Sau đó, ông tiếp tục ghi tên dự thi lên tiến sĩ. Nào ngờ, hết lượt này sang lượt khác, thành công đều không mỉm cười với ông. Chiến tranh xảy ra, Tả Tông Đường làm Mạc liêu trong quân đội (tương đương với chức tham mưu quân sự). Đại tướng bấy giờ nhất nhất nghe theo lời ông. Tiếng tăm của Tả Tông Đường ngày càng vang dội. Sau cùng, ông được ban tước vị thuộc hàng ngũ đẳng. Nơi ông nhậm chức, núi cao nước trong, địa linh nhân kiệt. Tiếp đó, Tả Tông Đường được điều đến Tây Bắc. Những nơi ông đi qua hiểm nguy khôn lường, ngày càng xa hút bóng thành đô, chỉ thấy bụi cát mịt mờ, chân trời xa tít. Đoàn quân theo chân ông rong ruổi vạn lý xa. Nơi biên cương, Tả Tông Đường lập chiến công hiển hách, trở thành danh tướng, người người đều biết đến. Sau này trở lại quê hương, Tả Tông Đường mới giật mình tỉnh mộng.” Tỉnh dậy mới hay, công danh phú quý hóa ra chỉ là giấc mộng!
Ai ngờ, giấc mơ đấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời về sau của Tả Tông Đường. Theo ghi chép của Tiết Phúc Thành, Tả Tông Đường dường như đã đoán trước cuộc đời mình qua giấc mơ. Trong mơ, ông liên tiếp nhiều lần thi trượt tiến sĩ, biết mình “không có hy vọng làm quan hàn lâm”, từ đó quyết không chen chân vào cánh cửa khoa cử chật hẹp, mà chuyển từ quan văn sang quan võ, làm tham mưu quân sự, được đại soái trọng dụng, đại thần văn chương tiến cử, can trường xuất binh xung trận v.v, tất cả dường như đều linh nghiệm. Chuyện quả thật hoang đường! Khi Tả Tông Đường cưỡi ngựa đi nhậm chức tuần phủ ở Tây Hồ, cảnh sắc suốt chặng hành trình đều đã từng thấy qua trong mộng. Sau khi tích lũy những “linh nghiệm” đấy, trong ông dường như trỗi dậy một tinh thần gan dạ mãnh liệt. Ông xuất binh đến Tân Cương, không hề do dự bởi đây cũng là điềm báo của giấc mơ ngày trước “dẹp loạn biên cương” , được “công danh rực rỡ”, trở thành hán tướng nổi danh đời Thanh”! Tiết Phúc Thành hỏi rằng: phú quý, công danh của người phàm trần, phải chăng là tiền định? Đây là câu “phú quý tại trời” trong truyền thống của người Trung Quốc. Thắc mắc “phải chăng là tiền định?” có thể được lí giải bởi “dự báo thực hiện cái tôi”.
Ví dụ, có người đi xem mệnh, nghe tiên đoán sẽ có hai vợ hoặc gãy gánh giữa đường, thế là cứ âm thầm bước theo con đường ly hôn, tái hôn hay xuất gia đi tu, từ đó khẳng định dự đoán đấy “ứng nghiệm”. Lời tiên đoán của giấc mơ có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời Tả Tông Đường về sau. Nếu bảo đấy là dự đoán của vận mệnh, chi bằng nói dự đoán để thực hiện cái tôi, bởi tin tưởng bản thân thành công, nhất định sẽ thành công.
Leave a Reply