Tả mâm ngủ quả
BÀI LÀM
Tết năm nào cũng vậy, bố và anh Thành quét dọn bàn thờ, lau chùi đỉnh đồng, lư hương và dán câu đối đỏ. Còn mẹ và chị Hoan thì bày mâm ngũ quả để đặt lên bàn thờ gia tiên.
Chiếc mâm đồng bằng gỗ sơn son thếp vàng của các cụ ngày xưa để lại đã được “tắm” sạch bong. Mọi thứ hoa trái cũng vậy, có trái mẹ mua từ chợ Cầu, có thứ mẹ hái trong vườn nhà. Nải chuối tiêu xanh to nhất, đẹp nhất được mẹ ngắm chọn từ buồng chối bố cắt từ vườn về. Nải chuối được đặt vfao chính giữa chiếc mâm đồng. Một trái phật thử to bằng hai bàn tay người lớn úp chụm vào nhau, da vàng tía bóng lên, có nhiều móng dài cuối lại đẹp như móng tay Phật. Huơng phật thủ dậy lên nồng nàn khi Tết đến, lúc xuân sang. Một chục hồng mọng, quả nào cũng có tai, đỏ rực và căng bóng lên, nổi bật trên sắc xanh của nải chuối. Cam phải là cam xã Đoài, da vàng ươm, dáng to tròn, thơm và ngọt, thứ cam tiến vua nổi tiếng xưa nay. Năm nào mẹ cũng cất công tìm mua. Mẹ nói: “Mâm ngũ quả không thể bày cam Giàng, cam Bố Hạ mà phải là cam Tiến xã Đoài kia … “. Trái cây thứ năm là bưởi. Quả to bằng đầu trẻ lên năm, có cuống và lá, vàng tươi, dáng đẹp. Cùng với năm thứ trái cây ấy, chị Hoa còn điểm vào vài ba bông hồng và một số búp huệ trắng ngần. Thể là đủ năm sắc màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, hồng. Năm thứ trái cây xếp kề nhau, nâng niu nhau, tạo thành hình tháp trông rất đẹp mắt. Hương vị ngọt ngào của hoa trái quyện với hương trầm gợi lên sự thanh khiết và trang nghiêm.
Cùng với hai cặp bánh chưng, một đĩa đầy trầu cau, mâm ngũ quả nổi bật trang trọng trên bàn thờ ngày Tết. Đây là một nét đẹp văn hóa cổ truyền mà bố mẹ em nâng niu và trân trọng.
Mâm ngũ quả thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay của mẹ. Mâm ngũ quả là tấm lòng của mẹ hiền, là hương vị ngày Tết đầu xuân. Phải đến mồng 5 tháng Giêng mẹ mới hạ mâm ngũ quả chia phần thơm thảo cho con cháu. Năm nào cũng thế, em cứ mong Tết đến để được ngắm mâm ngũ quả do mẹ và chị Hoan chăm chút dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên. Em ao ước sẽ đến một Tết nào đó, được cùng mẹ bày mâm ngũ quả.
Leave a Reply