a. Sự sinh khắc củathời gian Can và Chỉ
Khi xem Kinh Dịch, nhiều lúc cần biết một hào nào đó trong quẻ dịch thuộc Ngũ hành gì, nó tương sinh hay tương khắc với hào nó liên quan, như quan hệ giữa hào Thế và hào ứng của một quẻ. Như đi đòi nợ, người đi đòi là hào Thế, người phải trả là hào ứng. Nếu Thế sinh ứng, nghĩa là chủ nợ sinh cho con nợ thì không đòi được; nhưng ứng sinh Thế, nghĩa là con nợ sinh cho chủ nợ thì đòi nợ được…
Việc xác định hào Thế hay ứng hành gì, qua cách tính thời gian Can, Chi hoặc Can Chi khi bắt đầu hỏi về sự việc. Điều này ta sẽ học ngay dưới đây.
Thời gian Can Chi cũng mang tính Ngũ hành, mỗi vị trí thời gian sẽ mang một trong 5 thuộc tính Ngũ hành, như người sinh năm Nhâm Thìn thì có tính Ngũ hành Thủy, sinh năm Tân Mão có tính Ngũ hành Mộc…Các thuộc tính này khi kết hợp với nhau có thể tạo ra sự phát triển, điều mà dịch học gọi là tương sinh; cũng có thể kìm hãm nhau trong phát triển hoặc tiêu diệt nhau, điều mà dịch lý gọi là tương khắc hay không làm gì cho nhau gọi là tỵ hòa. Sự tương sinh như sau:
Ngũ hành sinh khắc
* Kim sinh ->Thủy sinh ->Mộc sinh ->Hỏa sinh Thổ sinh ->Kim sinh ->..
Sự tương khắc như sau:
* Kim khắc ->Mộc khắc ->Thổ khắc ->Thủy khắc ->Hỏa khắc ->Kim khắc->…
Sự sinh khắc này rất hay sử dụng khi tự xem Kinh Dịch, như khi xem xét giữa Thể (người xem, là mình) và Dụng (khách, đối tượng liên quan đến mình). Sự sinh khắc này được thể hiện qua các hướng không gian Trái đất liên quan đến một đối tượng xem (chỉ có 2 hướng).
Để bạn đọc nắm sơ bộ sự sinh khắc này, xin xem qua đồ hình hướng không gian Trái đất (người xưa gọi là đồ hình Bát quái, quái chính là một hướng không gian) tiếp ngay dưới đây.
b. Tính Ngũ hành của 72 Chi:
Tý: Dương Thủy Ngọ: Dương Hỏa
Sửu: Âm Thổ Mùi: Âm Thể
Dần: Dương Mộc Thân: Dương Kim
Mão: Âm Mộc Dậu: Âm Kim
Thìn: Dương Thổ Tuất: Dương Thổ
Tỵ: Âm Hỏa Hợi : Âm Thủy
c. Tính Ngủ hành của 10 Can:
Giáp: Dương Mộc Kỷ: Âm Thổ
Ất: Âm Mộc Canh: Dương Kim
Bính: Dương Hỏa Tân: Âm Kim.
Đinh: Âm Hỏa Nhâm: Dương Thủy
Mậu: Dương Thổ Quý: Âm Thủy
d. Xác định Can cho tháng Giêng để tìm Can các tháng khác
Trên thực tế nhiều khi chỉ biết Chi của tháng, không biết Can tháng đó là gì, người ta đưa ra luật Ngũ Dần để tính Can cho tháng Giêng (bao giờ cũng là tháng Dần), qua đó để biết Can của tháng cần tìm. Luật Ngũ Dần như sau:
NĂM CÓ HÀNG CAN | THÌ CAN CỦA THÁNG GIÊNG |
Giáp hay Kỷ | Bính Dần |
Ất hay Canh | Mậu Dần |
Bính hay Tân | Canh Dần |
Đinh hay Nhâm | Nhâm Dần |
Mậu hay Quý | Giáp Dần |
Ví dụ như tháng Tám năm Bính Tuất (2006) là Can gì? Tra bảng trên, tháng Giêng năm Bính Tuất là Canh Dần, tháng Tám là tháng Dậu, từ Canh, Tân, Nhâm…tính đi đến thứ tám là Đinh. Vậy tháng 8 âm năm Bính Tuất là Đinh Dậu
e. Xác định Can giờ khi biết Can ngày
Trên thực tế, có trường hợp cần biết Can giờ sinh, người xưa đưa ra luật Ngũ Tý, nghĩa là qua Can của ngày để xác định Can của giờ Tý hôm đó, qua đây để tìm các can giờ tiếp theo cần tìm. Luật Ngũ Tý được mô tả qua bảng sau:
NGÀY CÓ HÀNG CAN | THÌ HÀNG CAN GIỜ TÝ |
Giáp hay Kỷ | Giờ: Giáp Tý |
Ất hay Canh | Giờ: Bính Tý |
Bính hay Tân | Giờ: Mậu Tý |
Đinh hay Nhâm | Giờ: Canh Tý |
Mậu hay Quý | Giờ: Nhâm Tý |
Ví dụ: ngày 1/9 âm năm Bính Tuất (2006) giờ Thìn can gì? Nhìn lịch 2006 – Bính Tuất tháng 9 âm ngày 1 là ngày Mậu Dần. Vậy giờ Tý hôm đó là giờ Nhâm Tý, đếm đi tiếp là Sửu, Dần…đến giờ Thìn là Bính Thìn. Các trường hợp khác tính tương tự.
Leave a Reply