A. MỞ BÀI:
Là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng, thơ Tố Hữu làm cuộc hành trình nghệ thuật đi theo những thăng trầm của lịch sử dân tộc từ khi có Đảng lãnh đạo.
– Điểm nhấn của tập thơ Từ ấy (1937-1946) là niềm hạnh phúc say mê của một trái tim tuổi trẻ đón nhận và cuộc giác ngộ lí tưởng Cách mạng.
– Ghi nhận cái thời điểm hạnh phúc này chính là bài thơ cùng tên với thơ mang tên “Từ ấy”
B. THÂN BÀI:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Khổ thơ đầu tiên đưa chúng ta vào thời khắc, đã trôi qua trong quá khứ. “Từ ấy” là “cái” thuở ban đầu lưu luyến ấy, Ngàn năm chưa để mấy ai quên” (Thế Lữ)
– Có điều đây không phải là giây phút gặp gỡ nhau trong lứa đôi mà là giây phút chàng thanh niên trí trức Tây học chưa qua tuổi 20, đang sống bế tắc ngột ngạt dưới chếđộ thực dân phong kiến được bắt gặp lí tưởng của chủ nghĩa Cộng sản.
Sự bắt gặp lí tưởng đem đến một cảm giác lạ kì, khiến cho “trong tôi bừng nắng hạ”. Ánh nắng của mùa hè bắt đầu một ngày mới bao giờ cũng “bừng” lên chói lọi và huy hoàng. Cả một thời giờ tình cảm lẫn nhận thức ở nhân vật “tôi” đón nhận được bình minh nắng hạ.
Có điều mặt trời “bừng nắng hạ” ấy không phải mặt trời tự nhiên mà là “mặt trời chân lí” của Cách mạng nhiều năng lượng của nắng hạ bình cũng là năng lượng tuyệt vời của chân lí Cách mạng. Vì là mặt trời của chân lí cho nên “hạ” mới “chói qua tim”. Nắng hạ từ chân lí mói cung cấp sinh lực cho trái tim dồi dào sự sống.
Sự giác ngộ lí tưởng bắt đầu từ thế giới của tình cảm.
Câu thơ thứ 3 là một so sánh luận lí bởi hệ từ “là” trong so sánh đã có định nghĩa, bình luận:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá”
Và bình luận kèm theo: “Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Như vậy, cuộc sơ ngộ đầu tiên giữa nhân vật “tôi” và lí tưởng Cách mạng là mối duyên kì ngộ giữa lí tính và cảm tính. Câu đầu có hai tiếng “trong tôi” nhưng trong câu ba đã chuyển thành “hồn tôi”. Rõ ràng, lí tưởng cách mạng ban đầu đang còn mơ hồ nhưng mỗi lúc nó càng rõ rệt hơn. Vì vậy mà hình ảnh khu vườn “hồn tôi” nhờ ánh sáng của lí tưởng đã xum xuê hoa lá, phát triển hơn, những câu cây lá xum xuê ấy đã nở hoa, đơm quả tỏa hương và gọi chim về ăn trái. Tố Hữu cho thấy quá trình chuyển biến của lí tưởng Cách mạng tạo nên những động thái tự nguyện thông qua những mệnh lệnh của trái tim mình.
Chúng ta biết rằng lí tưởng cộng sản là hướng tới một thế giới đại đồng, bênh vực và đấu tranh đòi quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao khổ. Vì thế mà sau khi thấm nhuần lí tưởng ấy thì
“Tôi buộc hồn tôi với mọi người”
Nghĩa là tôi muốn mọi người đều giác ngộ, đều đón nhận và đều hưởng hạnh phúc với lí tưởng, với “mặt trời chân lí” .
Khi mọi người cùng chung lí tưởng thì mục đích của nhân vật “tôi” đã thỏa mãn:
“Để tình trang trải với trăm nơi”
Hiển nhiên khi cái “tôi” đã hòa nhập vào cái “ta”, khi lí tưởng của cá nhân hướng tới lí tưởng đấu tranh cho giai cấp, cộng đồng thì mục đích cách mạng được lộ diện.
“Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
Giai cấp cần lao chỉ có thể đoàn kết lại thì mới xóa tận gốc những áp bức bất công trên thế gian.
Khổ thơ thứ ba:
“Tôi đã là con của vạn nhà
là em của vạn kiếp phôi pha
là anh của vạn đầu em nhỏ
không áo cơm cù bất cù bơ”.
Nói về quá trình hòa nhập vào trong giai cấp là lí tưởng đấu tranh giai cấp. Ở đây nhân vật “tôi” không cần phải “buộc” mọi người mà thực sự đứng trong mọi người, cùng chia sẻ ngọt bùi, thân phận với mọi người. Giọt nước của cá nhân đã thực sự ở giữa lòng biển cả của quần chúng. Dĩ nhiên nó không khô cạn.
Từ khi tiếp nhận chân lí cách mạng, phải qua một quá trình thì nhà thơ mới hóa thân thành các nhân vật khác nhau. Nào là “con” là “em, anh”. Cái lạ ở đây chính là người con ấy phải sống trong một gia đình bình thường mà là người con của “vạn nhà”. Hiển nhiên người con ấy phải có “hiếu” với “vạn nhà”, phải có bổn phận hi sinh đem tới hạnh phúc cho vạn nhà.
Nhân vật tôi thấy mình là “con của vạn kiếp phôi pha” có nghĩa là người con ấy phải biết cảm thông, phải biết đau những nỗi đau của anh chị mình, không phải một, hai mà là “vạn kiếp”.
Hai câu thơ cuối xác định bổn phận của anh phải lo cho đàn em đang đói khổ, rách rưới đáng thương.
Mối quan hệ giai cấp đã chuyển hóa thành mối quan hệ gia đình. Hàng vạn người Việt Nam đói nghèo, lam lũ, tất cả đều chung một mái nhà. Và nhân vật “tôi” có quan hệ với những con người ấy theo huyết thống ruột rà.
C. KẾT BÀI:
Đối với tất cả cuộc đời hoạt động của Tố Hữu. “Từ ấy” là một khoảnh khắc nhưng trong bài thơ “Từ ấy” ta thấy một quá trình bắt đầu cảm nhận hân hoan của trái tim chuyển dần đến từ tinh yêu giai cấp. Cuối cùng là sự hòa kết, hóa thân; vừa tình cảm, vừa lí trí vào trong đại gia đình bị áp bức bất công. “Từ ấy” đã ghi nhận những niềm vui, những tình cảm vừa bồng bột, vừa sâu sắc trong buổi đầu tiếp nhận cách mạng.
Leave a Reply