Nhìn chung, khi nói đến Kinh Dịch, học thuyết Âm Dương, Ngũ hành dùng trong dự đoán mối quan hệ giữa con người với nhau, như trong kết bạn, trong làm ăn, trong hôn nhân…., người ta thường viện dẫn đó là do một nhân vật cổ xưa ở Trung Hoa cổ đại sông cách nay khoảng trên dưới 5000 năm tên là Phục Hy. Đây cũng là một giả định để thuyết phục chúng ta tin vào điều đó.
Nhưng sao giả định này từ xưa tới nay chưa được khảng quyết qua các luận lý của các bậc trí giả ngay từ thời Tần, Hán, Đường, Tống…Trung Hoa cổ đại; mà nội dung của học thuyết Âm Dương, Ngũ hành chỉ lưu hành trong dân gian qua khẩu truyền, qua những cuốn sách cổ được ghi chép một cách không hệ thống, một cách quá khái quát mà cho đến nay người đương đại có trình độ tư duy khoa học cao vẫn thấy có gì đó lờ mờ. Phải chăng, những kiến thức về Âm Dương, Ngũ hành là cái mà chính Phục Hy, chính người Trung Hoa cổ đại đã lĩnh hội được phần nào từ “ai” trước đó?
Điều trên đã hướng sự chú ý của chúng ta đến các hiện tượng kỳ lạ có trên Trái đất hiện nay khi Khoa học – Công nghệ vào cuộc.
Charles Robert Darwin (1809-1882) là nhà tự nhiên học người Anh
Không ít các nhà triết học Duy vật, cả các nhà khoa học tự nhiên như Đác Uyn (người Anh nghiên cứu và đưa ra Học thuyết Tiến hóa của muôn loài trên Trái đất, chứng minhrằng con người do một dạng khi tiến hóa thành) cho rằng, nền văn minh nhân loại trên Trái đất phát triển qua 5 thời kỳ, mà Xã hội nguyên thủy là buổi bình minh của nhân loại, tiếp đến Xã hội nô lệ rồi cho đến xã hội loài người như hôm nay.
Thời Phục Hy cách nay khoảng 5000 năm, hẳn chắc là vào thời kỳ cuối của Xã hội nguyên thủy (Công xã nguyên thủy), thời kỳ mà như các nhà Xã hội học, Tự nhiên học, Triết học… nói, họ chỉ sông bằng kinh nghiệm qua trải nghiệm trước thiên nhiên, trước những tình huống trong cuộc sống của chính họ. Nói khác đi, người nguyên thủy chưa có tư duy khoa học, chưa có nền văn minh qua đó mà tìm ra được quy luật của tự nhiên, của xã hội và tư duy. Vậy sao họ lại có được một học thuyết Âm Dương, Ngũ hành dùng trong dự đoán, dự báo với nội dung rất hoàn chỉnh về mặt nhận thức, về mặt lôgic như vậy. Và điều này đã gợi ý cho chúng ta một hướng tiếp cận mối: người nguyên thủy, ở đây là Phục Hy đã thừa hưởng một vốn tri thức trong nền văn minh loài người từng phát triển rất cao hơn, cao hơn cả nền văn minh nhân loại hiện nay trên Trái đất; mà nền văn minh này đã bị hủy diệt trước đó. Cái vốn tri thức của học thuyết Âm Dương, Ngũ hành kia còn sót lại ngẫu nhiên ở trên mảnh đất Trung Hoa cổ đại và cũng ngẫu nhiên người phát hiện ra đầu tiên là Phục Hy, rồi truyền cho các đời kế tiếp sau cho đến ngày nay.
Để minh chứng cho điều này, chúng ta chỉ cần đề cập tối một số ví dụ cụ thể sau đây.
Thứ nhất, các nhà khảo cổ học hiện nay đã phát hiện một loài sinh vật tên là “bọ ba thùy” có từ 600 triệu đến 260 triệu năm trước đây, còn trước đây đến 260 triệu năm cho đến nay sinh vậy này không còn nữa. Một nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một khối hóa thạch bọ ba thùy, đồng thời trên khối hóa thạch đó còn có dấu chân một người đang đi giày đạp lên, in rõ mồn một trên đó (khối hóa thạch bọ ba thùy). Điều này phải chăng đã chế nhạo các nhà Lịch sử tự nhiên ! Cứ theo Học thuyết tiến hóa của Đác Uyn, vào 260 triệu năm trước lẽ nào đã có con người trên Trái đất được
Thứ hai, tại Bảo tàng của trường Đại học Quốc Gia Peru Nam Mỹ đang đặt một khối đá, trên khối đá khắc rõ một hình người, theo khảo sát của khảo cổ học, thì hình khắc người nàyđược khắc lên đó 3 vạn năm về trước. Đặc biệt hình người đó lại mặc quần áo, đội mũ, đi giày, trong tay lại cầm chiếc kính viễn vọng đang quan sát thiên thể. Lẽ nào 3 vạn năm về trước con người biết dệt vải và biết may quần áo, Thật là một điều khó tin hơn nữa, là hình người đó lại cầm kính viễn vọng để quan sát thiên thể ! Vậy nhất định là người đó có kiến thức về thiên văn.
Trong các tài liệu lịch sử khoa học, trong các sách giáo khoa hiện hành trên Thế giới hiện nay đều nói: một người châu Âu tên là Galileo (1562 – 1642) nước Ý là người đầu tiên đã phát minh ra kính viễn vọng để quan sát thiên văn, tính đến nay đã hơn 300 năm lịch sử. Vậy ai là người đã phát minh ra kính viễn vọng 3 vạn năm trước ? Rõ ràng không phải là người trên Trái đất như ngày nay.
Thứ ba, điều làm chúng ta đáng kinh ngạc hơn nữa là sự kiện ở châu Phi, ở Nước Cộng Hòa Gabon có một mỏ quặng Ưranium (làm năng lượng hạt nhân, năng lượng nguyên tử…); nước này có phần lạc hậu về khoa học và công nghệ, tự mình không thể chiết luyện quặng Uranium, nên phải xuất khẩu quặng sang các nước tiên tiến, có nền khoa học công nghệ hiện đại. Năm 1972, một nhà máy ở Pháp đã nhập khẩu quặng Uranium của Gabon. Bước đầu họ hóa nghiệm quặng Uranium, qua hóa nghiệm bỗng họ phát hiện quặng Uranium ở mỏ đã bị sử dụng trước đó. Thấy quá lạ, họ bèn phái những nhân viên khoa học-công nghệ đi khảo sát, và mời cả các nhà khoa học nhiều nước khác cùng khảo sát. Cuối cùng qua kiểm chứng, họ xác định được là mỏ quăng Uranium kia chính là một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn; hơn nữa bố cục hết sức hợp lý, điều mà con người ngày nay không thể tạo dựng được như vậy. Vậy thử hỏi là lò phản ứng hạt nhân này đã được xây dựng từ bao giờ ?.
Các nhà khoa học đã xác định lò phản ứng hạt nhân này đã được xây dựng cách nay vào 2 tỷ năm trước, lò đã được vận hành 50 vạn năm. Đây là một thực tế làm các nhà Lịch sử tự nhiên, các nhà khoa học nhất là theo trường phái tiến hóa của Đác Uyn không thể chấp nhận được. Còn chúng ta với cái vốn tri thức học được qua nền giáo dục hiện đại thì rất kinh ngạc.
Như vậy, trên Trái đất đã từng có một nền văn minh phát triển cao, cao hơn nhiều so với nền văn minh nhân loại hiệnnay gọi là nền văn minh Tiền sử, nền văn minh này đã bị tuyệt diệt. Các vốn tri thức như Kinh Dịch, Phong thủy, Học thuyết Âm dương và Ngũ hành… là của nền văn minh Tiền sử còn sót lại, mà ngẫu nhiên Phục Hy cách nay 5000 năm đã tiếp nhận được rồi truyền cho các đời con cháu đến hôm nay.
Leave a Reply