A. Mục tiêu:
– Các em tập làm quen với văn nói, diễn đạt suy nghĩ, ý muốn của mình một cách mạch lạc, thuyết phục.
– Các em biết vận dụng từ ngữ viết sang ngôn ngữ nói một cách diễn cảm bằng ngữ giọng và diệu bộ.
– Khi trình bày bài làm viết, biết sử dụng dấu câu hội thoại đe dẫn lời nói trực tiếp.
B. Các chủ đề hội thoại – Luyện tập – Bài mẫu:
I. Trao đổi ý kiến khi yêu cầu được giúp đỡ điều gì:
Đề Em có nguyện vọng học thêm một môn học năng khiếu , (họa, nhạc, võ thuật…). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Phân tích đề bài:
Đây là tiết tập làm văn miệng (nói). .
– Để chuẩn bị nội dung trao đổi, các em đọc kĩ gợi ý ở sách Tiếng Việt 4 – tập 1. trang 95, viết rõ lời nói của từng vai, ghi chú điệu bộ, cử chỉ của từng vai.
– Trình bày bài viết theo mẫu ở vở Bài tập Tiếng Việt. Khi viết, sử dụng dấu câu hội thoại để dẫn lời nói trực tiếp (dấu hai chấm kết hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hoặc kết hợp dấu ngoặc kép).
– Vai người trao đổi: em – anh trai hoặc em – chị gái.
– Khi thầy cô giáo cho thực hành đóng vai tại lớp để trao đổi, các em cần sử dụng cử chỉ, điệu bộ để lời nói được diễn cảm.
1. Bước chuẩn bị:
Em (hơi rụt rè): | – Anh Thắng này, em muốn xin bố mẹ cho đi học vẽ ở nhà văn hoá quận ghê, anh thấy có nên không? | |
Anh Thăng (ngạc | – Em học vào suất học nào? Một tuần, anh thấy em | |
nhiên, tròn mắt): | có rảnh buổi nào đâu? | |
Em (vui vẻ, cười): | – Có chứ anh, sáng thứ bảy em có học gì đâu. Em đăng kí học sáng thứ bảy. Em thấy lịch học ở nhà văn hoá ghi ở bảng thông báo mà. | |
Anh Thắng (hơi suy | – Ùm…, học vẽ, nghe cũng được đấy nhưng em có | |
nghĩ)ra vẻ nghĩ ngợi, nhíu mày: | xem kĩ học phí không? Đắt quá sợ bố mẹ không đủ tiền đó. | |
Em (mạnh dạn lên) – | Học phí không đắt đâu anh, có ba trăm nghìn | |
nói to hơn một chút: | đồng một khoá à. Em chịu khó tiết kiệm tiền quà sáng là đủ, không cần xin tiền bố mẹ cũng được mà. | |
AnhThắng(nhắc nhở): | – Ai đưa em đi học đây? Nói vậy chứ chăng lẽ mẹ để em cơm nguội hoài còn thì ba mẹ đi làm cả tuần, được nghỉ có ngày thứ bảy, chủ nhật mà còn phải dọn dẹp, lau nhà, đi chợ. Em tính xem sao cho ổn nói anh nghe thử, anh mới ủng hộ em được à nghen. | |
Em (sôi nổi) – nói rõ | – Em sẽ tự đi bộ, nhà mình gần nhà văn hoá quận | |
ràng, giọng điệu | mà anh. Mẹ sẽ cho phép em đi bộ. không có lối nào | |
mạnh dạn và tha thiết: | băng qua đường cả, rẽ phải hai cái hẻm là tới đường lớn. Tối thứ sáu em sẽ xếp đồ đạc giúp mẹ, lau bàn ghế, ti-vi; với lại học có hai giờ à, mười giờ sáng là em về rồi. Em phụ mẹ nhặt rau, phơi quần áo được mà. Còn tiền thì tiền bỏ ống của em đóng học phí cũng đủ. | |
Anh Thắng(ghẹo em | – Làm gì thì làm, không bắt anh lau bàn ghế thay | |
gái) – vênh mặt lên. | em à nghen. Anh có việc của mình rồi. Bây giờ em | |
vờ kênh kiệu: | tặng gì cho anh đây? | |
Em (mừng rỡ,dịu | – Biết mà, em biết anh sẽ ủng hộ em mà. Em không | |
dàng): | có tiền mời anh ăn kem nhưng trả công anh nè: đấm lưng hai trăm cái, chịu hông? | |
Anh Thăng (cười) | – Đã quá ta, anh đùa thôi. Anh bắt nạt em quá, tội ghê. | |
quàng vai em: | Trưa nay mẹ về, anh thưa mẹ trước cho, rồi em thưa sau cũng được. Có muốn mua màu với giấy vẽ thì nhớ thưa với mẹ luôn đi. | |
Em – vỗ tay: | – Hoan hô, cảm ơn anh nha. Em có giấy vẽ và màu tô rồi, không phải mua gì cả. | |
Cả hai anh em (đồng thanh): | – Anh em mình thương nhau ghê. | |
2. Trình bày bài viết:
BÀI LÀM
Ngoài các môn học ở trường, em rất thích học hội họa. Vẽ là niềm say mê riêng của em. Ba tháng một lần, nhà văn hoá quận có một lớp hội họa, em muốn xin bố mẹ cho đi học vẽ nhưng chưa dám thưa mẹ. Ngần ngại mãi, em đem việc này ra bàn bạc với anh trai em.
Em (hơi rụt rè): | – Anh Thắng này, em muốn xin bố mẹ cho đi học vẽ ở nhà văn hoá quận ghê, anh thấy có nên không? | ||
Anh Thắng (ngạc | – Em học vào suất học nào? Một tuần, anh thấy em | ||
nhiên, tròn mắt): | có rảnh buổi nào đâu? | ||
Em (vui vẻ, cười): | – Có chứ anh, sáng thứ bảy em có học gì đâu. Em đăng ký học sáng thứ bảy. Em thấy lịch học ở nhà văn hoá ghi ở bảng thông báo mà. | ||
Anh Thắng (hơi suy | – Ùm…. học vẽ, nghe cũng được đấy nhưng em có | ||
nghĩ) – ra vẻ nghĩ ngợi nhíu mày: | xem kĩ học phí không? Đắt quá sợ bố mẹ không đủ tiền đó. | ||
Em (mạnh dạn lên) | – Học phí không đắt đâu anh, có ba trăm nghìn | ||
nói to hơn một chút: | đồng một khoá à. Em chịu khó tiết kiệm tiền quà sáng là đủ, không cần xin tiền bố mẹ cũng được mà. | ||
AnhThắng (nhắc | Ai đưa em đi học đây? Nói vậy chứ chẳng lẽ mẹ | ||
nhở): | để em cơm nguội hoài còn thì ba mẹ đi làm cả tuần, dược nghỉ có ngày thứ bảy, chủ nhật mà còn phải dọn dẹp, lau nhà, đi chợ. Em tính xem sao cho ổn nói anh nghe thử, anh mới ủng hộ em được à nghen. | ||
Em (sôi nổi) – nói rõ | – Em sẽ tự đi bộ, nhà mình gần nhà văn hoá quận | ||
ràng, giọng điệu | mà anh. Mẹ sẽ cho phép em đi bộ, không có lối | ||
mạnh dạn và tha thiết: | nào băng qua đường cả, rẽ phải hai cái hẻm là tới đường lớn. Tối thứ sáu em sẽ xếp đồ đạc giúp mẹ, lau bàn ghế, ti-vi; với lại học có hai giờ à, mười giờ sáng là em về rồi. Em phụ mẹ nhặt rau, phơi quần áo được mà. Còn tiền thì tiền bỏ ống của em đóng học phí cũng đủ. | ||
Anh Thắng(ghẹo em | – Làm gì thì làm, không bắt anh lau bàn ghế thay | ||
gái) – vênh mặt lên, vờ kênh kiệu: | em à nghen. Anh có việc của mình rồi. Bây giờ em tặng gì cho anh đây? | ||
Em (mừng rỡ, dịu dàng | – Biết mà. em biết anh sẽ ủng hộ em mà. Em không có tiền mời anh ăn kem nhưng trả công anh nè: đấm lưng hai trăm cái, chịu hông? | ||
Anh Thắng (cười) | – Đã quá ta, anh đùa thôi. Anh bắt nạt em quá, tội |
| |
quàng vai em: | ghê. Trưa nay mẹ về, anh thưa mẹ trước cho, rồi em thưa sau cũng được. Có muốn mua màu với giấy vẽ thì nhớ thưa với mẹ luôn đi. |
| |
Em – vỗ tay: | – Hoan hô, cảm ơn anh nha. Em có giấy vẽ và màu tô rồi, không phải mua gì cả. |
| |
Cả hai anh em | – Anh em mình thương nhau ghê. |
| |
(đồng thanh): |
|
| |
Thế là cuộc trao đổi ý kiến của em và anh trai kết thúc tốt đẹp. Em đã được anh trai ủng hộ thì không sợ mẹ không đồng ý. Bố cũng sẽ ủng hộ em thôi vì bố luôn luôn động viên em vẽ, thay vì đi chơi trong xóm. Tác phẩm đẹp nhất của khoá học em sẽ dành để tặng mẹ.
II. Trao đổi ý kiến về nội dung, ý nghĩa của một đề tài:
Đề Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân vê tính cách đáng khâm phục của nhân vật dó. Hãy cùng bạn đóng vai ngưòi thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
Đây là tiết Tập làm văn miệng (nói):
– Để chuẩn bị nội dung trao đổi, các em đọc kĩ gợi ý ở sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 109 — 110.
– Chọn truyện kể về người có ý chí, nghị lực, soạn rõ lời trao đổi của từng vai.
– Em có thể trao đổi với: mẹ, cha, anh, ông bà… (người thân của em).
– Khi thầy (cô) giáo cho thực hành đóng vai để trao đổi, các em cần tập nói diễn cảm và sử dụng cử chí thích hợp thể hiện lòng khâm phục của mình với nhân vật có ý chí, nghị lực đó.
Trình bày bài viết:
Hằng tuần, vào tối thứ sáu, em được thư giãn. Em có thể đọc truyện sách, chơi trò chơi một chút. Tối thứ sáu này. vừa ăn cơm xong mẹ hỏi em đọc bài tập, đọc “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi” chưa. Em đáp: “Thưa mẹ rồi ạ! Ông Bạch Thái Bưởi là người có ý chí, nghị lực vươn lên ghê mẹ ạ”.
Mẹ: – Con hiểu thế nào là người có ý chí vươn lên?
Em: – Người có ý chí vươn lên là người có quyết tâm vượt lên khó khăn đểđạt được những điều tốt đẹp mà mình ước mơ, phải không mẹ?
Mẹ: – Đúng vậy đó con. Còn một thể hiện nữa của người có ý chí vươn lên là họ luôn luôn học tập, làm việc để tiến bộ, họ không nản chí trước thất bại hoặc bằng lòng tự mãn một hiện thực trì trệ qua ngày đoạn tháng. Họ là những người cầu tiến. Con nhận xét vềông Bạch Thái Bưởi đúng rồi đó. Mẹ muốn biết con dựa vào yếu tố nào mà có cảm nhận đó?
Em: – Thưa mẹ. ông Bạch Thái Bưởi xuất thân nghèo khổ, được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi. Ông có ý chí tự lập, tự đứng ra kinh doanh. Khi buôn bán thất bại, ông không nản chí. Ông thất bại đến nỗi trắng tay vẫn xoay đủ mọi nghề. Còn nữa, con thấy ông cũng táo bạo: mở công ty đường thủy khi người Hoa đang độc quyền chiếm lĩnh thị trường. Ông Bạch Thái Bưởi giỏi quá chừng ấy chứ mẹ!
Mẹ: Con hiểu bài khá đó..Mẹ muốn con biết thêm là thời đó, nước ta còn bị thực dân Pháp đô hộ một doanh nhân như ông Bưởi là rất hiếm đấy con ạ! Ông không những chi làm giàu cho chính mình mà còn chứng tỏ cho người Hoa và người Pháp biết độc lập chủ quyền và sự thông minh kiên nhẫn của người Việt. Ông là một doanh nhân yêu nước đó con.
Em: “ Mẹ à. nhà cậu mình có hai chiếc tàu mà đời sống dư giả, giàu có rồi. Còn ông Bạch Thái Bưởi có đến ba mươi chiếc tàu thì ông ấy giàu to mẹ nhỉ? Nhưng điều làm con khâm phục là phương thức kinh doanh của ông. Ngày đó mà ông đã nghĩ ra cách cho người đến bến tàu diễn thuyết giống như bây giờ người ta quảng cáo, tiếp thị. ông kêu gọi người ta ủng hộ tiền đồng, tiền xu giống như bây giờ công ty huy động vốn trong dân, hay ghê hả mẹ?
Me: Con gái mẹ đọc bài có suy nghĩ, liên hệ đó. Học tập là phải như vậy nghe con. Vậy, nếu noi gương ông Bưởi, con thực hiện điều gì nào?
Em: – Thưa mẹ,ý chí cua ông Bưởi thật đáng khâm phục, nhưng con đâu có ước mơ trở thành doanh nhân, con sẽ giữ vững ýchí học tập khắc phục mọi khó khăn đểtrở thành bác sĩ. Con cũng có khó khăn chứ mẹ: là con thích làm bác sĩ mà còn có tính sợ nhiều thứ: sợ đau, sợ chuột… đó là khó khăn con phải vượt qua. Còn thi vào ngành bác sĩ phải thật giỏi nữa mẹ ạ.
Mẹ: – Con ngoan lắm, trước hết phải chăm học, có thành tích tốt là được.
Em:- Dạ. con xin nhớ lời mẹ dạy ạ.
Sáng thứ hai em mới học bài tập đọc “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi” nhưng cuộc trao đổi ý kiến này đã giúp em hiểu rõ nội dung bài rồi. Chẳng những thế, em còn biết được một tấm gương về ý chí nghị lực của những người nổi tiếng.
Leave a Reply