Thứ nhất, phong tục này có từ thời Phục Hy thị đứng đầu trong tam hoàng thời thượng cổ. Phục hy chủ trương “trong nông tang, vụ canh điền”. Vào ngày mùng 2 tháng 2 hàng năm, “hoàng nương đưa con, ngự giá đích thân cày”, hoàng đế cày 1 mẫu 3 sào. Sau này Hoàng Đế Đường Nhiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ thực hành theo, thời Chu Vũ Đế coi đó là quốc sách. Do đó, ngạn ngữ có câu: “Mùng 2 tháng 2, rồng ngẩng đầu, đại gia hay hộ nhỏ mang trâu ra cày”, hơn nữa, khắp nơi đều cử hành nghi thức long trọng chúc mừng.
Thuyết thứ hai, Võ Tắc Thiên phế Đường lập Chu xưng đế, Ngọc đế nổi giận, lệnh sai Long Vương 3 năm không làm mưa. Một vị Long Vương thương xót sinh linh lầm than, lên giáng mưa xuống, Ngọc đế biết chuyện đuổi khỏi thiên cung, áp giải xuống núi lớn, lập bia viết rằng: Long Vương giáng mưa phạm thiên quy, chịu tội thiên thu dưới nhân gian; muốn trở lại Linh Tiêu các, trừ phi đậu vàng nở hoa, cuối cùng tìm được ngô rang nở hoa. Long Vương ngẩng đầu nhìn thấy, hướng Ngọc đế thỉnh cầu, Ngọc đế đành truyền chỉ dụ, triệu Long Vương về lại thiên đình, tiếp tục phụ trách việc mưa gió nhân gian.
Trên thực tế, truyền thuyết này chỉ xuất hiện khi điều kiện thủy lợi không tốt, hạn hán ít mưa, thường nảy sinh tâm lý cầu mưa. Ý nghĩa tết rồng ngẩng đầu ngày mùng 2 tháng 2 chính là sùng bái rồng theo lành tránh dữ, mong ước hướng đến một cuộc sống hạnh phúc, may mắn: Long thần ban phúc nhân gian, gió thuận mưa hòa, được mùa ngũ cốc.
Hoạt động chúc mừng tết rồng ngẩng đàu ở các triều đại, các nơi là khác nhau, mỗi nơi có đặc sắc riêng.
Thời Minh Thanh, khoảng thời gian này, trời ấm dần lên, một số loài côn trùng tỉnh dậy sau kkỳ nghỉ đông. Chúng ta mong cầu rồng xuất hiện để trừ hết những loài côn trùng có hại, được mùa màng bội thu. Do đó, thuyết “ngày 2 tháng 2 rồng ngẩng đầu” thể hiện ý nghĩa này. Ngày này dân gian lấy rồng đặt tên, mang ý nghĩa cát lợi, như ăn sủi cảo gọi là “long nhi”, ăn cơm gọi là “long tử”, ăn mỳ vằn thắn gọi là “long nha”, bánh hấp cúng làm giống vảy rồng, gọi là bánh vảy rồng”.
Vùng Tấn Bắc, ngày mùng 2 tháng 2 thịnh hành tục “tư tiền long”. Sáng sớm trước khi mặt trời lên, nhà nhà mang bình đến bên sông hoặc giêng nước, sau đó đặt vào trong bình nước mấy đồng tiền. Sau đó, vảy hoặc phun tạo một đường nước từ đó về đến nhà, lấy toàn bộ số nước dư và tiền trong bình cho vào bể, dẫn tiền rồng về nhà, ngụ ý cả năm phát tài may mắn.
Long thần cai quản mưa gió nhân gian, ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng ngũ cốc trong một năm. Do đó, vào ngày này cần cử hành nghi lễ long trọng trước miếu thời ngài, đồng thời ca hát làm ngày vui. Ngoài ra, nhân gian còn có rất nhiều hoạt động cát tường, như múa rồng, cạo đầu rồng, đeo tuôi rồng, khai vị … cứ vài ba nhà cùng chung nhau làm hình rồng, đến ngày 2 tháng 2 mang ra nhảy múa chúc mừng, hy vọng năm mới gặp nhiều may mắn, cát tường như ý, mùa màng bội thu, tức là múa rồng. Đứa trẻ cắt tốt vào ngày 2 thánh 2 gọi là “hỷ đầu”, mượn ngày tốt này, cầu mong long thần che chở đứa trẻ khỏe mạnh trưởng thành, thành danh có sự nghiệp, người lớn cắt tóc, ngụ ý cắt bỏ cái cũ, đón cái mới, được vận may, năm mới được thuận lợi. Thời xưa vào ngày này, cho phép trẻ khai bút viêt chữ, trong ngày may mắn này, ngụ ý chúc trẻ khi trưởng thành là người vận hay chữ tốt.
“Ngày 2 tháng 2 rồng ngẩng đầu”, trong ngày tết mọi người cầu chúc có cuộc sống mỹ mãn, như ý.
Leave a Reply