1) Năm sinh, năm mất của nhà thơ Xuân Quỳnh là năm nào sau đây:
a. 1942 – 1986
b. 1940 – 1985
c. 1942 – 1988
d. 1940 – 1988
2) Thông tin nào sau đâyvề tiểu sử của nhà thơ Xuân Quỳnh là không chính xác:
a. Quê ở tỉnh Hà Tây.
b. Năm 13 tuổi làm diễn viên múa trong đoàn văn công.
c. Mồ côi mẹ từ nhỏ, không được ở gần cha nên rất khao khát tình yêu thương.
d. Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.
e. Tất cả các thông tin trên đều chính xác.
3) Tập thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Xuân Quỳnh.
a. Hoa dọc chiến hào.
b. Hoa dừa.
c. Gió Lào cát trắng.
d. Tự hát.
4) Bài thơ “Sóng” được in trong tập thơ nào sau đây:
a. Hoa dọc chiến hào.
b. Gió Lào cát trắng.
c. Lời ru trên mặt đất.
5) Bài thơ nào sau đây của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc:
a. Thuyền và biển.
b. Thơ tình cuối mùa thu.
c. Sóng.
d. Cả ba bài trên.
e. Điểm a, b.
6) Hình ảnh Sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh có ý nghĩa:
a. Là hình ảnh tả thực sóng trong tự nhiên.
b. Hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người con gái đang yêu.
c. Hình ảnh so sánh với người con gái đang yêu.
d. Cả ba ý trên.
7) Nói rằng: Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh có hai hình tượng đó là Sóng và Em song song tồn tại nhưng lại có tác dụng soi chiếu vào nhau để bổ sung, cộng hưởng nhằm diễn tả sâu sắc tâm trạng người con gái đang yêu.
a. Đúng.
b. Sai.
8) Bài thơ “Sóng” là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Xuân Quỳnh đã tự bạch điều nào sau đây:
a. Tình yêu là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ.
b. Yêu là nhớ.
c. Yêu là thủy chung như nhất.
d. Khát vọng vĩnh viễn hóa tình yêu để nó sống mãi.
e. Tất cả những điều trên.
9) Mở đầu bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh viết:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Hai câu thơ trên diễn tả ý nghĩa nào sau đây:
a. Trạng thái trái ngược nhau của sóng biển.
b. Trạng thái phong phú, phức tạp, có khi như đối lập nhau trong tâm hồn người đang yêu.
c. Nét tương đồng trong các trạng thái phức tạp của sóng biển và sóng lòng.
10) Khổ thơ:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
(Sóng- Xuân Quỳnh)
Thể hiện nét tâm trạng nào sau đây của người phụ nữ đang yêu
a. Lo âu, băn khoăn.
b. Bất lực.
c. Giận dỗi.
d. Thừa nhận tình yêu cùng bí ẩn như sóng biển, gió trời vậy.
11) Khổ thơ:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
(Sóng-Xuân Quỳnh)
nói lên được nét riêng nào trong tình yêu của người phụ nữ (ít thấy ở thơ tình của nam giới).
a. Đôn hậu.
b. Say đắm.
c. Thủy chung.
d. Nhớ nhung.
12) Hiểu như thế nào là đúng nhất tâm trạng của Xuân Quỳnh trong khổ thơ sau:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
(Sóng)
a. Bình thản chấp nhận quy luật vận động của thời gian.
b. Thoáng lo âu khi nhận thức được sự hữu hạn của đời người.
c. Một thoáng lo âu nhưng là để thúc đẩy một cách ứng xử tích cực, sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để thắng được cái hữu hạn của thời gian đời người.
13) Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh ước muốn được “Thành trăm con sóng nhỏ”:
a. Đó là ước mơ ngông cuồng, phi lí.
b. Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực, trước giới hạn đời người.
c. Ước muốn thành sóng để trốn kiếp làm người.
d. Ước muốn của những người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.
14) Tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
a. Sôi nổi, đắm say.
b. Trắc trở, lo âu.
c. Lắng sâu, đằm thắm.
d. Hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
15) Yếu tố nghệ thuật nào sau đây góp phần diễn tả thành công cảm xúc của bài thơ “Sóng”:
a. Thể thơ 5 chữ, ngắn, đều đặn gợi nhịp các con sóng.
b. Nhịp điệu nhịp nhàng, lúc sôi nổi dồn dập, lúc dịu sâu lắng.
c. Giọng điệu khi thiết tha rạo rực, khi thủ thỉ tâm tình.
d. Tất cả các yếu tố trên.
16) Bài thơ nào sau đây viết về sóng, biển không phải của Xuân Quỳnh.
a. Sóng.
b. Biển.
c. Với biển.
d. Thuyền và biển.
ĐÁP ÁN
1. c 2. e 3. b 4. a
5. d 6. b 7. a 8. e
9. d 10. d 11. c 12. c
13. d 14. d 15. d 16. b
Leave a Reply