Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12
Đề 1: Từ thông điệp này, anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề môi trường và trách nhiệm của cá nhân đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
“Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta”
Đề 2: Trong “Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1 – 12 – 2003”, Tổng thư kí Liên hợp quốc Cô-phi An-nan cảnh báo: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ”.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về lời cảnh báo trên và về vấn đề phòng chống AIDS trong cộng đồng?
Đê 3: Trong bài thơ “Một khúc ca xuân” (12 – 1977), Tố Hữu viết:
“Nếu làm con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Đề 4: Nhà thơ Hung-ga-ri Pê-tô – phi có viết:
“Tự (lo và ái tình
Vì các người tôi sống
Vì tình yêu lồng lộng
Tôi xin hiến đời tôi
Vì tự do muôn đời
Tôi hi sinh tình ái”.
Hãy bình luận những câu thơ trên.
Đề 5: Tại cuộc thi hoa hậu toàn cầu năm 1992, ban giám khảo ở vòng tuyển cuối cùng đã đặt câu hỏi: “Nếu làm thủ tướng, chị sẽ làm việc gì đầu tiên?”. Hoa hậu Năm-mi-bi-a đã trả lời: Việc đầu tiên là tôi sẽ gặp gỡ các em bé và các bà mẹ”.
Anh (chị) suy nghĩ gì về câu trả lời trên?
Đề 6: Hãy bình luận tư tưởng chứa đựng trong bài thơ “Đi đường” (Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh):
“Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.”
Đề 7: Bình luận lời phát biểu của Phạm Văn Đồng: “Trước đây trong kháng chiến chống xâm lược, những người có nhiều chiến công xuất sắc là những người đáng yêu nhất. Ngày nay trong lao động hòa bình, những người đáng yêu nhất là những người nhiệt tình lao động, có trí sáng tạo, say mê phát minh sáng chế làm cho đất nước giàu mạnh”.
Đề 8: Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Han-tơn, nhà bác học Đác-uyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: ”Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”. Bình luận câu nói trên. Anh (chị) có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình?
Đê 9: “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở nỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí.” (Lét-xinh) Từ câu nói trên, anh (chị) suy nghĩ gì về những thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người?
Đề 10: Từ đoạn trích cảnh 7 của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về hạnh phúc của con người khi được sống thực với mình và với mọi người.
Đề 11: “Tiền bạc mua được tất cả, trừ hạnh phúc”. Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ về ý nghĩa câu danh ngôn trên.
Đề 12: Bình luận ý kiến: “Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn” (Ra-bơ-le – Rabelais)
Đề 13: Khi bàn về phương pháp học tập, trau dồi văn hóa, có người cho rằng: “Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả”.
Đề 14: Nhà viết kịch Đức Ph. Si-le có nói: “Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc”. Anh (chị) nghĩ gì về ý kiến đó?
Đề 15: Có người yêu thích văn chương, có kẻ say mê khoa học. Hãy tìm nội dung cho cuộc tranh luận giữa hai người ấy.
Đề 16: Cách làm bài văn nghị luận xã hội
Đề 17: Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có dạy: ‘‘Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thìlàm việc gì cũng khó”Anh/chị hãy viết bài khoảng 600 từ để thể hiện sự hiểu biết về lời dạy trên
Đề 18: Có nhiều ý kiến cho rằng “Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên hiện nay”. Ý kiến của anh/ chị thế nào? Hãy phát biểu quan niệm của mình bằng bài viết khoảng 600 từ.
Đề 19:
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kểmọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thểnào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu mỗi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đưòng.
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
(Lưu Quang Vũ)
Từ ý thơ trên, anh/chị hãy viết bài luận (khoảng 600 từ) để làm rõ sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Đề 20: Có người cho rằng sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đoạ tâm hồn. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Có thể rút ra bài học gì cho bản thân? (bài viết không quá 600 từ)
Đề 21: Khi bàn về phương pháp học tập, trau dồi văn hoá, có người cho rằng:“Văn hoá, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả”. Anh/chị hãy bàn luận về ý kiến trên bằng bài viết khoảng 600 từ.
Đề 22: Anh/chị hãy viết bài nghị luận khoảng 600 từ với chủ đề: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Đề 23: Anh/chị hãy viết bài nghị luận với chủ đề Giữ gìn trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi mỗi người phải có hiểu biết về tiếng Việt.
Đề 24: Tại cuộc thảo luận với chủ đề “Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay”. Anh/chị hãy viết bài nghị luận (khoảng 600 từ) để tham gia hội thảo.
Đề 25: Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, sự định hướng nghề nghiệp và thái độ đối với lao động là hết sức quan trọng. Anh/chị viết bài (khoảng 600 từ) để trình bày suy nghĩ của mình về điều này qua lời người xưa:
“Nhất nghệ tĩnh, nhất thân vinh
Ai ơi phải quýnghề mình mới nên ”
Đề 26: Anh/chị hiểu như thế nào về câu tục ngữ: “Nhàn cư vi bất thiện ” trong cuộc sống ngày nay? Hãy viết bài (khoảng 600 từ) để bàn về câu tục ngữ trên.
Đề 27: Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn rụi của tâm hồn. Anh/chị hãy viết bài bàn luận về vấn đề đó (bài viết không quá 600 từ).
Đề 28: Qua bài Đen hiện đại từ truyền thống của Trần Đình Hượu có thể rút ra nhận xét: Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hoá Việt Nam là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hoá trên một cái nền nhân bản. Anh/chị viết bài (khoảng 600 từ) để bàn về vấn đề trên.
Đề 29: Nêu suy nghĩ của anh/chị về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người từ câu nói của nhà văn L. Tôn-xtôi “Người nào không biết ngày mai mình sẽ làm gì, thì người đó là kẻ khốn khổ” (M. Gor-ki) (bài viết khoảng 600 từ).
Đề 30: Khi viết về những tích cực cũng như hạn chế của văn hoá Việt Nam, tác giả Trần Đình Hượu đã nhận định: “Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà” (Đến hiện đại từ truyền thông).
Đề 31:
Các con đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa.
(Nguyễn Việt Chiến – Tổ quốc ở Trường Sa)
Anh/chị hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về trách nhiệm với biển đảo quê hương qua bài viết khoảng 600 từ.
Đề 32:
Đất Tổ quốc khi chập chờn bỏng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như ảo mẹ bạc sờn.
(Nguyễn Việt Chiến – Tổ quốc nhìn từ biển)
Anh/chị hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về trách nhiệm với biển đảo quê hương qua bài viết khoảng 600 từ.
Đề 33: Anh/chị hãy bàn luận về vấn đề: Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay (bài viết khoảng 600 từ).
Đề 34: Từ cách nhìn của thế hệ thanh niên mới hiện nay, anh (chị) quan niệm thế nào là một người trẻ tuổi thành đạt?
Đề 35: Nhà thơ Mĩ Robert Frost viết:
“Trong rừng có nhiêu lối đi
Và tôi chọn lối đi chưa có dấu chân người.”
Anh (chị) suy nghĩ gì về ý tưởng gợi lên từ hai câu thơ trên?
Đề 36: Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện sau:
XÉN LÁ
Mẫu đơn là vua các loài hoa. Có anh nhà giàu, mua được một gốc, trồng ở giữa sân. Khi hoa nở, màu đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát. Người nào đi qua trông thấy cũng thốt lên: “Hoa đẹp biết bao!”. Anh nhà giàu nghe người ta chỉ khen hoa, mà không thấy nói gì đếncành lá, bèn xén trụi cành lá. Rốt cuộc ai thấy cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang không hiểu, làu bàu: “Sao hôm qua thì ngợi khen hoa thế, mà hôm nay, thấy hoa lại lắc đầu như vậy?”.
(Theo Trần Tứ ích, Ngụ ngôn thi thoại, NXB Tp.Hồ Chí Minh, 2003)
Đề 37: Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.
(Khuyên thanh niên)
Đề 38: Có phải “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương.”!
Đề 39: Suy nghĩ của anh (chị) vể phong trào tình nguyện Mùa hè xanh.
Đê 40: Anh (chị) suy nghĩ gì khi nhìn những cánh đồng lúa xanh đang ngày càng nhường chỗ cho những toà nhà chọc trời?
Đề 41: Mùa đông này tuyết ở Sa Pa…
Đê 42: Giữa bạt ngàn đá xám trên cao nguyên đá ĐồngVăn (Hà Giang), những mầm ngô xanh vẫn vươn lên trên từng hốc đá…
Đê 43: Phải chăng “Im lặng là vàng”?
Đề 44: Anh (chị) suy nghĩ gì về câu tục ngữ “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”!
Đề 45: Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của nhà giáo dục học Ma-ca-ren-cô: “Kỉ luật là tự do”.
Đề 46: Nêu những cảm nhận và suy ngẫm của anh (chị) về câu chuyện sau:
“Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về, em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình…”. Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”. Mùa đông sau viết; “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá ồn ào, bụi bặm, nhớ chợ bến xôn xao, lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi coi có phải người Việt không…” (Sưu tầm)
Đề 47: Hãy trình bày quan niệm của anh (chị) về hạnh phúc và cách có được hạnh phúc.
Đề 48: Anh (chị) hiểu thế nào về câu ngạn ngữ Mông cổ: “Không phải tất cả những người cười với ta đều là bạn, cũng không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù của ta”
Đề 49: Hãy giải thích và làm sáng tỏ câu nói sau: “Người chê mình mà chê phải, ấy là thầy của mình; người khen mình mà khen đúng, ấy là bạn của mình. Còn người nào nịnh bợ mình ấy là kẻ thù làm hại mình đó.” (Tuân Tử – Nhà tư tưởng Trung Hoa cổ)
Đề 50: Anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình về câu nói của người xưa: ”Người ta không biết trọng cái thực lực mà muốn trông cậy vào cái vận may thì chí khí cũng đã kém rồi, huống chi cái vận may khôngmấy khi được gặp”.
Đề 51: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về truyền thống đạo lí của dân tộc ta?
Đề 52: Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy viết:
Ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
Từ câu thơ trên, anh (chị) suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc đời?
Đề 53: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của Đi-đơ-rô: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường.
Đề 54: Anh (chị) nghĩ gì về câu ngạn ngữ của châu Phi: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn”?(Theo 365 danh ngôn cho cuộc sống hằng ngày, NXB Thanh niên, 2008)
Đề 55: Từ bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu nghĩ về “chí làm trai” của người xưa và của thanh niên trong thờiđại ngày nay.
Đề 56: Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: Đau đớn thay phận đàn bà. Nhận xét đó có còn đúng với người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay?
Đề 57: “Cây lớn một ôm, khởi sinh từ một cái mầm nhỏ, đài cao chín tầng, khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm, bắt đầu từ một bước chân” (Lão Tử). Anh (chị) hiểu thế nào về quan niệm trên?
Đề 58: Suy nghĩ và bình luận ý kiến sau của nhà thơ Na-dim Hít-mét: “Nếu anh không cháy lên, nếu tôi không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên, thì làm sao bóngtối có thể thành ánh sáng?”.
Đề 59: Phải chăng “Cái chết không phái là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”?
Đề 60: Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Đức Phật: “Sai lầm lớn nhất của đời người là tự đánh mất chính mình”.
Đề 61: Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: ”Hãy nói về bạn anh đi, tôi sẽ nói anh làngười thế nào”.
Đề 62: Về một câu chuyện trong cuộc sống để lại trong anh (chị) nhiều suy nghĩ.
Đề 63: Suy nghĩ của anh (chị) vềlời của một bài hát: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Đề 64: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu thể hiện trong hai câu thơ sau:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Đề 65: Dựa vào hai câu thơ trên, anh (chị) hãy viết bài văn bàn về thắng và bại, khôn và dại trong cuộc sống.
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại.
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
(Tố Hữu, Dậy mà đi)
Đề 66: Có ý kiến cho rằng:, “Giáo dục thay đổi số phận của cá nhân, thậm chí sốphận của một dân tộc”. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không?
Đề 67: L. Pa-xtơ cho rằng: “Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc”. Quan niệm của anh (chị) về vấn đề này như thế nào?
Đề 68: Về một kĩ nãng sống mà anh (chị) cho là quan trọng nhất đối với những người trẻ tuổi hiện nay.
Đề 69: Lợi ích và tác hại của việc sử dụng internet.
Đề 70: Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ sinh năm 1904, tại xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam qua đời ngày 10/12/2010. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, mẹ Nguyễn Thị Thứ có 9 con ruột, 1 con rể và 2 cháu ngoại lần lượt hi sinh. Cuộc đời mẹ đã trở thành huyền thoại, thành tượng đài của lòng yêu nước, đức hi sinh. Tại Núi Cấm, thành phố Tam Kì, tỉnh Quảng Nam, công trình tượng đài mẹ Việt Nam Anh hùng lấy nguyên mẫu từ mẹ Thứ, đã được khởi công xây dựng từ ngày 27/7/2009. (Phác thảo chân dung tượng đài theo nguyên mẫu mẹ Nguyễn Thị Thứ – dantri.com.vn)
Từ hiểu biết của mình về người mẹ Việt Nam và các thông tin trên, anh (chị) hãy viết bài văn với tiêu đề: Tượng đài về lòng yêu nước và đức hi sinh.
Đề 71: Bàn về vai trò của một số bộ môn nghệ thuật như kịch, âm nhạc, hội hoạ, vũ đạo… trong nhà trường phổ thông, nhiều người cho rằng các môn học này không cần thiết đối với HS; song nhiều người khác lại cho rằng chúng không chỉ cần thiết mà còn là sự sống còn của một nền giáo dục toàn diện và hiện đại.
Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên.
Đề 72: Trong thời gian học ở trường phổ thông, anh (chị) đã được học về nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử của dân tộc cũng như các nước trên thế giới. Nhiều nhân vật và sự kiện ấy vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống hôm nay. Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh (chị) về một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử nào đó mà anh (chị) đã học và cho đó là quan trọng, chỉ ra sự ảnh hưởng của nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đó đối với chúng ta.
Đề 73: Người Nga có câu nói: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng, cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống”. Anh (chị) nghĩ như thế nào về câu nói này?
Đê 74: Suy nghĩ và bình luận về câu nói sau: “Những con người thông thái thực sự cũng tựa như những bông lúa: khi còn lép, chúng vươn cao đầu lên đẩy kiêu ngạo; nhưng khi hạt đã đầy và chắc, chúng bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống”.
(Mon-ten-nhơ, theo 365 danh ngôn cho cuộc sống hằng ngày, Sđd)
Đề 75: Các cơ quan quản lí du lịch ở nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới hằng năm đều dành rất nhiều tiền để ủng hộ, đầu tư cho những địa danh nổi tiếng của đất nước. Bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông như áp phích, tạp chí quảng cáo, truyền hình, đài phát thanh, các cơ quan này có thể gửi thông điệp về những cảnh đẹp, và hi vọng sẽ đón được nhiều khách du lịch tới đó. Giả sử anh (chị) được thuê bởi một cơ quan, quản lí du lịch, hãy viết một bài văn, trong đó nói về một nơi trên đất nước ta mà khách du lịch có thể tìm thấy nhiều điều thú vị khi đến đó.
Đề 76:
THƯỢNG ĐẾ SẼ HỎI GÌ
a) Thượng Đế sẽ không hỏi vềsốquần áo của bạn cố trong tủ mà sẽ hỏi bạn đã giúp được bao nhiêu người có quần áo.
b) Thượng Đế sẽ không hỏi bạn có bao nhiêu tài sản vật chất mà sẽ hỏi chúng có được tạo ra bằng chính sức lao động của bạn không.
c) Thượng Đế sẽ không hỏi bạn nhận được bao nhiêu lời khuyến khích mà sẽ hỏi bạn đã bao giờ khích lệ được người khác hay chưa.
d) Thượng Đế sẽ không hỏi bạn sống cạnh những người láng giềng nào mà sẽ hỏi bạn đối xử với những người hàng xóm như thế nào.
(Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)
Suy nghĩ của anh (chị) về những điều Thượng Đế sẽ hỏi và không hỏi ở trên. Theo anh (chị), Thượng Đế có thể hỏi những điều gì nữa?
Đề 77: Mục Blog trên báo Dân trí ngày 20/06/2013 có bài báo với nhan đề: Đừng để lòng tốt phải đi vào “sách đỏ”. Theo anh (chị), nhan đề của bài báo trên đẻ cập đến vấn đề gì? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đế đó.
Đề 78: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của I-sắc Niu-tơn: “Nếu tôi nhìn xa hơn những người khác thì đó là vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ”.
Đề 79: Ở Việt Nam gần đây có hiện tượng “hôi của” từ các vụ tai nạn giao thông. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng này.
Đề 80: Hiện nay, có không ít bạn trẻ coi nhẹ các môn khoa học xã hội và nhân văn. Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.
Đề 81: Từ xưa dân gian quan niệm: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” (tục ngữ Việt Nam); còn nhà văn M. Go-rơ-ki lại cho rằng: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Anh (chị) suy nghĩ gì về hai quan niệm trên?
Đề 82: Hãy bàn luận về câu nói sau: ”Những thói xấu ban đầu chỉ là người khách qua đường; sau đó thành người bạn ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.
Đề 83: Quan niệm của anh (chị) về tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ trong tình yêu.
Đề 84: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, khônạ có khái niệm chúng ta và họ. Trong thếgiới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” (Cô-phi An-nan). Quan niệm của anh (chị) về vấn đề này.
Đề 85: Suy nghĩ của anh (chị) về lòng dũng cảm.
Đề 86: Thiên nhiên và con người trong xã hội hiện đại.
Đề 87: Lòng nhân ái và cuộc sống của con người.
Đề 88: Nếu anh (chị) không trúng tuyển vào trường đại học.
Đề 89: Những suy nghĩ của anh (chị) khi đứng trước nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.
Đề 90: Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta.
Đề 91: Những năm gần đây, số lượng các bạn trẻ Việt Nam đi du học nước ngoài gia tăng một cách đáng kể. Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.
Đề 92: Có người cho rằng ngày nay trong siêu thị cái gì cũng có, vì thế nên dẹp bỏ hết các chợ quê, Ý kiến của anh (chị) thế nào?
Đề 93: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
Đề 94: Nhà văn Nga, c. Pau-lốp-xki viết: “Dù người ta nói với bạn điều gì đi chăng nữa, bạn cũng hãy tin rằng cuộc sống là kì diệu và đẹp’. Hãy phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
Đề 95: Ông Bá Dương (người Trung Quốc) viết hẳn một cuốn sách “Người Trung Quốc xấu xí” để nêu lên những thói hư, tật xấu của người Trung Quốc. Tương tự người Mĩ có cuốn sách “Người Mĩxấu xí”; người Nhật cũng có cuốn “Người Nhật xấu xí”… Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng nêu trên? Hãy viết bài văn phân tích một vài thói hư tật xấu của người Việt Nam mà anh (chị) cho là đáng phê phán, nhất là khi đất nước bước vào thời kì hội nhập quốc tế; tự đặt tên cho bài viết.
Đề 96: Từ câu thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ về tình cảm của mỗi con người đối với quê hương, xứ sở.
Đề 97: “Một con người làm sao cố thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình” (Gớt). Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.
Đề 98: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của nhân vật hồn Trương Ba: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” (Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt).
Đề 99: Bàn về hành trang của thanh niên trong thời đại mới.
Đề 100: Bàn về “Nghệ thuật gây thiện cảm”.
Đề 101: Từ câu châm ngôn: “Thà thắp lên một ngọn lửa nhỏ còn hơn chỉ ngồi than phiền bóng tối”, anh (chị) hãy viết một bài văn dài ngắn tuỳ ý, tên bài tự đặt, kiểu bài tuỳ chọn.
Đề 102: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau: “Tình thương là hạnh phúc của con người”.
Đề 103: Thanh niên và vấn đề lựa chọn nghề nghiệp hiện nay.
Đề 104: Nếu bạn là người phụ nữ bị bạo hành như trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Đề 105: Từ nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô trong tác phẩm ông già và biển cả của Hê-minh-uê, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của niềm tin và nghị lực đối với cuộc sống.
Đề 106: Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì Iòng người ngại núi e sông”.
Đề 107: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ỷ kiến trên?
Đề 108: Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Văn học thời kì 1945 đến 1975
Đề 1: Phân tích và chứng minh rằng văn học thời kì 1945 – 1975 được sáng tác chủ yếu theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Đề 2: Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc đó”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên đây nhưthếnào? Liên hệ với lịch sử văn học Việt Nam, ý kiến đó có đúng không? Hãy chứng minh.
Giải thích và bình luận ý kiến trên.
Đề 4: Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn?
Đề 5: Tác giả Trần Đình Hượu phân tích đặc điểm của vốn văn hoá dân tộc dựa trên những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?
Đề 6: Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận viết:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Từ ý thơ trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) bàn về tình yêu biển đảo quê hương.
Đề 7: Nhịp điệu và âm hưởng trong đoạn trích Cây tre Việt Nam của Thép Mới: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xa tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Trehi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng trong lao động! Tre anh hùng trong chiến đấu!
Đề 8: Một đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Anh (chị) hãy dựa vào một số tác phẩm tiêu biểu để làm rõ đặc điểm trên.
Đề 9: Bàn về giá trị nhận thức của tác phẩm văn học, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập hai, trang 123 viết: “Văn học đặc biệt coi trọng sự nhận thức về giá trị con người. Qua lăng kính văn học, người ta nhìn rõ những giá trị về nhân cách, những biến đổi tinh vi của tâm hồn, những biểu hiện khác nhau của tội ác, sức mạnh của cái thiện và lẽ công bằng. Từ các nhận thức đó, văn học soi rọi cho người đọc ánh sáng lí tưởng, nâng đỡ niềm tin vào cuộc đời, khơi gợi ở họ tình yêu đối với cuộc sống. Vì thế, giá trị nhận thức của văn học thấm nhuần tính chất nhân văn.”. Hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 10: Phong cách văn học và những biểu hiện của phong cách văn học qua một tác giả mà anh (chị) yêu thích.
Những bài văn hay lớp 11:
Đề 1: “Cái tôi” Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng.
Đề 2: Đây mùa thu tới và Thơ duyên của Xuân Diệu cùng viết về mùa thu nhưng với những hình ảnh và cảm xúc khác nhau. Hãy phân tích hai bài thơ để làm sáng tỏ sự khác nhau đó.
Đề 3: Phân tích chân dung biếm hoạ nhân vật Khải Định trong truyện ngắn “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc).
Đề 4: Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan).
Đề 5: Vẻ đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).
Đề 6: Phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ Tràng giang (Huy Cận).
Đề 7: Cảm hứng vũ trụ và nỗi sầu nhân thế trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
Đề 8: Cảnh quê, tình quê trong bài thơ Tương tư (Nguyễn Bính).
Đề 9: Những điểm giống và khác nhau giữa Nguyễn Bính và Xuân Diệu qua hai đoạn thơ sau:
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Nguyễn Bính – Tương tư)
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình.
Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khợi,
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời,
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm.
Em! Xích lại! Và đưa tay anh nắm!
(Xuân Diệu – Tương tư chiều)
Đề 10: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
(Tố Hữu – Từ ấy)
Đề 11: Về một bài thơ mới Việt Nam (1932 – 1945) mà anh (chị) yêu thích.
Đề 12: Cảnh xuân, tình xuân trong Chiều xuân (Anh Thơ).
Đề 13: Cảm nhận của anh (chị) về bốn câu thơ sau:
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
(Thâm Tâm – Tống biệt hành)
Đề 14: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của đoạn trích sau:
Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta. Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế.
(Hoài Thanh, trích Một thời đại trong thi ca, Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, tr.106)
Đề 15: Phân tích bức tranh thiên nhiên và tâm trạng tác giả trong bài thơ Chiều tối
Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng
Đề 1: Phân tích bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng).
Đề 2: Phân tích mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần tuý và đời sống của nhân dân lao động qua Vĩnh biệt cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ NhưTô của Nguyễn Huy Tưởng).
Tuyên ngôn Độc lập. và những bài thơ, câu nói của Hồ Chí Minh
Đề 1: “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh có bài thơ “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi”:
“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Giải thích và bình luận quan niệm của tác giả bài thơ trên về thơ, và rộng hơn, về văn học nghệ thuật.
Đề 2: Nhà văn Đặng Thai Mai có viết: “Thơ của Bác thật sự là thơ, là thơ của một thời đại mới, vì thơ của Bác hao hàm hai yếu tố hòa hợp với nhau một cách nhuần nhụy: chất trữ tình và chất thép”.
Thế nào là chất trữ tình? Thếnào là chất thép? Thế nào là sự hòa hợp với nhau một cách nhuần nhụy?
Phân tích một số bài thơ của Hồ Chí Minh để chứng minh chất trữ tình và chất thép trong thơ Người kết hợp một cách nhuần nhụy.
Đề 3: Bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Đề 4: Việc trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần mở đầu có ýnghĩa gì?
Đề 5: Trong phần 2 của bản Tuyên ngôn, tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập tự do của nước Việt Nam ta?
Đề 6: Phân tích phần tuyên ngôn trong Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh (“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị… đểgiữvững quyền tự do độc lập ấy”) để nêu rõ:
– Ý nghĩa sâu sắc của phần tuyên ngôn
– Lập luận chặt chẽ, giọng văn hùng biện đầy sức thuyết phục.
Đề 7: Tuyên ngôn Độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn chính luận: ngắn gọn, trong sáng, giản dị mà súc tích, đanh thép, sắc sảo. Anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó?
Đề 8: Lí giải vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng triệu trái tim người dân Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay?
Đề 9: Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, có tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là một áng văn chính luận mẫu mực.Anh/chị hãy bàn luận về ý kiến trên. Giá trị của độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ càng có ý nghĩa như thế nào khi tình hình biển Đông có những diễn biến phức tạp?
Đề 10: Hình tượng nhân vật trữ tình trong Nhật kí trong tù – một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn.
Đề 11: Chất cổ điển và tinh thần thời đại trong bài thơ Chiều tối (Mộ – Hồ Chí Minh).
Đề 12: Lai Tân (Hồ Chí Minh) – một bài thơ châm biếm đặc sắc.
Đê 13: Sức hấp dẫn của bản Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh).
Đề 14: Phân tích phần mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh).
Chữ người tử tù Nguyễn Tuân
Đề 1: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù, qua đó anh/chị hãy nêu rõ quan điểm của Nguyễn Tuân về cái đẹp.
Đề 2: Phân tích thành công của Nguyễn Tuân trong việc tái hiện cảnh cho chữ qua đoạn trích sau:
[...] Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng cố, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viền quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
– Ởđâylẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lua trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?… Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.
Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Đề 3: Có ý kiến cho rằng trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao là người đáng ca ngợi nhưng nhân vật quản ngục còn đáng ca ngợi hơn. Ý kiến của anh (chị)?
Hạnh phúc của một tang gia Vũ Trọng Phụng
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về xã hội đương thời qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).
Đề 2: Nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ).
Đề 3: Có ý kiến cho rằng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ -Vũ Trọng Phụng), mâu thuẫn trào phúng được đẩy lên đến đỉnh điểm ở cảnh hạ huyệt. Hãy phân tích một số chi tiết trong cảnh này để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 4: Ý nghĩa nhan đề đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng).
Đề 5: Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, người ta thấy văn xuôi của Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng rất khác nhau, nhưng hai ông đều là những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa lớn. Anh (chị) có ý kiến gì về nhận xét trên?
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Đề 1: Khoảng trống mà Nam Cao để lại cho văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1945) nếu không có tác phẩm Chí Phèo.
Đề 2: Phân tích ý nghĩa điển hình của nhân vật Chí Phèo
Đề 3: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao qua đoạn văn tả Chí Phèo từ khi bị thị Nở từ chối chung sống đến khi đâm chết bá Kiến và tự sát.
Đề 4: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào khi có người cho rằng: Chí Phèo (trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao) vừa là “một gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị” vừa là “một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại”?
Đề 5: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích sau:
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình.
Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gỗ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả cố. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!
Đề 6: Suy nghĩ và bình luận về vai trò của nhân vật thị Nở trong truyện Chí Phèo (Nam Cao).
Đề 7: Bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng qua nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao.
Đề 8: Cảm nhận của anh (chị) về lời ru của nhân vật Từ trong đoạn kết tác phẩm Đời thừa (Nam Cao):
Ai làm cho khói lên giời,
Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;
Ai làm cho Nam, Bắc phân kì,
Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân…
Đề 9: Bi kịch của người trí thức trong tác phẩm Đời thừa có điểm gì giống và khác với bi kịch của người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo.
Đề 10: Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo?
Đề 11: Ý nghĩa hình tượng bát cháo hành?
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Đề 1: Hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Đề 3: Nhận xét về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, có ý kiến cho rằng: “Một ngọn hút đầy tài hoa vừa khắc họa được cái dữ dội, hào hùng lại vừa diễn tả được cái tươi mát, sâu lẳng, đau thương mà không hề bi lụy”.
Hãy phân tích bài thơ Tây Tiến để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 4: Theo văn bản, bài thơ chia thành 4 đoạn. Anh/chị hãy nêu ýchính của mỗi đoạn.
Đề 5: Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người về thiên nhiên miền Tây khác với đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích.
Đề 6: Hình ảnh người lính Tây Tiến được lặp lại trong đoạn thơ thứ ba. Hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình ảnh người lính.
Đề 7: Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tảnhư thế nào? Vìsao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?
Đề 8: Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
Đề 9: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nỗi buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy. Anh/chị hãy bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đểchứng minh nhận xét trên.
Đề 10: Phân tích các yếu tố từ ngữ, phép lặp cú pháp, nhịp điệu trong các dòng thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thăm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Đề 11: Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm
Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài “Bên kia sông Đuống” của Hoàng cầm:
“Em ơi buồn làm chi
………………….
Bây giờ tan tác về đâu”.
Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:
“Mùa thu nay khác rồi
……………..
Những buổi ngày xưa vọng nói về.”
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội trong bốn câu thơ
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phốdài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Đề 3: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đó định nghĩa đất nước như thế nào qua đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi…
… Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
Đề 4: Những khám phá riêng của mỗi bài thơ về đất nước quê hương qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) với đoạn trích Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm).
Đề 5: Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thểhiện của chủ đề chung đó.
Đề 6: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh quê hương đất nước trong hai đoạn thơ sau:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
(Nguyễn Đình Thi – Đất nước)
Đề 7: Đất nước là một đề tài lớn trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 nhưng mỗi bài thơ lại có những nét riêng trong nội dung và cách thể hiện. Tìm một nét riêng trong đoạn trích Đất Nước (trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) hay bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) hoặc một bài thơ khác mà anh (chị) biết và nêu cảm nhận về nét riêng ấy.
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Đề 1: Hình ảnh Việt Bắc được tái hiện trong nỗi nhớ của “kẻ ở” và “người về” như thế nào trongbài thơ ” Việt Bắc” của Tố Hữu?
Đề 2: Bức tranh “Việt Bắc ra quân” là một bức tranh hùng tráng, tràn dầy khí thế chiến thắng của quân dân ta. Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu để làm sáng tỏ ý kiến trên:
“Những đường Việt Bắc của ta,
……………………..
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
Đề 3: Việt Bắc” cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ ông”. Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích hai mươi câu thơ đầu của bài thơ “Việt Bắc”.
Đề 4: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Việt Bắc. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Đề 5: Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu; vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được TốHữu khắc hoạ ra sao?
Đề 6: Anh/chị hãy chọn và bình giảng một đoạn thơ tiêu biểu trong bài Việt Bắc
Đề 7: Bức tranh “Việt Bắc ra quân” là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khíthế chiến thắng của quân dân ta. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu để làm sáng tỏ:
Những đường Việt Bắc của ta…
… Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Đề 8: Việt Bắc cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu và nghệ thuật biểu hiện giàu tỉnh dân tộc của thơ ông (Sách Giáo viên văn 12, 1992). Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích hai mươi câu thơ đầu trong bài thơ Việt Bắc của Tổ Hữu.
Đề 9: Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người hiện lên như thế nào trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
Đề 10: Bình giảng đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Mình về mình có nhớ ta … Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa.
Đề 11: Trong bài thơ Tiếng hát con tàu, hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thê còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy cắt nghĩa nhan đề và 4 câu thơ đề từ.
Đề 12: Bình giảng đoạn thơ
Ta về mình có nhớta…
… Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Đề 13: Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Đề 14: Hãy giải thích và chứng minh rằng thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị.
Đề 15: Bình luận về tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu.
Đề 16: Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”, cần hiểu nhận xét đó như thế nào?
Đề 17: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đannón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Đề 18: Tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).
Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
Đề 1: Nhân vật và chi tiết nghệ thuật gây ấn tượng sâu sắc nhất trong truyện ngắn Hai đứa trẻ?
Đề 2: Giá trị hiện thực của tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.
Đề 3: Tư tưởng nhân đạo độc đáo của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Đề 4: Bút pháp tương phản trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
Đề 5: Sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức (nhan đề, không gian, thời gian, điểm nhìn, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ) với nội dung tư tưởng của truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Đề 1: Bình giảng khổ thơ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạhóa quê hương.”
(Tiếng hát con tàu -Chế Lan Viên)
Đề 2: Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khita ở, chỉlà nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.
Đê 3: Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào (Tiếng hát con tàu)? Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ đó.
Đề 4: Hãy tìm những câu thơ (Tiếng háí con tàu) thể hiện rõ nhất những chất suy tưởng và triết lí của Chế Lan Viên
Đề 5: Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm nhà thơ được thể hiện qua những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ (Tiếng hát con tàu) nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó vò lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân.
Đề 6: Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được thể hiện qua những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ (Tiếng hát con tàu) nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân
Đề 7: Cảm nhận của anh (chị) về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích sau:
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em báng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.
Con nhớ mê! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mêthức một mùa dài.
Con với mêkhông phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ .
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu Ngữ văn 12, tập một, 2014, tr. 143 – 144)
ĐÒ LÈN (Nguyễn Duy)
Đề 1: Người ta thường có xu hướng tạo ra hình ảnh thật đẹp đẽ về chính mình trong tuổi ấu thơ. Gòn ở bài thơ Đò Lèn, tác giả đã thể hiện thời thơ ấu của mình như thế nào? Nét quen thuộc mới mè trong cách nhìn của tác giá về chính mình trong quá khứ?
Đề 2: Hình ảnh người bà (trong bài thơ Đò Lèn) âm thầm chịu đựng muôn vàn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi nghịch ngợm, sống lại tròng kí ức thể hiện tình cảm gì trong lòng tác giả đối với bà khi đã trưởng thành?
Đề 3: Cách thể hiện tình thương bà của tác giả (trong bài thơ Đò Lèn) có gì đặc biệt? So sánh với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt?
Đề 4: Hình ảnh người bà và kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình trong bài thơ ĐÒ LÈN của Nguyễn Duy
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Đề 1: “Bài thơ “Sóng”, in trong tập ”Hoa dọc chiến hào” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương, gắn bó.”Hãy bình giảng nhũng khổ thơ sau đây để góp phần làm rõ ý kiến trên:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cáchtrở.
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”
Đề 2: Phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh,
Đề 3: Hãy phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình “em” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh để chứng minh rằng: “Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đầy cảm xúc và có sắc thái rất riêng, đậm nữ tính của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương.” (Ngữ văn 12, Tập một)
Đề 4: Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ Sóng? Âm điệu, nhịp điệu có được tạo nên bởi những yếu tố nào?
Đề 5: Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ Sóng là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổthơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này
Đề 6: Giữa sóng và em trong bài thơ Sóng có quan hệ như thế nào? Anh chị có nhận xét gì về kết cấu bài thơ?Người phụ nữ đang yêu tìm thây sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ rasự tương đồng đó.
Đề 7: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Đề 8: Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, trang 122 viết: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”. Hãy làm rõ điều đó qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Đề 9: Vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương.
(Xuân Quỳnh – Sóng)
Đề 10: Những khám phá về “sóng” và “em” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Đề 11: Những cảm xúc trong tình yêu (nỗi nhớ, niềm thương, sự lo âu, khát khao gắn bó dài lâu, cảm giác hạnh phúc,…) thường mang tính phổ quát nhưng mỗi nhà thơ lại có cách nói riêng. Theo anh(chị), đâu là cái riêng của Xuân Quỳnh ở bài thơ Sóng.Viết bài văn ghi lại điều đó.
Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm
Đề 1: Phân tích đoạn thư sau đây của Nguyễn Khoa Điềm để làm rõ tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
…………..
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…”
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Đề 2: Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích “Đất Nước”. (Trường ca “Mặt đường khát vọng”)
Đề 3: Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trừ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên.
Đề 4: Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoádân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục…) Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vìsao nói, chất liệu văn hoádân gian trong đoạn thư này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Đề 5: Anh/chị hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Đề 6: Hình ảnh mùa thu Hà Nội (Đất nước của Nguyễn Đình Thi) tronghoài niệm của nhà thơ hiện ra với những điểm gì đặc sắc?
Đề 7: Phân tích đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi… ” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về ” (Đất nước của Nguyễn Đình Thi).
Đề 8: Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận và suy tư như thế nào về quêhương đất nước trong phần 2 bài thơ Đất nước?
Đề 9: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như thế nào trong đoạn trích Đất nước?
Đề 10: Trong phần sau của đoạn trích (từ Những người vợ nhớ chồng…” đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật tro nu đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mĩ. Vì sao?
Đề 11:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ,
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở,
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Nguyễn Khoa Điềm).
Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên được sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân với vận mệnh chung của cộng đồng, của đất nước trong đoạn thơ trên.Ý kiến của anh/chị?
Đề 12: Sự kết hợp giữa chất chính luận với chất trữ tình trong đoạn trích Đất Nước (trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Đề 13:
DỌN VỀ LÀNG (Nông Quốc Chấn)
Đề 1: Cuộc sống gian khổcủa nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp trong bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn
Đề 2: Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao Bắc Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn.
Dề 3: Màu sắc dân tộc thể hiện như thế nào qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả trong bài thơ Dọn về làng?
Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo.
Đề 1: Nêu cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo.
Đề 2: Giải thích các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt vầng trăng chếch choảng, yên ngựa mỏi mòn (Đàn ghi-ta của Lor-ca). Anh /chị có suy nghĩa gì khi bắt gặp hình ảnh tiếng đàn, áo choàng đỏ gắt?
Đề 3: Cảm nhận về đoạn thơ (Đàn ghi-ta của Lor-ca).
Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng.
Đề 4: Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor ca.
Đề 5: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Lor-ca trong bài thơ Đản ghi-ta của Lor-ca.
Đề 6: Phân tích nét đặc sắc của ngôn từ nghệ thuật thể hiện trung bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo.
Đề 7: Về bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo).
Đề 8: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh tiếng đàn trong đoạn trích sau: tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi tơ ròng ròng máu chảykhông ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng.
(Thanh Thảo – Đàn ghi ta của Lor-ca)
Đề 9: Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đàn ghi ta trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).
Đề 10: Hãy tìm trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) nhữnghình ảnh được sáng tạo theo lối “lạ hoá” và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của những hình ảnh đó.
BÁC ƠI (Tố Hữu)
Đề 1: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời thể hiện như thế nào trong bốn khổthơ đầu của bài thơ Bác ơi?
Đề 2: Cảm xúc của mọi người dân Việt Nam qua ba khổ thơ cuối trong bài thơ Bác ơi như thể nào?
Đề 3: Sáu khổ thơ tiếp theo trong bài thơ Bác ơi tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như thế nào?
Vợ nhặt của Kim Lân.
Đề 1: Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Đề 2: Phân tích truyện ngắn “Vợ nhặt”của Kim Lân để thấy rõ giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Đề 3: Tinh thần nhân đạo của Kim Lân qua truyện “Vợ nhặt”.
Đề 4: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt”
Đề 5: Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Đề 6: Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm Vợ nhặt thành mấy đoạn? Ýchính của mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dan dắt như thế nào?
Đề 7: Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bàlạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tinh huống đó có những (ác dụng gì đối với nội dung, ýnghĩa của thiên truyện?
Đề 8: Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt Qua tình huống trong truyện, anh/ chị hiểu gì về tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945?
Đề 9: Phân tích tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ (Vợ nhặt), qua đó anh chị hiểu gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này?
Đề 10: Anh /chị hãy nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ.. ).
Đề 11: Phân tích ý nghĩa của đoạn kết truyện Vợ nhặt.
Đề 12: Phân tích tâm trạng nhân vật bù cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Đề 13: Giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Đề 14: Cảm nhận về niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng. Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật (lúc quyết định để người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ…).
Đề 15: Nhà văn Kim Lân từng nói vể bi kịch của cái đói: “Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó lại loé lên những tia sáng về đạo đức, danh dự.” (Nguồn: choiphongthuy.com vietimes, thứ sáu, ngày 28 – 3 – 2008). Hãy chứng minh rằng tác giả Vợ nhặt đã khai thác khía cạnh sau cùng của cái bi kịch ấy.
Đề 16: Tình huống truyện đặc sắc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Đề 1: Bình giảng đoạn văn sau đây trích trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài: “Ngày tết, Mị cũng uống rượu… Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh thịt”.
Đề 2: Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu APhủ (Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài).
Đề 3: Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài).
Đề 4: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài) thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.
Đề 5: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
Đề 6: Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong phần trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
Đề 7: Qua số phận nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ýkiến về giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Đề 8: Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ.
Đề 9: Những nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi. Nhận xét vềnghệ thuật miêu ta thiên nhiên, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác phẩm (Vợ chồng A Phủ).
Đề 10: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tô Hoài viết Vợ chồng A Phủ’, sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu viết Chiếc thuyền ngoài xa. Đều viết về nỗi khốn khổ của người phụ nữ nhưng cách nhìn nhận, cách giải quyết vấn đề và thông điệp mà hai nhà văn muốn gửi đến bạn đọc có khác nhau. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó.
Đề 11: So sánh nghệ thuật xây dựng hai nhân vật Mịvà A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
Đề 12: Chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
Đề 13: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn trích sau:
a) Bây giờ Mị cũng không nói. MỊ đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, MỊ với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A sử hỏi:
– Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho MỊ không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
(Tô Hoài, trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, tr. 8)
b) Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mĩ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyên đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ đinh gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.
Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nóihết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.
(Nguyễn Minh Châu, trích Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, tập hai, tr. 71-72)
Đề 14: Về một hình tượng phụ nữ để lại cho anh (chị) nhiều suy nghĩ nhất trong các tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Đề 1: Phân tích truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Đề 2: Phân tích những nét tính cách của nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Đề 3: “Nhân vật trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đều là những người con kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp khó quên”. Phân tích các nhân vật cụ Met, Tnú, Dít để làm sáng tỏ điều đó.
Đề 4: Hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Met, Dít, bé Heng trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Đề 5: Cảm nhận về hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Đề 6: Phân tích đoạn văn đầu và đoạn văn cuối truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Đề 7: Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là chuyên của một đời và được kể trong một đêm Anh/chị hãy cho biết vì sao?
Đề 8: Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ với nhau như thế nào?
Đề 9: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Đề 10: Những nét chung và riêng ở các nhân vật cụ Mết, Tnú, Díttrong Rừng xà nu của nguyễn Trung Thành
Đề 11: Vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Met, Dít, bé Heng trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Đề 12: Khuynh hướng sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Đề 13: Suy nghĩ của anh (chị) về đôi bàn tay của nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Đề 14: Nhận xét về nhân vật Tnú (Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành), có ý kiến cho rằng: Tnú là nhân vật đậm rnàu sắc sử thi mà vẫn có tính cách riêng biệt, độc đáo. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 15: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời nhắn gửi của cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”.
Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đề 1: Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Đề 2: Đọc “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, ta thấy hai chị em Việt và Chiến đều là những hình tượng nhân vật có sức hấp dẫn đặc biệt. Hãy phân tích sức hấp dẫn của hai nhân vật ấy.
Đề 3: Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Đề 4: Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và việc khắc hoạ tính cảch nhân vật?
Đề 5: Phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích này.
Đề 6: Phân tích đoạn đổi thoại giữa Việt và Chiến trước ngày nhập ngũ? Tính cách của hai nhân vật thể hiện như thế nào qua đoạn đối thoại này?
Đề 7: Phân tích và so sánh lính cách các nhân vật Việt và Chiến (Những đứa con trong gia đình) đểlàm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.
Đề 8: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghì vào một khúc. Rồi trăm con sông gia đình lại đổ về một biển, “mà biển thì rộng lam rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Chứng mình rằng, trong thiên truyện củạ Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảytừ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến chị em Chiến, Việt.
Đề 9: Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đề 10: Điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đề 11: Tác phẩm Nhũng đứa con trong gia đình kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ, truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau?
Đề 12: Vẻ đẹp của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đề 13: Màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn Những đứa controng gia đình (Nguyễn Thi).
Đề 14: Những thành công nghệ thuật nổi bật của Nguyễn Thi trong Những đứa con trong gia đình.
Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Đề 1: Hình ảnh sông Đà, con sông TâyBắc “hung bạo” mà “trữ tình”được miêu tả như thế nào qua tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân?
Đề 2: Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Đề 3: Phân tích hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” để làm rõ những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân.
Đề 4: “Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình.” (Ngữ văn 12 nâng cao, Tập một. Nxb Giáo dục, 2007. t. 169). Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 5: Nêu cảm nhận về cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân thể hiện qua hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tác; truyện ngắn “Chữ người tử tù”và tùy bút “Người lái đò sông Đà”
Đề 6: Dòng sông Đà mang vẻ đẹp hung bạo dữ dội.
Đề 7: Sông Đà có mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng – là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa.
Đề 8: Bên cạnh vẻ đẹp hình vì, hung bạo, sông Đà còn mang nét đẹp trữ tình. Hãy phân tích vẻ đẹp trữ tình ấy.
Đề 9: Đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Đề 10: Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ năng khi viết về Người lái đò sông Đà.
Đề 11: Hãy nêu nhận xét về nghệ thuật xây dụng hình tượng người lái đò cũng như nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Tuân trong phần này.
Đề 12: Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với dòng nước hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao trong con mắt của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thực sự xứng đáng là “vàng mười’’ của Tổ quốc?
Đề 13: Trong thiên tuỳ bút, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ một cách ẩn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo?
Đề 14: Hình ảnh con sông Đà trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Đề 15: Bài tuỳ bút Người lái đò Sông Đà khắc họa hình ảnh người lái đò. Anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó
Đề 16: Hình ảnh con sông Đà qua sự cảm nhận của Nguyễn Tuân trong đoạn trích tác phẩm Người lái đò Sông Đà.
Đề 17: Về thể tuỳ bút, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, trang 159 cho rằng đây là thể loại có “tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm, nhân vật chính là cái tôi của nhà văn […] Cho nên sự hấp dẫn của tuỳ bút chủ yếu là sự hấp dẫn của cái tôi ấy”.
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc phân tích “cái tôi” của Nguyễn Tuân trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà.
Đề 18: Người ta từng đặt cho Nguyễn Tuân danh hiệu “người suốt đời đi tìm cái đẹp”. Viết bài văn nêu cảm nhận của anh (chị) về một “cái đẹp” được Nguyễn Tuân tìm kiếm, khám phá và thể hiện trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà.
Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đề 1: Qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, hãy nêu cảm nhận về dòng sông Hương từ vùng thượng lưu đến đoạn chảy vào thành phố Huế.
Đề 2: Dòng sông Hương được cảm nhận như thế nào qua phần trích bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
Đề 3: Nêu cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
(…) Con sông Dà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mật một người bẩm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân)
(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó người taluôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chí bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tâythành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huếthường miêu tả(…).
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Đề 4: Đoạn tả Sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả? Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đó?
Đề 5: Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế cổ nét đặc trung gì? Pháthiện của tác giả về nét riêng biệt của sông Hưong cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác già với xứ Huế và dòng sông?
Đề 6: Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương qua lịch sử và trong thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả?
Đề 7: Qua đoạn trích, nêu những nét đặc sắc của văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề 8: Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phù Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Đề 9: Vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
Đề 1: Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
Đề 2: Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh (Một người Hà Nội) gợi cho anh/chị nghĩ gì?
Đề 3: Nhận xét về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong Một người Hà Nội..
Đề 4: Nhận xét về tính cách cô Hiền – nhân vội trung tâm của truyện Một người Hà Nội, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất người. Vì sao tác giả lại cho rằng: cô Hiền là “một hạt bụi vàng ” của Hà Nội?
Đề 5: Nêu cảm nghĩ về nhân vật “tôi”, Dũng, Những thanh niên Hà Nội và cả những người tạo nên “nhận xét không vui vẻ ” của nhân vật ‘’tôi ” về Hà Nội
Đề 6: Suy nghĩ của anh/chị về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc qua truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải (bài viết khoảng 600 từ).
Đề 7: Nhân vật bà Hiền (truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải) – “một hạt bụi vàng của Hà Nội”.
Đề 8: Hình dung của anh (chị) về nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Đề 1: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Đề 2: Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Đề 3: Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình thuyền chài (Chiếc thuyền ngoài xa)?
Đề 4: Câu chuyện của người đàn hà ở tòa án huyện (Chiếc thuyền ngoài xa) nói lên điều gì?
Đề 5: Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: người đùn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh (Chiếc thuyền ngoài xa).
Đề 6: Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa có gì độc đáo?
Đề 7: Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa cố gì đáng chú ý?
Đề 8: Suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa văn chương nghệ thuật với cuộc đời thông qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?
Đề 9: Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngăn Chiếc thuyền ngoài xa?
Đề 10: Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương (Chiếc thuyền ngoài xa)?
Đề 11: Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
Đề 12: Nguyễn Minh Châu từng bày tỏ khát vọng “đi tìm con người ở bên trong con người”. Hãy chứng minh rằng, sáng tạo nhản vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã thực hiện được niềm mong ước đó.
Đề 13: Về hành trình nhận thức của nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Đề 14: Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, cảm quan của người nghệ sĩ trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Hồn Trương Sa, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Đề 1: Hãy phân tích các giá trị nghệ thuật của vở kịch “Hồn Trương Sa, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
Đề 2: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt trích cảnh 7 vở kịch “Hồn Trương Ba, dã hằng thịt” của Lưu Quang Vũ.
Đề 3: Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xúc anh hàng thịt, tìm hàm ý mà nhà viết kịch LưuQuang Vũ muốn gửi gắm?
Đề 4: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống. Theo anh (chị), Trương Ba trách Đế Thích, có đúng không? Vìsao? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa gì?
Đề 5: Khi Trương Bơ nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
Đề 6: Giả định Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị và Trương Ba đồng ý? Những rắc rối gì sẽ xảy ra? Thử viết một đoạn văn ngắn (20 dòng) để thể hiện điều ãó.
Đề 7: Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con, cháu), anh (chị) nguyên nhân nào đã khiển cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng thái bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó.
Đề 8: Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ.
Đề 9: Sau khi đọc đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ, anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
Đề 10: Phân tích ý nghĩa của cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác trong đoạn trích kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Đề 11: Trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nhân vật chị con dâu nói: “Nhà ta như sắp tan hoang ra cả… […] mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc nhoà mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa […] làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?”. Anh (chị) hãy phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích để làm sáng tỏ câu nói trên.
Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn
Đề 1: Phân tích truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.
Đề 2: Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên nhưthế nào trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn?
Văn học nước ngoài
Đề 1: Tìm hiểu nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê và chứng minh nhà văn đã thực hiện nguyên lí này trong tiểu thuyết “Ông già và hiển cả”.
Đề 2: M. Sô-lô-khốp kết thúc truyện ngắn “Sốphận conngười” với đoạn văn sau: “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó — con người có ý chí kiên cường sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi đã lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường, nếu như TỔ quốc kêu gọi…”
Tính cách nào của nhân vật Xô-cô-lốp được đánh giá cao nhất? Vì sao?
Đề 3: Từ nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp trong đoạn trích Số phận con người (M. Sô-lô-khốp), hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về tính cách Nga.
Đề 4: Trong tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào, nhà vãn M. Go-rơ-ki viết: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tớigần CON NGƯỜI”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng kinh nghiệm của bản thân mình, hãy phân tích một số tác phẩm văn học đã học và đã đọc để chứng minh.
Leave a Reply