đọc bức thư này. Mình biết bạn qua chương trình “Hướng dẫn trò chơi của Thiếu nhi” trên đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Bạn đã hướng dẫn khán giả thiếu nhi các trò chơi tập thể và cách tự làm các đồ chơi bằng giấy rất hay. Mình rất thích chương trình trên kênh truyền hình của bạn và có ấn tượng tốt về bạn nên mình muốn làm quen với bạn. Bạn cho phép mình kết bạn chứ?
Bạn có khoẻ không? Bạn hướng dẫn trò chơi rất vui và hấp dẫn, mình ngưỡng mộ bạn lắm đấy. Mình và bạn hãy kết thân đi. Chúng mình trao đổi bài vở, học tiếng nói của nước bạn và nước mình, bạn có đồng ý không? Mong là bạn sẽ viết thư cho mình. Mình chào bạn nhé, chúc bạn luôn vui khoẻ, học giỏi.
Người bạn mới quen
Lê Thị Lan Anh
BÀI LÀM 2
TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày … tháng … năm …
Bạn Steven thân mến!
Chắc hẳn bạn rất ngạc nhiên khi nhận được thư này. Mình xin giải thích: mình biết đến bạn thông qua chương trình “Giúp em vui chơi” trên kênh truyền hình. Mình rất thán phục bạn đã dẫn được chương trình vô cùng hấp dẫn nên mình viết thư này làm quen và xin kết thân với bạn.
Mình xin tự giới thiệu: mình tên Phan Gia Bảo, học sinh lớp 3/12 trường Tiểu học Chi Lăng, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Mình là chi đội trưởng chi đội Trần Quốc Toản. Mình thích chơi bóng đá, thích ăn gà rán KFC. Không biết bạn có cùng sở thích với mình không? Bạn đồng ý kết thân với mình nhé! Chúng mình trao đổi thư và nếu bạn có dịp đến Việt Nam, mình mời bạn đến nhà mình chơi nhé!
Mình xin dừng bút. Chúc bạn vui và học giỏi. Rất mong thư bạn.
Chào thân ái.
Người bạn mới quen
Phan Gia Bảo
Tuần 31
Tiết 31. THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
A. MỤC TIÊU
– Học sinh biết họp nhóm thảo luận về việc bảo vệ môi trường.
– Học sinh viết ngắn gọn, mạch lạc về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
B. NỘI DUNG
1. Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”.
Nội dung trao đổi khi họp nhóm:
a. Môi trường là gì?
Những yếu tố tự nhiên xung quanh ta như; không khí, đất, nước, cây cối, nắng, mưa, bão, lũ, bụi bặm… gọi chung là môi trường. Chúng ta đang cùng sống chung trong ngôi nhà Trái Đất mà bầu khí quyển bao quanh ta luôn thay đổi, các yếu tố đất, nước, cây cối, nắng, mưa luôn luôn biến đổi theo một chu kì tuần hoàn hay đôi khi bất thường có tác động mạnh đến đời sống, sinh hoạt của con người.
b. Tại sao phải bảo vệ môi trường?
Con người sống cần phải sinh hoạt, hít thở và làm việc trong môi trường lành mạnh. Môi trường quanh ta biến thiên tuần hoàn hoặc đột ngột do bất kì nguyên nhân xấu nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Do vậy, phải bảo vệ môi trường sạch, trong lành, có lợi cho sức khoẻ con người.
c. Cần làm những việc gì để bảo vệ môi trường?
Để giữ môi trường xanh, sạch, đẹp, em cần làm những việc sau:
– Giữ vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi.
– Giữ gìn cây xanh bóng mát, trồng thêm hoa, cây xanh.
– Dọn quét, hốt sạch rác xung quanh nhà ở, sân trường và nơi công cộng.
– Tuyên truyền phổ biến rộng việc giữ gìn vệ sinh hồ nước, đường phố, công viên, chợ quán…
– Không vứt xác chết động vật như chuột, chó, mèo ra cống rãnh, đường phố…; phải chôn và rắc vôi khử trùng khi chôn xác súc vật, động vật chết.
– Giữ gìn trường lớp sạch đẹp, trồng hoa và cây xanh cho thêm bóng mát.
2. Viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm đểbảo vệ môi trường.
BÀI LÀM
Đểgóp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, các bạn trong tể em đã bàn về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Ý kiến của các bạn thật sôi nổi, phong phú, có thể tóm gọn trong các ý sau:
– Trồng lại các bồn hoa trong khu vực trường.
– Tuyên truyền rộng rãi trong trường học và trong nhân dân ý thức bảo vệ cây xanh bóng mát, không xả rác bừa bãi.
– Tuyệt đối không được vứt xác chết động vật ra ngoài đường.
– Giữ gìn trường lớp sạch đẹp, không xả rác hoặc vẽ bậy lên tường.
Tuần 32
Tiết 32. NÓI, VIẾT VẼ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết kể lại một việc tốt bản thân đã tham gia để bảo vệ môi trường.
B. NỘI DUNG
1. Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
a. Một số việc tốt góp phần bảo vệ môi trường:
– Chăm sóc bồn hoa, vườn cây của trường (hoặc của khu phố, làng xã…).
– Bảo vệ hàng cây mới trồng trên đường đến trường (nếu có).
– Giữ gìn cảnh đẹp đường phố, hồ nước… của địa phương.
– Dọn vệ sinh cùng các bạn ở khu phố (hoặc làng, xã…).
– Tuyên truyền, mít tinh cổ động việc giữ gìn môi trường, cây xanh, trồng cây gây rừng, trồng cây bóng mát.
b. Cách kể:
– Em đã làm việc gì?
Việc đó có thể là chăm sóc cây hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống; có thể là ngăn chặn những hành động làm hại cây hoa, làm bẩn môi trường sống; có thể là em tham gia cổ động việc trồng cây, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp; vẽ tranh, kẻ chữ cổ động hoặc trực tiếp tham gia dọn dẹp vệ sinh…
– Kết quả ra sao?
Phố phường sạch đẹp hơn, cây được chăm sóc phát triển tốt hơn, bà con nhân dân tiếp thu ý kiến của các tuyên truyền viên thiếu nhi và đồng ý cổ vũ, biếu dương lực lượng bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
– Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó?
Em thấy vui vì đã đóng góp một phần công sức bé nhỏ để bảo vệ môi trường. Không gian thoáng đãng sau khi phố xá được dọn sạch làm em có cảm giác lâng lâng, vui sướng và hạnh phúc.
2. Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên.
BÀI LÀM
(Kể việc em tham gia bảo vệ môi trường)
Sáng chủ nhật vừa qua, em cùng các bạn trong tổ tham gia dọndẹp vệ sinh sân trường.
Từ sáng sớm, em đã mang chổi và ki đến trường. Các bạn khác đem bình loa để tưới cây. Chúng em quét dọn cạc hành lang phòng học rồi tới sân trường. Rác được dồn thành đống, chúng em hốt rác vào bao đem ra trước trường bỏ vào thùng rác công cộng, cũng vừa lúc xe rác của các cô chú công nhân vệ sinh đến lấy rác. Các bạn nam tưới cho các bồn hoa. Chẳng mấy chốc, sân trường sạch bóng. Hoa trong bồn tươi mơn mởn, phô sắc dưới ánh nắng nhảy nhót, lấp loá trên cây. Hoa mười giờ đỏ thắm nở sáng rực thảm cỏ trong bồn.
Chúng em ra về, khoan khoái và vui vẻ vì đã đóng góp công sức nhỏ bé của mình trong việc giữ gìn trường học sạch đẹp.
Tuần33
Tiết 33. GHI CHÉP SỔ TAY
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết ghi chép những thông tin cần ghi nhớ một cách ngắn gọn, mạch lạc.
B. NỘI DUNG
1. Học sinh đọc bài báo “A lô! Đô-rê-mon thần thông đây!” sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 130, trả lời các câu hỏi:
a. Sách đỏ là sách gì?
“Sách đỏ” là loại sách nêu tên các loài động, thực vật quý hiếm. Các loài này đang giảm sút rất nhanh về số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.
Cuốn “Sách đỏ” đầu tiên của nước ta được in năm 1992.
b. Mon có thể nói về một vài loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được không?
Ở Việt Nam, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là: sói đỏ, gâu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác… Các loài thực vật quý hiếm là trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất…
Trên thế giới, chim kền kền ở Mĩ chỉ còn 70 con đang nuôi trong vườn thú. Cá heo xanh Nam Cực còn 500 con, gấu trúc Trung Quốc còn khoảng 700 con.
Để bảo vệ các loài vật quý hiếm, chúng ta không được săn bắn hoặc phá hoại môi trường sống của chúng.
2. Ghi vào sổtay của em những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
BÀI LÀM
Danh sách các loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng:
– Động vật:
+ Ở Việt Nam: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác.
+ Trên thế giới: chim kền kền (70 con); cá heo xanh Nam Cực (500 con); gấu trúc Trung Quốc (700 con)…
– Thực vật: Ở Việt Nam: trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọclinh, tam thất…
Tuần 34
Tiết 34.NGHE, KỂ: “VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO”
GHI CHÉP SỔ TAY
A. MỤC TIÊU
– Học sinh nghe và kể được các ý chính trong bài “Vươn tới các vì sao”.
– Biết ghi chép số tay một cách ngắn gọn, rõ ràng.
B. NỘI DUNG
1. Nghe và kể lại câu chuyện “Vươn tới các vì sao” theo cáccâu hỏi sau đây:
a. Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ tên gì? Ai là người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ?
Ngày mười hai tháng tư năm 1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1, đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất. Đây là chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ. Đế đánh dấu mốc thời gian này, người ta lấy ngày mười hai tháng tư hàng năm làm ngày Quốc tế du hành vũ trụ.
b. Ai là người đã đặt chân lên mặt trăng đầu tiên? Chuyến bay đó được thực hiện khi nào?
Tám năm sau ngày Ga-ga-rin bay vào vũ trụ, người đặt chân lên mặt trăng đầu tiên là Am-xtơ-rông, nhà du hành vũ trụ người Mĩ. Chuyến bay của Am-xtơ-rông được thực hiện vào ngày hai mươi mốt tháng bảy năm 1969.
c. Người Việt Nam đặt chân vào vũ trụ là ai?
Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là anh hùng Phạm Tuân. Phạm Tuân là một phi công có nhiều thành tích trong chiến đấu, trong đó có việc bắn rơi máy bay B-52 của Mĩ năm 1972. Năm 1986, ông tham gia bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô.
2. Ghi vào số tay những ý chính trong bài trên.
a. Chuyến bay đầu tiên đưa con người vào vũ trụ trên tàu Phương Đông, do Liên Xô thực hiện vào ngày mười hai tháng tư năm 1961. Phi hành gia đầu tiên bay vào vũ trụ là Ga-ga-rin.
b. Ngày 1/7/1969, Mĩ phóng thành công tàu Apollo 11 đáp xuống mặt trăng. Phi hành gia đầu tiên đặt chân xuống mặt trăng là Am-xtơ-rông, người Mĩ.
c. Năm 1986, anh hùng phi công Phạm Tuân bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô.
Tuần 35
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Tiết 1
□ Câu 2:
Đề bài:
Em được giao nhiệm vụ tổ chức buổi liên hoan văn nghệ của Liên đội. Hãy viết thông báo ngắn về buổi liên hoan văn nghệ đó đểmời các bạn đến xem.
BÀI LÀM
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
LiênChi Đội Khối Lớp 3
THÔNG BÁO
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường và sự chỉ huy của Liên chi đội, khối lớp 3 tổ chức buổi liên hoan văn nghệ kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ 19/5. Buổi biểu diễn văn nghệ sẽ diễn ra tại sân trường với sự góp mặt của các tiết mục ca hát, múa, kịch… do các chi đội khối lớp 4 thực hiện. Thân ái mời tất cả học sinh của trường đến tham dự và ủng hộ.
Sự có mặt của các bạn là niềm động viên cổ vũ cho ban Văn nghệ chúng tôi.
Thân ái mời các bạn!
TM. Ban tổ chức
Liên chi đội trưởng
Phùng Thanh Lam
Tiết 5
□ Câu 2:
Đề bài: Nghe và kể lại câu chuyện “Bốn chân và sáu cẳng”.
Gợi ý:
a. Chú lính được cấp ngựa để làm gì?
Chú lính được cấp ngựa để đi công việc quan sai cho nhanh.
b. Chú sử dụng con ngựa như thế nào?
Chú lính dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo.
c) Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?
Chú lính cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa vì chú nghĩ ngựa chỉ có bốn cẳng và nêu chú chạy bộ với ngựa thì được thêm hai cẳng nữa, tổng cộng là sáu cẳng. Như vậy, sáu cẳng sẽ nhanh hơn bốn cẳng.
• Nội dung câu chuyện:
Có một chú lính được quan sai đi công việc gấp. Thầy cai cấp ngựa cho chú để chú đi cho nhanh.
Chú lính dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi ngựa mà cứ đánh ngựa cho nó chạy rồi cắm cổ chạy theo. Người đi đường lấy làm lạ bèn hỏi:
– Sao chú không cưỡi ngựa để đi cho mau?
Chú lính vừa thở hổn hển vừa trả lời:
– Anh này hỏi hay thật! Bốn cẳng lại chạy nhanh hơn sáu cẳng được à!
Nhận xét:
Câu chuyện mang tính hài hước và buồn cười ở chỗ chú lính ngốc này tưởng rằng tốc độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng chân.
Tiết 9
(Xem các bài văn mẫu)
Phần 2
MỘT SỐ BÀI VĂN MẪU
A. NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH;
NÓI VỀ THỂ THAO, THI ĐẤU THỂ THAO;
VIẾT BẢN TIN THỂ THAO
Đề 1 Hãy nêu những hiểu biết của em về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
(Xem bài 1, tiết 1)
Đề 2 Kể lại một trận thi đấu thể thao diễn raở trường em.
BÀI LÀM 1
Sáng thứ năm vừa qua, trường em tổ chức thi đấu cầu lông giữa lớp 5A và lớp 5B. Bầu trời buổi sáng xanh trong, gió thổi mát dịu. Trên sân rộng, nhà trường căng lưới trên hai trụ gỗ. Sân thi đấu được giới hạn bởi nét vẽ bằng vôi trắng xung quanh hai trụ lưới. Đấu thủ của lớp 5A mặc áo thun thể thao màu vàng. Đấu thủ của lớp 5B mặc áo thun màu xanh dương. Lớp 5A phát cầu. Quả cầu vút cao, bay qua lưới, đấu thủ áo xanh đỡ cầu đẹp mắt và đánh bổng qua khung lưới mở tỉ số cho lớp 5B. Khán giả học sinh hò reo cố vũ. Đấu thủ lớp 5A đỡ bóng đẹp không kém địch thủ nhưng vẫn chưa mở được tỉ số cho mình. Trận cầu căng thẳng, hồi hộp. Quả cầu bay vút qua lại, hai đấu thủ biểu diễn những màn đỡ cầu khéo léo, đẹp mắt. Phút cuối, đấu thủ lớp 5B thắng lớp 5A với tỉ số 15 – 14. Cả hai đội, đội thắng và đội thua đều cười đùa vui vẻ.
Một hồi kẻng vang lên gọi học sinh vào lớp nhưng các bạn đều nấn ná quanh hai đấu thủ để khen ngợi: “Các anh đỡ cầu đẹp thật.Thật là một trận đấu đẹp”. Đấu thủ của lớp 5A quàng vai đầu thủ của lớp 5B: “Tớ sẽ “phục thù”, hẹn lần khác nhé!”, Trận cầu lông hào hứng kết thúc trong không khí cởi mở, thân mật.
BÀI LÀM 2
Chiều hôm qua, trên sân bóng nhà trường, trận thi đấu chung kết của khối lớp 5 diễn ra sôi nổi, hào hứng.
Lớp 5/11 trang bị cho cầu thủ đội mình sắc áo trắng, số đỏ, quần màu đỏ nâu. Lớp 5/18 mặc áo màu vàng nghệ, quần màu xanh dương, nổi bật như cầu thủ thi đấu World Cup. Sau hồi còi, bóng được phát đi, hai đội đều vờn nhau chuyền bóng, Thế mạnh nghiêng về đội áo trắng khi mà đội áo vàng chưa dắt bóng được. Chờn vờn chuyền nhau một lát, cầu thủ đội áo vàng bất ngờ dẫn bóng tiến sâu vào sân địch và đá bổng bóng lao thẳng vào khung thành đối phương. Khán giả ồ lên reo hò, thích thú. Đội áo trắng chạy nhanh hơn và lần này dẫn bóng đều hơn, một cú đá xiên góc chọc vào khung thành đối phương cân bằng tỉ sô 1-1. Lúc này đã là phút thứ bốn mươi lăm của hiệp 1. Sang hiệp 2, trận đấu diễn ra gay cấn, áp đảo hơn nhưng chưa bên nào nâng tỉ số thì hồi còi đã chấm dứt trận đấu, khi mà đám khán giả nhí còn đang hò reo, cổ vũ.
Trận bóng chưa thể kết thúc vì đây là trận chung kết. Đội lớp 5/11 được quyền đá penalty, thủ môn 5/18 cũng rất tài giỏi nhưng cú đá này đã nâng 5/11 lên hàng vô địch. Trận đấu kết thúc trong tiếng reo hò mừng rỡ của đội 5/11 và trong tiếng kêu tiếc rẻ của khán giả. Dù vậy, cầu thủ của hai đội đều vui và ôm lấy nhau cười đùa nắc nẻ. Bóng đá tuổi học sinh mà, các thầy cô giáo xoa đầu, vỗ vai cầu thủ của hai đội. Không khí thật thân tình, dễ mến.
Đề 3 Hãy kể lại một trận thi đấu thể thao màem được xem.
BÀI LÀM
Hôm qua là một ngày chủ nhật đẹp trời. Tại nhà thi đấu Quận, em cùng bố mẹ xem thi đấu bóng chuyền giữa đội bóng Quận nhà Gò Vấp với đội bóng Quận 12.
Sân bóng được căng lưới và kẻ khung giới hạn bằng vạch sơn trắng trên nền. Sau hồi còi dài, bóng được phát đi. Đấu thủ của hai đội đều đón bóng và chuyền bóng rất tài tình. Đội chủ nhà hai lần bắt hụt bóng nên tỉ số nghiêng về phía đội Quận 12. Bà con hò reo cổ vũ, khích lệ đội nhà cố lên để chuyển bại thành thắng. Không khí căng thẳng khi hai đội cân bằng tỉ số. Hiệp hai của trận đấu diễn ra rất sôi nổi, cả hai đội đều muốn mở tỉ số nhưng thế mạnh lần này nghiêng về đội chủ nhà. Phút cuối hiệp, một cú bóng bổng mở tỉ số cho đội chủ nhà. Khán giả hò reo thích thú, không khí sôi nổi hẳn lên.
Được xem thi đấu thểthao, em rất vui. Không khí sôi nổi, hào hứng của trận đấu làm em thấy thật sảng khoái, vui thích. Em thấy mình dường như lớn thêm lên, chững chạc, đàng hoàng hơn.
Đề 4 Em hãy viết lại một bản tin thể thao đã đọc trên báo.
BÀI LÀM
• TIN 1: Atletico tìm lại hương vị chiến thắng.
Trong trận đấu muộn đêm chủ nhật, Atletico Madrid đã thắng 2-0 trên sân Osasuna nhờ 2 bàn thắng của Diego Costa để bám sát đội nhì bảng Real Madrid với khoảng cách 1 điểm.
Huấn luyện viên Diego Simeone bày tỏ: “Chúng tôi hài lòng với nỗ lực của các cầu thủ. Đây là trận đấu không dễ dàng, bạn phải biết cách chơi ở sân này, bằng không… bạn sẽ đối mặt với khả năng thua nhiều hơn thắng. Chúng tôi đã tận dụng cơ hội có được và trong hiệp 2, chúng tôi có thể kết thúc cuộc chiến.”. Sau loạt trận quốc tế sắp tới, Atletico sẽ nối lại cuộc chiến Liga bằng trận đấu sân nhà với Valencia. Simeone nói: “Chúng tôi phải nỗ lực qua từng trận. Sau 15 ngày tới chúng tôi sẽ gặp đối thủ gai góc như Valencia – một đội bóng cân bằng và đầy tính ganh đua.”.
• TIN 2: Kết thúc giải lặn (hồ 25m) VĐQG 2013: Hà Nội vô địch hoàn toàn.
Hôm qua (18-3), môn lặn đã kết thúc sau phần thi đấu 8 nội dung cuối cùng tại Trung tâm thể thao dưới nước Thừa Thiên – Huế,trong số này có ba kỉ lục cá nhân và ba kỉ lục tiếp sức bị xô ngã, nâng tổng số kỉ lục quốc gia (KLQG) toàn giải lên 16 kỉ lục cá nhân và 7 kỉ lục tiếp sức. Tay bơi Nguyễn Trung Kiên (24 tuổi, Hà Nội) thi đấu rất xuất sắc khi giành được 3 HCV cá nhân, 2 HCV tiếp sức. Anh cũng phá 4 KLQG trong đó nội dung 50m vòi hơi chân vịt nam đạt 15” 92 là thành tích tranh chấp huy chương châu Á.
Đạt thêm 3 HCV vàng trong ngày cuối, Hà Nội giành ngôi vô địch toàn đoàn với 9 HCV, 6 HCB, 5 HCĐ, TP. Hồ Chí Minh (5, 13, 5) hạng nhì, Đà Nẵng (4, 3, 3) hạng ba. Các vị trí kế tiếp thuộc về Thanh Hoá (3, 0, 5), Thái Bình (3, 0, 0), Long An và Quảng Ninh (0, 1, 1), Tây Ninh và Trung tâm TDTT Quốc phòng (0, 0, 2). Nhìn chung, các VĐV tiến bộ rõ rệt với nhiều kỉ lục quốc gia, lực lượng trẻ cũng thi đấu khá tốt. Trình độ các đoàn tương đối đồng đều như Đà Nẵng đoạt 4 HCV, Thanh Hoá 3 HCV chứ không như những mùa giải trước thường nghiêng về Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Hôm nay (19/3), giải khởi tranh nội dung bơi, thu hút 106 VĐV thuộc 19 tỉnh, thành, ngành tranh chấp 42 bộ huy chương.
• TIN 3: Giải thể dục dụng cụ quốc tế 2013: Nguyễn Hà Thanh giành HCB World Cup.
Không ngoài dự đoán của giới chuyên môn, tuyển thủ Nguyễn Hà Thanh đã có tấm HCB sau bài biểu diễn nhảy chông đơn môn nam tại giải TDDC quốc tế lần thứ 19 – 2013 tể chức ở Pháp. Đây là một trong những giải thuộc hệ thống thi đấu World Cup của TDDC trong năm 2013. Tại bài thi chung kết (tôi 17 – 3, giờ địa phương), Hà Thanh đạt 13.666 điểm và thêm một lần nữa phải đứng sau Yang Hak Seon (Hàn Quốc, 14.500 điểm). Cũng phải nói thêm, lượt chung kết không quá căng thẳng do chỉ có 4 VĐV lọt tới vòng thi đấu này (Việt Nam, Mĩ, Ba Lan, Hàn Quốc). Trước đó ở vòng loại, Hà Thanh cũng chỉ đứng thứ 2 sau Yang Flak Seon. Đánh giá về kết quả này, Trưởng bộ môn Thể dục (Tổng cục TDTT) – bà Nguyễn Kim Lan xác định: “Đây là thành tích tốt của Hà Thanh. Giải đấu quy tụ nhiều VĐV chuyên môn tốt và chỉ những ai được mời đích danh mới có mặt. Chiếc HCB ghi nhận nỗ lực của VĐV chúng ta.”. Sau giải đấu tại Pháp, Hà Thanh sẽ tiếp tục di chuyển qua Đức để tiếp tục dự một vòng đấu nằm trong hệ thống World Cup.
B. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN – VIẾT ĐƠN
Đề 5 Với mẫu đơn như dưới đây, em hãy điền những thông tin cần thiết vào chỗ trống (nhưbài Tập làm văn sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 11).
BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Gò Vấp, ngày 01 tháng 10 năm 2013
ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi: Thư viện trường Tiểu học An Hoà.
Em tên là: Nguyễn Anh.
Sinh ngày: 06/7/2005 Nam/ nữ: Nam.
Học sinh lớp: 3/14 trường: Tiểu học An Hoà.
Em làm đơn này xin đề nghị thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm học: 2011 – 2012.
Em xin hứa chấp hành đúng những quy định của thư viện về việc mượn, đọc và trả sách.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
Kí tên
Nguyễn Anh
Đề 6 Dựa vào mẫu đơn đã học, em hãy viết đơnxin cấp lại thẻ đọc sách.
BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN CẤP LẠI THẺ ĐỌC THƯ VIỆN
Kính gửi: Thư viện trường Tiểu học An Hoà.
Em tôn là: Vũ Thị Kim Hương.
Sinh ngày: 08/3/2005.
Giới tính: nữ.
Học sinh lớp: 3/28.
Em làm đơn này xin đề nghị thư viện cấp lại cho em thẻ thư viện trong năm học này.
Lí do: Em bị mất thẻ.
Em xin hứa sẽ bảo quản thẻ của mình tốt hơn và chấp hành đúng những quy định của thư viện về việc mượn, đọc và trả sách. Em xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
Kí tên
Vũ Thị Kim Hương
Đề 7 Dựa vào mẫu đơn đã học, em hãy viết đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
BÀI LÀM
Đội Thiếu Niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Trường Tiểu học An Hoà .
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
HỒCHÍ MINH
Kính gửi: Ban Chỉ huy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trường Tiểu học An Hoà.
Em tên là: Lê Bách Việt.
Sinh ngày: 08/4/2005.
Nam (nữ): nam.
Nơi sinh: Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh.
Học sinh lớp 3/15 trường Tiểu học An Hoà.
Qua tìm hiểu lịch sử và điều lệ, em nhận thấy Đội là một tổ chức tốt sẽ giúp em rèn luyện học tập và sinh hoạt để trở thành con ngoan, trò giỏi và sau này trở thành một công dân tốt. Hoạt động Đội giúp em trở thành học sinh có năng lực tốt, hoạt bát. Vì vậy, em viết đơn này xin được Hội đồng Đội xét duyệt, kết nạp em vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường. Em xin hứa cố gắng học tập, rèn luyện để xứng đáng là đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Người làm đơn
Kí tên
Lê Bách Việt
BÀI LÀM 2
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
Trường Tiểu học Kim Đồng
Gò Vấp, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi:
– Ban phụ trách Liên đội trường Tiểu học Kim Đồng.
– Ban chỉ huy Liên đội.
Em tên là: Mai Tấn Khiêm.
Sinh ngày: 25/6/2005.
Học sinh lớp: 3/18 trường Tiểu học Kim Đồng.
Xếp loại học lực: Giỏi.
Xếp loại hạnh kiểm: Tốt.
Sau khi học tập về điều lệ Đội, em nhận thấy Đội là tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên, học sinh.
Em làm đơn này xin được kết nạp vào Đội và xin hứa:
– Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy.
– Tuân theo điều lệ Đội.
– Giữ gìn danh dự Đội.
Người làm đơn Kí tên Mai Tấn Khiêm
Đề 8 Dựa vào mẫu đơn dưới đây (sách Tiếng Viêt 3,tập 1, trang 28) hãy viết một lá đơn xin nghỉ học.
Bài làm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Gò Vấp, ngày … tháng … năm…
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi: Cô (thầy) giáo chủ nhiệm lớp 3/15 trường Tiểu học An Hoà.
Em tên là: Nguyễn Thành Sơn.
Học sinh lớp: 3/15.
Em làm đơn này xin phép cô (thầy) cho em nghỉ buổi học thứ hai, ngày 18/3/2013.
Lí do nghỉ học: Em bị ốm.
Em xin hứa học bài và làm bài đầy đủ khi đi học lại.
Ý kiến của gia đình học sinh.
Học sinh
Nguyễn Thành Sơn
Đề 9 Dựa vào mẫu đơn đã học (sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 70), em hãy làm đơn xin gia nhậpcâu lạc bộ Bơi lội Thiếu nhi phường.
BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN THAM GIA CÂU LẠC BỘ BƠI LỘI THIẾU NHI
Kính gửi: Ban chấp hành câu lạc bộ Bơi lội Thiếu nhi phường 2 Quận Gò Vấp.
Em tên: Đỗ Thế Uyên.
Học sinh lớp: 3/12 trường Tiểu học An Hoà.
Chỗ ở hiện nay: 74/2 Nguyễn Duy Cung, phường 2, quận Gò vấp.
Em làm đơn này kính xin Ban Chấp hành câu lạc bộ Bơi lội Thiếu nhi phường 2 cho phép em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. Được làm hội viên câu lạc bộ, em xin hứa: chấp hành nội quy câu lạc bộ, sinh hoạt đầy đủ, đoàn kết và thân ái.
Kính mong câu lạc bộ xem xét và chấp thuận!
Em xin chân thành cảm ơn!
Gò Vấp, ngày 15 tháng 03 năm 2003
Người làm đơn
Kí tên
Đỗ Thế Uyên
C.TỔ CHỨC CUỘC HỌP, TRAO ĐỔIÝ KIẾN
Đề 10 Tổ em tổ chức cuộc họp để trao đổi về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường. Emhãy viết bản tổng kết về những vấn đề đã thảo luận.
BÀI LÀM
Hôm nay, thứ sáu ngày 22/3/2003, tổ 1 chúng em họp về việc làm gì để bảo vệ môi trường, cụ thể là việc giữ gìn vệ sinh chung trong sân trường.
Nhìn chung, tất cả các bạn đều tham gia trực nhật làm vệ sinh sân trường, lớp học đầy đủ nhưng sân trường vẫn chưa được sạch sẽ bởi có một số bạn vẫn còn chưa ý thức, còn xả rác phía sau lớp học. Trước hết, chúng em cần tiến hành dọn vệ sinh sân trường, thông báo cho các bạn không được xả rác ở sân trường, lớp học, bạn nào vi phạm sẽ bị phạt dọn vệ sinh và bị nêu tên phê bình dưới cờ.
Tất cả chúng em đều thống nhất và chấp hành ý kiến nêu trên.
Đề 11 Viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việccần làm đểbảo vệ môi trường.
BÀI LÀM
Sau giờ sinh hoạt Đội, nhóm em họp riêng để bàn về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Bạn nào trong nhóm cũng đồng ý là sân sau của trường cần phải được tổng vệ sinh. Bạn Ý Nhi nêu ý kiến nên trồng hoa ở sân sau để các bạn lớp nào cũng phải e ngại khi dồn rác vào sân sau. Cả nhóm ủng hộ ý kiến này. Thế là bạn Vân, trưởng nhóm, phân công ngay cho từng bạn:
– Vân Anh, Ý Nhi, Thu Vân: dọn vệ sinh.
– Bách Việt, Bích Như, Thảo: trồng hoa mười giờ dọc mặt sau các lớp học.
– Tuấn, Dũng, Nam: xếp gạch thành bồn hoa.
– Hùng: vận động cả lớp nộp gạch thẻ để xếp bồn hoa (chỉ một mặt ngoài).
Cả nhóm thống nhất sáng chủ nhật tuần này sẽ làm vệ sinh và trồng hoa.
Đề 12 Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em về việc nên trồng cây xanh gì trong sân trường.
BÀI LÀM
Chúng em đang chuẩn bị cho buổi lao động trồng cây xanh trong sân trường. Hầu hết các bạn đều thích trồng cây bóng mát như cây bàng, cây phượng vĩ, cây hoa sữa. Khu vực sân trường em hơi hẹp và cây cao bóng mát đã có rồi, mặt sau trường có thể trồng thêm hai cây bóng mát. Theo em, trồng cây bàng là đẹp. Lá bàng lại dễ quét dọn khi cây thay lá. Bàng là cây dễ chăm sóc. Nhưng trồng có hai cây thì chưa đủ phủ màu xanh cho sân trường. Thế nên chúng em sẽ trồng thêm bồn hoa dọc theo bức tường sau của dãy phòng học, như thế sân sau sẽ đẹp hơn. Các bạn có đồng ý với ý kiến đó không? Chắc là các bạn không phản đối chứ? Phải không các bạn?
Đề 13 Hãy viết một bản báo cáo gửi cô giáo chủ nhiệm để báo cáo tình hình học tập, sinh hoạtcủa lớp em trong tháng vừa qua.
BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 3,
LỚP 3/15 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHI LĂNG
Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp 3/15.
Em tên là: Mai Xuân Phong, lớp trưởng lớp 3/15. Em xin thay mặt học sinh lớp 3/15, báo cáo hoạt động của lớp trong tháng 3 vừa qua.
1) Học tập:
– Tất cả các bạn trong lớp đều học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
– 100% các bạn tham gia truy bài đầu giờ nghiêm túc, có hiệu quả.
– 100% các bạn làm bài kiểm tra nghiêm túc, không quay cóp.
2) Chuyên cần:
– Vắng có phép: 2 buổi (Lý, Yến).
– Vắng không phép: 1 buổi (Sơn).
– Đi học trễ: không có.
3) Kỉ luật:
– 100% các bạn thực hiện đúng nội quy nhà trường, không có bạn nào vi phạm kỉ luật.
4) Lao động:
– Các tổ hoàn thành tốt việc trực nhật.
– Tổ 4 trồng hoa và dọn vệ sinh sân sau (tình nguyện) rất tốt.
5) Các công tác khác:
– Lớp đóng góp giấy vụn và đồ cũ để thực hiện kế hoạch nhỏ đạt 100%.
6) Khen thưởng:
a. Tuyên dương.các bạn đạt nhiều điểm 10: Bích Như, Chương, Anh Vũ, Tuấn.
b. Tổ lao động tốt: tổ 4, tổ 2.
Trên đây là những hoạt động của lớp trong tháng vừa qua.
Thay mặt lớp 3/15
Lớp trưởng
Mai Xuân Phong
Đề 14 Báo cáo hoạt động của lớp em trong đợtvận động “Noi gương chú bộ đội”.
BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ 3 TRONG ĐỢT VẬN ĐỘNG
“NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI”
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3/5.
Em là: Phan Tuấn Nam, tổ trưởng tổ 3 lớp 3/5.
Em xin thay mặt tổ em báo cáo hoạt động của tổ trong tháng 3 vừa qua trong đợt hưởng ứng cuộc vận động “Noi gương chú bộ đội”.
1) Học tập:
100% học sinh đi học chuyên cần, không vắng.
8/10 bạn tham gia phát biểu xây dựng bài.
100% các bạn tham gia truy bài đầu giờ nghiêm túc, đạt kết quả tốt. 100% các bạn thực hiện bài kiểm tra tốt, không quay cóp.
2) Kỉluật:
– 100% các bạn thực hiện đúng nội quy nhà trường, không có bạn nào vi phạm kỉ luật.
3) Lao động:
– Tổ hoàn thành tốt việc trực nhật.
4) Các công tác khác:
– 100% các bạn đóng góp giấy vụn, đồ cũ để thực hiện kế hoạch nhỏ.
5) Khen thưởng:
a. Các bạn đạt nhiều điểm 10: Tuấn Nam, Bích Ngọc, Bảo Yến.
b. Các bạn đạt “Chiến sĩ nhỏ, giỏi, ngoan” (do tổ đề ra): Tâm, Lan, Thi.
Trên đây là kết quả hoạt động của tổ trong tháng qua.
Thay mặt tổ 3
Tổ trưởng
Phan Tuấn Nam
Đề 15 Tổ chức một buổi họp tổ (lớp), để bàn vềviệc giúp đỡ nhau trong học tập.
BÀI LÀM
(Tổ chức một buổi họp lớp)
Lớp trường chủ trì cuộc họp và nêu lí do cuộc họp:
Họp bàn về việc giúp đỡ nhau trong học tập.
Lớp phó làm biên bản cuộc họp.
Lớp trưởng nêu tình hình học tập chung của lớp: có nhiều tiến bộ và hạn chế.
Tiến bộ: nêu thành tích của lớp tiến bộ như thế nào? Cụ thể mức tiến bộ bằng số điểm hoặc thành tích của kì thi giữa kì hay kết quả của bài kiểm tra gần nhất.
Hạn chế: nêu rõ hạn chế về mặt nào. Biện pháp nào để khắc phục hạn chế đó.
Nêu tên cá nhân xuất sắc (hoặc cá nhân cần xây dựng để tiến bộ). Bàn biện pháp giúp đỡ nhau trong học tập:
+ Truy bài và kiểm tra chéo.
+ Trao đổi bài và giải bài chung theo đơn vị tổ hoặc cặp đôi học tập.
+ Đọc thêm tài liệu, sách báo, sách văn, truyện vào cuối buổi học.
Cả lớp phát biểu ý kiến từng cá nhân một và tập thể lớp cùng đề nghị phương hướng giải quyết.
Buổi họp thống nhất phương pháp học tập sau:
Truy bài, kiểm tra chéo.
Trao đổi bài, giải bài theo cặp đôi học tập.
Trình bày thắc mắc để cô giáo chủ nhiệm giải đáp.
Tổ trưởng và lớp phó học tập theo dõi và ghi nhận diễn biến hằng tuần của tổ, lớp trong học tập và trình bày cho cô giáo chủ nhiệm, nhờ cô giải đáp. .
Thư kí buổi họp thông qua biên bản.
Cuộc họp kết thúc.
D. VIẾT THƯ, PHONG BÌ THƯ, GIẤY MỜI, GIỚI THIỆU
Đề 16 Hãy viết thư làm quen với người bạn mới và hẹn bạn cùng thi đua học tốt BÀI LÀM 1
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Bạn Nam thân mến!
Chắc hẳn bạn rất ngạc nhiên khi nhận thư này. Mình xin tự giới thiệu: mình là Trần Việt Thanh, học sinh lớp 3/12 trường Tiểu học Chi Lăng, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Mình viết thư này làm quen với bạn và kết thân để chúng ta cùng giúp đỡ nhau, thi đua trong học tập. Bạn cho phép mình làm quen nhé!
Nam thân mến, mình biết bạn qua báo Khăn Quàng Đỏ. Mình nhận thấy bạn học rất giỏi và sinh hoạt Đội rất tốt. Mình mong là bạn chia sẻ niềm vui và phương pháp học tập để giúp chúng mình cùng tiến bộ với nhé! Bạn có thể giúp mình không? Chúng ta cùng hẹn nhau thi đua học tập giỏi, bạn thấy thế nào? Mình mong là hai đứa mình sẽ là đôi bạn thân thiết. Cuối thư, mình chức bạn luôn vui, khoẻ, học giỏi!
Nhớ viết thư cho mình nhé!
Người bạn mới quen
Trần Việt Thanh
BÀI LÀM 2
Thành phốHồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Ngọc Thư thân mến!
Mình biết đến bạn qua báo Khăn Quàng Đỏ, mục “Những tấm gương học tập” đó và mạnh dạn viết thư này để làm quen với bạn. Mình mong bạn cho phép mình kết bạn với bạn.
Mình xin tự giới thiệu: Mình là Vũ Thuỵ Ái Quân, học sinh lớp 3/5, trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Mình là chi đội trưởng chi đội Trần Quốc Toản. Mình thích nhảy dây và chơi cầu lông. Mình biết đánh đàn và đang theo học lớp organ của Nhà văn hoá Thiếu nhi Quận. Mình biết bạn học rất giỏi, là một chỉ huy đội xuất sắc, mình rất cảm phục và viết thư này xin kết bạn cùng bạn. Bạn đồng ý chứ? Chúng mình sẽ cùng trao đổi bài vở và giúp nhau học tập giỏi. Bạn bằng lòng nhé!
Hãy viết thư cho mình, Ngọc Thư nhé! Mình rất mong thư bạn đó. Cuối thư, mình chúc bạn dồi dào sức khoẻ, học giỏi và luôn vui vẻ.
Rất mong thư bạn!
Người bạn mới quen
Vũ Thuỵ Ái Quân
Đề 17 Viết thư cho bạn kể chuyện của lớp trong học kì vừa qua.
BÀI LÀM
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Ngọc Ngân thân thương!
Thâm thoắt, thời gian bạn chuyển trường đã một học kì rồi. Mình viết thư này kể cho bạn biết về tình hình của lớp trong học kì vừa qua.
Ngân à, sau khi bạn chuyển trường, Ý Nhi, Bích Vân cũng chuyển về quận 3 để học nên sĩ số lớp mình còn đúng bốn mươi bạn. Ngay sau đó có bốn bạn chuyến đến từ Huế, cuối cùng thì lớp mình có bốn mươi bốn bạn. Chúng mình cũng đoàn kết, vui vẻ cùng nhau học tập. Dù vậy, lúc nào bọn mình cũng nhớ bạn, vẫn hay nhắc bạn luôn.
Ngân thân, cô Vân Anh vẫn chủ nhiệm lớp mình. Lớp mình vẫn giữ được danh hiệu “Tập thể lớp tốt” đó Ngân. Cuối học kì I, lớp tham gia cắm trại cùng các khối 4, 5 rất vui và sôi nổi. Lớp mình giành được ba phần quà trong hội trại, giải nhất: Trại đẹp, kéo co và cắm hoa. Oách chưa?
Tình hình học tập của bạn ngoài đó thế nào? Lớp mới của bạn có gì vui kể cho mình nghe nhé!
Cuối thư, mình chúc bạn luôn khoẻ, học giỏi và vui vẻ!
Rất mong thư bạn
Lê Thanh Lam
Đề 18 Viết thư cho một người bạn ở nước ngoài đểlàm quen và kết bạnhọc tập.
BÀI LÀM
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày … tháng … năm …
Bạn Tom thân mến!
Mình biết đến bạn thông qua chương trình giao lưu Thiếu nhi Quốc tế. Mình rất bất ngờ khi bạn có thể nói chuyện bằng tiếng Việt lưu loát như thế mặc dù bạn đã tự giới thiệu bố bạn là người Việt Nam và mẹ bạn là người Anh. Bạn thật hạnh phúc vì được biết cả hai thứ tiếng. Chả bù với mình, mình học tiếng Anh rất vất vả.
Tom ạ, mình viết thư này để làm quen với bạn. Chúng mình kết bạn nhé. Chúng mình sẽ là đôi bạn thân cùng giúp đỡ nhau học tập, Tom có bằng lòng không? À, mình xin giới thiệu về mình: Mình tên Lê Anh Vũ, học sinh lớp 3/10 trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, quận Phú Nhuận, Thành phốHồ Chí Minh. Mình thích học toán, thích chơi đá bóng và thích ăn xúc xích. Mình học Tiếng Anh chưa giỏi nên mình đang cố gắng Tom ạ. Bạn sẽ giúp mình học Tiếng Anh còn mình sẽ giúp bạn học môn Tập làm văn của Tiếng Việt, bạn nhé! Chúng mình sẽ trao đổi thư từ và bài vở.
Nếu bạn bằng lòng, hãy gửi thư cho mình theo địa chỉ trên phong bì thư này. Mình rất mong thư bạn. Chúc bạn luôn vui, khoẻ và học giỏi.
Người bạn mới quen
Lê Anh Vũ
Đề 19 Em hãy viết thư gửi một người bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
BÀI LÀM
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
ngày … tháng … năm …
Bạn Jack thân mến!
Mình viết thư này mong được làm quen với bạn, Jack ạ. Mình xin tự giới thiệu: mình tên Hoàng Nam, học sinh lớp 3A trường Tiểu học Kim Đồng, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Mình biết bạn qua báo Thiếu niên Tiền phong. Báo đưa tin bạn vượt qua bệnh tật, tự rèn luyện và đoạt giải nhất môn thể thao nhảy cao. Mình rất khâm phục bạn và cảm mến tài năng cũng như ý chí khắc phục khó khăn, bệnh tật của bạn. Bạn thật xứng đáng là tấm gương sáng cho tất cả nhiêu nhi thế giới noi theo. Mình chân thành bày tỏ lòng cảm mến và khâm phục bạn. Jack hãy cho phép mình được kết bạn với bạn nhé. Được kết bạn cùng Jack là vinh dự rất lớn cho mình đó. Mình sẽ viết thư thường xuyên cho bạn và sẽ kể cho bạn nghe nhiều chuyện hay, thú vị ở Việt Nam.
Nếu bạn có dịp đến Việt Nam, mời bạn đến nhà mình chơi nhé!
Cuối thư, mình chúc bạn dồi dào sức khoẻ, học giỏi, có nhiều niềm vui. Bạn nhớ viết thư cho mình nhé!
Chào thân ái!
Người bạn mới quen
Hoàng Nam
Đề 20 Em hãy viết thư thăm ông bà ở xa.
BÀI LÀM
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Ông bà kính nhớ!
Cháu viết thư này thăm ông bà, cháu mong ông bà vui khoẻ, ăn được ngon miệng và tập thể dục đều.
Cháu nhớ ông bà lắm nhưng phải đến hè, bố mẹ cháu và cháu mới về quê thăm ông bà được.
Ở trong này bố mẹ cháu vẫn khoẻ. Cháu vẫn đi học đều đặn và học tập tốt. Cháu lớn lên nhiều lắm, cao thêm nhiều và cân nặng thêm những 5kg đó ông bà ạ. Con cún mà ông bà gửi tặng cháu cũng lớn rất nhanh. Nó canh nhà giỏi lắm đó ông bà ạ. Cháu đặt tên cho nó là Bê-lô đây ạ.
Ông bà kính thương, ông bà nhớ mặc ấm khi trời trở rét nhé. Đến hè, cháu về quê sẽ mang áo ấm về cho ông bà, mẹ cháu đã mua rồi, đẹp và tốt lắm ông bà ạ, .
Cháu xin phép dừng bút.
Kính chúc ông bà vui, khoẻ!
Cháu của ông bà
Nguyễn Hải Nam
Đề 21 Hãy viết thư cho một người thân (ông, bà.)hoặc một người bạn để kể về kết quả học tập của em trong học kì I.
BÀI LÀM 1
(Thư gửi ông bà)
Nha Trang, ngày … tháng … năm …
Ông bà kính mến!
Cháu rất nhớ ông bà, cháu muốn về thăm ông bà nhưng bố mẹ cháu đều bận đi làm, không có thời gian về thăm ông bà lúc này.
Vì thế, cháu viết thư này thăm ông bà và kể cho ông bà nghe về kết quả học tập của cháu trong học kì I vừa rồi.
Cháu đã thi xong học kì I, các môn thi của cháu đều đạt điểm mười, riêng môn Tiếng Việt đạt điểm chín. Sang kì thi tới cháu xin hứa sẽ cố gắng để đạt điểm mười ạ. Cháu còn yếu môn Tập làm văn nên cháu phải gắng sức học cho tốt hơn ông bà ạ. Bố cháu mua cho cháu nhiều sách đọc nên cháu rèn luyện chính tả và Tập làm văn rất tiện.
Ông bà kính thương, ông bà có khoẻ không ạ? Có ngủ ngon không? Ông bà vẫn tập thể dục đều chứ ạ? Ông có bị sưng khớp chân không ạ? Ông bà ơi, hè cháu về chơi lâu, cháu sẽ xoa bóp, đấm lưng cho ông bà nhé.
Đến đây cháu xin phép dừng bút. Kính chúc ông bà luôn khoẻ và nhiều niềm vui!
Cháu của ông bà
Lê Quốc Thịnh
BÀI LÀM 2
(Thư gửi bạn)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Bạn Châu Kì thân mến!
Lâu rồi không viết thư thăm bạn. Bạn có mong tin của mình không? Kì mến, mình vừa có điểm học kì I, biết kết quả thi là mình viết thư cho cậu ngay. Học kì này, mình thi hai môn đều đạt điểm chín. Cô giáo mình phê: “Cố gắng để đạt điểm mười, em nhé!” cho nên mình xin hứa với cậu sẽ cố gắng đạt điểm mười ở giữa học kì II. Kì biết không? Mình còn yếu môn Tập làm văn đó chứ Toán thì không tệ lắm đâu nhưng vì hấp tấp mà mình còn sai tí chút. Mình sẽ Cố gắng hơn.
Châu Kì thân mến, cậu vẫn đạt điểm mười mọi môn như trước chứ? Cậu lúc nào cũng xuất sắc, giỏi thật đấy. Từ lúc cậu chuyển trường, Bá Anh đạt điểm mười đều còn bọn mình, Ly Lan, Ngọc Hiệpchỉ đạt điểm chín hoặc một điểm chín, một điểm mười. Bọn mình vẫn nhắc cậu luôn đó Kì ạ.
Rỗi rảnh, bạn viết thư cho bọn mình nhé. Mình gửi lời thăm hỏi của các bạn đến cậu đấy, bọn mình rất nhớ cậu, Kì ạ.
Mình dừng bút, chúc cậu luôn vui, khoẻ, học giỏi.
Nhớ hồi âm thư này nhé!
Chào thân ái!
Bạn thân.
Trần Vũ Nghiêm.
Đề 22 Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tuần 16.Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu)cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
BÀI LÀM 1.
(Thư kể về nông thôn)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Vũ thân mến!
Đã lâu mình chưa viết thư nào cho cậu từ khi cậu chuyển về quê nội học tập. Mình xin lỗi cậu nha! Mình cũng nhớ cậu lắm nhưng vì bài vở nhiều quá, mình học đến tối mịt, buồn ngủ quá mà quên mất.
Vũ thân, mình gửi thư này vì muốn kể cho cậu nghe về làng quê ngoại của mình vì mình vừa được đi thăm quê ngoại. Quê ngoại mình xa lắm, đó là một làng quê tận miền Trung đất nước. Cả làng chỉ độ hơn trăm nóc nhà, nằm gọn trong rặng dừa và luỹ tre bao bọc. Con đường làng đắp đất cao ráo chạy thẳng băng qua cánh đồng lúa. Ra đến cánh đồng, gió thổi mát rượi. Trên những ô ruộng đã gặt hái, từng đàn trâu, bò đang nhẩn nha gặm cỏ. Trẻ mục đồng tụ tập chơi đánh đáo, đánh trận giả. Chen lẫn trong từng ô ruộng có đám ruộng chưa gặt hái, lúa trĩu hạt, vàng ươm. Sóng lúa nhấp nhô theo làn gió. Xa xa, từng đàn cò trắng đi chầm chậm bên bờruộng. Làng quê ngoại của mình tuy nhỏ nhưng cảnh vật hữu tình, đẹp như tranh vẽ.
Khi nào có dịp, mình mời cậu về thăm quê ngoại của mình nha.
Cậu có khoẻ không, học hành thế nào? Rảnh rỗi cậu nhớ viết thư cho mình nhé.
Cuối thư, mình chúc cậu luôn vui, khoẻ mạnh và học giỏi!
Bạn thân
Lê Đình Nam
BÀI LÀM 2
(Thư kể về thành thị)
Nha Trang, ngày … tháng … năm …
Nguyên thân mến!
Mình vừa theo bố đi Thành phố Hồ Chí Minh về. Mình vội vàng viết thư này thăm Nguyên và kể cho bạn nghe về thành phố mang tên Bác Hồ.
Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nhà cao tầng, nhiều toà building cao chọc trời. Đó là những chung cư cao cấp mới được xây dựng. Phố xá buôn bán tấp nập. Các hiệu buôn hàng hoá tiếp nhau nối dài, người ra kẻ vào như mắc cửi, liên hồi không dứt. Các công viên có nhiều cây xanh, hồ bơi, muông thú dành cho thiếu nhi vui chơi thật đẹp và hiện đại. Mình được bố cho đi xem Dinh Thống Nhất và nhà Bảo Tàng, đẹp lắm Nguyên ạ! Nguyên biết mình thích gì không? Mình thích các trục lộ giao thông có đèn tín hiệu. Xe cộ chạy theo tín hiệu đèn rất trật tự.
Nguyên có khoẻ không? Lớp học mới có gì vui buồn kể cho mình nghe nhé.
Cuối thư, mình chúc Nguyên cùng gia đình vui mạnh, dồi dào sức khoẻ! Nhớ viết thư cho mình nhé!
Bạn thân
Trần Đình Bảo
Đề 23 Em được chơi xa. Đến nơi, em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết. Hãy chép vào vở họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện. BÀI LÀM
TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ĐIỆN BÁO
a | b |
Họ tên, địa chỉ người nhận:
Bà Phạm Thị Thanh Mai.
11H Quang Trung, phường 11, quận Gò vấp,TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung: Con đã đến nơi. Con khoẻ.
Họ tên địa chỉ người gửi (cần chuyển thì ghi, không thì thôi):
Lê Tú Trình
10 Thống Nhất, phường Vạn Thạnh, TP. Nha Trang, Khánh Hoà.
Họ tên, địa chỉ người gửi (phần này không chuyển đi nên không tính cước nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đủ theo yêu cầu.).
Đề 24 Lớp em tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Em hãy thay mặt lớp viết giấy mời cô Hiệu trưởng đến dự buổi văn nghệ.
BÀI LÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu
Lớp 3A.
GIẤY MỜI
Kính gửi: Cô Hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
Nhân lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh lớp 3A tổ chức hội diễn văn nghệ và liên hoan thân mật.
Kính mời cô Nguyễn Thanh Mai – hiệu trưởng nhà trường đến dự buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Địa điểm: phòng học lớp 3A.
Thời gian: 7 giờ ngày 19/11/2013.
Sự có mặt của cô là niềm khích lệ và vinh dự lớn lao cho tập thể lớp chúng em.
Trân trọng kính mời!
TM. Ban tổ chức
Lớp trưởng lớp 3A
Trần Hữu Tiến
Đề 25Em hãy điền những thông tin cần thiết đểgửi đến:
a. Ông bà ở quê (nông thôn).
b. Bạn học ở thành phố.
BÀI LÀM
a) Gửi thư cho ông bà ở quê
From (Người gửi):
Lê Quốc Thịnh
Lớp 3A – trường Tiểu học Võ Thị Sáu Quận Phú Nhuận – TP. Hồ Chí Minh.
To (Kính gửi):
Ông Lê Mạnh Quốc.
Tổ dân phố 1 – phường Mĩ Hiệp,Thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà.
Hoặc: To (Kính gửi)
Tên ông bà:……………………………………………..
Thôn … ………..xã………………………………….
Huyện……………………………………………………..
Tỉnh…………………………………………………………
b) Gửi cho bạn ở thành phố
From (người gửi):
Vũ Hải Ngân
Lớp 3A trường Tiểu học Võ Thị Sáu,
Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
To (người nhận):
Nguyễn Châu Kì
Số 110 Thống Nhất, phường Vĩnh Xương, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Đề 26Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em với một đoàn kháchđến thăm.
BÀI LÀM
Kính thưa các vị quan khách!
Cháu là Nguyễn Đăng Hải, tổ trưởng tổ 3, lớp 3A trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Cháu xin thay mặt tổ 3 giới thiệu bao quát về tổ mình.
Tổ 3 chúng cháu có mười thành viên gồm năm bạn nam và năm bạn nữ.
Tổ trưởng là cháu: Nguyễn Đăng Hải kiêm lớp phó học tập của lớp 3A.
Kim Ngọc Vân, tổ phó.
Bạn đứng cạnh Vân là Lâm Bích Như, hát hay, học toán rất giỏi.
Các tổ viên còn lại là: Ánh Nguyệt, Hải Băng, Thanh Thanh, Quốc Việt, Trình Bá, Tú Nam, Bích Ngọc, Quốc Hùng.
Tổ 3 chúng cháu là tập thể học tốt, có nhiều thành tích như: tổ có nhiều điểm mười nhất lớp, tổ hoàn thành kế hoạch nhỏ sớm nhất lớp. Mặt khác, tổ còn có ba thành viên là cán sự lớp. Tuy nhiên, tổ cũng còn hạn chế là các bạn thỉnh thoảng còn nói chuyện riêng trong giờ học, việc này tổ đã nghiêm khắc phê bình. Cháu xin hết ạ.
E. VĂN KỂ CHUYỆN, MIÊU TẢ
Tập làm văn lớp 3 không xếp loại dạng văn cụ thể nhưng các tiết luyện tập đều hướng dẫn các em làm quen với các thể văn bằng cách dùng câu kể để thuật lại, mô tả lại sự vật, sự việc đề bài cho. Thực chất là mô tả lại hình ảnh, hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng cần tả, cần kể. Những bài mẫu sau đây hướng dẫn các em kĩ năng kể và tả sự vật, nói về các đối tượng đề bài yêu cầu..
Đề 27 Kể lại buổi đầu em đi học.
BÀI LÀM 1
Buổi đầu em đi học là một buổi sáng mùa thu mát mẻ, hơi sương lành lạnh. Em dậy sớm, ăn sáng rồi thay quần áo đồng phục và theo mẹ đến trường.
Trên đường, học sinh tấp nập đến trường, màu áo trắng làm sáng cả con đường làng. Cổng trường treo biểu ngữ “Chào mừng năm học mới” màu đỏ chói. Sân trường đông nghịt học sinh và phụ huynh. Từng tà áo dài của cô giáo bay trong nắng sớm. Sân trường vui như ngày hội. Mẹ đưa em đến lớp 1A trong âm vang dõng dạc của ba hồi trống. Cô giáo Vân đón em vào lớp và ân cần hướng dẫn chỗ ngồi cho em. Cô dặn dò cả lớp những điều cần thiết và đọc tên từng em một. Ngày đầu tiên đi học của em trôi qua nhanh chóng trong niềm xúc động, hồi hộp, nôn nao của một học sinh mới. Một hồi trông dài tan học át cả tiếng xôn xao của học sinh. Mẹ đón em ở cổng trường với nụ cười âu yếm và vành nón nghiêng nghiêng ân cần che nắng cho em. Nắng mười giờ nhảy nhót trên vòm lá. Chim hót ríu ran chào em, chúng như muốn nói thay em câu nói thật trang trọng và đầy cảm xúc: “Hôm nay em đi học.”.
BÀI LÀM 2
Hôm nay là ngày tựu trường. Ngay từ sớm, học sinh đã xếp hàng đôi, xúng xính trong bộ đồng phục Tiểu học, chờ cô giáo đưa vào lớp một.
Trường Tiểu học xã em rợp màu cờ đỏ, biểu ngữ và hoa tươi. Sau hồi trống dài khai giảng, loa phóng thanh vang lên hiệu lệnh mời học sinh mẫu giáo vào lớp 1. Đón học sinh vào lớp 1 là cô hiệu phó nhà trường cùng tất cả các cô giáo dạy lớp một. Cô giáo cũ ân cần hướng dẫn chúng em đi ngay ngắn, chững chạc vào sân trường Tiểu học. Chúng em đi đều, trật tự xếp hàng ở chỗ của mình trong hồi trống dài và bóng bay thả lơ lửng lên trời. Không gian náo nức, cảm xúc hồi hộp làm các cô cậu học trò nhỏ khép nép, e dè nhưng tràn ngập niềm vui. Thầy hiệu trưởng vỗ tay chào mừng học sinh lớp một, cả sân trường vang lên những tràng pháo tay âm áp và yêu thương.
Nắng lên chiếu xuyên vòm lá, nhảy nhót trên mặt đất, reo vui mừng chúng em vào lớp một.
BÀI LÀM 3
Ngày khai giảng năm học lớp một, em dậy sớm, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, thay đồng phục mới rồi theo mẹ đến trường.
Sáng mùa thu trong xanh, gió thổi mát dịu. Đường phố đã đông nghịt xe cộ. Phụ huynh tấp nập đưa con em đến trường. Từ xa, cổng trường Tiểu học Chi Lăng lấp ló trong vòm lá, hai trụ cổng như chìm trong màu áo trắng học sinh. Em nắm chặt dây đeo cặp, khép nép bên mẹ, đôi chân em như líu ríu theo mẹ đến lớp. Cô giáo lớp một của em còn rất trẻ, màu áo lục ngà làm cô tươi tắn hẳn lên. Cô ân cần đón em vào lớp. Cô kiểm tra sách vở, bút chì… và dặn dò nội quy nhà trường. Cô điểm danh học sinh vừa xong thì một hồi trống dài tan học. Tất cả chúng em xếp hàng ra về. Buổi học đầu tiên của em trôi qua trong bầu không khí náo nức, đầy cảm xúc của buổi tựu trường.
Đề 28 Kể về một người hàng xóm nơi gia đình em ở.
BÀI LÀM
Bác Ba ở cạnh nhà em là một người hàng xóm đáng mến.
Bác Ba tuổi đã sáu mươi, tóc bác hoa râm nhưng bề ngoài còn phong độ lắm. Da mặt bác màu nâu hồng, khoẻ mạnh vì bác vốn là thợ xây dựng đã nghỉ hưu. Bác có giọng nói trầm ấm và nụ cười cởimở, dễ gần. Trong xóm, bác Ba luôn hoà nhã và sẵn sàng giúp đỡ mọi người nên ai cũng yêu mến bác. Bác Ba đặc biệt yêu mến trẻ con, cháu nào trong xóm cũng ít nhất đôi lần được bác bồng bế, cho quà. Trẻ con gặp bác là đòi bế, như chúng đòi bố mẹ chúng bế vậy. Về hưu, sáng nào bác Ba cũng tập thể dục với Hội người cao tuổi. Chiều mát, bác cùng mấy ông bạn già uống trà nói chuyện hay chơi đôi ba ván cờ tướng. Bác hay cười. Giọng cười khề khà của bác hiền từ, dễ mến.
Mọi người trong xóm ai ai cùng yêu mến bác Ba.
BÀI LÀM 2
Bác Hoà là trưởng khu phố nơi em ở. Nhà bác ở sát vách nhà em.
Bác Hoà là thương binh. Bác về hưu sau một lần chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, nơi bác đã đểlại một phần cơ thể. Bác được bà con tín nhiệm, tin yêu bầu làm trưởng khu phố. Mặc dù đã ngoài năm mươi tuổi mà tóc bác vẫn còn đen nhánh. Khuôn mặt chữ điền của bác luôn cương nghị với ánh mắt trầm tư, điềm đạm. Đặc biệt, chất lính trong con người bác vẫn sôi nổi. Điều này, được thể hiện qua sự nhiệt tình gánh vác những việc chung của khu phố của bác. Bác đôn đốc dân phố họp hàng tháng. Bác ghé thăm một cụ già tám mươi tuổi để tặng quà và hỏi thăm sức khoẻ. Bác Hoà còn kêu gọi mọi hộ dân trong khu phố dọn dẹp vệ sinh và giữ môi trường sạch đẹp. Công tác nào bác Hoà cũng chu toàn một cách vui vẻ, nhẹ nhàng.
Mọi người ở khu phốem từ già đến trẻ đều kính trọng và yêu quý bác Hoà.
BÀI LÀM 3
Đối diện nhà em là nhà bác Vân. Bác Vân là y sĩ quân y đã nghỉ hưu.
Bác Vân đã ở tuổi sáu mươi nhưng trông bác vẫn còn trẻ lắm. Da dẻ bác trắng hồng, chưa có vết sạm nào. Tay chân bác Vân nhỏ nhắn, khéo léo, cái khéo léo của người y sĩ chăm sóc bệnh nhân. Trong xóm, ai ốm đau gì cũng nhờ bác chẩn bệnh, tiêm thuốc nên tuy đã về hưu, bác Vân vẫn còn khám chữa bệnh tại nhà. Trong khu phố, những hộ khó khăn cơ nhỡ thường được bác Vân khám chữa bệnh không tính phí. Chẳng những thế, bác còn giúp đỡ chogạo hay chăn mền… Thế nên, trong khu phố em, từ trẻ đến già, ai ai cũng quý mến bác Vân. Riêng đối với em, bác Vân là tấm gương sáng về đạo đức và lòng nhân hậu cho em cảm mến, kính trọng và học tập.
BÀI LÀM 4
Vui nhộn nhất xóm em là chú Hưng. Chú Hưng là tay đàn ghi-ta của ban nhạc Nhà văn hoá Quận.
Chú Hưng tuổi mới vừa chớm tứ tuần. Chú cao, dáng đẹp, điệu đàng lãng tử rất nghệ sĩ. Chú có mái tóc cứng như rễ tre, bềnh bồng dường như chẳng được chải bao giờ. Ấy vậy mà chú lại rất thích mái tóc của mình. Chú luồn tay vào tóc thay cho lược và cứ thế mà vuốt cho mái tóc khó bảo của mình nằm theo nếp. Đám trẻ con trong xóm mê chú Hưng lắm vì chú đàn giỏi, hát hay, vẽ rất đẹp. Bạn nào bí trước bài tập vẽ là ôm vở chạy là nhà chú nhờ chú chỉ cho. Ngoài giờ dạy nhạc ở nhà văn hoá, chú thường ở nhà. Chú rất thích ghẹo, nựng nịu trẻ con rồi dỗ dành nó. Đôi khi chú đệm đàn bày cho đám trẻ con ngọng líu ngọng lịu đó hát và chú hát cho chúng hát theo. Chú Hưng thật là người dễ mến!
Em yêu mến chú Hưng và rất thích được nghe chú đánh đàn.
Nói về quê hương.
Đề 29 Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về quê hương hoặc nơi em đang ở.
BÀI LÀM 1
(Quê hương em là thành thị)
Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Em luôn luôn tự hào về thành phố mang tên Bác Hồ của mình.
Nhà em ở quận Gò Vấp, xưa kia là vùng hoạt động cách mạng của quân dân ta. Ngày nay, hoà bình, thành phố em nói chung và quận Gò Vấp nói riêng rực rỡ đèn hoa, phố xá táp nập xe cộ, buôn bán sầm uất. Thành phố của em có nhiều công viên đẹp như công viên Gia Định, công viên Hoàng Văn Thụ… Thành phố có Nhà Bảo tàng, Dinh Thống Nhất, Cảng nhà Rồng, Thảo cầm Viên. Thànhphố của em còn có nhiều khu công nghiệp sản xuất hàng hoá xuất đi khắp nước. Với hơn tám triệu dân, thành phố em luôn đông đúc, nhộn nhịp xe cộ. Các ngành công nghiệp, thương mại và khoa học kĩ thuật của thành phố tiến bộ trong từng ngày, từng giờ. Ngày nay, đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ thấy nhiều khu chung cư mới xây dựng, đường phố được kiến thiết rộng rãi với nhiều làn xe chạy. Nhiều công viên, nhà hát với cây xanh bóng mát. Hoa không chỉ được trồng ở công viên mà còn được trồng và trang trí trên từng đại lộ.
Thành phố của em đẹp lắm! Em rất yêu thành phố của em.
BÀI LÀM 2
(Quê hương em là nông thôn)
Mời bạn hãy đến thăm quê em: làng chiếu Thanh Mĩ, xã Ninh Hà, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà.
Quê em là nơi sản xuất chiếu lát nổi tiếng ở thị xã. Đến quê em, bạn sẽ thấy mênh mông cánh đồng lúa chín trải ngút tầm mắt, đồng lúa nối tiếp đồng lúa. Xa xa là ruộng đất xanh rì xen lẫn màu nước trắng của guồng quạt đập của đìa nuôi tôm. Cánh đồng lát và lúa trải rộng, rì rào trong gió. Hương thơm đồng nội phảng phất vị muỗi mằn mặn của ruộng lát, đìa tôm. Chạy quanh làng là luỹ tre xanh lẫn rặng dừa vi vu gió thổi. Mái ngói đỏ nhà dân làng thấp thoáng giữa rào tre và lá dừa, đẹp như một bức tranh mĩ nghệ. Đường làng đã được đúc bê tông. Thỉnh thoảng có đôi chiếc xe bò lộc cộc đi trên đường. Vụ mùa lúa nối tiếp vụ lát, đường làng nhộn nhịp xe bò chở lúa chín hay rơm rạ. Không gian ngan ngát hương lúa, mùi rơm phơi ngai ngái. Rồi đìa tôm vào vụ thu hoạch, những chiếc xe đông lạnh chạy trên đường làng chở tôm đến nhà máy chếbiến xuất khẩu. Cảnh quê em vừa đẹp, vừa giàu nét trữ tình vô cùng đáng yêu, đáng quý.
Em rất yêu quê. Dù đi đâu xa, em vẫn thấy quê mình là đẹp nhất.
BÀI LÀM 3
(Quê hương em là làng biển)
Quê hương em là một làng chài nhỏ ven biển miền Trung.
Bãi cát trắng nghiêng nghiêng đón sóng biển. Quanh năm, sóng biển vỗ ì oạp, làm nhẵn thín những gò đá nhấp nhô sát mép nước.
Mờ sáng, thuyền đi lưới cá về cập bãi. Dân chài đem cá lên chợ bán. Làng em có ngót hai trăm nóc nhà, có mái nhà khuất sau rặng dừa, bãi dương rì rào gió thổi. Đường làng cũng được tráng bê tông nhưng cũng có đoạn còn nguyên đường mang cát biển. Trẻ con trong làng đến lớp học gần đó, ở ngay giữa xóm chài. Lẫn trong tiếng sóng biển là giọng đọc bài của đám trẻ, giọng giảng bài của cô giáo. Vào ngày hội làng và tạ lễ cá ông, lớp học thường được nghỉ và được biến thành nơi dân làng tụ họp. Làng em tuy nghèo khó nhưng em vẫn yêu làng tha thiết.
Mai này đi học xa quê, em sẽ mang theo trong tim mình tiếng sóng biển và làn gió mát của bãi dương bốn mùa lộng gió. Em yêu sao làng biển quê em.
BÀI LÀM 4
(Quê hương em là buôn làng vùng cao)
Em sinh ra ở vùng núi, nơi buôn làng của dân tộc Ba-na cư ngụ.
Quê em là nơi trồng cà phê nổi tiếng của vùng Tây Nguyên. Làng em ở có vài trăm nóc nhà giữa núi đồi và cà phê trùng điệp. Đất Tây Nguyên giàu và đẹp, màu mỡ nuôi cây cà phê và làm giàu cho dân làng. Ở đó, giữa mai hồng, em nghe tiếng chim Kơ-púc hát ríu rít, tiếng cánh của chim đại bàng vỗ từ đâu đó rất xa. Âm trầm của tiếng gió ngàn, tiếng suối róc rách đệm bản nhạc rừng muôn đời êm dịu. Rừng Tây Nguyên bạt ngàn xanh tốt đem lại nguồn lợi lâm sản vô giá cho người dân quê em. Vào mùa cà phê thu hoạch, xe nối xe chở hạt cà phê về phố, đường làng nhộn nhịp tiếng nói của công nhân hái cà phê.
Em rất yêu và tự hào về quê hương Tây Nguyên của em.
BÀI LÀM 5
(Quê hương em là vùng đồng bằng miền Nam)
Miệt vườn miền Tây Nam Bộ là nơi em sinh ra và lớn lên.
Quê em có cánh đồng bát ngát cò bay thẳng cánh, có vườn cây ăn trái trải dài, vườn nối tiếp vườn, quả thơm trái ngọt sai lúc lỉu. Đồng lúa vàng xuộm vào mùa lúa chín. Từng xe bò, xe máy kéo chởlúa kìn kịt về sân phơi hoặc về nhà máy sấy. Mùa lúa chín cũng là mùa sầu riêng, mùa xoài. Đường làng ngát hương lúa lẫn mùi xoài ngọt, mùi thơm nồng nàn của sầu riêng. Tiếng nông dân trò chuyện gọi nhau í ới lẫn tiếng xuồng ghe máy chở lúa, chở quả về thành phố. Thấp thoáng trong nắng chiều, trâu, bò từng đàn lững thững về chuồng, tiếng chân chúng gõ móng trên đường làng lẫn trong tiếng gió chiều vi vu thổi. Làng em thật thanh bình và trù phú.
Em yêu quê em, yêu từng mảnh vườn xum xuê cây trái. Quê em giàu và đẹp, người dân. Quê em mộc mạc và siêng năng. Em rất tự hào về miền Nam quê hương em.
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước.
Đề 30 Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một cảnhđẹp em đã biết (cảnh đẹp đó có thểlà cảnh biển, cảnh đồi núi, cánh đồng ruộng bao la…)
BÀI LÀM 1
(Kể cảnh biển)
Hè vừa qua, em được ba mẹ cho nghỉ hè ở quê nội. Quê nội em là thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, nơi khách du lịch thường ghé thăm.
Đại lộ Trần Phú chạy dài theo bờ biển cát trắng to và đẹp với những bồn hoa phân cách và đèn đường cao áp. Sáng, nước biển màu xanh thẫm. Trưa, biển đổi màu xanh lơ. Chiều tà, màu nước xanh biếc đổi thành tím sẫm khi hoàng hôn đến. Sóng vỗ bờ tung bọt trắng xoá. Rặng dừa trên bờ biển xôn xao gió thổi. Người người đi dạo dọc hai bờ biển. Người ta dạo mát, tập thể dục, chạy bộ, cảnh trí thật đẹp và thanh bình. Nắng trải dài đến bờ cát, lúc ấy, người đi tắm biển rất đông, trẻ em chạy đuổi nhau trên bờ biển và nhảy ùm xuống nước, em cũng ở trong số đó.
Hè được vui chơi ở quê nội, nơi có nhiều cảnh đẹp du lịch thậtthích. Em rất yêu cảnh biển đẹp của quê hương em.
BÀI LÀM 2
(Kể về cảnh sông nước)
Sông Nhà Bè chảy giữa địa hạt tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh là một con sông lớn và đẹp.
Trên sông, thuyền bè qua lại tấp nập. Đi từ thành phố Hồ Chí Minh về Biên Hoà, em nghe gió sông thổi vào mát rượi. Dọc hai bên bờ, vườn dừa, vườn xoài xanh mát. Đôi chỗ trên sông có doi cát. Phù sa của sông bồi đắp những doi cát ấy thành bãi đất bồi khá lớn, nơi người nông dân trồng bưởi, trồng chanh thành những đám vườn xanh mướt. Bưới Biên Hoà thơm ngọt nổi tiếng, mọng nước và tươi lâu. Cảnh đẹp của sông còn đem lại nguồn lợi kinh tế lớn lao cho người nông dân miệt vườn. Cảnh đẹp vườn nối tiếp vườn, đồng lúa bát ngát xanh rì, mượt mà nhấp nhô sóng gợn mời gọi du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Em yêu sao con sông tuyệt đẹp, trù phú của quê hương đất nước. Tình yêu ấy dạt dào như câu hò trên sông:
“Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.”
BÀI LÀM 3
(Kể về núi đồi Tây Nguyên)
Rặng Trường Sơn chạy dọc phía tây lãnh thổ Việt Nam mang lại cao nguyên Tây Nguyên giàu đẹp cho đất nước.
Tây Nguyên có những cánh rừng già trùng điệp, những thung lũng trù phú với những vạt đồi nương trồng lúa, khoai mì, cà phê bạt ngàn nhìn hút tầm mắt. Từng đồi cỏ tranh xanh mướt mát dịu lẫn trong vườn chuối, vườn sầu riêng, vườn bơ…. Có cả những vạt đồi ngô xanh rì rào đang kì trổ cờ, thụ phấn và đơm bắp. Rừng Tây Nguyên có nhiều gỗ quý và lâm sản có giá trị lớn. Đến thăm Tây Nguyên, em thực sự tự hào về đất nước giàu và đẹp của mình.
Em sẽ cố gắng học giỏi để góp sức mình xây dựng quê hương cũng như được đi du lịch suốt dọc chiều dài Tổ quốc.
Nói về thành thị – nông thôn.
Đề 31 Hãy kể những điều em biết về nông thôn(hoặc thành thị).
BÀI LÀM
(Kể về nông thôn)
Hè năm học lớp hai, lần đầu tiên em theo ba về quê nội nhân ngày giỗ ông nội.
Xuống xe, ba đưa em đi trên cây cầu nhỏ rồi theo con đường đất vào làng. Hai bên đường, những đám ruộng lúa đang thì con gái nhấp nhô sóng gợn theo làn gió. Xa xa là gò Tú Lang, gò Dưa cao cao lô nhô đám trẻ mục đồng và đàn trâu bò đang được chăn thả. Trôn đường làng, thỉnh thoảng có một chiếc xe bò hay một chuyến xe ngựa chạy lộc cộc. Đi hết đoạn đường băng qua cánh đồng, trước mắt em hiện ra những mái nhà ngói đỏ lấp ló sau luỹ tre cao cong gọng vó. Nhà nội đây rồi. Mái nhà cổ kính, rêu phong ẩn trong hàng cau cao vút, toả hương thơm ngát. Giữa hàng râm bụt được cắt tỉa ngay ngắn, nhà nội rộng thoáng, ngoài sân đang phơi lúa vàng rực cả ngôi nhà.
Bà con trong họ và bà con lối xóm đang xúm xít trong bếp gói bánh cúng giỗ. Tiếng chào, gọi hai bố con mới về ấm áp, đầy tình quê vang lên ríu rít, tất bật, vui như tiếng chim bay về tổấm. Quê em thật đẹp, mộc mạc và chân tình.
BÀI LÀM 2
(Kể về thành thị)
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố biển, nơi có bãi tắm đẹp nhất vùng Duyên hải miền Trung: thành phố Nha Trang.
Nhà em ở đường Nguyễn Thái Học, con đường khá ngắn nối vùng đầm Xương Huân và phố Phan Bội Châu. Nhà cửa dọc hai bên phố đẹp hơn ở xóm Đầm. Cửa hiệu bày bán hàng hoá trong tủ kính sáng choang. Trên đường phố, người và xe đi lại tấp nập, đông như trẩy hội, nhất là khu vực chợ Đầm. Từ chợ Đầm, theo đường Lê Lợi, bạn sẽ hướng ra bãi biển. Gió biển thổi mát rượi,lồng lộng bốn mùa. Rặng dừa lao xao trong trong gió mời gọi khách đến thăm vùng thuỳ dương cát trắng, Đại lộ Trần Phú to và đẹp với viện Pasteur, hàng chục cao ốc, khách sạn tối tân, hiện đại. Trên bờ biển, các lều hóng gió mọc lên như nấm. Nổi bật nhất nơi đây là Đài tưởng niệm Liệt sĩ và cửa hàng mĩ nghệ xuất khẩu, lặng trong gió biển khoáng đạt, đài tưởng niệm Liệt sĩ trang nghiêm sừng sững giữa quảng trường 2 Tháng 4.
Đến Nha Trang, bạn chắc chắn sẽ hài lòng về cảnh đẹp và lòng hiếu khách, tính hiền hoà của người dân Khánh Hoà quê em.
Đề 32 Hãy kể về một người lao động trí óc màem biết.
BÀI LÀM
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
BÀI LÀM 2
(Kể về một vị bác sĩ mà em biết)
Cô Phương của em là nữ bác sĩ trẻ nhất khoa Sản của bệnh viện Từ Dũ, nơi cô đang làm việc.
Cô Phương tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề. Cô Phương còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Làn da cô trắng trẻo, khuôn mặt cô đẹp với đôi mắt to và sáng, mũi cao thanh tú. Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời. Bàn tay thon đẹp, dịu dàng của cô đã nâng đỡ bao mái đầu tơ non của em bé, đã giúp bao sản phụ nhẹ mình đỡ đau trong cơn vượt cạn một mình. Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Phương luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.
Em rất quý mến và tự hào về cô.
BÀI LÀM 3
(Kể về một kĩ sư công nghệ mà em biết)
Chú Huỳnh là kĩ sư công nghệ phần mềm, chú làm việc ở công ty viễn thông Mobifone.
Chú năm nay vừa tròn ba mươi tuổi. Chú đã có hơn sáu năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty công nghệ phần mềm. Chú hơi gầy, người tầm thước. Mắt chú to và sáng. Mái tóc xoăn bồng bềnh khiến chú giông một thi sĩ hơn là một kĩ sư.
Ngày hai buổi, chú Huỳnh làm việc cần mẫn tại cơ quan. Khi có dự án về, chú thường thức khuya, làm việc miệt mài bên bàn vi tính, trầm ngâm suy nghĩ. Mọi người trong nhà đi lại khẽ khàng, giữ yên lặng để chú làm việc.
Chú Huỳnh cũng rất yêu trẻ con. Khi rỗi, chú thường vui đùa cùng chúng em.
Em rất yêu quý và thích chú Huỳnh, thích nghề kĩ sư phần mềm của chú. Em sẽ cố gắng học giỏi để làm việc giỏi giang như chú Huỳnh.
BÀI LÀM 4
(Kể về một kĩ sư thiết kế xây dựng)
Anh Nhân, con trai của bác em là kĩ sư thiết kế xây dựng. Anh làm việc tại công ty xây dựng của thành phố.
Năm nay anh Nhân ba mươi tuổi. Anh cao ráo, vai và ngực vạm vỡ như lực sĩ. Tóc anh lúc nào cũng hớt cao, gọn và đẹp. Anh tốt nghiệp Đại học Bách khoa năm hai mươi ba tuổi và đã có bảy năm kinh nghiệm làm thiết kế xây dựng. Hiện nay, anh là kĩ sư trưởng của công ty xây dựng thành phố. Hằng ngày, anh nhận vẽ đồ án thiết kế cho các công trình xây dựng trong thành phố. Có những công trình phải thực hiện trong cả hai năm trở lên, lúc ấy, anh Nhân phải ra tận hiện trường làm việc để giám sát công trình. Anh là một kĩ sư giỏi và tận tuỵ với nghề.
Em rất yêu quý anh Nhân, anh của em thật tài giỏi và là tấm gương sáng để em noi theo.
Đề 33 Hãy kểlai một buổi biểu diễn nghệ thuậtmà em được xem.
BÀI LÀM 1
(Buổi biểu diễn xiếc ảo thuật)
Chủ nhật vừa qua em được đi xem xiếc ảo thuật cùng với mẹ ở Nhà hát Lớn thành phố.
Sân khấu rực rỡ đèn màu. Dưới hàng ghế khán giả, người xem đông nghịt. Đến giờ biểu diễn, hai cánh màn nhung từ từ được kéo ra. Nhiều tiết mục lần lượt được trình diễn như phóng lao, thổi phi tiêu, xiếc thú, phun lửa nhưng ấn tượng nhất là màn ảo thuật “Người trong hộp”. Ảo thuật gia nhốt người phụ diễn ở trong hộp, khoá lại, sau đó gõ đũa lên thành hộp và mở hộp ra: người phụ diễn đã biến mất. Trong khi đó, ở hộp thứ hai, đột nhiên, người phụ diễn mở hộp đứng lên chào khán giả. Xung quanh hai hộp đều trông khiến em thắc mắc không biết người phụ diễn làm thế nào để di chuyển sang hộp thứ hai. Em chưa kịp hỏi bố thì sân khấu đã đổi đèn màu và đến màn biểu diễn của những chú chó tinh khôn biết làm tính. Khán giả trầm trồ khen ngợi những chú cẩu sủa từng tiếng một trước bảng số người biểu diễn đưa ra. Buổi biểu diễn càng lúc càng thú vị với màn đua xe đạp của khỉ, vẹt biết nói tiếng người… Buổi biểu diễn kết thúc bằng màn đu dây rất nghệ thuật của hai diễn viên xiếc. Khán giả vỗ tay nhiệt liệt và ra về trong bầu không khí thoải mái, vui vẻ.
Em rất thích được xem biểu diễn xiếc ảo thuật. Em rất cảm ơn bố mẹ đã đưa em đi xem để em hiểu biết thêm về sân khấu ảo thuật.
BÀI LÀM 2
(Buổi biểu diễn ca nhạc nhẹ)
Tối qua, cả nhà em đi xem buổi biểu diễn ca nhạc nhẹ của Đoàn ca nhạc Trung ương.
Buổi trình diễn ca nhạc nhẹ diễn ra tại Nhà hát Lớn. Mở đầu là vũ khúc Thiên Nha, do nghệ sĩ nhân dân Lê Vân trình diễn. Tiếp nối chương trình, những giọng ca mượt mà, lão luyện của các nghệ sĩ Trung Đức, Mĩ Linh… đem đến cho khán giả những phút thư thái dịu ngọt và đầy rung cảm. Hoạt cảnh “Chúng tôi là Giải phóng quân” đưa khán giả đến chiến trường miền Nam ác liệt khi xưa. Từng giai điệu nhạc hùng hồn, trữ tình đem đến cho khán giả phút giây rung động, giàu chất anh hùng cách mạng. Tiếp theo, màn độc tấu ghi-ta ấn tượng làm em rất thích. Buổi biểu diễn chấm dứt bằng hợp ca của cả ban nhạc. Khán giả vỗ tay nhiệt liệt hoan hô.
Ca nhạc là loại hình nghệ thuật được hầu hết quần chúng nhân dân yêu thích. Em rất yêu ca nhạc. Được xem biểu diễn ca nhạc, tâm hồn em thật sự thoải mái, vui thích.
Đề 34 Hãy kể lại quang cảnh một buổi lễ hội ở quê em.
BÀI LÀM
(Lễ hội cung đình)
Hằng năm, vào ngày mười tám tháng ba âm lịch, làng em lại tổ chức lễ hội cung đình.
Trên sân đình, người ta trồng trụ và treo cờ đuôi nheo đủ màu. Từng dải băng ngũ sắc bay trong gió sớm. Cổng đình và cửa đình mở rộng đón dân làng đến xem hội. Ban tổ chức mặc lễ phục, dâng hương trong đình thờ. Sau phần nghi lễ, hội làng bắt đầu bằng trò chơi kéo co. Bà con đến dự lễ hội hoặc đi xem hội đều ăn mặc sạch đẹp, nghiêm túc. Trên sân đình, hai đội kéo co đang tranh tài. Bà con hò reo cổ vũ. Trông thúc rộn ràng, sôi nổi, hồi hộp. Ở sân sau đình, ban tổ chức chia đồ tế lễ cho dân làng. Trẻ con, người già, thanh niên trai tráng… đều có phần bánh trái, xôi thịt. Trò chơi tiếp nối trò chơi. Tiệc tùng, hậu cần vẫn phục vụ. Tiếng người cười nói xôn xao thật vui vẻ. Hết màn kéo co là đến hội diễn văn nghệ. Bà con nông dân diễn văn nghệ nghiệp dư, “cây nhà lá vườn” thật vui vẻ. Nhiều màn biểu diễn hài hước làm khán giả rộ lên cười như pháo nổ.
Đến quá trưa, hội tan. Bà con chung tay dọn dẹp. Đám trẻ con áo quần mới chạy tung tăng về nhà. Hội làng thật vui.
Em rất thích xem hội làng. Có hội làng, bà con nông dân làng trên xóm dưới thêm đoàn kết, đầm ấm, vui tươi.
Đề 35 Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về mộtanh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
BÀI LÀM 1
(Chuyện kể về Hai Bà Trưng)
Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.
Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.
BÀI LÀM 2
(Chuyện kể về danh tướng Trần Bình Trọng)
Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:
– Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.
Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.
BÀI LÀM 3
(Anh hùng dân tộc: Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ)
Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn.
Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta.
Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mớibốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.
Đề 36 Viết một bài văn về người mẹ thương yêucủa em.
BÀI LÀM
Em rất yêu quý mẹ của em.
Mẹ em là một phụ nữ người Sài Gòn gốc Huế. Chất Huế không đọng lại trong giọng nói của mẹ mà đọng lại trong từng món ăn mẹ nấu cho cả nhà. Mẹ em còn trẻ, chỉ hơn bốn mươi tuổi, nước da trắng hồng, khuôn mặt tươi, hay cười. Tia mắt ấm áp của mẹ toát lên cái nhìn âu yếm, ân cần với mọi người trong nhà. Tóc mẹ còn đen nhánh, vấn cao và kẹp gọn nhờ một cái gài tóc bằng nhựa màu đen duyên dáng. Mẹ lúc nào cũng dịu dàng, chẳng bao giờ quát nạt các con. Mẹ đối với người trong nhà ân cần, nhỏ nhẹ. Với người ngoài, mẹ lúc nào cũng hoà nhã, khoan dung. Từ bé đến lớn, em chưa thấy mẹ cãi nhau với ai bao giờ, lúc nào mẹ cũng ý tứ nhường nhịn kẻ trên, người dưới. Với bố, mẹ chia sẻ mọi việc, mọi niềm vui buồn trong công việc ở cơ quan. Bố mẹ em rất hoà thuận nên hai anh em em rất hạnh phúc, được bố mẹ yêu thương dạy dỗ.
Em rất yêu mẹ. Em hứa cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng.
Đề 37 Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về tình cảmcủa một người thân trong gia đình đối với em.
BÀI LÀM 1
(Kể về bà ngoại của em)
Trong nhà, hiền từ và chiều chuộng các cháu nhiều nhất là bà ngoại của em.
Bà ngoại năm nay đã hơn tám mươi tuổi. Tóc ngoại đã bạc trắng như cước. Da mặt ngoại nhăn nheo nhưng đôi mắt ngoại còn tinh anh, rất dịu hiền và ấm áp. Tay chân ngoại gầy gầy, nhỏ nhắn.Ngoại rất yêu thương các cháu, đặc biệt ngoại rất cưng chiều em. Đi học về, em đã thấy ngoại chuẩn bị sẵn cơm cho em. Em lớn rồi, tự mình lấy cơm được nhưng ngoại lúc nào cũng ân cần, chăm sóc cho em. Những lúc em sốt cao li bì, khi tỉnh dậy, em thường thấy ngoại lụm cụm nấu cháo cho em. Ngoại yêu thương em như thế nên lúc nào em cũng yêu quý ngoại.
Ngoại em tuy già nhưng là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà. Mỗi khi đi đâu về, em đều chạy đi tìm ngoại để chào và ôm hôn ngoại. Ngoại cảm động mắng yêu em. Em sẽ cố gắng học giỏi để ngoại và gia đình vui lòng.
BÀI LÀM 2
(Kể về anh trai của em)
Bố mẹ em chỉ có hai con: anh trai em và em. Anh em rất thương yêu em.
Anh trai em cách em đến mười tuổi nên anh rất chững chạc, lo lắng mọi việc trong nhà giúp ba mẹ. Anh giảng bài cho em rất dễ hiểu. Anh còn chăm sóc việc ăn mặc của em, lo cho em đi học đúng giờ. Anh kèm cặp cho em học giỏi và thay ba mẹ chỉ vẽ em làm việc nhà cho gọn, tốt: anh chỉ em cách quét nhà, cách tưới hoa, tưới rau. Hai anh em cùng làm, cùng học rất vui vẻ, đầm ấm.
Anh em luôn ân cần, bảo ban, dạy dỗ em. Đôi lúc em có cảm giác anh cũng giống như một người cha vậy. Cả bạn bè em cũng đều yêu mến anh trai em.
Đề 38Hãy kể về một người mà em quý mến.
BÀI LÀM 1
(Kể về cô giáo của em)
Ngoài những người thân trong gia đình ra, cô giáo là người gần gũi, yêu thương em hết mực. Cô chính là người em quý mến nhất sau gia đình mình.
Cô giáo em còn rất trẻ, chỉ độ ba mươi tuổi. Dáng cô nhỏ nhắn, thon thả và nhanh nhẹn. Tóc cô dài, thả lửng trên vai ôm lấy khuôn mặt trái xoan xinh xinh. Da cô trắng hồng, hàng mi đen cong cong duyên dáng. Trên khuôn mặt dịu dàng ấy, đôi mắt âu yếm với ánh nhìn dịu hiền luôn dõi theo chúng em rất ân cần và bao dung. Cô giảng bài từ tốn, dễ hiểu. Chỗ nào chúng em còn chưa hiểu, cô kiên nhẫn giảng lại nhiều lần. Vì thế, chúng em rất mạnh dạn nêu thắc mắc của mình để cô giải đáp. Lớp em, học sinh nào cũng yêu quý cô giáo.
Em rất quý mến cô và xem cô như người thân yêu, ruột thịt. Em hứa sẽ chăm học tập để cô và bố mẹ vui lòng.
BÀI LÀM 2
(Kể về người bạn thân của em)
Trúc Quỳnh là người bạn mà em quý mến nhất.
Trúc Quỳnh bằng tuổi em, năm nay bạn ấy tám tuổi. Trúc Quỳnh có làn da trắng như trứng gà bóc, đôi mắt to, đen láy rất xinh, làn môi trắng hồng, đỏ như son. Bạn xinh nhất trong số học sinh nữ của lớp em. Trúc Quỳnh học khá giỏi. Bạn chăm chỉ và là một học sinh gương mẫu thương được cô giáo tuyên dương dưới cờ, trước lớp. Trúc Quỳnh thường mặc đồng phục váy xanh, áo trắng. Bạn luôn đi học đúng giờ. Quỳnh học giỏi Toán nên được cả lớp bầu làm lớp phó học tập. Bạn nào chưa giải được bài tập, Quỳnh luôn chỉ bài cho bạn ấy rất tận tình. Vì vậy, tất cả các bạn đều yêu mến Quỳnh.
Em ngồi cạnh và chơi thân với Quỳnh. Em rất quý mến bạn và tự hứa với mình sẽ noi gương Quỳnh học cho thật tốt.
Đề 39 Em hãy kể về gia đình em với một người bạn.
BÀI LÀM
Dung ạ, hôm nay, mình sẽ kể cho Dung biết về gia đình mình.Gia đình mình chỉ có bốn người: bố mẹ và hai anh em mình. Năm nay mình học lớp ba còn anh trai mình đã học đến năm thứ tư Đại học. Bô mình là công nhân xây dựng còn mẹ mình là công
nhân may mặc. Bố mẹ cố gắng nuôi nấng hai anh em mình để anh trai và mình có nghề nghiệp tốt, ổn định.
Ông bà nội, ngoại của mình đều ở quê. Hằng năm, hai em mình chỉ được về quê thăm ông bà khi hè đến. Những lúc ấy, mình thấy thật thoải mái và vui vẻ.
Mời bạn khi nào có dịp đến thăm gia đình mình, bạn nhé! Mình và gia đình rất vui khi được đón tiếp bạn.
Đề 40 Em hãy kể lại tình cảm của bố (hoặc mẹ)đối với em.
BÀI LÀM 1
(Kể về tình cảm của bố đối với em)
Bố em là bộ đội xa nhà, chỉ vào kì nghỉ phép bố mới được ở nhà vài ngày. Những lúc ấy em thường quấn quýt bên bố để nghe bố kể chuyện.
Chuyện của bố kể rất nhiều, hết chuyện chiến đấu rồi đến chuyện đi công tác. Hơn thế ở nhà, bố còn giúp mẹ nhiều việc: làm lại vuông sân, coi sóc bài vở của em, giảng cho em hiểu những bài toán khó. Rồi bố còn dạy em hát. Bố hát không giỏi như cô giáo em nhưng giọng hát của bố trầm trầm, hơi khàn và ấm áp. Mấy ngày phép qua nhanh và bố trở về đơn vị với lời dặn dò em: “ ở nhà chăm học và giúp mẹ trông coi việc nhà,”.
Em rất yêu bố. Em hứa sẽ cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng.
BÀI LÀM 2
(Kể về tình cảm của bố đối với em)
Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất.
Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi emhọc bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương.
Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.
BÀI LÀM 3
(Kể về tình cảm của mẹ đối với em)
Trong nhà, mẹ em là người chăm sóc và nuôi dạy em tỉ mỉ, chu đáo nhất.
Mẹ em là người bán hàng. Ngoài một buổi bán hàng, mẹ ở nhà chăm lo việc nhà cửa và chăm sóc bố con em. Mẹ lo cho em từng bát cơm nóng, canh ngọt, từng tấm áo thơm sạch là ủi phẳng phiu. Có bàn tay mẹ, mọi việc trong nhà đâu vào đấy, gọn gàng. Mẹ vẫn hay xoa đầu em và bảo: “Con phải chăm học và ngoan nhé!”. Em dạ vâng và thấy yêu mẹ thật nhiều. Mẹ em vất cả lo toan việc nhà nhưng mẹ chẳng bao giờ than vãn. Mẹ là nơi ấm áp, an toàn để em nương tựa trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.
Em tự hứa phải học thật giỏi để có khả năng giúp mẹ đỡ vất vả hơn.
Đề 41 Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuậtmà em đã được xem.
BÀI LÀM
Hằng năm, mỗi khi xuân về, nhiều đoàn ca múa nghệ thuật trình diễn ở sân bãi của xã em. Vé vào cửa không đắt tiền lắm nên khán giả xem rất đông.
Trên sân khấu, đèn màu nhấp nháy liên hồi theo điệu nhạc. Hai tấm màn nhung được kéo ra và một nghệ sĩ nam hát bài hát “Việt Nam, đường chúng ta đi” để khai mạc buổi diễn. Giọng ca hùng tráng dẫn khán giả đi qua từng nẻo đường đất nước. Tiếp theo, vũ khúc “Cánh chim Hải Âu” thật đẹp, thật dịu dàng góp phần nâng cao chất nghệ thuật của buổi diễn. Màn hài kịch “Chàng ngốc học khôn” mang lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Trong tất cả các tiết mục, em thích nhất là vở hài kịch “Chàng ngốc học khôn”. Bởi vở kịch không những vui vì nét mặt lẫn điệu bộ lớ ngớ của chàng ngốc trong bộ y phục nông dân mà còn có ý nghĩa giáo dục rất ý nhị: ngốc, chậm hiểu cần phải học tập, và học tập thì phải nghiêm túc, học cái gì hợp với mình, kiến thức phổ thông cũng cần ghi nhớ.
Buổi biểu diễn chấm dứt trong không khí vui vẻ của khán giả. Em cảm thấy rất vui vì đã được xem một buổi biển diễn nghệ thuật thật hay.
Đề 42 Hãy kể về ngày hội Tết Trung thu mà emđã được xem hoặc tham gia.
BÀI LÀM
Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.
Tôi mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ “Cây nhà lá vườn” diễn ra ở sân rộng, thiếu niên nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát “Rước đèn Trung thu”. Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát “Tết Trung thu…”. Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy (do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi). Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang “rồng rắn” rước đèn. Trên đường về, bạn nàonhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.
Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.
Đề 43 Hãy kể về một buổi làm vệ sinh nơi ở màem đã tham gia.
BÀI LÀM
Hai tuần một lần, khu phố nơi em ở tổ chức tổng vệ sinh đường xá, vỉa hè. Mỗi hộ gia đình có một công đóng góp với tổ. Nài nỉ mãi, em mới được bác tổ trưởng cho em theo dì làm vệ sinh.
Em hớn hở xách chổi xương chạy theo dì và hai dì cháu bắt đầu quét vỉa hè. Rác trên vỉa hè được gom lại thành đống và hốt vào thùng rác ven đường. Bác Đông cạnh nhà em dùng kéo và dao lớn cắt các cành cây la đà dọc hai bên đường phố. Chỗ này các bác thu dọn sạch và kêu gọi các xe hàng rong dẹp gọn đừng lấn chiếm lòng lề đường. Chỉ trong hai giờ, đường phố khu vực nơi em ở được dọn dẹp sạch, phô xá quang hẳn ra. Em rất vui khi quang cảnh quanh mình trở nên sạch đẹp.
Giữ gìn môi trường quanh ta là bổn phận của mỗi người dân. Em sẽ tham gia cùng dì và quận đoàn tuyên truyền nhắc nhở nhân dân khu phố mình giữ gìn môi trường sạch đẹp.
Đề 43Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một việc làm tốt của em để góp phần bảo vệ môi trường.
BÀI LÀM
Nhà em ở gần biển nên sáng nào em cũng tập chạy thể dục cùng dì. Sáng nay, em vừa chạy đến bờ biển thì trông thấy một bạn trạc tuổi em đang xách một sọt rác đi xuống mép nước.
Em vội vàng chạy theo bạn ấy và không chút e dè, em nhã nhặn hỏi:
– Bạn ơi, bạn đổ rác phải không?
Bạn trai ấy trả lời rất hồn nhiên:
– Ừ, ngày nào mình cũng làm việc này.
Em bật thốt, lên:
– Ấy chết, bạn không bị bảo vệ bờ biển bắt à? Đổ rác làm bẩn biển là mình bị phạt đó.
Bạn trai ấy như ngẩn người ra:
– Ừ nhỉ. Vậy mình phải đổ rác ở đâu bây giờ?
Em đưa tay xách hộ sọt rác rồi vui vẻ bảo bạn ấy:
– Chỗ này nè, để mình chỉ cho.
Em dẫn bạn ấy đến thùng rác “Chim cánh cụt” bên vệ đường bờ biển.
– Đổ vào đây nè, bạn còn đi gần hơn nữa, tránh được lội cát nữa đó.
Bạn trai đó thẹn thùng:
– Ừ, mình không nghĩ ra, xấu hổ quá, may có bạn chỉ giúp. Cảm ơn bạn nha.
Em cười:
Có gì đâu. Chúng mình kết bạn nha. Mình tên Châu, học lớp 3 trường Kim Đồng.
Bạn trai ấy cũng cười:
– Mình cũng học lớp 3, mình tên là Nam, học trường Võ Thị Sáu.
Thế là từ đó, Nam và em thân thiết với nhau. Em rất vui vì đã làmmột việc có ý nghĩa giúp cho môi trường quanh em được sạch đẹp.
Đề 45 Hãy kể về một người lao động mà em biết.
BÀI LÀM
Chú Lực là thợ xây lành nghề. Chú đã có mười sáu năm kinh nghiệm làm thợ.
Chú Lực thấp người nhưng rắn chắc, vạm vỡ. Da chú ngăm ngăm, rám nắng. Đôi mắt to, miệng hay cười tươi. Tay chân chú gân guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn. Chú nhận nhiều công trình xây dựng và sửa chữa nhà nên chú rất bận. Nhìn chú xây nhà rấtthích: chú xúc vôi vữa, san cho bằng rồi đặt viên gạch lên, trở cán bay gõ lên gạch nhè nhẹ. Chú thao tác nhanh nhẹn, nhẹ nhàng cứ như đang chơi trò chơi xây nhà vậy. Tính chú thích đùa. Giờ nghỉ, chú hút một điếu thuốc rồi vừa hút thuốc, chú vừa kể chuyện cười làm đám thợ cười nắc nẻ.
Chú Lực hay bảo: “Thợ xây tay chân đầy vôi vữa, quần áp lấm lem nhưng mình quen rồi. Hôm nào mà không có việc, một hai ngày chẳng làm gì, buồn chán lắm!”. Em rất yêu mến chú Lực.
Đề 46 Hãy kể lại câu chuyện “Quả táo”.
BÀI LÀM
Trời mùa thu mát mẻ, trong xanh, một chú Thỏ dạo chơi ở cánh rừng. Bất chợt Thỏ nhìn thấy một quả táo chín trên cành, còn cạnh đấy, ngay dưới gốc táo, có một chị Nhím đang ngủ say sưa. Thỏ muốn hái quả táo nhưng nhảy mãi không đến. Nhìn sang cây bên cạnh, Thỏ nhìn thấy anh Quạ đang đậu trên cành bèn nhờ:
– Anh Quạ ơi, hái giùm em quả táo với.
Quạ vui vẻ bay sang cây táo và mổ cho quả táo rơi xuống. Quả táo rơi trúng chị Nhím đang ngủ dưới gốc cây và ghim vào những cái lông tua tủa như gai của Nhím. Chị Nhím giật mình hoảng hốt, bỏ chạy mang theo quả táo trên lưng. Thỏ vội vàng đuổi theo chị Nhím, vừa chạy, vừa réo gọi:
– Chị Nhím ơi, dừng lại, trả quả táo cho em đi.
Nhím dừng lại, cũng vừa lúc Quạ bay đến đòi quả táo. Ba con vật đều nhận quả táo là của mình. Quạ bảo:
– Chính tôi hái táo cơ mà.
Thỏ phân trần:
– Nhưng tôi thấy quả táo trước tiên.
Nhím bảo:
– Quả táo ghim trên lưng tôi, tôi phải được nó chứ!
Ba con vật tranh cãi, không con nào chịu nhường con nào. Liền lúc đó bác Gấu đến, bác Gấu ôn tồn bảo:
– Ai trong các cháu cũng đều có công hái táo. Sao các cháu không chia đều quả táo rồi cũng nhau ăn?
Ba con vật đồng ý. Thỏ chia quả táo làm bốn phần, mỗi bạn một phần, còn một phần mời bác Gấu. Bác Gấu bảo:
– Bác đâu có công gì, sao lại được chia táo?
Thỏ lễ phép thưa:
– Có chứ ạ! Bác chỉ cho chúng cháu thấy lẽ công bằng. Bác có công dạy bảo chúng cháu chứ ạ.
Bác Gấu vui vẻ nhận phần táo và cùng ăn táo với Thỏ, Nhím và Quạ.
Đề 47 Dựa vào bài báo trong sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 130, em hãy kiệt kê danh sách các loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
BÀI LÀM
Danh sách các loài động và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng:
– Động vật:
+ Ở Việt Nam: sói đỏ, cáo, gấu chó, hổ, báo hoa mai, tê giác…
+ Trên thế giới: chim kền kền ở Mĩ, cá heo xanh Nam Cực, gấu trúc Trung Quốc…
– Thực vật ở Việt Nam: trầm hương, trắc, Kơ-nia, sâm Ngọc Linh, tam thất…
Đề 48 Dựa vào câu chuyện “Vươn tới các vì sao” em hãy viết về người Việt Nam đầu tiênbay vào vũ trụ.
BÀI LÀM
Năm 1961, người bay vào vũ trụ đầu tiên là phi hành gia người Liên Xô, tên là Ga-ga-rin. Năm 1969, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là phi hành gia người Mĩ Am-xtơ-rông. Năm 1986, phi công Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũtrụ.
Phạm Tuân vốn là phi công có nhiều thành tích chiến đấu, trong đó có việc bắn rơi máy bay B-52 của Mĩ vào năm 1972. Năm 1986, ông tham gia chuyến bay vào vũ trụ trên tàu liên hợp của Liên Xô. Đây là một sự kiện lịch sử trong việc chinh phục khoảng không của người Việt.
Đề 49 Hãy kể về kết quả học tập của em trong em học kì I.
BÀI LÀM
Cuối cùng, ngày Tổng kết học kì I đã đến. Kết quả học tập của em cũng khá tốt: Học lực: giỏi, hạnh kiểm: tốt. Điểm thi của em cả hai môn Toán và Tiếng Việt đều đạt chín điểm. Em chưa đạt điểm mười tròn vì trình bày bài, viết chưa gọn, đẹp (về mặt hình thức), viết câu còn mắc lỗi (môn Tập làm văn – Kiểm tra Tiếng Việt). Em phải thật cố gắng để đạt điểm tối đa. Riêng môn Toán, em thực hiện phép tính còn nhầm lẫn nên bị sai một câu. Em hi vọng kiểm tra giữa học kì II sẽ đạt kết quả tốt hơn.
Đề 50 Kể về một ngày hội mà em biết.
BÀI LÀM
Ngày hội thi võ của quê em được tổ chức vào tháng Giêng, khi lúa chín đã được gặt hái xong.
Trên sân ruộng, hai võ sĩ mặc võ phục trắng thắt đai màu xanh dương và đỏ để phân biệt hai đội khác nhau. Loại võ thi đấu là võ dân tộc truyền thống của đất Bình Định. Sau hồi trống thúc là ba tiếng trống đệm từ tôn khai hội. Hai võ sĩ ra đòn nhằm quật đối phương ngã. Võ sĩ nào bị ngã không gượng dậy được là thua. Hội tỉ võ ta có nhiều cặp đấu sĩ đăng kí theo đội sản xuất trong thôn nhằm rèn luyện cho thanh niên khoẻ, vui, đoàn kết là chính. Giải thưởng không lớn lắm, chỉ là vài trăm nghìn nhằm bồi dưỡng và khích lệ thanh niên, trai tráng tham dự để rèn luyện sức khoẻ, sự nhanh nhẹn.
Được về quên ăn Tết và chơi hát hội Rằm tháng Giêng, được xem hội thi võ ở quê nhà là niềm vui của những người con đất Bình Định chuộng võ nghệ nước nhà. Em rất thích xem biểu diễn võ và cổ vũ cho những võ sĩ không chuyên của quê em.
Đề 51 Hãy giới thiệu về quê hương em hoặc nơiem đang ở.
BÀI LÀM
(Giới thiệu về quê hương em)
Từ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà theo đường Quốc lộ 1A đi về hướng Bắc ngót ba mươi cây số, đến đèo Rọ Tượng, bạn sẽ gặp một làng biển nhỏ ở chân đèo. Đó là làng Tam Đảo, quê hương em. Làng biển quê em chỉ ngót một trăm mái nhà, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra biển. Làng chài sống chủ yếu bằng nghề lưới cá và nuôi tôm. Mỗi hừng đông, ghe mành đi cá cập bên ở ven làng, cá đánh được không nhiều nhưng tươi ngon. Cá được đem lên bờ. Bà con đi xe mang ra chợ huyện để bán. Vào vụ thu hoạch tôm nuôi có dăm chiếc xe đông lạnh chạy xuống làng. Người dân nuôi tôm xả trù bắt hàng tấn tôm xuất khẩu. Dân làng sống khấm khá nhờ tôm nuôi và cá đánh lưới từ biển.
Quê em nhìn từ đỉnh đèo xuống đẹp như một bức tranh thuỷ mặc. Gió biển thổi quanh năm nên người dân quê em đa phần có nước da ngăm ngăm cháy nắng, mặn mà, duyên dáng, khoẻ mạnh. Mời bạn có dịp hãy đến thăm quê hương tươi đẹp của em.
BÀI LÀM 2
(Giới thiệu nơi em ở)
Nơi em ở là khu phố hai mươi mốt, phường mười hai, quận Gò vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đường Quang Trung rẽ vào đường Trần Nhật Duật là địa bàn phường mười hai. Phường mười hai của em gồm nhiều khu phố nằmdọc theo chiều dài đường Lê Lợi. Người dân của phường chủ yếu sông bằng nghề buôn bán, một số hộ là cán bộ công nhân viên của các công ti. Mỗi sáng, đường phố tấp nập suốt cả ngày, xe cộ qua lại như mắc cửi.
Phường em có nhiều trường Tiểu Học, trường mẫu giáo và một trường Trung học phổ thông. Người dân phường em vui vẻ, hoà nhã, đời sống sinh hoạt khá giản dị, trật tự và an ninh.
Em rất yêu khu phố, yêu phường mười hai, nơi mà em đang sinh sống cùng gia đình thân yêu của mình.
Đề 53 Hãy giới thiệu cảnh đẹp đất nước mà em có dịp tham quan.
BÀI LÀM
(Giới thiệu Đảo Khỉ)
Hè lớp hai, em được bố mẹ cho về nhà ngoại chơi. Ngoại cho em đi chơi Đảo Khỉ cùng với các dì.
Đảo có tên Đảo Khỉ là vì trên đảo, người ta lập một vườn nuôi khỉ. Từ đất liền, em đi tàu ra đảo có trồng nhiều dừa, bãi cát trắng có rặng dừa và cây phi lao rì rào gió thổi.
Từng hàng dừa trồng ngay hàng thẳng lối bao bọc khu nhà nghỉ của đảo. Khỉ được nuôi thả tự do trong vườn dừa, chúng đi lại khệnh khạng, tò mò nhìn khách du lịch. Các dì em chụp hình mấy chú khỉ rồi trải bạt ni-lon ra để ngồi hóng mát. Bầy khỉ ngồi đối diện với chúng em, chúng rất dạn dĩ, không hề sợ người. Từ khu nhà nghỉ đi theo đường mòn em ra ngắm mặt sau của đảo. Cảnh trí thiên nhiên ởđây tuyệt đẹp: vách đá cheo leo chen nhau cùng những rặng san hô màu trắng xám. Cảnh vật hùng vĩ như một bức tranh non nước hữu tình.
Em rất thích Đảo Khỉ và thật sự vui vì được đi tham quan nơi đây.
Leave a Reply