1. Trong thuật số học có quá nhiều tạp học, cũng chính là một số phương pháp không hề có tác dụng thực tế, thiếu chính xác, những phương pháp này sẽ khiến mọi người đi sai đường. Nếu xuất phát điểm sai, thì từ đó về sau sẽ luôn sai lầm.
2. Lý luận quá nhiều nhưng không có những kỹ xảo được kiểm chứng trong thực tế, nhưng sách cổ lại thường xuyên sao đi chép lại một số lượng lớn những sai lầm này. Ví dụ như nạp âm của sáu mươi Giáp Tý chính là một loại ngụy học, dùng nó để đoán mệnh là lừa gạt người nghe. Rất nhiều lý luận Bát tự trong sách cổ là sai lầm, thậm chí là nhảm nhí. Nhưng người ngày nay khi học thuật số thường có một quan niệm sai lầm: sách cổ đều đúng. Những kiến thức của các bậc tiên hiền đều xứng đáng để chúng ta học tập, nhưng trong quá trình học Bát tự phải biết cách vận dụng và tiêu hóa, và vận dụng vào những sự việc thực tế của người thân, bè bạn, như vậy mới có thể biết được thật giả ra sao.
3. Một số thuật ngữ trong Bát tự nên loại bỏ, nên dùng những khái niệm chân thực, trực tiếp, có tính chứng thực để lý giải về các mật mã cuộc đời, tìm ra huyền cơ của vũ trụ. Nếu Bát tự học đi vào con đường chết “dẫn thuật ngữ, viện kinh điển”, sẽ mất đi sức sống. Vì đó chỉ là một mớ lý luận Bát tự, chứ không phù hợp với thực tế. Mục đích của Bát tự học là đoán trước số mệnh, biết vinh nhục được mất, để từ đó lập chí.
Nếu muốn nghiên cứu sâu hơn nữa, phải biết được rằng, mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ đều có thể được dùng để kiểm chứng Bát tự. Bát tự của mình gặp phải thiên can địa chi của những năm tháng ngày khác nhau, sẽ xảy ra chuyện gì, bản thân mình là người biết rõ nhất. Dựa vào tình hình thực tế của bản thân để kiểm chứng quy luật biến đổi của từng thiên can địa chi, đây là kinh nghiệm rất quan trọng của tất cả các cao thủ Bát tự.
Ngoài ra, cũng có thể dựa vào cuộc sống của người thân, bạn bè, và tất cả những người mà mình quen biết để kiểm chứng Bát tự của họ, đây cũng là một phương pháp rất tốt.
Leave a Reply