Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh.
Bài làm
Đi đường là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30trong “Nhật kí trong tù”. Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà lao trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua cay đắng thử tháchnặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của mình vào bài thơ Đi đường này. Bài được tác giả Nam Trân dịch thành thơ:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Tác giả mượn chuyến đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, gian khổ: phải có quyết tâm cao, nghị lực phi thường mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.
Câu thơ thứ nhất trong bài nói lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm trong cuộc sống, đó là chuyện đi đường và nỗi khó khăn của chuyện đi đường. Đối với nhà thơ, con đường được nói tới không chỉ là con đường đang đi mà là con đường cách mạng. Con đường đó vô cùng nguy hiểm, là gươm kề tận cổ, súng kề tai. Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp từ trập trùng đã làm nổi bật với bao gian khổ. Trong câu thơ có chữ cao đã nói lên những khó khăn trên con đường mà Bác miêu tả trong bài thơ.
Hai câu thơ đầu về mặt văn chương ngữ nghĩa không có gì mới. Việc đi đường gặp khó khăn thường xuất hiện trong các áng văn cổ. Tuy nhiên, trong thơ Hồ Chí Minh nó được thể hiện một cách sâu sắc và có tính chiêm nghiệm, nó cho thấy một trải nghiệm của con người bao nhiêu năm trên đường bôn ba cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy vượt qua đâu chỉ có núi cao mà còn đầy phong ba bão táp, trên những đại dương bao la hay miền sa mạc cát trắng.
Hai câu thơ cuối kết thúc theo quan hệ điều kiện – nhân quả. Khi đã chiếm được đỉnh cao chót vót thì muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt:
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Muốn vượt qua các dãy núi để lên được trên đỉnh thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn, chỉ có vậy mới giành được thắng lợi cuối cùng. Câu thơ hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học này là bổ ích cho tất cả mọi người.
LUYỆN TẬP
Đề 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và nội dung chính trong bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh.
Đề 2. Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh.
Đề 3. Tính triết lí được thể hiện như thế nào trong bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh?
Đề 4. Phân tích hình ảnh Người đi đường trong bài thơ Đi đường (trích Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh).
Đề 5. Cảm nhận về tính triết lí trong bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh.
Leave a Reply