Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đốmày làm nên, nhưng lại có lúc khẳng định: Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ, có điểm nào bị hạn chế? Theo em, nên hiểu việc học thầy và học bạn như thế nào cho đúng?
Gợi ý viết bài
A. Mở bài
– Người thầy giáo đóng vai trò quan trọng công tác giáo dục.
– Đánh giá vai trò của thầy giáo, có những ý kiến khác nhau. Nhân dân ta có câu: “Không thầy đố’ mày làm nên” và cũng lại có câu: “Học thầy không tày học bạn”.
– Nêu vấn đề: Hai ý kiến đó.có gì khác nhau? Ở mỗi câu tục ngữ, có điều nào chưa thỏa đáng? Chúng ta nên hiểu học thầy và học bạn như thế nào cho đúng?
B. Thân bài
1. a. Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn nhau, cùng nói về vai trò của thầy giáo, cùng công nhận tác dụng của thầy giáo đối với học sinh
b. Nhưng câu tục ngữ có chỗ khác nhau
– “Không thầy đốmày làm nên”: Đã tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của thầy giáo đối với học sinh.
– “Học thầy không tày học bạn”: Đề cao vai trò của việc học bạn, học hỏi những người chung quanh.
2. Một số điểm khác chưa thỏa đáng của hai câu tục ngữ
a. Câu tục ngữ: “Không thầy đô” mày làm nên”
– Quá đề cao vai trò của thầy, tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của người thầy trong sự trưởng thành, lập nghiệp của học sinh.
– Mặc dù trong công tác đào tạo con người, thầy giáo có vai trò to lớn, nhưng cho rằng “không thầy đốmày làm nên” là không thỏa đáng. Vì:
+ Con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp, một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường, của thầy giáo, nhưng một phần do cơ bản thân người học phát huy nỗ lực chủ quan, tự thân vận động để tiếp thu cái mới, phát minh, sáng chế, sáng tạo.
+ Ngoài tác động của thầy giáo, học sinh còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, của những yếu tố khác như gia đình, bạn bè, xã hội…
b. Câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn” có chỗ chưa đúng.
– Hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy giáo, đề cao không đúng mức của vai trò của bạn bè trong việc học tập.
– Trong giáo dục, thầy cô có vai trò to lớn, bạn bè chỉ có vai trò hỗ trợ.
– Cũng cần bàn thêm: Muốn giúp đỡ nhau trong học tập, sao cho kết quả, bạn bè phải cùng chung một chí hướng, chung một mục đích học tập, cùng phấn đấu rèn luyện theo một nội dung mà thầy giáo hướng dẫn.
3. Xác định việc học ở thầy và học ở bạn
a. Học ở thầy là chủ yếu, kết hợp với sự nỗ lực chủ quan, sáng tạo của người học.
b. Phải mở rộng sự học hỏi: học ở bạn, học ở nhân dân, học trong thực tế sản xuất.
C. Kết bài
– Hai câu tục ngữ bổ sung ý nghĩa cho nhau.
– Chỉ cho chúng ta hai nơi học hỏi tốt nhất: học ở thầy và học ở bạn.
– Từ đó xác định: phải kính trọng và biết ơn thầy giáo; phải khiêm tốn, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, học hỏi ở bạn.
Hãy bình luận câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.
Bài làm
Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam chịu đựng không biết bao nhiêu tai trời ách nước: giặc ngoại xâm, bão lụt, hỏa hoạn, mất mùa, đói kém… Cứ mỗi lần vượt qua một khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau một cách sống:
Lá lành đùm lá rách.
Ta cần hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để thấm nhuần lời nhắn gửi của ông cha ta để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lí làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy nếu tự một mình xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết, đầy nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói “Lá lành đùm lá rách” là nói đến thái độ nhường cơm sẻ áo giữa những người cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng trên cùng một đất nước. Tuy có “lành”, có “rách” nhưng cũng là “lá”. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi một người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là “lá lành, đùm lá rách”, sự giúp đỡ có thể là không nhiều, nhưng nhiều lúc rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua cơn hoạn nạn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả tạo ra một sự góp sức rất to lớn.
“Lá lành đùm lá rách”, đó là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân bản là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi gần hai chục năm trở lại đây, truyền thống “Lá lành đùm lá rách” đã được nhân dân ta phát huymột cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai họa ghê gớm. Những trận bão ở miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ…, làm cho nhiều đồng ruộng bị tàn phá. Lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡkịp thời của cả nước, dần dần nỗi đau mất mát được xoa dịu, người dân trở lại với cuộc sống có cơm ăn áo mặc. Những tin tức về trận bão đã được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp vào phần nhỏ bé.
Một khía cạnh nào đó, hành động “Lá lành đùm lá rách” không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín, mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác cũng chính là giúp mình, làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững, vượt lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, “Lá lành đùm lá rách” không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt mà đã trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp chút tiền bạc, quần áo cho một trại phong, một trại nuôi dưỡng người già neo đơn, một trại trẻ mồ cõi, một gia đình khó khăn, một người tàn tật… Nhân những dịp tết, những người trong phường lại chạnh nhớ để chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thôn.
“Lá lành đùm lá rách”, câu nói ngày xưa chỉ mang một ý nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.
Riêng bản thân em, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng lép, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ giúp cha mẹ kiếm sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạnmình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.
“Lá lành đùm lá rách” thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí,sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lí ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng phát huy.
Lê Uyên Trân
Suy nghĩ của em về câu tục ngữ:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Bài làm
Trong xã hội, con người luôn luôn phải dùng những ngôn ngữ để giao tiếp với nhau. Vậy muốn việc giao tiếp, ứng xử đạt kết quả tốt, lời nói phải khéo léo, tế nhị. Từ xa xưa, ông cha ta đã khuyên:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có đánh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực. Trong cuộc sống, đó là một công cụ tốt nhất để thể hiện mình và để đạt được mục đích mình mong muốn. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hóa, mỗi người đều phải lựa lời, phải chọn lời hay, ý đẹp để giao tiếp và ứng xử. Khi ta sử dụng những lời hay, ý đẹp, lại lựa lời, chọn những lời nói khéo léo, tế nhị thì người nghe vừa lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của ta, ta thể hiện được mình là một con người văn minh lịch sự, làm cho người khác phải cảm phục và kính trọng. Nếu ai ai cũng lựa lời mà nói thì quan hệ giữa người với người trong xã hội sẽ trở nên thật tốt đẹp. Vì vậy, câu ca dao là một lời khuyên tốt, rất đúng đắn và có ý nghĩa hết sức tích cực. Thực hiện tốt lời khuyên này, ta sẽ luôn thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Tuy rằng lời nói chẳng mất tiền mua, nhưng thực ra là nó vô giá. Không có gì có thể rút lại được lời ta vừa nói, nên trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần, phải dắn đo lựa lời mình định nói. Một lời nói có thể làm hại người khác nhưng cũng có thể làm cho người khác sung sướng. Lời nói không phải bỏ tiền ra mua, vì ai ai cũng có thể có được, nhưng phải nói thế nào để lời nói trở nên đắt giá mới là việc khó, bắt buộc ta phải bỏ nhiều công sức suy nghĩ, trau chuốt.
Trong xã hội không phải ai cũng hiểu và làm theo được câu ca dao này. Có những người vì nghĩ rằng lời nói quá rẻ,dễ sử dụng mà đã coi thường việc lựa lời trước khi nói. Trong giao tiếp, họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí mà không biết rằng tác hại của nó sẽ rất lớn. Họ tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức xã hội. Lời nói đối vớihọ là một cái gì đó rất tầm thường, rẻ mạt. Có người lại bộp chộp, không suy nghĩ trước khi nói, quên mất câu căn dặn của ông cha:
Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay.
Lại có những người ăn nói không đúng chỗ, nói năng với người trên như nói với bạn bè mình. Những người như thế sẽ không bao giờ có thểđạt được mục đích của mình, vì người nghe sẽ khó tiếp thu, để lại những ấn tượng không đẹp cho người nghe.
Lời nói không đắt nhưng chính thành quả của lời nói tạo ra mới là đáng giá. Mặc dù không tốn kém, không mất tiền mua nhưng nếu biết sử dụng lời nói hợp lí, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra nhưng mong muốn.
Tuy nhiên, lựa lời mà nói không có nghĩa là xuê xoa, bỏ hết những lời phê phán, góp ý của mình khi thấy người khác sai trái. Ông cha ta đã dạy: Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Cho dù có làm mất lòng bạn bằng những lời góp ý thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu và yêu quý ta bởi những lời góp ý đó chỉ để cho bạn tốt hơn.
Trong quan hệ bạn bè, ruột thịt, cũng không vì lựa lời mà nói tỏ thái độ nhún nhường, sợ sệt, bỏ chín làm mười, dẫn đến nói những lời không đúng sự thật.
Đọc và hiểu câu ca dao này, ta phải có được thái độ chân thành, thẳng thắn. Lời nói đẹp là sợi dây vô hình giúp cho con người xích lại gần nhau. Người nào càng biết lựa lời mà nói thì người ấy sẽ càng có nhiều bạn tốt.
Cũng khuyên người ta trong việc ăn nói, ứng xử, ca dao có câu:
Thổi quyển phải biết chuyển hơi
Khuyên người nói phải lựa lời khôn ngoan.
Đọc lại những bài ca dao về ứng xử trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta thấy dù ca dao thể hiện bằng nhiều hình thức nhưng đều có chung một nội dung, ta phải biết lựa lời mà nói. Lời nói rẻmà không hề rẻ chút nào.
Câu ca dao là một lời khuyên bổ ích, giúp con người hoàn thiện và giúp xã hội văn minh hơn. Do vậy, mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời khuyên này. Làm như vậy là ta đã tự học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Bài làm của học sinh Nguyễn Thanh Thúy
Bàn luận về câu tục ngữ: Có công mài sắc có ngày nên kim.
Bài làm
Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân, mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc: Có công mài sắc có ngày nên kim.
Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng những hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục, sắt là một thứ kim loại cứng thế nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ. Đó là một sự kiên trì, cốgắng phi thường. Từ một thanh sắt to thành cái kim nhỏ phải tốn bao công sức, mồ hôi mới có được. Mới nghĩ đến ta đã thấy run sợ, ngại ngùng, nghĩ rằng chẳng ai kì công ngồi mài kim như thế. Tuy nhiên vẫn có người không quản ngại gian khổ, không sá công sức, vẫn gắng sức làm cho kì được. Cho nên cây kim dù bé nhỏ, không đáng gì nhưng nó là thành quả của biết bao sự cố gắng, kiên trì, nhẫn nại. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ là việc mài sắt thành kim, nhưng nếu mở rộng nghĩa của câu tục ngữ ra thì mới thấy hết ý nghĩa của nó. Trong thực tế không ai lại mài một thanh sắt to thành cây kim nhỏ. Thế câu tục ngữ muôn nói điều gì?
Câu tục ngữ là một lời khuyên, một bài học mà cha ông ta đã đúc kết từ ngàn đời và truyền lại cho con cháu. Đó chính là một triết lí trong cuộc sống: có kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì làm cũng xong, kể cả đó là việc khó khăn tưởng chừng không hoàn thành như mài một thanh sắt thành một cây kim.
Bác Hồ chúng ta từng dạy:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên. cũng là trên tinh thần như thế.
Qua lời dạy của Bác, chúng ta càng hiểu thêm về sức mạnh của lòng kiên trì, đức tính nhẫn nại, bền bỉ. Có quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm được, kể cả việc đào núi và lấp biển.
Trong cuộc sống, chúng ta có biết bao nhiêu tâm gương tiêu biểu về đức tính kiên trì nhẫn nại, đã quyết mài sắt để cuối cùng có được cây kim như ý mình. Tấm gương ấy không đâu xa lạ, đó chính là Bác Hồ – Người Cha già của dân tộc.
Đất nước ta được hòa bình, tự do như ngày hôm nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, bền gan vững chí của Bác trong hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước của Người. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt quê hương ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống, chịu nằm gai nếm mật để tìm con đường giải phóng dân tộc. Và cuối cùng sự hi sinh của Bác cũng mang lại niềm hạnh phúc cho toàn dân tộc, đó chính là cây kim mà Bác đã dành hơn ba mươi năm của cuộc đời mài tặng cho dân tộc ta.
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba-lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa đông băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.
(Chế Lan Viên)
Tấm gương Bác Hồ chói sáng và rực rỡ trước hết là ở chỗ Bác đã biết cất công mài sắt để cuối cùng nên kim.
Gần gũi với chúng ta có không ít những tấm gương sáng đáng khâm phục. Nhà thơ Nguyễn Khuyến nổi tiếng là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Những sáng tác của ông là kết quả của một sự rèn luyện không ngừng, không biết mệt mỏi vì phải lao tâm khổ tứ. Thiên tài không thể hình thành trong một sớm một chiều mà phải qua một quá trình rèn luyện đúng như một nhà văn phương Tây từng khẳng định: Thiên tài là một sự kiên nhẫn lâu dài. Với Nguyễn Khuyến khẳng định này càng có ý nghĩa thực tế. Để trở thành một nhà thơ lớn, Nguyễn Khuyến đã trải qua một cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu. Theo sử sách ghi lại thì nhà Nguyễn Khuyến rất nghèo, mỗi buổi sớm đến trường phải mang theo một cái giậm để sau mỗi buổi bình văn còn đi bắt cá. Quê ông vốn đồng chiêm trũng nên rất nhiều cá. Có những buổi sớm mùa đông giá lạnh, thầy đồ vẫn thấy anh học trò nghèo lam lũ dưới ao sâu. Tốivề nhà không có đèn, anh học trò nghèo họ Nguyễn lại bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng hoặc tận dụng ánh trăng để đọc sách. Sự thành công của Nguyễn Khuyến không chỉ ở thiên tài thơ văn mà còn ở sự kiên trì và lòng quyết tâm cùa chính nhà thơ.
Một tấm gương nữa cũng rất gần gũi với chúng ta là anh Nguyễn Ngọc Kí. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường vẫn luôn thôi thúc anh. Thế là anh tập viết bằng hai chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không chịu nản lòng. Chính sự kiên trì ấy đã làm cho nét chữ viết bằng chân của anh luôn được mọi người nhắc đến, không những thế, anh còn trở thành một thầy giáo của bao thế hệ học trò. Anh trở thành một tấm gương cho sự kiên trì, nhẫn nại trong thời đại ngày nay.
Trong lao động, tấm gương của nhà bác học Lương Định Của là một minh chứng có sức thuyết phục cao nhất. Để lai tạo một giống lúa có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, ông phải làm việc vô cùng vất vả và khó nhọc. Hàng ngày, từ khi trời chưa sáng, ông đã lội bì bõm dưới ruộng để nghiên cứu, thử nghiệm, đến tối mịt mới trở về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được hình thành. Cứ như vậy, lao động không biết mệt mỏi của ông đã mang lại biết bao sự thay đổi cho những người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngược dòng lịch sử, Mai An Tiêm là một bằng chứng cho sự chăm chỉ và kiên trì.
Trên thế giới, không ai là không biết nhà bác học người Pháp Ma-ri-e Cu-ri-e. Ba đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám tấn quặng để tìm một phần mười gam chất phóng xạ Ra-đi-um. Thế mới biết, muốn tìm một nguyên tốhóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt.
Qua những tấm gương trên, chúng ta thấy mình phải cố gắng nhiều trước hết ở lòng kiên trì nhẫn nại, không quản khó khăn vất vả ‘để trở thành người thành công. Đó là sự khởi đầu cho cuộc đời của mỗi con người. Là một đứa con trong gia đình, chúng ta cần phải học tập để xứng đáng với lòng tin yêu của cha mẹ. Là một công dân của đất nước, chúng ta cần phải cốgắng để trở thành chủ nhân của đất nước trong tương lai.
Lời khuyên của cha ông luôn luôn đúng đắn, thiết thực. Nó có ý nghĩa lớn hơn khi ta thực hiện tốt lời dạy đó.
Bài làm của học sinh Lê Thị Huệ
Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; qua đó nêu rõ ý nghĩa của nó trong việc nhìn nhận, đánh giá nội dung và hình thức.
Gợi ý viết bài
A. Mở bài
– Đánh giá một con người, một đồ vật nên theo nguyên tắc nào để đạt được sự chính xác?
– Trong vấn đề này, nhân dân ta đã được kinh nghiệm qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
B. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
a. Nghĩa đen
– Gỗ là chất liệu tạo nên đồ vật. Nước sơn là chất liệu quét lên đồ vật để làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền.
– Đánh giá một đồ vật bằng gỗ cần chú ý đến chất gỗ và đồ vật đó. Chất gỗ là quan trọng nhất, quyết định giá trị của đồ vật đó hơn là nước sơn bên ngoài.
b. Nghĩa bóng
– Gỗ là nội dung thực chất bên trong.
– Nước sơn là hình thức bên ngoài.
– Nội dung quan trọng hơn hình thức, quyết định hình thức.
2. Bình luận
a. Câu tục ngữ hoàn toàn đúng
– Gỗ là chất liệu làm nên đồ vật. Gỗ tốt thì đồ vật sẽ bền, dùng được lâu dài. Gỗ xấu thì đồ vật chóng hư hỏng, thời gian sử dụng ngắn ngủi.
– Nước sơn chỉ là lớp phủ bên ngoài, trang trí, làm đẹp cho đồ vật. Dù nước sơn có đẹp bao nhiêu, nhưng chất gỗ của đồ vật chóng mục, chóng hỏng thì nước sơn cũng không cứu nổi sự hỏng nát của đồ vật.
b. Suy rộng ra, khi xem xét một con người, người ta cần xét nội dung là chính, hình thức bên ngoài là thứ yếu.
– Nội dung: Phẩm chất đạo đức con người, năng lực hoàn thành nhiệm vụ mà xã hội giao cho.
– Hình thức: là vẻ đẹp của con người biểu hiện qua cử chỉ, ngôn ngữ, đầu tóc, cách ăn mặc …
– Người ăn mặc chưng diện, đầu tóc chải chuốt, nhưng có thể là người tư cách đạo đức xấu xa, trình độ văn hóa thấp kém. Vì vậy, khi đánh giá một con người không nên chỉ căn cứ vào hình thức bên ngoài.
c. Làm thế nào để đánh giá chính xác một con người?
– Tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá là nội dung, nghĩa là phẩm chất đạo đức và năng lực của người đó.
– Phải đánh giá qua hành động, qua công việc của người đó.
d. Tuy nhiên, trong việc đánh giá con người, đánh giá sự vật cũng không được coi nhẹ hình thức
– Hình thức biểu hiện nội dung
“Cái răng, cái tóc là góc con người”.
– Hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung. Trong trường hợp này, hình thức và nội dung là thống nhất. Một đồ vật có chất liệu tốt, lại có nước sơn đẹp, màu sắc hài hòa thì đồ vật đó càng quý, giá trị càng lớn. Một con người có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, có trình độ văn hóa cao, lại xinh đẹp, cân đối, ăn mặc chỉnh tề, hợp thời trang, cử chỉ lịch thiệp, thì con người đó càng được mọi người quý mến.
C. Kết bài
– Giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ khăng khít.
– Nội dung quyết định hình thức. Hình thức biểu hiện nội dung và góp phần nâng cao giá trị của nội dung.
– Khi xem xét, đánh giá một con người, không nên dừng lại ở hình thức bên ngoài, mà phải lấy phẩm chất đạo đức, năng lực của họ làm căn cứ.
– Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đến nay vẫn để lại bài học quý giá cho chúng ta trong việc nhìn nhận, đánh giá sự vật và con người.
Qua câu tục ngữ dưới đây, em có suy nghĩ gì về cái tốt, cái xấu trong mỗi con người và làm sao để tạo ra cái tốt đó.
Đất rắn trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Bài làm
Từ ngàn xưa, cha ông ta đã rất quan tâm đến lời ăn tiếng nói, bởi vì nó biểu hiện vẻ đẹp của con người. Trong những câu chuyện kể cho con cháu nghe, cha ông ta đã dùng những biểu tượng rất đẹp, rất quý tượngtrưng cho những lời nói đẹp, và những cái đáng ghê tởm để tượng trưngcho những lời nói xấu xa. Cô bé nọ dịu dàng, nết na, giàu lòng thương người, được tiên ban phép lạ: mỗi một lời cô nói ra là nở thành hoa, sa thành ngọc. Còn ả nọ bụng dạ nanh ác, tiên phạt: mở miệng nói mỗi tiếng là mỗi biến thành cóc nhái, rắn rết! Để răn dạy mọi người, tác giả dân gian nói bằng câu tục ngữ:
Đất rắn trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Ca dao, tục ngữ xưa thật giàu hình ảnh và hữu ý. Mỗi câu đọc lên nghe sao bình dị mà vẫn sâu sắc, như câu tục ngữ trên đây chẳng hạn. Câu tục ngữ mở đầu bằng hình ảnh rất bình dị: cây và đất. Người xưa đã dựng nên một mối quan hệ thật sâu sắc: Đất rắn và cây khẳng khiu. Có người nói điều này là hoàn toàn bình thường, tất nhiên cây mọc trên đất không tốt thì sẽ khẳng khiu và trơ trụi. Nhưng cái hữu ý mà nghệ sĩ dân gian gửi đến chúng ta là bản chất của đất không cần kiểm tra hay xét lọc mà chỉ cần nhìn những bụi cây ngọn cỏ trên đó cũng có thể biết được đất tốt hay xấu. Cũng như ở câu sau: Những người thô tục nói điều phàm phu: chỉ cần qua lời nói thì cũng có thể biết được người đó là tốt hay xấu. Bằng cách so sánh ngầm: những con người thô tục cũng như đất rắn, những người thô tục không thể nói ra những điều tốt như đất rắn không thểcó những cây xanh tươi. Điều mà tác giả dân gian muốn nói đến không phải là cái hiện tượng bên ngoài mà chính là cái bản chất bên trong. Bản chất xấu xa (thô tục) sẽ thể hiện qua hiện tượng bên ngoài (phàm phu).
Mối quan hệ nhân quả giữa cái bản chất giấu kín với biểu hiện ra bên ngoài là thống nhất. Bởi vậy, muốn hay muốn tốt không phải là cố tạo ra cái hình thức bên ngoài, che đậy bản chất mà cần phải có bản chất tốt, cũng như cần phải tạo ra đất tốt mới có cây tốt. Con người cũng vậy, phải làm thay đổi tính chất thô tục trong con người đi thì mới có thể thốt ra những lời thanh lịch. Suy rộng ra thì có làm cho con người thay đổi bản chất xấu xa thì mới có thể có những suy nghĩ, hành động và lời nói tốt đẹp được.
Song việc đó không đơn giản. Bởi vì bản chất là cái đã ăn sâu vào sự vật, vào con người nên không thể trong một sớm một chiều có thể thay đổi được. Ngay như những mảnh đất khô cằn, bạc màu, muốn cải tạo cũng cần phải có những giải pháp khoa học tác động trong một thời gian dài mới có kết quả. Đối với con người thì việc làm đó càng khó khăn hơn. Khi ta đem những điều hay lẽ phải để cải tạo bản chất con người, thì bên cạnh con người đó vẫn không biết có bao nhiêu điều xấu đang tác động song song vào anh ta. Cái tốt chiến thắng cái xấu, hay ngược lại, cái thắng dần lấn át cái tốt. Tất cả phụ thuộc vào bản thân của mỗi người, và nhất là cái môitrường mà anh ta sinh sống. Cải tạo một người là một cuộc đấu tranh bền bỉ và liên tục, cần có sự kiên nhẫn và nỗ lực từ phía bản thân người đó.
Câu tục ngữ muốn nêu lên một quy luật trong tự nhiên để nói lên một quy luật trong cuộc sống. Đất – môi trường sống của cây – mà khô cứng thì cây khẳng khiu, không tươi tốt. Xã hội -môi trường sống của con người – mà xấu xa thì cũng không thể có những con người thanh lịch được. Dovậy, cần phải xây dựng một môi trường xã hội tốt đẹp, văn minh lịch sự để con người sống trong đó không phải là những cây khẳng khiu nữa.
Gia đình là tế bào của xã hội, ở đó con người sinh ra là đã tiếp thu sự giáo dục của các thế hệ lớn hơn, một sự giáo dục bằng tình thương và trong tình thương. Đứa trẻ ngay từ khi còn bé có được lời nói lễ phép, thanh lịch; cư xử có đạo đức hay không đều tùy thuộc vào nếp sống, đạo đức trong gia đình đó.
Lớn hơn một chút, đến nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông… ở đâu mà môi trường trong sạch, lành mạnh thì sẽ tạo ra những học sinh có bản chất lành mạnh, trong sáng, sẽ trở thành một công dân tốt trong tương lai. Và cứ thế phát triển dần đến thế hệ tiếp theo.
Nhân dân lao động xưa kia, tác giả của những câu ca dao tục ngữ khuyên răn, có thể là những người ít học, nhưng không vì thế mà họ không có được những lời nói, cử chỉ, suy nghĩ đẹp. Trái lại họ còn tạo ra truyền thống đạo lí, truyền thống văn hóa hết sức cao đẹp, điều này thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ như câu tục ngữ trong bài. Ngày nay xã hội chúng ta đang phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, chính vì thế chúng ta càng phải thực hiện nếp sống văn minh, lưu giữ những giá trị trong cuộc sống được cha ông lưu lại. Trong phong trào xã hội văn minh, gia đình văn hóa mới chúng ta không thể không nhớ lời cảnh tỉnh từ câu tục ngữ này.
Bài làm của học sinh Quỳnh Hoa
Bàn luận vềcâu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
Bài làm
Kho tàng văn hóa Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị to lớn. Đi vào kho tàng văn hóa dân tộc, chúng ta có thể tìm thấy một trang sử hào hùng, một câu chuyện li kì, một câu ca dao, tục ngữ ngắn gọn mà mang nhiều ý nghĩa. Những câu tục ngữ, ca dao đó từ cuộc sống lao động bình dị hàng ngày của nhân dân. Nó ngắn gọn nhưng chứa đựng những chân lí hết sức sáng ngời, những phẩm chất cao quý, lưu truyền trong nhân dân ta từ đời này sang đời khác. Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn đã biểu hiện sinh động lòng biết ơn đối với người mang lại cho ta hạnh phúc. Câu tục ngữ được chúng ta nhớ đến không chỉ vì nó ngắn gọn, dễ thuộc mà vì nó chứa đựng một ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Vậy ta hiểu câu tục ngữ đó thế nào cho đúng?
Lẽ bình thường, nước rất cần cho sự sống, không những cho con người mà còn cho tất cả mọi sinh vật tồn tại trên trái đất này. Có nước thì mới có những bãi mía nương dâu, những mùa màng bội thu trên khắp miền quê. Cuộc sống của con người vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn cũng là nhờ những dòng nước đó. Dùng những giọt nước mát, chúng ta cần phải nhớ đến nơi sinh ra nó, đó chính là nguồn đã tạo ra nước và mang đi khắp nơi. Đó là nghĩa đen, còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là gì?
Nước ở đây không chỉ là dòng nước chảy ra từ nguồn mà còn là những thành quả mà chúng ta được hưởng hôm nay. Khi hưởng những thành quả ấy, chúng ta cần phải nhớ những người đã tạo ra nó, đc chính là nhớ nguồn.
Uống nước nhớ nguồn, đó chính là tâm niệm, khát vọng muôn đời của con người Việt Nam ân nghĩa, thuỷ chung. Có thể nói lời nhắn nhủ của cha ông ta gửi vào câu tục ngữ rất nhiều ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết nhớ ơn những người đã làm nên thành quả cho chúng ta hôm nay. Công ơn của những người đi trước không thể không kể đến ơn sinh thành của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Công cha nghĩa mẹ được so sánh với tất cả những gì cao cả và lớn lao nhất. Cha mẹ đã mang nặng đẻ đau sinh ra ta, nuôi nấng dạy dỗ ta nên người, tất cả hi sinh cho chúng ta. Những gì cha mẹ dành cho ta biết lấy gì so sánh cho vừa và ta làm gì để đền đáp lại công ơn đó? Câu tục ngữ Uống nước ngớ nguồn nhắc chúng ta phải biết ơn và kính yêu cha mẹ, ông bà, sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh và tấm lòng bao la như trời biển của cha mẹ, ông bà.
Phải biết rằng, ta khôn lớn, hiểu biết như ngày hôm nay là nhờ vào công lao dạy dỗ của những người thầy, họ đã không quản ngại khó khăn dạy dỗ ta nên người. Ngoài ra, ta được sống trong một đất nước hòa bình, tự do như thế nàylànhờ những người đã hi sinh xương máu của mình, những người đã cống hiến của tuổi thanh xuân và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Biết ơn, ghi khắc công lao của những người thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng chính là những gì câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn muôn nhắn nhủ chúng ta.
Nước ta đang thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa những người có công với Tổ quốc, phong trào này thể hiện qua những việc làm như tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc thương binh, ghi công liệt sĩ, tặng nhà tình nghĩa cho những người có công với cách mạng, chăm sóc những người neo đơn, quy tập mộ liệt sĩ… Chúng ta, người được hưởng những thành quả to lớn cần phải hướng về nguồn và tỏ lòng biết ơnsâu sắc đối với những người đã xả thân vì nước, đồng thời tích cực than gia phong trào đền ơn đáp nghĩa.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta được êm ấm, an vui, hưởng một cuộc sống bình yên chính là nhờ vào những chiến sĩ công an, biên phòngngày đêm canh giữ biên cương đất nước. Chính vì vậy, chúng ta an vui cầnphải nhớ đến sự hi sinh không kém phần cao cả của những chiến sĩ côngan, những anh bộ đội cụ Hồ.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, cũng có một số người vô ơn, không biết kính trọng những người đã làm nên những thành quả cho mình được hưởng, có những kẻ chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình. Những kẻ có lối sống và suy nghĩ như vậy thật đáng lên án. Những đối tượng như vậy hơn ai hết cần phải đọc lại nhiều lần và nghiền ngẫm câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồnlà một bài học sâu sắc, bổ ích cho mỗi chúng ta, là một lời khuyên chân thành, nhắc nhở chúng ta sống có đạo đức, biết cống hiến cho đất nước, biết nhớ về nguồn cội của dân tộc, nhớ về công lao của tất cả những người đã nuôi nấng và dạy bảo ta nên người.
Với tất cả những giá trị ấy, câu tục ngữ không chỉ được mọi người biết đến mà còn sống mãi với tất cả mọi người hôm nay và mai sau.
Bài làm của học sinh Hoàng Như Thái
Hãy giải thích câu ngạn ngữ của phương Tây:
Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi.
Bài làm
Sống trong cảnh gia đình đầy đủ, xa hẳn mọi điều lo lắng khổ cực, chúng ta dễ khinh thường những người lao động, hàng ngày phải lam lũ với nghề nghiệp. Chúng ta lại thường sẵn có thành kiến sai lầm, phân biệt nghề cao quý với nghề ti tiện, trọng nghề trí thức, khinh nghề chân tay. Để cảnh báo thái độ đó, phương Tây có câu ngạn ngữ:
“Không có nghề nào là hèn cả, chỉ có những kẻhèn mà thôi”.
Thật ra có nghề nào là nghề hèn kém không? Để trả lời chúng ta đưa vài thí dụ. Đây là bác phu xe, mặt mũi đen đủi, áo quần lôi thôi, lấy chiếc xe ba bánh làm kế sinh nhai. Ta liệt bác vào hạng tầm thường và nghề bác là nghề hèn kém. Còn đây là bác công nhân quét đường, mỗi đêm và sáng, bác làm vệ sinh thành phố, đến cửa từng nhà, hốt để lên xe những đống rác thối tha, đầy ruồi nhặng… Có người nhìn bác bằng cặp mắt khinh rẻ.
Bác phu xe ấy mỗi lần gò lưng đạp xe chở khách, nhận được một món tiền nho nhỏ, mang về nuôi sống gia đình, bác đổi bát mồ hôi lấy bát cơm. Đồng tiền tuy ít ỏi nhưng bác kiếm ra trong sạch. Bác công nhân quét đường cũng vậy. Bác chịu cực khổ, ngày ngày làm bạn với những đông rácbẩn thỉu tanh hôi. Thế rồi, tháng đến, bác vui mừng đưa tay đón lấy đồng tiền lương nhỏ mọn, đủ sống qua ngày. Nghề của bác thật là lương thiện. Cả hai người – và còn biết bao nhiêu người khác nữa – đều giúp ích cho xã hội một phần không nhỏ. Người thì chuyên chở giúp ta trên quãng đường xa, dưới nắng mưa không ngại. Người thì chịu dơ dáy thân mình để bảo vệ sức khỏe cho bao người khác.
Như thế thì sao có thể gọi nghề của họ là “hèn” được? Nghề của họ, tưởng là tầm thường mà thực ra có ích cũng chẳng khác gì nghề nghiệp của những người trí thức. Mà đã có ích thì là cao quý rồi.
Hơn nữa, những người ấy đều đã đặt hết cả lương tâm, trí óc, cũng như sức khỏe của họ để làm đầy đủ bổn phận mà cuộc đời đã dành cho họ. Ngoài ra họ còn là những người biết tự trọng, biết đem sức lao động mà trả nợ áo cơm, giúp ích xã hội, để sống xứng đáng với danh nghĩa “làm người” của họ. Như thế chẳng đáng cho ta cảm phục hay sao? Có phải người ta đã nông nổi mà xét đoán nghề nghiệp của họ một cách nhầm lẫn không?
Như vậy, ta phải công nhận rằng chẳng có nghề nào là hèn cả, mà chỉ có người hèn thôi, và đó chính là kẻ bĩu môi chê lao động chân tay là nghề hèn kém. Vậy thế nào là người hèn? Đó là những người lười biếng, không nhận thức được bổn phận của họ là phải làm việc cho xã hội. Họ đã cướp công của xã hội, đã lừa cơm, cướp áo của lớp người cần lao kia. Người hèn là những hạng người thiếu lương tâm, thiếu trách nhiệm, làm việc chiếu lệ cho xong, không xứng đáng với đồng tiền mà họ nhận. Người hèn là những người làm dân thì phản nước, làm trò thì phản thầy, chơi bạn thì phản bạn. Nói tóm lại những hạng lọc lừa, tham vàng bỏ ngãi, hình người lòng thú, dưới muôn hình vạn trạng, là những ăn cắp của công để ăn chơi thỏa thích, lãng phí tiền bạc của nhân dân. Danh từ hèn chỉ dành cho những con người ấy.
Câu ngạn ngữ Tây phương trên thật đã cho ta một bài học quý giá về nghề nghiệp. Nó khuyên ta nên tiêu diệt đầu óc hủ bại, đầy rẫy thành kiến sai lầm về nghề nghiệp. Nên nhớ rằng những nghề đã giúp ích cho xã hội đều là đáng trọng, đều là đáng quý. Vậy ta phải coi trọng sức cần lao của mọi lớp người lao động, cũng như trí thức. Đó là con đường duy nhất đưa ta đến một xã hội bình đẳng, bác ái thực sự trong công việc kiến thiết xứ sở ngày nay.
LUYỆN TẬP
Đề 1. Em hãy kể về một sốhoạt động ở nước ta hiện nay có nội dung như câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.
Đề 2. Em hãy nói về vai trò quan trọng của môi trường sống trong việc hình thành nhân cách con người qua câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Đề 3. Em hiểu thế nào về câu: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen. Theo em, học sinh cần phải làm gì để tránh những tác động xấu của môi trường sống.
Đề 4. Bằng thực tiễn cuộc sống, em hãy chứng minh rằng Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Đề 5. Phân tích bài học rút ra từ câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
Đề 6. Em hiểu thế nào vềcâu tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Từ câu tục ngữ trên, hãy trình bày suy nghĩ của em vềtình thương giữa con người với nhau trong cuộc sống.
Đề 7. Trình bày ý kiến của em vềđạo lý Ănquả nhớ kẻ trồng cây. Liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay.
Đề 8. Quan niệm của em vềcâu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Đề 9. Em hãy bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Đề 10. Bằng thực tiễn cuộc sống, em hãy chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốtnước sơn.
Đề 11. Quan niệm của em vềcâu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Đề 12. Bằng thực tiễn cuộc sống, hãy chứng minh câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn là một lời khuyên bổ ích.
Đề 13. Tục ngữ là kinh nghiệm sống của nhân dân ta trong quá trình lao động sản xuất. Qua một số câu tục ngữ, em hãy chứng minh nhận định trên.
Đề 14. Trình bày suy nghĩ về đạo lí của người Việt Nam qua câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
Leave a Reply