Đề bài: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M. Xi-xẽ-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì vể việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
Bài làm
“Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt”.
Nụ hoa, bông hoa đẹp thật nhưng chỉ để ngắm nhìn. Còn muốn thưởng thức được quả ngọt thì phải hành động. Cũng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tuỳ thuộc vào hành động của mỗi con người. Nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi-xê-rông dã từng nói:
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Vậy “đức hạnh” là gì? Đức hạnh là những gì cao quý nhất, trong sáng nhất trong tâm hồn mỗi con người chúng ta. Còn hành động là gì? Hành dộng là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thể hiện tính cách của mỗi người. Như vậy, ta có thể hiểu câu nói trên như là một lời nhận xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt dẹp của con người đều được thể hiện qua hành dộng. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể bạn là người chưa hoàn thiện về nhân cách.
Làm thế nào để xã hội và những người xung quanh biết một người có phải là người đức hạnh hay không?
Ý kiến của nhà văn Pháp nêu trên đã trả lời cho câu hỏi đó. Hành động là biểu hiện cụ thể, là thước do của “mọi phẩm chất của đức hạnh”. Hành động cụ thể của mỗi người cho mọi người biết người đó có đức hạnh hay không và nếu có thì ở mức độ nào. Đức hạnh là cội rễ, hành động là hoa thơm quả ngọt dâng đời.
Không có hành động thì đức hạnh không để lại gì, không đóng góp gì cho người thân và xã hội. Đánh giá đức hạnh con người nhất thiết phải thông qua hành động của người đó, không thể chỉ dựa vào lời nói mà kết luận vội vàng.
Biểu hiện cụ thể của đức hạnh là tình yêu thương đồng bào và tinh thần nhân đạo cao cả, thể hiện ở sự đóng góp dù rất ít ỏi cho quỹ người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, qua hành động giúp cụ già, em bé đi qua đường. Hoặc lòng hiếu thảo, yêu thương cha mẹ phải thể hiện ở hành động chăm học, sống tiết kiệm, biết quý trọng đồng tiền cha mẹ vất vả kiếm được. Lòng yêu thiên nhiên phải thể hiện ở hành động giữ gìn vệ sinh môi trường sống, tiết kiệm điện nước, trồng cây để cho môi trường sống xung quanh ngày càng xanh, sạch, đẹp. Lòng yêu lao động thể hiện ở hành động chăm học, chăm làm. Học tập cũng là một loại hình lao động: lao động trí óc. Học tập suốt đời để sống tốt, lao động tốt, sức khoẻ tốt, tu dưỡng phẩm chất, đức hạnh tốt. Học tập là cơ sở để ta có phẩm chất của đức hạnh và hành động phù hợp với phẩm chất của đức hạnh.
Tấm gương tiêu biểu nhất về “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Lòng yêu thương con người yêu quê hương dất nước của Bác luôn dược thể hiện qua hành động việc làm cụ thể: Bác ra di tìm đường cứu nước, chịu muôn vàn gian khổ để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta chiến đâu chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, thống nhất đất nước.
Vậy, tại sao mọi phẩm chất của đức hạnh lại ở trong hành động? Vì đức hạnh là những phẩm chất cao quý trong tâm hồn, là mục tiêu mà con người chúng ta luôn vươn tới. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình. Một người có phẩm chất tốt luôn thể hiện những hành động đàng hoàng, đúng đắn, có những việc làm vì mọi người, có đóng góp cho cộng đồng xã hội. Như vậy, mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” là một nhận định đúng đắn.
“Con người sống nhờ hành động chứ không phải nhờ tư tưởng .
(Anatole France)
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vân đề.
Đôi lúc, những hành động, cử chỉ dẹp lại không chứa đựng những tình cảm tôt đẹp. Có những người làm điều đó vì những mục đích không tốt. Lại cũng có những người không có đức tính tốt đẹp nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động đẹp để chiếm lây trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại, họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì những hành động của họ sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.
“Làm tốt tốt hơn là nói hay”.
(Benjamin Franklin)
Nhưng làm thế nào để có được những hành động đẹp tương xứng với phẩm chất của đức hạnh?
Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hi sinh những thứ quý giá của mình thì mới gọi là những cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”, ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.
Mỗi học sinh phải luôn luôn gìn giữ và phát huỵ nhưng phâm chất tốt đẹp của mình thông qua việc làm, lôi sống, quan hệ xã hội. Trước hết là hiếu thảo đối với cha mẹ: là người con ngoan, chăm học, giúp cha mẹ việc nhà, giản dị, tiết kiệm… Đối với thầy giáo và người cao tuổi: phải kính trọng và lễ phép. Đối với bạn bè: trung thực, chân thành, quan tâm, giúp đỡ khi cần. Đối với xã hội: thực hiện lối sống văn minh, giữ vệ sinh môi trường, ý thức thực thi pháp luật như luật giao thông, phòng ngừa tệ nạn cờ bạc, ma tuý… Thực hiện phương châm: lời nói đi đôi với việc làm, không ba hoa, hứa hẹn lung tung. Nhất là phải dũng cảm vạch trần các hành vi gian lận, tiêu cực trong học tập và thi cử.
Tóm lại, học sinh chúng ta là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Chúng ta hãy xây dựng một hình ảnh, một tính cách của mình bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn, “cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người”. Và hãy nhớ rằng, “mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
“Sấm thì tốt, sấm thì gây ấn tượng lắm; nhưng sét mới làm nên chuyện”.
(Mark Twain)
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply