“Thơ Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện một tầm vóc tư tưởng mà còn là một tâm hồn nhạy cảm rất giàu chất thơ trước đất nước, con người và thiên nhiên”.
Hãy chứng minh nhận định trên.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài chứng minh văn học, cụ thể là chứng minh một nhận định về thơ văn của một tác giả theo định hướng.
– Nội dung: Thơ Nguyễn Trãi thể hiện:
• Tầm vóc tư tưởng.
• Tâm hồn nhạy cảm trước đất nước, con người và thiên nhiên.
GỢI Ý
Nhận định (đề bài) gồm hai luận điểm. Luận điểm thứ nhất là phụ (không chỉ thể hiện một tầm vóc tư tưởng), luận điểm thứ hai là chính (một tâm hồn nhạy cảm rất giàu chất thơ…). Cho nên thân bài được triển khai như sau.
A. THƠ NGUYỄN TRÃI THỂHIỆN MỘT TẦM VÓC TƯ TƯỞNG
l. Tư tưởng nhân nghĩa.
2. Tư tưởng yêu nước.
B. THƠ NGUYỄN TRÃI THỂHIỆN MỘT TÂM HỒN NHẠY CẢM GIÀU CHẤT THƠ TRƯỚC ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
1. Rung cảm trước cảnh đẹp của đất nước (Dục Thúy Sơn, Côn Sơn ca).
– Cảnh vật bình dị trong thơ Nguyễn Trãi (bè rau muống, giậu mồng tơi, cây chuối…).
– Cảnh vật dưới con mắt người nghệ sĩ ánh lên vẻ đẹp bất ngờ:
· Chè tiên nước ghín, nguyệt đeo về
· Vũ trụ đông nên ngọc một bầu
· Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi
– Cảm xúc tinh tế:
Hái cúc, ương lan, hương bén áo,
Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn.
– Sông hòa mình vào thiên nhiên, làm bạn với mây núi, với trăng, có lúc nhà thơ như lẫn vào nước, rêu, thông, trúc (Côn Sơn ca).
– Yêu nhân dân, lo cho cuộc sống người dân.
2. Tâm hồn nhạy cảm giàu chất thơ trước đất nước, con người và thiên nhiên cũng chính là tấm lòng yêu quê hương đất nước của nhà thơ Nguyễn Trãi.
Leave a Reply