Lịch sử cầu thang
Cầu thang là phần thiết kế trong nhà có lịch sử lâu đời nhất của ngành kiến trúc. Dù khó cổ thể nói chính xác thời điểm xuất hiện cầu thang nhưng theo các tài liệu cũ thì cầu thang xuất hiện khá sớm trước Công nguyên.
Cầu thang đã thay đổi hình dáng qua nhiều thời kỳ kiến trúc khác nhau để thể hiện những khuynh hướng và sức sáng tạo của các kiến trúc sư. Mẫu cầu thang đơn giản nhất lần đầu tiên trong lịch sử được chế tạo từ gỗ của thân cây. Loại thang này được sử dụng để đáp ứng nhu cầu sinh tồn. Cầu thang được sử dụng đầu tiên với mục đích vượt qua những trở ngại, khó khăn về địa hình như nhũng thung lũng hoặc đồi núi. Mục đích là vượt qua những khó khăn này càng sớm càng tốt, tiến lên phía trước, đến nơi an toàn. Điều này có nghĩa là vào thời điểm đó, cầu thang đã có ý nghĩa quan trọng.
Những năm sau đó, người ta phát hiện ra ở Trung Quốc có những bậc thang lát đá dẫn lên đỉnh núi Thái Sơn. Nó cho thấy rằng, cầu thang còn dùng cho mục đích tôn giáo. Một trong những tích truyện xưa có nhắc đến việc dùng thang để lên trời. Thông qua phép ẩn dụ, cầu thang được sử dụng để tìm đến nơi mà trời và đất chia đôi trong buổi sơ khai…
Trong lịch sử cầu thang gần đây, mẫu cầu thang xoắn ốc được sử dụng trong những toà lâu đài và cho mục đích quân sự.
Cuốithế kỷ XIX là thời kỳ vàng son của ngành xây dựng trong đó có thiết kế cầu thang. Peter Nicholson đã phát triển một hệ thống toán học cho cầu thang và thanh tay vịn. Vào cuối năm 1980, Eva Jiricna sống tại Luân Đôn đã thiết kế mẫu cầu thang bằng chất liệu kính và thép không gỉ. Chúng đã đem đến một hình ảnh cầu thang mới đẹp đẽ và hiện đại hơn. Ngày nay, cầu thang đã thoát khỏi những thiết kế thông thường với việc sử dụng vật liệu sắt và gỗ, tiến đến sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau như thép không gỉ, thủy tinh và titan.
Thiết kế cầu thang không đơn giản bởi nó nắm giữ nhiều vai trò quan trọng cả về kiến trúc, công năng với phong thủy trong một ngôi nhà.
Cầu thang cần phải đảm bảo tầm nhìn, kết hợp với các phòng xung quanh và đặc biệt là tạo các mảng trang trí phù hợp với ánh sáng, màu sắc.
Là phương tiện kết nối không gian
Với nhà phố, cầu thang là thành phần không thể thiếu trong giao thông đi lại từ tầng này lên tầng khác, vì thế nên chúng được thiết kế khá tỉ mỉ và được trang trí kỹ lưỡng. Diện tích nhà phố hạn hẹp nên thường thiết kế cầu thang nhỏ và có độ dốc lớn, trong trường hợp này nên làm lan can bằng kính để không gian thoáng và rộng hơn.
Những ngôi nhà có diện tích lớn, cầu thang được thiết kế lớn hơn vì không bị gò bó về không gian, kiểu dáng đa dạng từ cổ kính đến hiện đại. Thang rộng và độ dốc vừa phải tạo điều kiện thuận lợi trong việc trang trí cũng như giao thông đi lại hằng ngày.
Ý nghĩa thẩm mỹ trong nội thất
Cầu thang là nơi có nhiều vách tường trống, người qua lại thường hay chú ý đến những mảng diện tích lớn cạnh cầu thang, nên gia chủ thường quan tâm tới việc trang trí không gian này. Có nhiều cách thiết kế tùy theo sở thích và quan điểm thẩm mỹ của chủ nhân. Đó có thể chỉ là một khoảng tường trông sơn màu nhẹ nhàng, đơn giản hoặc tạo hình cầu kỳ với các loại vật liệu như đá, gỗ, sỏi…
Nhiều gia chủ còn lắp đặt hệ thống đèn ở mỗi bậc thang hoặc lan can, treo tranh trên các mặt tường của thang và kết hợp với cây xanh ở chiếu nghi tạo vẻ đẹp cho không gian sống.
Trong kiến trúc hiện đại, các gia đình thường kết hợp cầu thang cùng giếng trời để làm đẹp và giúp khí lưu thông từ tầng một lên các tầng trên được thông suốt. Một số nhà còn tận dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh hoặc nhà kho, kệ ti vi, kệ sách…
Vai trò quan trọng trong phong thủy
Được xem là công cụ dẫn khí từ tầng này lên tầng khác nên cầu thang phải được thiết kế rộng rãi, sáng sủa và không bị tù túng. Như vậy sẽ kích thích năng lượng tốt lên theo đường cầu thang đến tận vùng không gian sống của các thành viên trong gia đình. Có những nguyên tắc nhất định phải tuân theo khi đặt cầu thang như: Chân và đỉnh cầu thang không đối diện cửa chính; tránh chọn màu đỏ cho cầu thang; tránh đặt cầu thang ở chính giữa nhà…
Leave a Reply