Câu 1.
Ia. Tóm tắt quá trình sáng tác của nhà văn Nam Cao trước Cách mạng (20 dòng).
Ib. Anh (chị) hãy phân tích những vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ người Tây Nguyên thời đánh Mĩ trong tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Câu 2.
Thơ thu Việt Nam thường lấy mùa thu Bắc Bộ làm chất liệu, nhưng cảnh thu trong mỗi tác phẩm hiện lên độc đáo khác nhau. Phân tích cảnh thu ở hai đoạn thơ sau để làm rõ ý kiến trên:
.. “Mây vấn từng không, chim bay đi
Khitrời u uất hận chia li
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
… “Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha”…
(Đất nước – Nguyền Đình Thi)
(Văn học, tập một 11 và 12 Ban Khoa học xã hội.Nhà Xuất bản Giáo dục, 1998, 1999, trang 232 và 251)
GỢIÝ LÀM BÀI
Câu 1.
la. Yêu cầu 1: cần nêu mấy ý:
1. Nam Cao sáng tác từ năm 1936, nhưng sự nghiệp văn học thực sự bắt đầu từ truyện ngắn Chí Pheo (1941). Sự nghiệp sáng tác không dai (1941 – 1951). Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, phản ánh rất thành công bộ mặt xã hội cũ thời kì 1939 – 1945, xã hội Việt Nam sau những năm dài nô lệ như dồn tụ lại những thảm họa đen tối nhất.
2. Hai đề tài chính trước cách mạng của ông: người trí thức nghèo và người nông dân.
Đề tài thứ nhấttiêu biểu là các tác phẩm: Những truyện không muốn viết, Trăng sáng, Mua nhà, Cười, Nước mắt, Đời thừa và đặc biệt là tiểu thuyết Sống mòn. Đó là những bức chân dung khá đầy đủ về đời sống vật chất nghèo khổ, bế tắc của các nhà văn nghèo, các ông giáo khổ trường tư.
Về tinh thần, Nam Cao nêu bật bi kịch của những con người có ý thức về nhân phẩm, về sự sống, giàu hoài bão, ước mơ, nhưng cứ bị gánh nặng áo cơm hằng ngày làm cho họ chết mòn về tâm hồn.
Đề tài thứ hai: Tác phẩm được chú ý: Chí Phèo, Tư cách mõ, Lão Hạc, Một đám cưới, Nửa đêm. Tác giả đã nêu lên nỗi khổ của những người nông dân nghèo đói, đặc biệt là nỗi khổ của người nông dân bị lưu manh hóa.
lb. Yêu cầu 2: cần nêu mấy ý:
1. Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu:
Nguyễn Trung Thành chính là Nguyên Ngọc. Năm 1962 trở về Nam, Nguyên Ngọc lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành. TrướcRừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã có Đất nước đứng lên, giải nhất Giải thưởng Văn nghệ 1954 – 1955, Rừng xà nu ra mắt 1965, được tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài hình tượng đặc sắc cây xà nu, tác phẩm còn xây dựng một hệ thống nhân vật khá sắc nét để lại sự yêu mến cho bạn đọc: cụ Mết, Tnú, Dít, Mai, Heng.
2. Trước khi tìm hiểu vẻ đẹp khác nhau của các nhân vật nêu trên, cần nêu khái quát những nét giống nhau của các nhân vật này: Họ đều là những con người có lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, đều trung thành tuyệt đối với cách mạng, gan góc và có khí phách hiên ngang, không khuất phục trước kẻ thù.
3. Những vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ người dân Tây Nguyên
a) Cụ Mết đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ cha anh, một già làng sáng suốt, mưu trí, một con người còn in dấu siêu phàm của các ông già trong các truyện thần thoại, kì ảo. Nói như Nguyễn Trung Thành: “Ông là cội nguồn. Là Tây Nguyên thời Đất nước đứng lên còn trường tồn đến hôm nay. Ông như lịch sử bao trùm, nhưng không che lấp sự đi tới nối tiếp và mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn của các thế hệ sau” (Về một truyện ngắn – Rừng xà nu – Tác phẩm văn học 1945 – 1975,tập 2). Như vậy cụ Mết đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ thứ nhất của người Tây Nguyên đã từng đánh thực dân Pháp, nay tuổi đã cao nhưng vẫn đang cùng con cháu chiến đấu đánh đế quốc Mĩ. Cụ Mết già nhưng vẫn rất khỏe, già nhưng ông không là lực cản mà là chỗ dựa vững chắc cho dân làng Xôman về tinh thần để chống giặc. Hơn thế, cụ còn hướng dẫn, chỉ bảo con cháu (lớp thanh niên) những kinh nghiệm quý báu để họ có thể chiến thắng kẻ thù. Tóm lại, cụ Mết là tượng trưng cho vẻ đẹp của những con người đã trải nghiệm nhiều trong đấu tranh, giàu kinh nghiệm khi tiếp xúc với kẻ thù. Chính ông là cây xà nu to nhất, vững chãi nhất của núi rừng Tây Nguyên mà Nguyễn Trung Thành đã từng so sánh.
b) Dít, Tnú đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ thanh niên, thế hệ chủ lực đánh đế quốc Mĩ ở Tây Nguyên.
Ngay từ đầu, người đọc đã gặp lại hai hình ảnh khá trọn vẹn về hai nhân vật chính của tác phẩm: Tnú, anh bộ đội xa quê ba năm, được nhân dân đón tiếp như một anh hùng. Dít, ngày Tnú ra đi, còn là một cô gái non nớt, nay đã là bí thư chi bộ. Đâu phải ngẫu nhiên mà cả làng Xôman đón tiếp Tnú với một niềm vui đầy tự hào như vậy, đâu phải bỗng dưng mà một cô gái trẻ mới chừng 17, 18 tuổi đã được đảm nhận một trọng trách như thế. Đó chỉ có thể là kết quả tất yếu của một quá trình rèn luyện qua nhiều thử thách gay go.
– Tnú có tinh thần dũng cảm yà có óc mưu trí sáng tạo ngay từ tuổi thiếu niên (các chi tiết vào rừng cùng Mai nuôi cán bộ, làmliên lạc đưa thư, tài liệu, biết qua sông ở nơi chảy xiết địch ít phục). Bị bắt hai lần, bị tra tấn dã man nhưng không chịu khai, không khuất phục. Tnú xung phong vào bộ đội, dũng cảm chiến đấu (chi tiết xuống hầm ngầm tiêu diệt tên chỉ huy mà anh đinh ninh là thằng Dục).
– Dít, cô bí thư chi bộ, cũng dũng cảm kiên cường không kém gì Tnú. Từ nhỏ, cô đã tỏ ra là con người gan dạ (chi tiết giặc bắn dọa để khủng bố tinh thần, em vẫn thản nhiên lạ lùng, chị Mai bị giặc giết hại dân làng ai cũng khóc nhưng Dít câm lặng, mắt ráo hoảnh, nuốt hận vào bên trong…). Cô nén căm thù, tích cực tham gia cách mạng. Dần dần cô lớn lên với dân làng Xôman và chiếm được cảm tình, cũng như sự tín nhiệm của bà con (kể cả các em nhỏ). Đối với bé Heng, điều gì chị Dít nói đều đúng và phải thực hiện (chi tiết Heng nói với Tnú: “Rửa chân đi. Nhưng đừng uống nước lạnh, về chị Dít phê bình cho đấy”).
Nói tóm lại: Thế hệ trẻ Tây Nguyên là thế hệ nhiệt thành yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, hăng hái nhận nhiệm vụ, gan góc, trung thành, chiến đấu hết mình không sợ hi sinh gian khổ, được sự tín nhiệm của thế hệ cha ông và toàn thể dân làng. Tuy thế hệ trẻ có nhược điểm là thiếu kinh nghiệm trong đấu tranh với kẻ thù, nhưng qua Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành vẫn khẳng định họ là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
c) Nhân vật bé Heng, đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ măng non của núi rừng Tây Nguyên. Heng là nhân vật rất phụ, nhưng thiếu nó bức tranh về vẻ đẹp truyền thống anh hùng của các thế hệ Tây Nguyên sẽ không hoàn chỉnh.
Heng tuy tuổi còn ít nhưng đã có dáng vẻ của một tiểu anh hùng, còn nhỏ nhưng em rất mong được như những anh chị du kích, anh giải phóng. Em hăng hái, háo hức, tha thiết được tham gia cách mạng (chi tiết Heng cố gắng có được trang phục như một người lính thực thụ, sự thông thuộc từng hố chông, các chiến điểm khi dẫn Tnú về làng, làm người đọc tin tưởng lớn lên, lớp măng non này sẽ xứng đáng với cha ông chúng).
Câu 2. Các ý chính:
1) a) Truyền thống thơ thu Việt Namthường lấy mùa thu BắcBộ làm chất liệu điển hình. Đã có nhiều bài thơ thu nổi tiếng: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Cảm thu, tiễn thu (Tản Đà)… Mùa thu của đất trời tự nhiên Bắc Bộ chỉ có một, nhưng vào thơ trở thành những cảnh thu độc đáo, vì mùa thu trong nghệ thuật là mùa thu đã có dấu ấn tâm trạng chủ quan của người nghệ sĩ. Mỗi cảnh thu trong nghệ thuật độc đáo là vì sự sáng tạo riêng này của cá tính nghệ sĩ. Mùa thu trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và Đất nước của Nguyễn Đình Thi là những cảnh thu như vậy.
b) Hai bài thơ và vị trí của hai đoạn thơ.
– Bài Đây mùa thu tới rút trong tập Thơ thơ xuất bản 1938, là tập thơ đầu của Xuân Diệu. Bài thơ tả một mùa thu rất đẹp nhưng buồn. Đoạn thơ trích là khổ cuối cùng của bài thơ.
– Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi được viết từ kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, hòa bình trở về với đất nước. Đoạn thơ thuộc phần đầu bài thơ, sau khi nhà thơ nhớ về một mùa thu đã xa.
2) Không gian tự nhiên của mùa thu hiện lên khác nhau trong hai đoạn thơ.
a) Bầu trời thu: Trong Đây mùa thu tới là bầu trời vẩn đục với mây xám nặng nề, với khí trời u uất, với những cánh chim tránh rét bay đi, gợi trong không gian cảnh chia lìa, tan tác.
Còn bầu trời thu trong đoạn thơ của Đất nước lại là bầu trời trong sáng, tươi tắn, mới mẻ (Trời thu thay áo mới). “Trong biếc” vừa là cái trong biếc của đất trời, vừa là cái trong biếc của tiếng nói cười.
b) Không gian cảnh vậttrong đoạn thơ ở bài Đây mùa thu tới mang nổi buồn tan tác của sự chia li: qua hình ảnh cánh chim bay đi trong trời mây u uất, vẩn đục. Còn trong đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi la cảnh “Gió thổi rừng tre phấp phới”; không gian đầy sức sống, tươi vui. Rừng tre là cả một sức sống bạt ngắn đang bừng dậy, xanh tốt.
3) Con người trước mùa thu
a) Suốt cả bài Đây mùa thu tới có 16 câu, đến 2 câu cuối bài mới có con người xuất hiện. Không gian tự nhiên lạnh lẽo, rơi rụng, héo úa tràn ngập tất cả. Không gian, con người rút về tối thiểu, khong gian nhỏ nhất: nhà mình. Con người ở đây buồn lặng lẽ, âm thầm, không tiếng nói, hướng cái nhìn ra xa, trong một cõi mơ hồ, vô định, trong một suy tư không rõ nét.
b) Con người trong đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi với tâm thế tươi vui, chủ động lắng nghe mùa thu giữa đất trời, tư thế làm chủ của con người vừa giành lại đất nước, vừa chiến thắng kẻ thù, giữa mùa thu tươi đẹp. Mùa thu ở đây có sự hài hòa đẹp đẽ giữa con người với tự nhiên, cảnh vật, người với người sum họp vui vầy, đã hết những cảnh chia ú trong cái chớm lạnh thu về trước kia.
4) Nguyên nhân tạo ra cái khác biệt, độc dáo:
Hai nhà thơ mang hai tâm trạng khác nhau, đại diện cho hai tầng lớp người ở hai thời đại khác nhau: thời con người nô lệ và thời con người làm chủ.
Leave a Reply