1) Thông tin nào sau đây chưa chính xác khi giới thiệu tiểu sử nhà văn Kim Lân:
a. Sinh ngày 01-08-1920.
b. Quê ở tỉnh Bắc Ninh.
c. Chỉ được học đến bậc tiểu học rồi phải đi làm.
d. Bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941.
e. Năm 1943 tham gia Hội Văn hóa cứu quốc.
2) Trước cách mạng, Kim Lân được người đọc chú ý ở đề tài độc đáo nhất là:
a. Viết về nạn đói.
b. Viết về đời sống người nông dân nghèo.
c. Viết về không khí tiêu điều ảm đạm của nông thôn Việt Nam.
d. Tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê.
3) Tác phẩm nào sau đây không phải là của Kim Lân:
a. Đứa con người cô đầu.
b. Nên vợ nên chồng.
c. Con chó xấu xí.
d. Miền Tây.
4) Truyện ngắn “Vợ nhặt” được Kim Lân hoàn thành:
a. Trước Cách mạng tháng Tám.
b. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.
c. Sau khi hòa bình lập lại.
d. Năm 1965.
5) Đề tài của truyện ngắn “Vợ nhặt” là:
a. Viết về đời sống nông dân trong xã hội cũ.
b. Viết về người dân lao động trong nạn đói năm 1945.
c. Viết về người dân lao động sau Cách mạng tháng Tám.
6) Nếu chia theo cảnh thì truyện ngắn “Vợ nhặt” có cảnh:
a. Tràng đưa người Vợ nhặt về nhà.
b. Trên tỉnh, hai người gặp nhau và thành vợ thành chồng.
c. Ởnhà Tràng.
d. Cả ba cảnh trên.
e. Điểm b, c.
7) Dụng ý của nhà văn Kim Lân khi viết truyện “Vợ nhặt” chủ yếu là:
a. Kể lại nạn đói năm 1945 để nói lên tình cảnh bi thảm của người dân lao động.
b. Tố cáo chính sách cai trị vô nhân đạo của thực dân, phát xít.
c. Đặt người dân lao động vào tình huống đói khát bi thảm nhất để phát hiện và diễn tả những khát vọng đáng trân trọng của họ.
d. Dựng lên khung cảnh thôn quê những ngày đói.
8) Ý nghĩa của tên truyện “Vợ nhặt”
a. Thâu tóm tình huống truyện.
b. Gợi mở về hoàn cảnh và số phận của nhân vật.
c. Gợi cho người đọc suy nghĩ về giá trị tác phẩm theo chiều hướng tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tựa đề (hài hước, châm biếm hay thông cảm xót thương).
d. Tất cả các ý nghĩa trên.
e. Điểm a, b.
9) Khi Kim Lân đi sâu vào nhiều trang viết tả khung cảnh đói khát nhưng từ một vài chi tiết chọn lọc ông đã cho thấy ấn tượng rùng rợn về một cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết. Chi tiết nào sau dây đã được ông chọn
a. Người chết như ngả rạ.
b. Người sống xanh xám như những bóng ma.
c. Không khí vẩn lên mùi thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
d. Tất cả các chi tiết trên.
e. Điểm b, c.
10) Kim Lân giới thiệu Tràng là người có tật:
a. Vừa đi vừa chửi
b. Vừa đi vừa tủm tỉm cười.
c. Vừa đi vừa nói (lảm nhảm, than thở những điều hắn nghĩ).
d. Tất cả những tật trên.
e. Điểm b, c.
11) Chi tiết nào sau đây Kim Lân dùng để miêu tả ngoại hình thô kệch, xoàng xĩnh của Tràng:
a. Cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước.
b. Cái lưng to rộng như lưng gấu.
c. Chiếc áo nâu tàng vắt sang một bên cánh tay.
d. Tất cả các hình ảnh trên.
e. Điểm b, c.
12) Chi tiết nào sau đây không phải dùng để giới thiệu gia cảnh, thân thế của Tràng:
a. Dân xóm ngụ cư.
b. Còn có mẹ già.
c. Cái nhà đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc đầy cỏ dại.
d. Người ta nhặt được hắn ở một cái lò gạch bỏ không.
13) Sống trong môi trường xã hội cũ, người ta quan niệm “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là ba việc trọng đại của một đời người. Anh Tràng đã lấy vợ như thếnào?
a. Tìm hiểu gốc gác, lai lịch rõ ràng.
b. Sau nhiều lần gặp gỡ làm quen.
c. Đúng phong tục cưới hỏi.
d. Chỉ qua hai lần gặp, hai câu đùa mà có người theo không về làm vợ.
14) Trên đường đi về nhà với người “Vợ nhặt” Tràng đã quên điều gì sau đây:
a. Quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày.
b. Quên cả đói khát ghê gớm đang đe dọa.
c. Quên cả những tháng ngày trước mặt.
d. Cả ba điều trên.
e. Điểm a, b.
15)Có vợ, chỉ là vợ nhặt, lại trong cảnh đói khát de dọa, Tràng có tâm trạng:
a. Lo sợ không nuôi nổi nhau.
b. Hối hận khi lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ về làm vợ.
c. Xấu hổ khi có người vợ nhặt.
d. Có nỗi lo nhưng chỉ thoáng qua, chủ yếu là niềm xúc động, cảm giác mới lạ, niềm hạnh phúc lâng lâng.
16) Có một âm thanh xuất hiện trong đêm “tân hôn” của Tràng dược Kim Lân nhắc lại hai lần đó là:
a. Tiếng pháo.
b. Tiếng chúc mừng của hàng xóm.
c. Tiếng hờ khóc tỉ tê của người hàng xóm có người thân chết đói.
17) Để đêm tân hôn ý nghĩa hơn những đêm khác một chút, Tràng đã mua một thứ đáng giá hai hào nhưng ai cũng cho là sang hoang, đắt đó là:
a. Cặp gối.
b. Bình rượu.
c. Dầu (để thắp sáng).
d. Đĩa cau trầu.
18) Một biểu hiện ở Tràng dược Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh có vợđối lập với biểu hiện tâm trạng của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm dó là:
a. Hát luôn miệng.
b. Ánh mắt lấp lánh.
c. Cười (với nhiều kiểu).
d. Nói huyên thuyên.
19) Tuy chỉ là vợ nhặt nhưng có vợTràng đã thực sự nên người. Anh ta thay đổi ở điểm nào sau đây:
a. Thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của mình.
b. Ý thức về mái ấm gia đình, vợ con.
c. Thấy được bổn phận là người trụ cột lo lắng cho gia đình.
d. Tất cả các điểm trên. .
20) Ngoại hình của người “vợ nhặt” khi Tràng gặp trên tỉnh:
a. Áo quần tả tơi như tổ đỉa.
b. Khuôn mặt lưỡi cày xám xịt.
c. Ngực gầy lép.
d. Cái mũi thì to, vừa ngắn, vừa sần sùi như vỏ cam sành.
e. Điểm a, b, c.
21) Khi nói chuyện với Tràng người phụ nữ có cử chỉ, thái độ nào sau đây:
a. Cong cớn.
b. Liếc mắt cười ít.
c. Sưng sỉa.
d. Đon đả.
e. Tất cả các biểu hiện trên.
22) Miếng ăn trong cái đói là sự thúc bách khiến người ta quên đi ý tứ, sĩ diện. Hành động của người vợ nhặt hướng tới sự thúc bách đó là:
a. Chạy lại đẩy xe cho Tràng vì sức hấp dẫn của mấy tiếng “ăn cơm trắng mấy gò” trong câu hò của anh.
b. Gợi ý để Tràng cho ăn cái gì no bụng chứ không phải ăn trầu.
c. Ăn một lúc bốn bát bánh đúc.
d. Tất cả các hành động trên.
e. Điểm a, c.
23) Đánh giá như thế nào là phù hợp về sự chấp nhận theo không về làm vợ Tràng của người “vợ nhặt”.
a. Chấp nhận vô ý thức (vì bản chất lười biếng, muốn ăn bám người khác).
b. Có ý thức về thân phận và cảnh ngộ của mình nhưng không còn con đường nào khác trong cảnh đói.
24) Người dân xóm ngụ cư với “những khuôn mặt hốc hác u tối bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên” đó là khi:
a. Họ gặp được miếng ăn khi đói.
b. Họ kiếm được việc làm.
c. Họ đã tìm được hướng đổi đời.
d. Họ vui khi thấy Tràng về với một người đàn bà lạ mà họ nghĩ là vợ Tràng.
25) Với người phụ nữ là “vợ nhặt” của con, bà cụ Tứ có thái độ:
a. Xua đuổi, không chấp nhận.
b. Khinh bỉ.
c. Lạnh lùng.
d. Cảm thông, chấp nhận bằng sự thương xót.
26) Nét đẹp trân trọng ở hình ảnh bà cụ Tứ là:
a. Chịu khó chịu khổ.
b. Cần mẫn lao động.
c. Nhân hậu, giàu tình yêu thương.
d. Giản dị, chất phác.
27) Xoay quanh việc Tràng có vợ từ dân xóm ngụ cư, đến mẹ Tràng và Tràng đã có tâm trạng nào sau đây
a. Ngạc nhiên.
b. Lo không biết có nuôi nổi nhau trong cảnh đói không.
c. Mừng, vui, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
d. Tất cả các biểu hiện trên.
e. Điểm a, c.
28) Kết thúc tác phẩm “Vợ nhặt” là hình ảnh:
a. Bữa cháo cám chát đắng, nghẹn ứ trong cổ và nỗi tủi hờn hiện lên trên nét mặt mọi người.
b. Tiếng trống thúc sưuthuế và giọt nước mắt tuyệt vọng của mọi người.
c. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ cứ ám ảnh đầu óc Tràng.
d. Những đàn quạ bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen.
29) Cách kết thúc tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, so với các tác phẩm viết về số phận người dân lao động của các nhà văn hiện thực 1930 – 1945:
a. Giống nhau ở chỗ: Số phận người lao động đều rơi vào bế tắc tuyệt vọng.
b. Tiến bộ hơn ở chỗ: Nhân vật của Kim Lân tuy đang ở trong hiện thực đói khát, tiếng trống thúc sưuvẫn còn nhưng họ đã hướng niềm tin đổi đời về cách mạng.
30) Đặc sắc nghệ thuật của truyện “Vợ nhặt” là:
a. Tạo tình huống truyện độc đáo.
b. Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, có tính biểu cảm.
c. Khắc họa được những hình tượng sinh động.
d. Tất cả các phương diện trên.
ĐÁP ÁN
1-6 2. d 3. d 4. c
5. b 6. d 7. c 8. d
9. d 10. e 11. d 12. d
13. d 14. d 15. d 16. c
17. c 18. c 19. d 20. e
21. e 22. d 23. b 24. d
25. d 26. c 27. d 28. c
29. b 30. d
Leave a Reply