Số lượng family thiết bị báo cháy đi kèm với việc cài đặt Revit MEP đã tăng từ phiên bản trước, nhưng bạn cần phải tạo ra các thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn công ty của bạn. Tài liệu xây dựng báo cháy tự động thường là lược đồ theo tự nhiên, vì vậy những biểu tượng chú thích là một phần quan trọng của các family hệ thống báo cháy. Revit MEP cung cấp file family Manual Pull station.rfa cho phép sao chép và chỉnh sửa với các chú thích phù hợp để bạn xây dựng thư viện thiết bị báo cháy riêng cho mình. Bởi vì các thiết bị báo cháy thường được gắn vào tường và trần nhà, các family kiểu gán lên bề mặt chủ thể (face-hosted) là lựa chọn tốt nhất.
Việc đặt các thiết bị báo cháy vào môhình giống như qui trình làm việc với các thiết bị điện hoặc thông tin liên lạc:
1. Trên tab Home, nhấp vào nút Device, và chọn loại Fire Alarm, Nếu không có thiết bị báo cháy được nạp vào dự án, chương trình sẽ nhắc nhở bạn tải.
Bạn có thể tăng năng suất bằng cách cho các thiết bị thường xuyên sử dụng nhất tải vào dự án mẫu dự án, tránh sự gián đoạn công việc do phải tải chúng khi cần đến. Mặt khác, để tránh trường hợp ”quá tải” mẫu. Do đó, chỉ chọn những thiết bị mà bạn biết sẽ được sử dụng thường xuyên.
2. Chọn thiết bị mong muốn từ Type Selector và chọn một tùy chọn vị trí đặt lên chủ thể của thiết bị. Bạn có thể đặt các điểm kéo, còi, đèn nhấp nháy và phát hiện khói trên bề mặt bất kỳ trong mô hình 3D.
3. Sử dụng một sơ đồ trần phẳng để đặt các thiết bị lên trần nhà. Đảm bảo đã bật chế độ hiển thị của các thiết bị khác như nguồn sáng cố định, đầu xả khí và vòi phun nước để phối hợp với vị trí của các thiết bị báo cháy trên trần nhà. Các thiết bị khác có thể đưa vào worksets bao gồm các yếu tố khác không cần thiết trong sơ đồ, vì vậy bạn sẽ phải kiểm soát khả năng hiển thị của các loại phần tử cá biệt.
I. SƠ ĐỒ BÁO CHÁY ỐNG ĐỨNG
Bởi vì hệ thống dây điện thường không thể hiện trên bản vẽ báo cháy cho các kết nối của hệ thống, sơ đồ báo cháy ống đứng là một phần quan trọng của dự án. Mặc dù bạn có thể không tạo ra một sơ đồ ống đứng dựa trên các thiết bị đặt vào mô hình, bạn vẫn có thể sử dụng mô hình như là một biểu đồ, tùy thuộc vào kích thước và hình dạng của tòa nhà.
1. Sơ dồ báo cháy mẫu
Với các thiết bị tại chỗ, sơ đồ có thể được nhân đôi và được sử dụng như một sơ đồ ống đứng. Nhấp chuột phải vào sơ đồ trong Project Browser và chọn tùy chọn Duplicate With Detailing sẽ cung cấp cho bạn một bản sao chính xác của sơ đồ, bao gồm cả chú thích và đường chi tiết.
Sử dụng Visibility/Graphics Overrides settings để tắt các mô hình liên kết chỉ còn lại các thiết bị báo cháy và số phòng hiển thị. Các số phòng và các đề mục khác không cần phải hiển thị có thể được ẩn trong sơ đồ.
Sau đó các đường chi tiết có thể được thêm vào sơ đồ để hiển thị các kết nối của hệ thống. Sử dụng phương pháp nàytạo ra một biểu đồ hiển thị các vị trí thực tế của các thiết bị. Do đó, khi có sự thay đổi thiết kế, bạn chỉ cần chỉnh sửa các đường chi tiết trong sơ đồ này để cập nhật sơ đồ.
Phương pháp này có nhược điểm là vì quá trình sẽ cần phải được lặp lại cho mỗi sàn của một tòa nhà cao tầng. Do đó, kết quả trong một số sơ đồ, không phải là một sơ đồ ống đứng trong ý nghĩa thực sự của thuật ngữ. Cũng có thể gặp khó khăn khi áp dụng vào một tòa nhà một tầng rộng lớn, ở đó các thiết bị được trải ra, làm cho biểu đồquá lớn để biện minh cho việc sử dụng các tài liệu không gian, tuy nhiên, nếu dự án của bạn có hình dạng và kích cỡ vừa phải, phương pháp này là một cách để gắn trực tiếp sơ đồ vào mô hình.
2. Sơ đồ báo cháy sử dụng công cụ soạn thảo và ký hiệu
Phương pháp truyền thống là sử dụng công cụ soạn thảo và biểu tượng để tạo ra một sơ đồ.
Điều này có thể được thực hiện trong khi vẫn sử dụng một số thông tin mô hình như mức cao độ và độ cao của bảng điều khiển báo cháy hoặc thiết bị. Bạn có thể tạo ra một mặt cắt chi tiết của bảng điều khiển và sau đó thêm các biểu tượng và đường chi tiết để tạo ra các sơ đồ ống đứng. Trong sơ đồ mặt cắt, bạn có thể hiển thị các mức cao độ xây dựng và sử dụng ràng buộc để duy trì mối quan hệ của các ký hiệu với các mức cao độ để nếu có thay đổi, sơ đồ của bạn sẽ cập nhật một cáchhợp lý. Các family cùng một biểu tượng được lồng vào các family thiết bịbáo cháy có thể được nạp vào file dự án để sử dụng trong sơ đồ.
Hình bên dưới là một ví dụ rất đơn giản về cách dùng Revit MEP 2011 minh họa một sơ đồ báo cháy tự động với các đường chi tiết sẽ được sử dụng như là một biểu đồ ống đứng.
Bằng cách sử dụng các công cụ soạn thảo có sẵn trong Revit MEP 2011 cùng với các chú thích và family, bạn có thể tạo ra một sơ đồ báo cháy ống đứng mà không cần phải liên kết trong một file CAD và chuyển đổi giữa các trình ứng dụng để thực hiện thay đổi.
II. BỐ TRÍ THIẾT BỊ CHỮA CHÁY
Việc quy hoạch lắp đặt thiết bị phòng cháy lại là điều cần thiết khi cố gắng tạo một kiểu bố trí bảo vệ với Revit MEP. Bạn nên có kếhoạch để hầu hết các thiết bị phát hiện có trong giai đoạn thiết kế sơ đồ mạch của dự án, nhằm nâng cao hiệu suất và phối hợp với các ngành khác, cần phải sử dụng các phương pháp thiết kế thích hợp để thẩm tra xem một máy bơm chữa cháy có đạt được yêu cầu của dự án không.
Mặc dù các nhà sản xuất máy bơm có cung cấp thông tin cho chương trình Revit nhưng vẫn còn ít và hiếm. Trong thư mục Metric Library của chương trình > Fire Protection, bạn sẽ tìm thấy một số thành phần có thể sử dụng được.
Một số thành phần khác có thể được tìm thấy trong các thư mục Mechanical Components hoặc Piping. Ví dụ, thành phần ngăn ngừa chảy ngược được bố trí trong thư mục Metric Library > Pipe > Valves > Backflow Preventers.
1. Lắp ráp một bộ phận bơm chữa cháy ống đứng
Lắp ráp trước hệ thống bơm chữa cháy với nhiều thành phần phòng cháy tạo điều kiện cho việc chỉ phải thay đổi các thành phần nhất định, chẳng hạn như thay đổi máy bơm để có bơm nhỏ hơn hoặc lớn hơn tùy thuộc nhu cầu chữa cháy đã tính toán.
Sau đây bạn sẽ thực hiện tạo một bộ phận hệ thống bơm chữa cháy được lắp ráp trước, như hình trang bên:
Trong trình duyệt Project Browser > Views > Mechanical > Plumbing > Floor Plans > nhấp dúp vào 1-Plumbing để kích hoạt sơ đồ hiển thị.
Trong vùng vẽ, phóng lớn góc phải dưới của sơ đồ mô hình.
Trên tab Insert > Load from Library > chọn Load Family. Hộp thoại Load Family hiển thị, điều hướng đến thư mục Metric Library Fire Protection > Accessories và Metric Library > Pipe > Valves tải về dự án các file sau:
• Alarm Pressure Switch.rfa.
• Connections > M_Fire Department Inlet Connection – 2 Way-Body.
• Backflow Preventers > M_Double Check Valve – 65-250 mm.
• Check Valves > M_Check Valve – 50-300 mm – Flanged.
• Ball Valves > M_Ball Valve – 50-150 mm.
Sau khi tải các thành phần cần thiết vào dự án, sử dụng các phương pháp lắp đặt đường ống cấp thoát nước, bạn hãy bố trí, lắp đặt kết nối đường ống với các thành phần thành một hệ thống bơm tương tự như hình minh họa:
Để có thể sử dụng hệ thống bơm này vào các mô hình khác, tiết kiệm được thời gian làm việc, bạn có lưu hệ thống bơm này thành một file độc lập. Cách thực hiện như sau:
Nhấn giữ vào góc trái trên, kéo xuống góc phải dưới của mô hình hệ thống bơm vào vùng chọn chọn tất cả thành phần trong hệ thống.
Trên tab Modify > Create > nhấp chọn Create Group. Hộp thoại Create Model Group hiển thị. Nhập vào khung Name tên nhóm và nhấp OK
Hệ thống bơm đã chọn được nhóm lại thành một nhóm và nằm trong một đường biên nét đứt khi nhấp chọn nó.
Trên tab Modify / Model Groups > Group > nhấp chọn Link.
Hộp thoại Convert to Link hiển thị, nhấp chọn tùy chọn Replace with a new project file để tạo một file mới từ nhóm này.
Hộp thoại Save Group hiển thị, lưu hệ thống bơm này thư mục dữ liệu của bạn và sử dụng như một file Revit, thực hiện liên kết mô hình vào các file dự án khác mà bạn muốn.
Leave a Reply