1. Những quy cách của người xưa
Bàn phải hưởng ra cửa: người xưa khi chọn phòng làm việc đã xem xét kỹ phương và vị hợp với tuổi của mình trước đó. Do vậy khi bày đặt bàn làm việc luôn hướng ra cửa, nhưng không đối diện với cửa ra vào. Cách làm này theo kinh nghiệm của người xưa, làm cho người làm việc luôn tỉnh táo, thông minh, làm việc hiệu quả cao. Cách bố trí này chỉ có khi một người một phòng và phía sau bàn không có cửa sổ.
Sau lưng người ngồi phải có điểm tựa: phong thủy cho rằng, sau lưng người ngồi phải lấy tường làm Sơn (núi) tựa, nên gọi là “lạc sơn”. Cách bày đặt này làm cho người ngồi có nhiều “quý nhân”hỗ trợ, giúp đỡ; đồng nghiệp, nhân viên thân thiện, sự nghiệp thăng tiến. Như vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, rất kỵ kê bàn làm việc khi ngồi quay mặt vào tường!
Không nên bị của xung, như khi ngồi vào bàn, mặt nhìn đối diện với cửa ra vào. Trường hợp này, phong thủy gọi là “phạm môn xung sát”, tư tưởng người làm việc luôn bị phân tán, trì trệ, hiệu quả công việc thấp, hay mắc sai lầm, có nhiều người đối địch.
Không nên quay lưng ra cửa: theo phong thủy học, cách ngồi này thiếu “sơn”, tức chỗ dựa. Cách ngồi này đi quan hệ thì không được người nhiệt thành, làm việc thì không được cấp trên chú trọng, cấp dưới nể phục, công sức bỏ ra chỉ thu về một nửa.
Không nên đặt bàn giữa trung cung: tức kê bàn ở giữa phòng. Phong thủy học cho rằng cả bốn bên đều thiếu “sơn”, người làm việc luôn ở thế cô lập, không được nâng đỡ về tinh thần và sự nghiệp, luôn thiếu tỉnh táo trong mọi việc tại nhiệm sở, dễ mắc sai lầm có tính chiến lược.
2. Phương vị bàn làm việc của 12 sinh tiêu
– Những phương vị (chỗ phía trong một căn phòng) đặt bàn làm việc là Thần Tài của người sinh tiêu Tý như sau:
Giáp Tý: ngồi phía Đông Nam; Bính Tý: ngồi phía Chính Tây; Mậu Tý: ngồi phía Chính Bắc; Canh Tý: ngồi phía Chính Đông; Nhâm Tý: ngồi phía Đông Nam
– Những phương vị đặt bàn làm việc là Thần Tài của người sinh tiêu Sửu như sau:
Ất Sửu: ngồi phía Đông Nam; Đinh Sửu ngồi phía Chính Tây; Kỷ Sửu: ngồi phía Chính Bắc; Tân Sửu: ngồi phía Chính Đông; Quý Sửu: ngồi phía Chính Nam.
– Những phương vị đặt bàn làm việc là Thần Tài của người sinh tiêu Dần như sau:
Giáp Dần: ngồi phía Đông Nam; Bính Dần: ngồi phía Chính Tây; Mậu Dần: ngồi phía Chính Đông; Canh Dần: ngồi phía Chính Đông; Nhâm Dần: ngồi phía Chính Nam.
– Những phương vị đặt bàn làm việc là Thần Tài người sinh tiêu Mão như sau:
Ất Mão: ngồi phía Đông Nam; Đinh Mão: ngồi phía Tây Nam; Kỉ Mão: ngồi phía Chính Bắc; Tân Mão: ngồi phía Chính Đông; Quý Mão: ngồi phía Chính Nam.
– Những phương vị đặt bàn làm việc là Thần Tài người sinh tiêu Thìn:
Giáp Thìn: ngồi phía Chính Đông; Bính Thìn: ngồi phía Chính Bắc; Mậu Thìn: Ngồi phía Chính Tây; Canh Thìn: ngồi phía Đông Nam; Nhâm Thìn: ngồi phía Đông Bắc.
– Những phương vị đặt bàn làm việc là Thần Tài người sinh tiêu Tỵ như sau:
Ất Tỵ: ngồi phía Đông Nam; Đinh Tỵ: ngồi phía Chính Tây; Kỉ Tỵ: ngồi phía Chính Bắc; Tân Tỵ: ngồi phía Chính Nam; Quý Tỵ: ngồi phía Chính Nam.
– Những phương vị đặt bàn làm việc là phương Thần Tài ngườisinh tiêu Ngọ như sau:
Giáp Ngọ: ngồi phía Đông Nam; Bính Ngọ: ngồi phía Chính Tây; Mậu Ngọ: ngồi phía Chính Bắc; Canh Ngọ: ngồi phía Chính Đông; Nhâm Ngọ: ngồi phía Chính Nam.
– Những phương vị đặt bàn là Thần Tài người sinh tiêu Mùi như sau:
Ất Mùi: ngồi phía Đông Nam; Đinh Mùi: ngồi phía Tây Nam; Kỉ Mùi: ngồi phía Chính Bắc; Tân Mùi: ngồi phía Chính Nam; Quý Mùi: ngồi phía Chính Nam.
– Những phương vị đặt bàn là Thần Tài người sinh tiêu Thân như sau:
Giáp Thân: ngồi phía Đông Nam; Bính Thân: ngồi phía Chính Tây; Mậu Thân: ngồi phía Chính Bắc; Canh Thân: ngồi phía Chính đông; Nhâm Thân: ngồi phía Chính Nam.
– Những phương vị đặt bàn là Thần Tài người sinh tiêu Dậu như sau:
Ất Dậu: ngồi phía Đông Nam; Đinh Dậu: ngồi phía Chính Tây; Kỉ Dậu: ngồi phía Chính Bắc; Tân Dậu: ngồi phía Đông Nam; Quý Dậu: ngồi phía Chính Nam.
– Những phương vị đặt bàn là Thần Tài ngườisinh tiêu Tuất như sau:
Giáp Tuất: ngồi phía Đông Nam; Bính Tuất: ngồi phía Chính Tây; Mậu Tuất: ngồi phía Chính Bắc; Canh Tuất: ngồi phía Đông Nam; Nhâm Tuất: ngồi phía Chính Nam.
– Những phương vị là Thần Tài người sinh tiêu Hợi như sau:
Ất Hợi: ngồi phía Đông Nam; Đinh Hợi: ngồi phía Tây Bắc; Kỉ
Hợi: ngồi phía Chính Bắc; Tân Hợi: ngồi phía Chính Đông; Quý Hợi: Chính Nam
3. Bố trí bày đặt các vật trong phòng
Phong thủy học cho rằng, trong phòng làm việc nên đặt một số vật cát tường để tăng sinh khí, giúp người làm việc khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn, công việc có xu thế phát triển. Như có thể để cây cảnh, nhưng là cây lá to, tránh để những cây có gai, lá nhọn. Nếu có điều kiện, để chậu cây trúc trước cửa phòng làm việc thì rất tốt, vì phong thủy cho rằng, trúc là loại cây chiêu tài lộc, tàng sinh khí.
Trên bàn làm việc nên để cột thủy tinh, tính chất của nó là ngưng tụ năng lượng trong không gian quy tụ về một điểm, làm tăng cường khả năng tư duy. Cũng nên đặt ở bôn góc bàn làm việc tháp văn xương ( hình chiếc tháp, có thể bằng gỗ hoặc thủy tinh…), phong thủy cho rằng có lợi cho học hành, nâng cao trình độ và làm cho người ta tài giỏi, anh minh sáng trí.
Đối vớinhững người hay đi làm việc xa nên để trên bàn đôi ngựa đồng nho nhỏ. Phong thủy học cho rằng, làm như vậy mọi chuyến đi đều nhanh, thông suốt và thuận lợi mọi bề, người đi mạnh khỏe. Những người làm nghề môi giới, nước bọt như luật sư, diễn viên…, trong phòng làm việc nên để đôi sư tử nhỏ bằng đá để gây thanh thế, giúp sinh tài lộc.
Phong thủy học cho rằng, đối với phòng làm việc cho những người nghiên cứu, viết nhiều nên treo tranh ảnh là các nhà khoa học; đối với nhà quản lý có kèm theo tranh ảnh lãnh tụ, các bậc tiền bối là thiên tài lãnh đạo; đối với nhà kinh doanh là tranh ảnh các nhà doanh nghiệp thành đạt nổi tiếng trên thế giới. Tranh ảnh phải phản ánh sắc màu tươi sáng và nội dung biểu hiện sự thành đạt. Tránh treo những tranh ảnh là những tác phẩm nghệ thuật có sắc màu lạnh lẽo, nội dung trừu tượng theo các trường phái siêu thực, lập thể, hoặc những cảnh buồn, rùng rợn.
4. Những điều kiêng kỵ
Thứ nhất: phòng làm việc của giám đốc hoặc ban quản lý điều hành công việc kỵ có hai cửa thông và đối nhau với hai phòng hai bên, vì như thế sẽ tán khí.
Hai là: Văn phòng giám đốc công ty cũng như ban quản lý, kỵ quay lưng ra cửa. Nếu như vậy, sẽ gây sát khí, đối khí trong doanh nghiệp, gây nhiều trở ngại cho quản trị doanh nghiệp.
Ba là: Bàn làm việc không nên đối diện hoặc là phía sau là cửa sổ. Nếu đối diện với bàn làm việc, người ngoài thường xuyên nhòm ngó gây sát khí, bất lợi cho công việc; nếu sau lưng là cửa sổ, nghĩa là thiếu Sơn (chỗ dựa), trong quản trị doanh nghiệp sẽ thường xuyên gặp trục trặc và thiếu sự trợ giúp.
Bốn là: nếu có điều kiện, văn phòng nên đặt phía bên trái mặt bằng doanh nghiệp, vì đây là phía Thanh long. Làm như vậy,công việc kinh doanh và quản trị doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi và an bình
Năm là: không nên cắm các loại hoa có lá nhọn hoặc nhiều gai. Hoa hồng rất đẹp nhưng nhiều gai, người xưa khuyên khi tỉa lá cành để cắm lọ, nên dùng kéo cắt luôn gai đi một thể. Cũng may gai hoa hồng “vừa thưa vừa to” nên dễ cắt bỏ. Một số hoa nhập ngoại, như cây hoa Ngọc giá và cây hoa Thùa (cả hai có xuất xứ từ châu Mỹ) đẹp thì có, nhưng nhiều gai mà lá lại nhọn, dưới góc nhìn của phong thủy học, không nên dùng.
Không nên dùng các loại hoa trồng ngay trong chậu cảnh để trong phòng, cho dù chúng để được lâu khỏi mất công thay cắm hàng ngày. Phong thủy lại cho rằng, hoa cũng tượng trưng cho “tài vận” của chủ nhà, mà tài vận cứ “bất động” tại chỗ thì “sẽ giảm” và “suy”. Không ngẫu nhiên những cây quất, chậu hoa cúc… cho dù còn rất đẹp đầy sức sống dùng trong dịp tết Nguyên Đán , sau khi hóa vàng ngày đầu năm xong, người ta đem bỏ ra ngoài.
Nếu hoa có lá tuy còn rất tươi, nhưng lá của nó cứ rũ xuống như cây liễu, không nên dùng trang trí trong phòng. Phong thủy học cho rằng, những loại hoa như vậy chỉ mang sát khí cho chủ nhân, báo điềm “vận suy”, mọi sự đều đang “hướng âm”. Nhân loại từ bao đời nay chỉ hành động để kỳ vọng mà “hướng thượng”, “hướng dương”.
Sáu là: Không dùng bồn rửa tay trong văn phòng. Vì nước trong Phong thủy chủ về Tài vận, cả về Tài lộc. Nếu để bồn rửa tay thì nước luôn luôn chảy đi, điều đó có nghĩa là “Tài lộc” thất thoát, “Tài vận” trôi tuột. Đó là điềm hoạt động kinh doanh sẽ suy giảm.
Bảy là: nếu có điều kiện, văn phòng giám đốc nên bổ trí ở giữa công ty. Trong một mặt bằng ngôi nhà hay nhiệm sở, giữa nhà là vị trí đắc khí và sinh vượng nhất. Nếu được, văn phòng giám đốc đặt nơi đây, tương lai hoạt động kinh doanh rất thuận lợi và quyền thế ngày càng vượng.
Tám là: tủ đựng hồ sơ, tài liệu, chứng từ…, két sắt không đặt đối diện với cửa ra vào; làm như vậy sẽ báo điềm an ninh thông tin và tiền của tốt lên.
Leave a Reply