Trong văn Giáp Cốt xuất hiện thời Ân – Thương đã có những ghi chép về việc nhìn vân tay chẩn đoán bệnh, trong thời Chiến Quốc cách đây khoảng hơn 2000 năm trở về trước, Quỷ Cốc Tử đã biên soạn cuốn “Chưởng tướng kim quy quái” (quẻ rùa vàng trên tướng tay) nói về việc xem tướng tay chẩn đoán bệnh, cuốn “Hoàng Đế nội kinh” được xếp vào loại sách y học kinh điển cùng xuất hiện trong thời Chiến Quốc cũng đưa ra những luận điểm cho rằng, bàn tay và cơ thể con người tồn tại mối quan hệ biện chứng thống nhất, và trong cuốn “Linh khu” còn viết về phương pháp chẩn đoán bệnh qua đường vân Ngư tế và qua móng tay.
Đến thời nhà Đường, trong tác phẩm “Thuỷ kính đồ quyết” của Vương Siêu lại tập trung giới thiệu phương pháp chẩn đoán vận qua vân tay trẻ em, điều này cho thấy việc nghiên cứu về Thuật xem tướng tay để chẩn đoán bệnh của mọi người trong thời cổ đại đã có một hệ thống cơ sở lý luận, và đã được ứng dụng trong lâm sàng.
Tóm lại, hình dáng bàn tay, bàn tay, móng tay,… của mỗi người đều có thể phản ánh tình hình sức khoẻ của người đó, xem bàn tay chẩn đoán bệnh có nghĩa là tổng hợp và phân tích các thông tin về bệnh tật thể hiện trên bàn tay, từ đó đạt hiệu quả phòng và chữa bệnh hữu hiệu.
Leave a Reply