Bài viết số 2 lớp 6: Kể về một cô giáo mà em qúy mến.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở bài
– Em chợt nhận ra cô, người thầy đã dạy em từ nhiều năm trước.
2. Thắt nút
– Cô gầy hơn, xanh xao hơn nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp thanh khiết và giản dị.
3. Phát triển
– Em rối rít như chú chim nhỏ đón mẹ về. Chào cô, hỏi thăm sức khỏe cô, ôm cô …
4. Mở nút
– Không, cô không hề giận em! Cô chỉ không hiểu tại sao ngày xưa em lại nghịch phá đến thế.
5. Kết thúc
– Giã biệt cô và trên đường về nhà, lòng em cảm thấy lâng lâng.
Bài làm
Nhà sách! Một ý nghĩ chợt loé lên trong đầu em. Em đang muốn tìm một nơi thoải mái để giết thời gian, tìm một không gian vui thú để tận hưởng những giây phút được nghỉ những tiết cuối. Đang mải xem sách thì một bống người va vào em làm rơi một vài quyển sách xuấng đất. Em và người ấy vội vã nhặt lên… và khi ngẩng lên thi em chợt nhận ra cô, người thầy đã dạy em từ nhiều năm trước.
Cô bây giờ sao khác xưa nhiều quá! Cô gầy hơn, xanh xao hơn nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp thanh khiết và giản dị. Đó là một điều cô luôn có và không bao giờ mất. Em rối rít như chứ chim nhỏ đón mẹ về. Chào cô, hồi thăm sức khoẻ cô, ôm cô… Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa đã theo thời gian trôi đi những tưởng không bao giờ trở lại. Thế nhưng giờ đây khi gặp lại cô, lòng em lại bổn chồn, xao xuyến… Bao nhiêu kỷ niệm lại quay về. Em hỏi cô biết bao nhiêu câu hỏi. Cô vui lắm, cô gặp lại đứa học trò quậy phá cô cả một năm học. Ánh mắt cô trìu mến và dịu dàng hơn bao giờ hết:
– Dạo này em học ra sao rồi?
Giọng cồ vần ấm áp như xưa. Giọng nói ấy gợi trong em biết bao nhiêu kỷ niệm… Nhớ năm xưa, cô luôn nhẹ nhàng khuyên bảo khi em sai sót, nghịch phá.
Em cười có vẻ mắc cỡ rồi trả lời cô:
– Em học cũng thế thôi cô ạ! Nhưng mà cũng có thể gọi là giỏi, thưa cô. Có bao giờ em phụ lòng cô về học tập đâu, phải không cô. Cô ơi, sao dạo này cô có vẻ yếu vậy cô. Cô cười nhẹ nhàng bảo:
– Sao em không hề thay đổi vậy. Em luôn hỏi cô những câu hỏi mà không học sinh nào hỏi…
– Cô ơi, sao cô cười mà không thật sự vui vậy cô? Cô đang giận em chuyện gì phải không cô?
Cô bảo:
– Em lại thế nữa rồi! Cô không sao cả, cô không bị gì hết, em đừng lo.
Em vừa nghe vừa chăm chú nhìn cô và khi em thấy một vết sẹo nhỏ nằm chếch ở mắt trái của cô thì dường như có một dòng kỷ niệm hiện lên trong lòng em. Em vén tóc cô và nhìn lại vết sẹo do chính em gây ra. Em hỏi cô:
– Cô ơi, cô có nhớ vết sẹo này không?
– Làm sao cô quên được, hở em?
Ngày ấy, cô có nhớ không? Đó là một buổi tối cô dạy cho những học sinh yếu ở lớp, một buổi tối đầy trăng sao. Cô có việc phải đi ra ngoài. Bọn em giả ma để hù nhau và còn dùng đá chọi nhau. Không ngờ vô tình em đã ném dá trúng vào đầu cô. Cô ôm đầu và ngã khụy xuống. Máu, máu tuôn ra thấm đầy tay cô và cô được đưa vào bệnh viện. Nhìn mọi người đưa cô đi mà lòng em như nặng ngàn cân. Nước mắt tuôn trào ra như suối. Em hối hận vô cùng. Cả một khoảng trời như sụp đổ trước mặt em. Em bỗng cảm thấy sợ sợ mất cô, sợ cô không dạy cho chúng em nữa. Cái sợ như ăn mòn cả tim gan em…
– Cô ơi… ngày đó cô… giận em lắm phải không cô?
Em hỏi cô một cách rụt rè vào đầy lo lắng nhưng cô lại trả lởi nhẹ nhàng và hiền từ:
Không, cô không hề giận em! Cố chỉ không hiểu tại sao ngày xưa em lại nghịch phá đến thế. Những trò đùa của em lúc đó cũng hơi quá nhưng cô nghĩ em không hề có ác ý, phải không? Em luôn chọc cười lớp để giảm bớt cái không khí câng thẳng trong những giờ học mà. Có khi cô thầm nghi em nên là nam hơn là nữ…
Em cười bẽn lẽn và nghĩ sao cô lại luôn dịu dàng với em đến thế. Cô luôn như một người mẹ thứ hai của em luôn dạy dỗ và an ủi em khi khó khăn, thiếu thốn…
Trời đã về chiều. Em cùng cô ra khỏi nhà sách và chuẩn bị ra về. Phía chân trời xa, hoàng hôn đang ánh lên một màu vàng cam tuyệt đẹp. Ánh hoàng hôn như vui mừng hòa quyện với cô và em. Giã biệt cô và trên đường về nhà, lòng em cảm thấy lâng lâng khi hồi tưởng lại cuộc gặp gữ hôm nay.
Bài viết số 2 lớp 6: Kể về những thầy giáo mà em quý mến.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Cuộc đời học trò của tôi có hai người thầy tôi yêu quý.
2. Thắt nút
– Thầy Hưng, một ông thầy tính tình điềm đạm và hiền từ.
3. Phát triển
– Thầy không đánh đứa nào và cũng không hề nặng lời với ai.
4. Mở nút
– Mỗi chiều sau giờ học, cùng với cây đàn bang giô, vừa đàn vừa dạy chúng tôi hát …
5. Kết thúc
– Nhưng bài hát thầy đã dạy cho chúng tôi … đã khuấy động lên trong tâm hồn chúng tôi tình yêu non nước.
Bài làm
Cuộc đời học trò cùa tôi có hai thầy tôi yêu quý.
Thầy Hưng, một ông thầy tính tình điềm đạm và hiền từ. Thầy không đánh đứa nào và cũng không hề nặng lời với ai. Không hiểu thầy buồn cái nỗi gì mà đêm nào cùng gõ mõ tụng kinh. Cũng mang giày, nhưng mỗi lần vào lớp, chân thầy bước nhẹ nhàng, không một tiếng động.
Có những lời thầy dạy ngoài bài vở nhưng lại là những lời khai hóa cho sự hiểu biết của chúng tôi. Thầy nói:
Nước Pháp là mẫu quốc, nói vậy thôi, chớ họ có đẻ ra mình được đâu? Người cộng sản là người yêu nước chống lại Pháp để giành lại đất nước.
Thầy nói vậy rồi nhìn cả lớp với đôi mắt buồn rầu, không nói gì thêm và cũng không bao giờ nhắc lại.
Thế là từ đó tôi hiểu. Sự hiểu biết ban đầu như một hạt giống gieo xuống, nảy mầm, thành gốc, thành rể, sâu xa trong trí não. Tôi cảm ơn thầy biết bao.
Người thầy thứ hai là thầy giáo Ngọc. Hai thầy tánh nết trái hẳn nhau Thầy Ngọc chừng ba mươi tuổi, vừa cao lại vừa gầy, hai tay dài lõng thõng, đeo kính cận, lúc nào cũng vui nhộn. Chuyện gì thầy cũng cười được. Cái nụ cười của thầy rất lạ, khi thầy cười, mọi người đều muốn cười theo. Gặp mặt thầy, chưa cần thầy nói gì cũng đã thấy vui rồi. Mỗi chiều sau giờ học, cùng với cây đàn băng-giô, thầy ngồi tréo chân lên bàn, vừa dàn vừa dạy chúng tôi hát…
Tiếng hát đồng ca trong trẻo của đám học trò cùng với tiếng đàn băng-giô của thầy đã khuấy động phần nào không khí trầm lặng cửa cái thị trấn hẻo lánh này. Và những bài hát mà thầy đã dạy cho chúng tôi như: Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng, Xếp bứt nghiên, Kinh cầu nguyện,… đã khuấy động lên trong tâm hồn chúng tôi tình non nước.
Bài viết số 2 lớp 6: Kể chuyện về người thân thầy giáo cũ của cha tôi.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Ta đã xem báo thấy tin cụ được thưởng “danh dự bội tinh”.
2. Thắt nút
– Cha tôi nói tiếp: Erinco ơi! Mai ta sẽ đi thăm cụ.
3. Phát triển
– chúng tôi mon theo một con đường gồ ghề, hai bên giậu hoa đang nở, để đến nhà thầy.
4. Mở nút
– Nay ông lại có lòng tốt đến thăm thầy cũ tật là quý hóa.
5. Kết thúc.
– Hai giờ chiều chúng tôi ra ga. Thầy giáo tỏ ý muốn tiễn chân.
Bài làm
Hôm kia, cơm trưa xong, cha tôi đang xem nhật báo bỗng kêu lên một tiếng ngạc nhiên rồi bảo chúng tôi:
– Ta cứ tường cụ mất hơn 20 năm nay rồi. Cụ Crôxetti là thầy giáo khai tâm cho ta ngày xưa hiện còn sống và đúng 80 tuổi. Ta vừa xem báo thấy tin cụ được thưởng “danh dự bội tinh” vì cụ đã tận tâm với chức vụ trên 60 năm…
Cha tôi nói tiếp:
– Enrico ơi! Mai ta sẽ đi thăm cụ.
Cha tồi kể ỉạỉ rằng:
– Ngoài cha ta thì thầy giáo Crôxetti là người yêu ta hơn hết và đã làm ơn cho ta nhiều nhất. Ta không bao giờ quên được những lời thầy khuyên và cả đến những câu thầy quở, mặc dầu những câu â’y có khi làm cho ta trở về phải phát khóc….
Chúng tôi theo một con đường gồ ghề, hai bén giậu hoa dương nở, để đến nhà thầy..
Thinh lình, cha tôi đứng dừng lại nói:
– Kia rồi! Đích thầy rồi! May quá!
Quả nhiên ở dằng xa, một cụ già lưng còng, râu bạc, đầu đội mũ nỉ, tay chống gậy trúc, đang thủng thỉnh đi vé phỉa chứng tôi. Khi chúng tôi đến gần thầy thì dứng dừng lại. Thầy cũng không bước nữa và ngẩng nhìn cha tôi. Cha tôi cất mũ hỏi:
– Xin cụ tha lỗi, cố phầỉ cụ là thầy giáo Crôxetti không?
Cụ già đáp:
– Sao ông lại biết tôi? Vâng, chính tôi là Crộxetti. Cha tôi cầm tay thầy và nói:
– Vậy xin thầy cho phép học trò cũ bắt tay thầy. Con ở Torino về thăm thầy.
Thầy nghĩ một lúc như để lục lại những ký ức năm xưa, xong thầy lại nói:
– Ngày xưa, ông là một cậu bé lanh lợi!… Nay ông lại có lòng tốt đến thăm thầy cũ thực là quý hóa! Mấy năm trước cũng có nhiều học trò cũ đến thăm tôi, kẻ là thầy dòng, người làm đại tá và nhiều người nữa đều có địa vị khá cả… Ông Anbertô ơi! Từ ngày tôi đi dạy đến giờ, kể biết bao nhiêu học trò! Nhắm mắt lại, tôi nhìn thấy một đám đầu xanh của trăm nghìn đứa trẻ, lớp nọ kế tiếp lớp kia. Trong số ấy, biết đâu lại không có kẻ thành ra người thiên cổ rồi! Tôi nhớ dai nhất là những học trò tốt nhất và những học trò xấu nhất, những người đã làm cho tôi vui lòng và những người đã làm cho tôi buồn bực. Nhưng tôi bây giờ cũng như người đã sang bên kia thế giới rồi, tôi yêu tất cả, ai cũng như ai…
Hai giờ chiều chúng tôi ra ga. Thầy giáo tỏ ý muốn tiễn chân. Cha tôi lại khoác tay thầy, còn tôi thì vác gậy cho thầy. Những khách qua đường đều đứng lại trông vì ở đây ai cũng biết thầy và kính thầy như một người cha…
Bài viết số 2 lớp 6: Kể cô giáo của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập, …: “Bàn tay cô giáo”).
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ điều các em thích nhất.
2. Thắt nút
– Cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước bức tranh vẽ một bàn tay
3. Phát triển
– Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuối bởi hình ảnh đầy biểu tượng này.
4. Mở nút
– Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc – gở – lớt
5. Kết thúc
– Cô chợt hiểu ra bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Bài làm
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì các em thích nhất trong đời.
Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên là Đắc – gờ – lớt: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-ỉớt cười ngưựng nghịu: “Thưa cô, đó ỉà bàn tay của cô ạ!.
Cô giáo ngẫn người. Cồ nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc – gờ – lớt bước ra sân, bới em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo.
Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự vổi các em khác nhưng hóa ra đối với Đắc – gờ – lớt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Bài viết số 2 lớp 6: Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập, …: bài văn về cô giáo).
Hướng dẫn làm bài
1. Mở đầu
– Bài văn tả người hôm nay thật khó.
2. Thắt nút
– Tôi quay sang bạn Thủy – cô bé giỏi văn nhất lớp. Thúy viết những dòng đẹp về cô giáo.
3. Phát triển
– Phải nói là cô Nguyệt có mái tóc rất đặc biệt; dài nhưng hơi hoe vàng. Khuôn mặt tròn phúc hậu. Nước da rám nắng …
4. Mở nút
– Bài được điểm chín là của bạn Chi, Cô cho Chi điểm chín vì tính trung thực và dũng cảm.
5. Kết thúc
– Tôi lặng người đi vì xúc động.
Bài làm
Bài văn tả người hôm nay thật khó. Cò chép đế lên bắng xong được mười phút rồi mà tôi vẫn không sao viết nẩí một chơ nào. Tôi đưa mắt nhìn quanh. Cả lớp của tôi đang cắm cúi làm bài, chỉ mình tôi còn loay hoay.
Tôi quay sang bên Thủy – cô bé giói văn nhất lớp. Thủy viểt những dồng thật đẹp về cô giáo: “Cô giáo của con cổ mái tóc đen dài ống ả, khuôn mặt trái xoan tươi tắn, nước da trắng hồng…” Tôi thầm nhủ: “Đâu phải thế. Tôi nhìn cô. Trước mặt tôi là cô Nguyệt – cô gíao chủ nhiệm lớp tôi từ khi chúng tôi mới vào trường cho đến giờ. Phải nói là cô Nguyệt có mái tóc rất đặc bíệt; tóc dài nhưng hơi hoe vàng. Khuôn mặt tròn phúc hậu. Nước da rám nắng… Thấy tôi nhìn cô trân trân như người mất hồn, cô nhẹ nhàng đến bên:
– Sao con không làm bài hả Chi?
Tôi giật mình bắt đầu viết những chữ đầu tiên…
Trên đường về, Thủy hỏi tôi tả cô giáo như thế nào! Tôi tả lại hình ánh cô Nguyệt như tôi đã trông thấy.
Thủy tròn xoe mắt:
– Mày khồng sợ cô ghét à?
Nghe Thủy nói, tôi thoáng hoang mang:
Chờ đợi mãi tiết trả bài cũng đã đến, cả lớp hồi hộp. Cô cầm tập bài trên tay, lật đi lật lại.
– Các con thử đoán xem bạn nào được điểm cao nhất lớp nào?
Cả láp dồng thanh:
– Bạn Thủy phải không ạ?
Cô không trả lời chúng tôi mà rút ra một tờ giấy ở cuối tập bài kiểm tra.
Cô nhẹ nhàng mở ra và đọc:
“Gửi em thân yêu!
Từ ngày xa quê không phút nào anh không nhớ đến em, nhớ các con, nhớ xóm làng. Anh nhớ màu tóc em hoe vàng. Nhớ làn da sạm đi vì nắng. Nhớ…”
Có tiếng cười rúc rích.
Cô nghiêm mặt:
– Các con có nhận ra người được nhắc đến ở đây là ai không?
– Thưa cô, cô ạ! Nhưng mà… buồn cười thế nào ấy. – Kiên kều nhanh nhảu đáp.
Cô dịu giọng xuống:
– Cô rất trân trọng tình cảm của các con dành cho cô. Các con tả cô tóc đen, da trắng chứng tỏ các con rất yêu quý cô. Chính vì vậy, mặc dù cô biết cũng những câu văn ấy, các con đã viết trong bài văn tả mẹ tuần trước, cô vẫn cho các con điểm trung bình trở lên.
Đâu đấy có tiếng vỗ tay. Cô tiếp về phía tôi:
– Bài được điểm chín là của bạn Chi. Cô cho Chi điểm chín vì tính trung thực và sự dũng cảm. Chi đã dám viết sự thật về cô.
Tôi đưa tay đón lấy bài viết của mình mà tim đập rộn ràng. Lần đầu tiên tôi được điểm văn cao như thế. Trong giây phút ấy, tôi chợt nhận ra tay cô cũng đang run lên khi vuốt lại các mép của tờ giấy duy nhất còn lại. Cô bảo đó là bức thư cuối cùng chú gửi cho cô. Mấy chục năm trời rồi mà cô vẫn luôn giữ nó bên mình.
Tôi lặng người đi vì xúc động. Bài viết trên tay tôi rơi xuống lúc nào không biết.
Bài viết số 2 lớp 6: Kề về thầy giáo của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập …)
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em
2. Thắt nút
– Khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài.
3. Phát triển
– Giỏi văn nhấ là Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay lớp trưởng.
4. Mở nút
– Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội.
5. Kết thúc
– Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng.
Bài làm
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra là “Hãy kế lại một kỷ niệm sâu sắc của em”, thầy đã nói rằng có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu…
Khác thường, là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để có nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất là Kim Chi. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay lớp trưởng. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh nhìn về phía Cường với tiếng cười khúc khích. Cường thường có những câu văn kiểu như: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa…”. Nhưng rồi Cường cũng nhận đươc bài của mình. Vậy thì của ai? Hay?
Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm hay là của ai? Trời, môn Văn…
Chúng tôi nhìn theo tay của lóp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía dũng, tác giả bài văn trên tay thầy …
Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Dũng cái gì cùng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại câp kinh trên sống mũi. cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầv xúc dông. Giọng thay trầm trầm:
“Ký niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tôt đẹp hơn. Cho em ra phố”, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má em viết cái gì cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê hay viết đơn từ là em viết…”
Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:
– Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:
“Con iu thươn của ba. Chiều hôm qua ba kêu người bán heo đễ có tiền gửi cho con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhíu lấm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”.
Lá thư vỏn vẻn 45 chữ.
Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gởi gắm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết cho con.
Bài viết số 2 lớp 6: Kể về thấy giáo của em (người quan tâm, lo lắng về động viên em học tập).
Hướng dẫn lập dàn ý.
1. Mở đầu
– Em có một kỷ niệm sâu sắc với thầy Thanh.
2. Thắt nút
– Hồi ấy, em nổi tiếng là một học sinh nghịch ngợm như đùa giỡn trong giờ học.
3. Phát triển
– Một lần, lớp em được đi cắm trại ở một vườn cây ven sông.
4. Mở nút
– Sau đó, nghe các bạn kể lại khi nghe tiếng kêu, thầy Thanh vội nhảy xuống sông, lao ra cứu lấy em.
5. Kết thúc.
– Đây là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời em.
Bài làm
Em cố một kỷ niệm sâu sắc với thầy Thanh, chủ nhiệm của em hồi học lớp 5. Em không, bao giờ quên kỷ niệm ấy. Một kỷ niệm luôn nhắc em về tình nghĩa thầy trò, về những tình cảm đẹp đẽ của tuổi thơ.
Hồi ấy, em nổi tiếng là một học sinh nghịch ngợm như đùa giỡn trong giờ học, giấu dép các bạn, thậm chí đánh nhau… Vì những chuyện ấy mà thầy Thanh, thầy chủ nhiệm lớp luôn nhắc nhở, phê bình và mời cá bố mẹ em… Em cảm thấy như thầy có thành kiến vứi em, khiến em bực bội, khó chịu.
Một lần, lớp em đuợc đi cắm trại ỗ một vườn cây ven sông. Thầy chủ nhiệm luôn miệng nhắc đi nhấc lại: “Các em không được ra sông bơi lội, rất nguy hiểm!… Thề nhưng ngay trưa hôm ấy, khi các bạn, lớp nằm, lớp ngồi nghĩ ngơi dưới tán lá cây, thì em lại lặng lội ra sông. Bất ngờ, em trượt chân rơi xuống sông và bệ nước cuốn ra xa. Có bạn trông thấy, la to: “Có người chết đuối! Còn em thì chới với, cảm thấy mình chìm dần…
Sau đó, nghe các bạn kể lại khi nghe tiếng kêu, thầy Thanh vội nhảy xuống sông, lao ra cứu lấy em. Đưa được em vào bờ, thầy nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo để em tĩnh lại. Mọi người còn nói may mà thầy Thanh là người thích thể thao, biết bơi lội. Nếu không thì việc làm vô kỷ luật của em đả gây ra hậu quả to Iớn rồi.
Đã nhiều năm trôi qua nhưng em không khi nào quên được tấm gương quên mình cứu trò của thầy chủ nhiệm. Đây là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời em.
Leave a Reply