I. Địa chi tàng độn – chi chứa can
Địa Chi tàng độncòn gọi là Nhân nguyên, nghĩa là mỗi một Địa Chi có thể chứa các Thiên Can. Trong dự báo theo 4 cột thời gian hay Tứ trụ, chỉ qua các Can năm tháng ngày giờ mới xác định được Thập thần, khi dự báo theo Tứ trụ, người ta căn cứ vào các thần trong từng cột thời gian để dự báo. Từng cột thời gian có các Địa Chi, từ Địa Chi có thể xác định đầy đủ các Thần để dự báo chính xác (điều này đã trình bày ở phần mở đầu). Sau đây là các Chi tàng trữ các Can:
Bảng 1: Địa Chi tàng độn (các Chi tàng trữ các Can):
Xem Tứ trụ người này, trước hết xem họ có bao nhiêu Can trong mỗi cột thời gian. Để làm được điều này, ta tách từng Chi của từng cột thời gian ra để xét.
Như: cột năm sinh có Chi Tuất, tra bảng 1: Tuất có: Mậu, Đinh, Tân; Chi tháng sinh Mão, tra bảng 1: Mão có: Ất; Chi ngày sinh Thìn, tra bảng Thìn có: Mậu, Ất, Qúy; Chi giờ sinh Ngọ, tra bảng Ngọ có: Đinh và Kỷ. Ta sắp xếp vào từng cột thời gian như sau:
Bảng 2: Can Ngày sinh (Nhật chủ) tìm 10 Thần:
Ví dụ: Sinh ngày Giáp Tý, tháng Đinh Dậu, giờ Mậu Thìn, năm Bính Tuất (2006).
Ta lập Tứ trụ như sau: từ Tứ trụ hay 4 cột thời gian tách ra các Chi mà xác định Can chứa trong từng Chi trong từng cột thời gian. Lấy Can ngày sinh hay Nhật chủ đối chiếu với từng Can trong từng cột thời gian qua bảng “Can Ngày sinh” trên mà xác định các thần. Từ ví dụ trên, ta làm như sau:
Thứ nhất ở cột Năm sinh Bính Tuất: ta thấy Tuất có chứa 3 Can: Mậu, Đinh, Tân (xem bảng Địa Chi tàng độn trên)
Lấy Giáp là Can ngày sinh: đối chiếu với Bính (Can năm sinh) ở bảng 2, ta có: Thực thần; đối chiếu với Mậu: ta có Thiên tài; đối chiếu với Đinh, ta có Thương quan; đối chiếu với Tân ta có Chính quan.
Thứ hai: ở cột Tháng sinh:lấy Giáp là Can ngày sinh đối chiếu với Đinh tháng sinh, ta có Thương quan; với Tân, ta có Chính quan.
Thứ ba: ở cột ngày sinh hay Nhật chủ, lấy Giáp Can ngày sinh đối chiếu với Quý: ta có Chính ấn.
Thứ tư: ở cột giờ sinh: lấy Giáp Nhật chủ đối chiếu với Mậu ta có Thiên tài; với Mậu ta có Thiên tài, với Ất ta có Chính ấn, với Quý ta có Kiếp tài. Từ đây ta có sơ đồ 4 cột thời gian để xem xét về tính cách và số phận người Bính Tuất đó như sau:
Sau khi xác định được các thần trong từng cột thời gian của sơ đồ dự đoán, ta sẽ xem và đoán tínhcách cũng như diễntrình cuộc đời của một người. Cách xét đoán xin xem mục: Tính chất của Thập thần và xem Tứ trụ qua 10 Thần sau đây.
II. Tự xem qua tính chất các loại thần
Có tất cả 10 Thần. Mỗi Thần cho biết thông tin riêng về số phận hay tính cách của một người. Các Thần được an trong Tứ trụ như ở ngày, tháng, năm và giờ. Các Thần trong tứ trụ có thể có sau đây:
a. Thuộc tính của 10 thần
1. Chính quan:biểu thị cho quan chức, địa vị, thi cử, bầu cử, học vị, danh dự. Tâm tính chính trực, có tinh thần trách nhiệm, đoan trang, nghiêm túc, nhưng dễ bảo thủ, cứng nhắc, nhưng đôi khi thiếu kiên nghị.
2. Thiên quan hay Thất sát: hào hiệp, năng động, có chí tiến thủ, uy nghiêm nhanh nhẹn, nhưng dễ bị kích động, dễ thành người ngang ngược, truỵ lạc.
Nữ giới biểu thị tình cảm với vợ chồng con, nam giới là tình cảm với con cái.
3. Chính ấn:biểu thị thông minh, nhân ái, không màng danh lợi, sự chịu đựng, nhưng chí tiến thủ kém, trì trệ, chậm chạp. Biểu thị cho chức vụ, học thuật, bằng cấp, sự nghiệp, danh dự, địa vị, phúc thọ, tình mẹ con.
4. Thiên ấn:tinh thông nghề nghiệp, ứng phó nhanh, nhiều tài, nhưng dễ cô độc, tàn nhẫn, ích kỷ.
Biểu thị cho quyền uy trong nghề nghiệp, những thành tích trong nghề dịch vụ, cho người mẹ kế.
5. Tỷ kiên:biểu thị cho nhân viên cấp dưới, đệ tử, bạn bè, đồng nghiệp, cùng phe, tranh tài đoạt lợi, khắc vợ khắc cha. Nữ biểu thị cho tình chị em, nam cho tình anh em. Tâm tính: cương nghị, mạo hiểm, dũng cảm, tiến thủ, nhưng dễ bị cô độc, dễ bị cô lập, cô đơn.
6. Kiếp tài:biểu thị cho tay chân, cấp dưới, bạn bè, cho sự hao tổn, cho bị đoạt vợ khắc cha, tranh đoạt, lang thang, nữ biểu thị cho tình anh em, nam cho tình chị em. Tâm tính thẳng thắn, kiên định, sự phấn đấu không mệt mỏi, nhưng dễ bị mù quáng, thiếu lý trí, manh động liều lĩnh.
7. Thực thần:biểu thị cho phúc thọ, người béo tốt, có lộc, về hưu. Tâm tính ôn hoà, phóng khoáng, hiền lành, thân mật, nhưng dễ không thật lòng, giả tạo và nhút nhát.
8. Thương quan,biểu thị sự mất chức, bỏ học, mất quyền, mất ngôi, không trúng tuyển, không đỗ. Tâm tính thông minh, tài hoa, hoạt bát, hiếu thắng, dễ tuỳ tiện, thích không bị ràng buộc, có khi tự do vô chính phủ.
9. Chính tài:biểu thị cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận, lương bổng, tình cảm với vợ. Tâm tính: cần cù, tiết kiệm, chắc chắn, thật thà, nhưng dễ cẩu thả, thiếu chí tiến thủ, nhu nhược, không có tài năng.
10. Thiên tài:biểu thị phát đạt nhanh, hay cờ bạc, tình cảm với vợ thứ của nam giới. Tâm tính thông minh, khảng khái, nhạy bén, lạc quan, phóng khoáng, nhưng dễ thiên bề khoác lác ba hoa, thiếu sự kiềm chế, dễ phù phiếm.
b. Ý nghĩa của lục thần
*Chính quan: biểu thị sự nghiệp về văn chương, địa vị. Nam giới mệnh Chính quan là chồng, nữ giới là con.
*Thiên quan (Thất sát): địa vị và sự nghiệp, uy quyền về võ nghiệp…
* Chính ấn, Thiên ấn: văn chương, danh vọng.
* Chính tài: tiền của, tài năng, danh vọng.
* Thiên tài: Tiền của, tài năng, mưu trí, tài thao lược.
* Thực thần:sự nghiệp về văn, về quản lý xã hội, tính thuần hậu, chủ về thực lộc, y lộc và tuổi thọ.
* Thương quan: sự nghiệp về võ, mưu lược, tính cương cường, cao ngạo.
* Tỷ kiên: sự trợ giúp, quý nhân.
* Kiếp tài: sự hoang phí tiền của, tính thoáng đãng tiền của, lãng phí thời gian.
c. Lục thần sinh khắc
Các nhà mệnh lý căn cứ vào ngũ hành sinh khắc mà suy ra sự sinh khắc của lục thần như sau:
Về sự sinh:
* Chính tài, Thiên tài sinh Thiên quan (Thất sát), Chính quan.
* Chính quan, Thất Sát sinh Chính ấn, Thiên ấn.
* Thiên ấn, Chính ấn sinh ta (Nhật chủ lấy theo ngày sinh) và đồng loại (là Tỷ, Kiếp).
* Đồng loại (Tỷ kiên, Kiếp tài) và ta sinh Thực thần, Thương quan.
* Thực Thương sinh Thiên tài, Chính tài.
Về sự khắc:
* Tài khắc Ấn thụ (Chính ấn, Thiên ấn).
* Ấn thụ (Thiên ấn, Chính ấn) khắc Thực Thương.
* Thực Thương khắc Quan, Sát.
* Quan, Sát khắc ta (nhật chủ lấy theo ngày) và đồng loại là Tỷ, Kiếp.
* Đồng loại (Tỷ, Kiếp) và ta (nhật chủ) khắc Tài.
III. Xem tứ trụ qua 10 thần
1. Chính quan
Chính quan biểu thị cho quan chức, chức vụ, thi cử, bầu cử, học vị, danh vọng. Chính quan còn cho biết tình cảm với chồng con, đối với nam giới là tình cảm đối với vợ.
Một mặt chính quan phản ánh sự chính trực, tinh thần trách nhiệm, đoan trang nghiêm túc, mặt khác lại biểu thị sự bảo thủ cứng nhắc, không kiên nghị.
Chính quan lộ ra không có Thiên quan (Thất sát) mà có thân vượng thì rất tốt. Nếu chính quan quá nhiều trong tứ trụ thì có sự khắc chế trói buộc trở thành nhu nhược, năng lực yếu. Mặt khác báo việc gia đình không đầy đủ, tiền đồ học hành có cản trở, nếu không có ấn mạnh hoá giải cứu trợ thì không hay. Chính quan không nên gặp Thương quan, vì hoạ có thể đến. Nhưng có trường hợp Chính quan nhiều mà gặp Thương quan thì lại hay.
Chính quan gặp (ở) cột tháng mà có : trường sinh, hoặc mộc dục, quan đới lâm quan, đế vượng, lại không có hình xung phá thì chức quan cao, rất thích hợp đối với công chức. Chính quan gặp lệnh tháng suy, bệnh, tử, mộ tuyệt thì rất không hay, nhưng nếu gặp tháng có thai dưỡng thì không ngại. Những người làm công chức không nên có tình huống này.
Chính quan toạ Trường sinh, Đế vượng, Quan đới, Kiến lộc, Đế vượng, mà không có hình xung không vong phá bại thì quan chức cao, thích hợp làm công chức.
Chính quan toạ Tử: khó có con; toạ Suy, Bệnh, Tử, Mộ nên tránh làm công chức (gọi là thất địa).
Nêu trong tứ trụ có 1 Chính quan, không có Thiên quan và Thương quan thì mệnh cực quý.
Nếu Can cột có Chính quan hợp với Can cột ngày, hoặc với Can cột có Chính ấn hợp mệnh cục thì học giỏi, đỗ đạt cao. (xem mục hợp hóa của Thiên Can nêu trên).
Can tháng có Chính quan: người trọng tín nghĩa, tận tuỵ với công việc.
Chính quan gặp Thương quan ở mệnh cục: nam dễ có tính bất mãn, công việc hay bị trở ngại, hay bị hạ chức.
Nếu trong 4 cột thời gian có:
Chính quan ở cột thời gian năm:được hưởng phúc tổ tiên, có ý chí từ nhỏ, con đường học hành thuận lợi. Chính quan không gặp kỵ hay hoá hợp mà mất tính thì báo người xuất thân từ gia đình quan chức hoặc có địa vị cao, là người có địa vị.
Chính quan ở cột tháng, là người con út được nuông chiều, cuộc đời hanh thông, trọng tín nghĩa.
Ví dụ trên: người sinh năm Bính Tuất có Chính quan ở cột tháng là người con thứ, được hưởng phúc tổ tiên, có ý chí từ nhỏ, học hành thuận lơi, cuộc đời hanh thông |
Có ở cột ngày: thông minh, mưu lược, tài ứng biến. Nếu thân (mệnh cung) vượng thì phát đại phúc. Nam giới có vợ hiền đoan trang, nữ giới có chồng tốt.
Có ở cột giờ: con cái hiếu thảo, bản thân cuối đời hưởng phúc.
Mệnh nữ có Chính quan cho biết:
* Đối với nữ, Chính quan là sao biểu thị cho chồng, nếu bị hình, xung, khắc, phá, hoặc là kỵ thần thì nhân duyên không thuận, dễ bị oan khuất.
* Nếu ngày chi có Chính Quan, lại toạ Thiên đức, Nguyệt đức: là người hiền thục, đảm đang, chồng tốt.
* Nếu Chính quan toạ Trường sinh, Kiến lộc, Quan đới, Đế vượng: lấy chồng tốt, chồng có quan lộc cao; nếu toạ Tử, Mộ, Tuyệt: duyên vợ chồng chưa đẹp, có thể khắc chồng.
* Tứ trụ Chính Quan nhiều lại hợp: yểu điệu đa tình, tình ý không ngay chính.
* Chính quan và sao Tài cùng cột: chồng giàu có.
* Chính quan và Đào hoa cùng cột: sống rất dai.
* Chính quan và Dịch mã cùng một ngày chi: đẹp mà duyên bạc.
* Toạ cùng cột với Mộc dục: chồng hiếu sắc, đa tình.
* Chính Quan gặp Không vong: hôn nhân thường thay đổi, có tái hôn.
* Chính quan và Thiên quan ở mệnh cục đều có: hôn nhân phức tạp, nếu Chính quan và Thiên quan có can hợp hoặc chi hợp: dễ hai lần đò.
* Chính quan gặp Thương quan ở mệnh cục: vợ chồng hay xa cách hoặc khó thành vợ chính thức.
* Nếu Chính quan nhược hoặc mệnh cục không có thì:
– Khi Tỷ kiếp mạnh: vợ chồng tình cảm vợ chồng không sâu đậm.
– Không có Tài, có Thương quan: sớm khắc tiện chồng.
– Nhiều Ấn, không có Tài: sẽ khắc chồng.
– Nhiều Quan mà không có ấn: mệnh hạ tiện.
– Chính quan toạ Dương nhẫn: gặp việc trở ngại dễ bị cản phá.
2. Thiên quan (Thất sát)
Thiên ở đây có nghĩa là không chính, quan là quản (lý), gộp lại là sự quản lý không chính thống hoặc cũng có nghĩa là không chính thức.
Là biểu tượng của việc quân sự, nghề pháp lý, sự thi cử và bầu cử. Khi sao này ứng với nữ giới thì đó là tình cảm của họ đối với chồng con, nam giới là tình cảm với con cái. Thiên quan cũng phản ánh sự hào hiệp, tính năng động, chí tiến thủ, sự uy nghiêm, nhanh nhẹn. Nhưng lại phản ánh sự không bền vững về thần kinh mà dễ bị kích động, khi vào thế tiêu cực thì thành người ngang ngược, chơi bời quá độ.
Nếu trong mệnh cục có Thực thần và Thương quan sẽ khắc chế Thiên quan. Nếu không có sự khắc chế này thì gọi là Thất sát. Trong 4 cột thời gian, nếu có Thực thần và Thương quan chế ngự Thiên quan là người túc trí đa mưu, có quyền uy trong xã hội. Nhưng nếu Thực thần chế Sát, Thương quan khắc sát cùng lúc nhiều thì không phải là người cao sang mà thấp hèn. Do vậy, các nhà mệnh lý cho rằng, trong 4 cột thời gian có Thất sát mà thần và sát tương đương nhau, lại có chế thì mệnh mới tốt. Thân vượng, sát nhược, Tài vượng mới là mệnh tốt. Ngược lại Sát vượng, thân nhược mà lại gặp Tài tinh thì người nghèo, gặp nhiều tai ách. Đã có Thiên quan thì không nên có Chính quan, nếu không dễ phạm tai hoạ lao tù, kiện tụng mọi việc khó thành, trở thành người hạ đẳng… Tốt nhất là có Thực thần, Thương quan chế ngự, hoặc hợp mất một quan, hoặc gặp một Sát để giảm tai họa.
Nếu Thân nhược sát vượng thì phải dựa vào ấn để hoá giải. Nếu trong tứ trụ Thân và Sát tương đương nhau, Sát ấn tướng sinh sẽ báo công danh sự nghiệp phát triển. Có Sát mà không có ấn là không có oai vũ, người chỉ trung hậu đa tình, buồn nhiều vui ít.
Sát hoặc Quan nhiều thì quá khắc nhật chủ (cột ngày) thì cho biết là có sự nhu nhược, năng lực kém nhưng lại dê manh động.
Thiên quan gặp trường sinh, mộc dục, quan đối, lâm quan, đế vượng thì vinh hoa phú quý; nếu gặp tử, mộ, tuyệt thì tiền đồ, học hành trắc trở, quan lộc bị tổn thất.
Nhật chủ vượng mà có Thất sát, Dương nhận cùng cột là người mệnh cực quý, có quyền uy.
Thiên quan gặp Không vong mà không có giải cứu: không nên làm công chức vì dễ mất quyền mất chức; mệnh nam hếm con, mệnh nữ vô duyên với chồng.
Nếu trong 4 cột thời gian mà:
Thiên quan ở cột năm: con đầu lòng là trai, bản thân xuất thân từ gia đình nghèo. Nếu thương bị chế thì người đó đi vào binh nghiệp có địa vị nổi tiếng.
Thiên quan ở cột tháng: can năm và can giờ có Thực thần mà thương chế ngự thì mệnh rất quý.
Thiên quan ở cột ngày: vợ hoặc chồng là người chính trực, cương nghị. Nếu không có Thực thần chế ngự (khắc) thì vợ chồng bất hoà, nếu gặp xung thì có thể bị hoạ, cần đề phòng hay bị bệnh. Nếu khi có Thực khắc hoặc gặp được hợp để biến khác đi thì mọi sự dở được hoá giải.
Thiên quan ở cột giờ: con cái thường không hiền thục. Trong tứ trụ có thần khắc Thiên quan ở giờ thì lại sinh con quý tử.
Mệnh nữ có Thiên quan cho biết
* Tứ trụ nhiều Thiên quan mà không có chế: dễ bị ngưới khác giới ăn hiếp mất trinh tiết, hoặc ý chí không kiên cường, tính tình không ổn định.
* Từ Can Chi đều có Thiên quan lại có Chính quan: mệnh tái giá.
* Chính quan, Thiên quan cùng trụ lại có Tỷ kiếp: chị em tranh một chồng.
* Quan, Sát hỗn tạp, không có Thực Thương chế: làm ca kỹ, vợ lẽ; nếu có chế làm vợ chính.
* Thiên quan gặp không vong mà không có giải cứu: vợ chồng duyên bạc.
* Thiên quan toạ trường sinh, Quan đới, Kiến lộc, Đế vượng: chồng vinh hiển. Nếu toạ Tử, Mộ, Tuyệt thì duyên bạc với chồng.
* Thiên quan toạ Mộc dục: chồng đa tình, thích phong lưu.
* Nhật chủ yếu, Thiên quan vượng: người cô độc.
* Địa chi có Thiên quan gặp Hình: vợ chồng bất hoà.
* Thiên quan một sao, có Thực thần Dương nhận chế phục: vợ đoạt quyền chồng.
* Giờ trụ có Thất sát, ngày toạ Dương nhận: khắc chồng, làm kỹ nữ, có trợ giúp hoá giải thì tốt.
* Thiên quan toạ Đào hoa: bạc mệnh.
* Thất sát và Chính ấn đều một vị: mệnh tốt.
3. Chính ấn
Sao biểu thị cho chức vụ, quyền lợi, học hành, nghề nghiệp, học vấn, sự nghiệp, địa vị, phúc thọ, tình mẹ. Chính ấn lâm trường sinh (cùng cột thời gian với trường sinh) cho biết người mẹ đoan chính, nhân từ trường thọ; lâm Mộc dục thì có nhiều biến đổi trong nghề nghiệp, lâm quan đới là người xuất thân từ gia đình danh giá hiển đạt; lâm đế vượng là người đứng đầu một vùng; lâm suy cuộc đời bình thường nhưng gia phong nề nếp.
Nếu cột ngày vượng, ấn nhiều mà không bị khắc chế là sự thái quá, báo đây là người cô đơn, nghèo, hình khắc. Còn Chính ấn quá vượng là người không trung thực, ít con, song gặp Tài tinh thì lại nhiều con.
Chính ấn lâm Trường sinh chủ về có mẹ đoan chính, nhân từ, trường thọ; lâm Mộc dục là người hay thay đổi nghề nghiệp; lâm Quan đới là xuất xứ từ gia đình danh tiếng, cuộc đời hiển đạt; vượng ở Lâm quan là có cuộc sống bình ổn; lâm Đế vượng là người đứng đầu một vùng; lâm suy là có cuộc sống bình thường, gia đình nề nếp. Lâm, Bệnh, Mộ, Tử, Tuyệt chủ về tình mẹ đạm bạc, hoặc xuất thân từ một gia đình bình thường, Suy thì một đời bình thường.
Chính ấn toạ: Hoa cái, mẹ thông minh; toạ Dịch mã thì xa mẹ; toạ Thiên ất quý nhân thì mẹ có danh tiếng, toạ Thiên, Nguyệt đức thì mẹ nhân từ.
Nếu trong 4 cột thờigian mà:
Chính ấn ở cột năm:tiền đồ học hành tốt.
Chinh ấn ở cột tháng:người nhân từ hiền hậu, không bệnh tật, Trong tứ trụ có Thiên quan, Chính quan sinh ấn là người phúc hậu, phúc lớn. Tứ trụ không có Thiên tài thì ấn không bị khắc báo con đường khoa cử thành công.
Chính ấn ở cột ngày:lấy được vợ (hay chồng) nhân hậu hiền từ, cả hai trường hợp đều được nhờ vào vợ (hay chồng).
Ví dụ trên, người nam Bính Tuất có Chính ấn ở cột ngày, nên có vợ hiền thục, vợ chổng nhờ dựa được vào nhau |
Chính ấn ở cột giờ: là tốt, con cái thông minh thành đạt.
Mệnh nữ có Chính ấn cho biết:
* Thân vượng mà nhiều Chính ấn: khắc chồng, chồng hay ốm yếu, ít con.
* Có Chính ấn gặp Chính quan là hỷ thần: dung mạo đẹp, sinh ở gia đình giàu có.
* Chính ấn gặp Thiên đức, Nguyệt đức: là vợ hiền.
* Chính ấn với Thương quan Dương nhận cùng trụ: dễ đi tu.
* Tài nhiều mà vượng, Chính ấn bạc nhược: khó giữ đạo làm vợ.
4. Thiên ấn
Biểu thị cho quyền uy, nghề nghiệp, tinh thông nghề nghiệp, đa tài, ứng phó nhanh, cô đơn, lạnh lùng. Thiên ấn không gặp Thực thần thì gọi là Thực, Thiên ấn Gặp Thực thần gọi là kiêu thần, gọi tắt là Kiêu. Mệnh cung có Thiên ấn có thể vất vả, nhưng nếu có Thương quan thì hay. Nếu nhiều Thiên ấn mà không được giải thì phúc không đẹp, tật bệnh, con cái khó khăn. Nhưng nếu có Thiên tài thì hoá giải được. Thiên ấn và Tỷ kiên cùng cột thì một đời vất vả.
Có Chính ấn, Thiên ấn là người có nhiều nghề. Trong tứ trụ thân vượng (cột ngày) mà có Tài, Quan là người phú quý. Thiên ấn lâm trường sinh là người ít gắn với cha mẹ, lâm mộc dục làm ra tiền cho người khác tiêu, lâm quan đới, đế vượng sẽ phát đạt ở nghề tay trái. Lâm suy bệnh tử tuyệt là người tha hương bôn phương kiếm sống, lâm mộ thì việc gì cũng đầu voi đuôi chuột, lâm thai đã xa cha mẹ từ nhỏ.
Nếu trong 4 cột thờigian có:
Thiên ấn ở cột năm:phá hoại tổ nghiệp, làm mất thanh danh gia đình, thiếu giáo dục.
Thiên ấn cột thang:thích hợp với các nghề y học, nghệ thuật, diễn viên, nghề tự do, làm dịch vụ. Nếu cùng cột tháng có Thiên đức Nguyệt đức thì là người số mệnh đẹp, tính ôn hoà.
Thiên ấn cột ngày:lấy vợ (hoặc chồng) khi là kỵ thần không hay.
Thiên ấn cột giờ:khi là kỵ thần không lợi cho con cái, con khó thành tài.
Mệnh nữ có Thiên ấn cho biết:
* Nếu nhiều Thiên ấn : chửa đẻ khó khăn.
* Thiên ấn và Thực thần cùng trụ: đẻ bị bệnh sản phụ.
* Can Chi đều có Thiên ấn: khắc chồng phúc mỏng.
* Thiên ấn nhiều quá: phúc bạc, nếu gặp cô thần dễ sống độc thân.
5. Tỷ kiên
Biểu thị cho tay chân, cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp, cùng phe, tranh đoạt, khắc cha, quan hệ anh chị em. Tính chắc chắn, cương nghị, cô đơn, dũng cảm, tiến thủ, không hoà nhập.
Nếu can ngày nhược mà gặp được Tỷ kiên sẽ được trợ giúp thân, Tài Quan nhiều nhờ Tỷ kiên giúp cho thân khỏi mất của. Can ngày vượng mà trong tứ trụ có có Tỷ kiên, lại gặp Quan Sát, Thực, Thương, Tài tinh thì không có sự hao tán, không có Quan thì ít con cái.
Tứ trụ nhiều Tỷ kiên mà không có sao chế: anh em tranh chấp, bạn bè bất hoà, tính thô bạo, khắc cha, vất vả mà tài không tụ.
Lâm trường sinh, đế vượng, lâm quan đới… thì đông anh em, hiếu thắng, không khuất phục, nhưng không lợi cho hôn nhân, cho cha. Lâm tử mộ tuyệt thì xa anh em.
Tỷ kiên gặp Không vong: anh em ít hoặc bất hoà; nếu có hội, hợp thì có thể hoá giải.
Nếutrong 4 cột thờigian có:
Tỷ kiên ở cột năm:xu hướng sống độc lập, nhà nghèo vất vả từ nhỏ.
Có ở cột tháng:có tính lý tài, hay có ý nắm gọn của cải, sống độc lập.
Có ở cột ngày:hôn nhân muộn hay tái hôn, dễ thay đổi hôn nhân, không lợi cho đi xa.
Có ở cột giờ:ít con, dễ làm con nuôi.
Mệnh nữ có Tỷ kiên cho biết:
* Nhật chủ vượng, nhiều Tỷ kiên lại không có Quan: ít con cái.
* Tỷ kiên hợp Quan: chồng bị tranh đoạt.
* Tỷ kiên quá nhiều: vợ chồng, gia đình bất hoà, có chuyện trai gái lôi thôi.
* Tỷ kiên và Kiếp Tài cùng trụ: vợ chồng hay tranh chấp nhau.
* Tỷ kiên trong tứ trụ mạnh: theo chủ nghĩa sống độc thân.
* Tỷ kiên mạnh, Quan yếu: vợ chồng duyên mỏng.
* Thiên can có Tỷ, Kiếp: đa tình tranh chồng.
* Có Tỷ kiên Dương nhận hình xung phá hại: đề phòng tai nạn.
* Trong tứ trụ nhiều Tỷ, Kiếp: có người đố kỵ ganh ghét.
6. Kiếp tài
Biểu thị cho tay chân, cấp dưới, bạn bè, hao tổn tài lộc, bị đoạt tài, bị đoạt vợ, tranh giành, khắc cha, lang thang, tình anh chị em. Tâm tính thẳng thắn, ý chí kiên cường, phấn đấu mạnh mẽ, dễ mù quáng, thiếu lý trí, dễ manh động, liều lĩnh.
Trong tứ trụ nhiều Kiếp tài nam thì khắc vợ, vợ nhiều bệnh; nữ thì mất chồng, tranh chồng hoặc hao tổn tài, khó giàu, anh em không hoà thuận, hay bị phản. Tính tình ngoan cố, không phân biệt phải trái, hay bị người đời chán ghét đối địch.
Kiếp tài và Thiên tài cùng một cột thời gian thì không có lợi cho cha, dễ tái hôn. Trong mệnh cục mà hỷ tài nhưng bị Kiếp tài khắc phá thì dễ bị hao mòn tài sản, không lợi cho vợ; trong mệnh hỷ Kiếp nếu bị Quan đến phá thì chủ về con cái ngỗ ngược hoặc không hay.
Kiếp tài, Thương quan, Dương nhẫn cùng trụ: dễ tù đày, không thọ, mất danh dự, nghèo khổ.
Kiếp tài, Thiên tài cùng trụ: dễ tái hôn hay nhân duyên trắc trở.
Cùng Can Chi đều có Kiếp tài: cha có thể mất sớm, vợ chồng xa cách.
Nếu trong 4 cộtthời gian mà:
Kiếp tài ở cột năm:người hãm tài, thiếu nghĩa khí, hay thay đổi hôn nhân, bị cấp dưới thiếu trung thành.
Kiếp tài ở cột tháng:ham cờ bạc, khó có của cải, lòng tự trọng cao, ham tạo ra hình thức bề ngoài, hay bất bình với xung quanh, hay xung đột với mọi người.
Kiếp tài ở cột ngày:hôn nhân chậm, có thể tái hôn, nam có thể đoạt vợ người.
Kiếp tài ở cột giờ:đường con cái khó khăn, khắc con.
Ví dụ trên: người Bính Tuất có Kiếp tài ở cột giờ, lý ra hiếm con. Tuy vậy Kiếp tải Suy, nên có con nhưng không nhiều. |
7. Thực thần
Biểu thị cho phúc thọ, người đậm đà, có lộc, nữ là tình cảm với con gái, nam là tình cảm với con trai. Tính cách ôn hoà, rộng rãi, thân mật, có chút giả tạo, thiếu chân thật.
Tác dụng của Thực thần làm nhẹ đi thân mệnh, sinh tài, áp chế quan sát. Nếu cột ngày có chính quan cùng thực thần là phú quý. Đối với những người không phải là công chức, can chi (chi tàng can qua đó để xác định thực thần có hay không) đều có thực thần thì phúc lộc dồi dào. Mệnh cung nữ giới có Thực thần không tôn trọng chồng. Trong tứ trụ nhiều thực thần thì nghèo, người yếu đuối, nữ giới dễ sa cơ, nhưng nếu có Thiên ấn thì hoá giải được những cái dở như vậy. Nếu Thực thần và Thất sát cùng cột thời gian là người có thời cơ nắm quyền hành, nhưng thường rất vất vả, hiếm con. Can mà từ đó có thực thần, chi mà từ đó tìm ra can sinh ra Tỷ kiên là báo về già có thân thích hay bạn hữu giúp đỡ. Nếu Thực thần có cả Kiếp tài, Thiên ấn đi kèm là người có thể không thọ. Thực thần lâm trường sinh vượng địa hoặc cát thần thì phúc lộc nhiều. Thực thần lâm tử, tuyệt , bệnh thì bạc mệnh, lâm mộ thì người khó thọ.
Thực thần gặp hình xung: nhỏ tuổi sớm đã xa mẹ.
Thực thần toạ Trường sinh, Quan đới, Kiến lộc, Đế vượng hoặc cát thần: tài lộc song toàn.
Thực thần toạ Mộ: khó thọ; toạ Tử, Tuyệt, Bệnh hoặc gặp Không vong hay hung sát thì phúc mỏng, dễ bạc mệnh.
Can Chi đều sinh Thực thần thì phúc lộc đầy đủ.
Tứ trụ có 1 Thực thần, cột ngày có Chính quan thì phú quý; nếu cột tháng có Kiến lộc thì càng phát; cột giờ có Kiến lộc thì trung niên và về già phát đạt.
Tứ trụ có 4 Thực thần: bần hàn; mệnh nữ gặp phong trần, nhưng gặp Thiên ấn thì có hoá giải.
Nhiều Thực thần, ít Thiên quan: hiếm con.
Can sinh Thực thần, Chi sinh Kiếp tài: có phúc lớn, gặp nguy hoá an.
Can sinh thực thần, Chi sinh Tỷ kiên: anh em giúp lẫn nhau.
Thực thần Thiên ấn cùng trụ: ở một mình.
Nếutrong 4 cột thờigian có:
Thực thần có ở cột năm:được hưởng âm đức của tổ tiên, sự nghiệp phát triển, sống an bình.
Thực thần ở cột tháng:can tháng từ đó sinh ra Thực thần, chi tháng tàng can mà từ đó sinh ra Quan (Thương quan hay Chính quan) thì đó là người tài phát đạt, nếu là công chức thì càng phát.
Thực thần ở cột ngày,nhưng Thực do chi tàng can mà từ đó sinh Thực là lấy được vợ hay chồng tốt.
Thực thần ở cột giờ:cuối đời có phúc, nhưng Thực và Thiên ấn cùng một cột thì có thể cô đơn.
Mệnh nữ Thực thần trong trụ cho biết:
* Tứ trụ nhiều Thực thần: đa tình, làm lẽ, phong trần, vợ goá. Nếu Nhật chủ yếu thì càng rõ.
* Ngày Can dương nhiều Thực thần: mệnh phong trần.
* Ngày Can âm nhiều Thực thần: làm nghề tạp vụ, phục vụ viên.
* Thực thần và Thiên quan cùng trụ: sinh nở khó khăn, nếu ở cột giờ thì khó lấy chồng.
* Thực thần toạ Mộc dục, Đào hoa: con cái phong lưu, hiếu sắc.
* Thực thần toạ Dịch mã: con cái xa cha mẹ.
* Thực thần toạ cát thần, Quý nhân: con cái thông minh trí tuệ.
* Thực thần gặp Không vong: ít con cái.
8. Chính tài
Tài là hay, nhưng không phải ai tài đến cũng hay. Người thân nhược thì không hay vì khả năng không kham nổi Tài thì sợ Tài nhiều vì Tài mà “mệt”! Người thân mạnh có khả năng thì có thể không chế được Tài nhưng lại sợ không có Tài để mà không chế. Do vậy Thân và Tài cân bằng mới tốt, điều này có thể phát hiện qua 4 cột thời gian: Tài và Mệnh cùng cân bằng sức. Người trong tứ trụ Can ngày vượng (theo vòng trường sinh) mà Tài cũng vượng là giàu có, nêu có cả Chính quan là phú quý, nam hay nữ đều có vợ hay chồng tốt. Nhưng thân mệnh (mệnh cung) nhược, tài vượng thì nghèo, trong gia đình vợ nắm quyền. Trong tứ trụ nhiều tài đều phá tài không hay, đồng thời tài nhiều còn khắc ấn sẽ không lợi cho mẹ. Tài nhiều mà không thuần khiết (có vượng, có suy, bệnh…) thì học hành không giỏi. Địa chi tàng can mà từ đó xác định được tài là người chính trực nhưng không giàu. Mệnh cung vượng có Chính tài lại gặp thực thần là có vợ hiền trợ giúp. Chính tài và Kiếp tài cùng xuất hiện trong cuộc đời thì dễ gặp tiểu nhân nên tài bị tổn thất. Nếu Chính tài gặp Quan vượng, Sát vượng là chồng bị lép vế, vợ lấn át chồng.
Nếu Chính tài từ Chi mà có thì tốt, còn từ Can mà sinh ra thì đời sống không ổn định, tính thích khoe khoang.
Chính tài nhập Mộ gọi là “nhập kho”, nếu gặp xung thì phát tài lớn làm giàu.
Nhật chủ vượng, mệnh cục Chính tài vượng: làm phú ông; có Chính quan lại càng phú quý, nam có vợ hiền giúp chồng.
Tứ trụ nhiều Chính tài: vì tình mà phá tài, Tài nhiều khắc ấn thì mẹ bất lợi.
Chi ngày sinh Chính tài mà lại gặp Không vong: nam kết hôn muộn, dễ tái hôn.
Thân nhược Chính tài nhiều, ấn nhẹ: có học nhưng không thành đạt.
Chính tài toạ Mộc dục hoặc Đào hoa: vợ dễ ngoại tình.
Chính tài toạ Dịch mã: vợ hiền, toạ Mộ, Tử, Tuyệt: vợ chồng lạnh nhạt; toạ Dương nhẫn: vợ chồng bất hoà; toạ Hoa cái: vợ thông minh nhưng thích cô độc; toạ Thiên ất quý nhân: vợ đẹp thông minh nhanh nhẹn.
Chính tài và Chi ngày hội hợp: vợ chồng yêu nhau hoà thuận; không hợp với Chi ngày mà hội hợp với chi khác: vợ bất chính.
Mệnh cục Chính tài, Kiếp tài đều có: cuộc đời dễ gặp tiểu nhân phá hoại làm tổn tài.
Tứ trụ có Chính tài nhưng Quan sát vượng: vợ chán chồng, chồng sợ vợ.
Mệnh nam trong tứ trụ Chính tài hợp Can ngày: thường có hai vợ, hưởng phúc người khác, hai vợ dễ tranh chấp, gia đình sóng gió.
Nếu trong4 cột thờigian có:
Chính tài ở cột năm:thân vượng là cha ông giàu có.
Chính tài ở cột tháng:là người cần cù tiết kiệm, sống nhờ cha mẹ, cha mẹ có của.
Chính tài ở cột ngày:nhờ vợ mà thành giàu có, nếu gặp hình xung khắc hại thì vợ chồng bất hoà.
Chính tài ở cột giờ:con cái sẽ giàu có.
Mệnh nữ Chính tài trong trụ cho biết:
*Nếu thân yếu, Chính tài nhiều lại vượng hoặc hội, hợp thành cục: lẳng lơ hay vụng trộm trong tình ái.
*Chính tài quá vượng: không hợp với nhà chồng, vợ chồng nên ở riêng.
*Chính tài Quan lộ thiên Can: tính ôn hoà; Chính tài, Quan không lộ thiên Can: tính ương ngạnh.
*Chính tài quá nhiều mà phá ấn: bất hoà với bà cô em chồng.
9. Thiên tài
Về nghĩa, thiên tài là nguồn nuôi sống, biểu thị là vợ thứ, cha mẹ hoặc nguồn của cải do nghề tay trái làm ra. Nếu trong tứ trụ có Thân vượng, Quan vượng, Tài vượng thì danh lợi đều đạt cả. Nếu Thân vượng lại có Thiên tài, không có hình xung Tỷ kiếp là người giàu có sống lâu. Can và chi (tàng can mà có thiên tài) đều có thiên tài là người xa quê tay không lập nghiệp mà giàu có, tình duyên đẹp. Đối với phụ nữ nếu thân nhược mà gặp tài thì ảnh hưởng không tốt đối với cha mẹ.
Thiên tài lâm trường sinh, vượng địa là gia đình lớn, gia đình vợ con hoà thuận, mọi người sống lâu vinh hiển. Thiên tài lâm mộc dục là người háo sắc phong lưu, lâm mộ địa là sớm xa cha và có thể là xa vợ.
Thiên tài lâm tử tuyệt hình xung không lợi cho cha hoặc vợ.
Thân vượng có Thiên tài mà không hình xung và Tỷ kiếp: gặp tài vận tất phát đại phúc, rất thọ, làm thương nhân thành đạt, quản lý xí nghiệp, nếu có Chính quan lại càng phú quý; nhưng kỵ vận Tỷ kiếp, nếu gặp danh lợi tiêu ma.
Thiên tài do Can sinh: thích rượu và háo sắc, khinh tài trọng nghĩa. Từ thiên Can lộ ra (sinh ra) 2 Thiên tài: không yêu vợ chính mà yêu vợ bé.
Thân, Thiên tài, Quan vượng, gặp năm là Quan: danh lợi bội thu.
Nếu trong 4 cột thờigian có:
Thiên tài ở cột năm:sẽ xa quê, long đong lận đận. Can năm có thiên tài, chi năm (từ đó tàng can mà có Tỷ kiếp) có Tỷ kiếp là cha xa quê, mất nơi đất khách quê người.
Thiên tài ở cột tháng:can năm can tháng đều có thiên tài là trong gia đình cha nắm quyền, hoặc bản thân làm con nuôi.
Cột thángcó thiên tài, cột giờ có Tỷ kiếp trước giàu sau nghèo. Chi giờ tàng can mà từ đó có thiên tài, vợ thứ đoạt quyền vợ cả hoặc chồng thiên lệch vợ lẽ.
Cột ngày cột giờcó thiên tài, nếu không bị hình xung, gặp tỷ kiếp thì trung niên và cuối đời giàu có phát đạt.
Mệnh nữ Thiên tài trong trụ cho biết:
Thiên tài nhiều lại quá vượng, Thân nhược lại kỵ Tài: phần lớn vì bố mẹ mà bị liên lụỵ.
10. Thương quan
Thương quan và Thực thần đều làm hao Nhật chủ, đối với mệnh nữ là sao chỉ con gái, còn Thực thần là con trai.
Nếu trong tứ trụ Nhật chủ vượng, nhiều Thương quan: báo thành công trong tôn giáo, trong nghệ thuật cũng như trong biểu diễn nghệ thuật… Nếu Thân vượng có Thương quan gặp sao Tài: báo sẽ phát phúc, vinh hiển; nhưng nếu không có sao Tài thì vận mệnh nghèo khó.
Nếu Thân nhược mà Thương quan gặp Thiên quan: báo sẽ tai ách, thường gặp chuyện sóng gió.
Trong mệnh cục có Thương quan mà không có Tài: thì tuy có trí tuệ nhưng phú quý không lâu bền; không có ấn thì vì lợi mà làm liều.
Thương toạ Dương nhận: đi làm người ở; toạ Tử thì tâm đố kỵ.
Nếu trụ: tháng, giờ có Thương quan không có Chính quan, mệnh cục có Thiên quan mà tứ trụ không có hình xung phá hoại gọi là Thương quan thương tận. Trong trường hợp này nếu mà Nhật chủ vương, Tài vượng, ấn vượng là mệnh đại phú đại quý. Nhưng nếu không có Tài thì lại bần cùng khó khăn.
Tứ trụ nhiều Thương quan sẽ tương khắc con cái. Năm vận lại gặp Thương quan thì sẽ tai ách đoản thọ; gặp vận ấn hoá Thương quan thành tốt.
Nếu trong 4 cột thời gian có:
Thương quan ở cột Năm:tổ nghiệp xưa tha hương phiêu tán. Can Chi đều có Thương quan: phúc mỏng.
Thương quan ở cột Tháng: anh em bất hoà, xa cách. Can Chi đều có Thương quan: anh em vợ chồng xa cách.
Ví dụ người Bính Tuất trên: Thương quan ở cột năm và ngày, nên: đời cha ông sống tha hương, anh em không hòa thuận. |
Thương quan ở cột Ngày:nam thương con, nữ khắc chồng.
Thương quan ở cột giờ:con duyên bạc, bất hiếu, con gái nhiều con trai ít.
Cột năm và cột giờ có Thương quan sẽ khắc con. Nếu chi ngày có Thương, cột giờ có Thiên tài: ngay lúc thiếu niên đã vinh hiển.
Mệnh nữ trụ có Thương quan cho biết:
* Thương quan vượng sẽ khắc chồng, nếu có Tài sẽ hoá giải.
* Cột ngày có Thương quan và Dương nhận: chồng đề phòng tai nạn. Thân vượng có Thương quan, có Kiếp Tài: mệnh nghèo. Thương quan và Thiên ấn cùng cột: phá chồng hại con.
* Chính quan gặp Thương quan: khắc chồng hoặc có nhân tình. Trong tứ trụ có Thương quan, Chính quan và Thực thần: tính hay đố kỵ, phức tạp trong quan hệ nam nữ. Nếu Chi ngày có Thương quan là người táo tợn đanh đá.
* Nữ kỵ có Thương quan, nhưng nếu mệnh có Chính tài, Chính ấn thì mệnh phú quý. Không có Chính tài, Chính ấn thì nghèo khó, vợ chồng duyên bạc.
* Cột năm có Thương quan: sinh nở khó khăn.
* Thương quan toạ Thiên Nguyệt đức: con cái có hiếu; toạ cát thần quý nhân: con cái nối dõi phú quý.
* Thương quan gặp không vong: đề phòng nửa chừng hôn nhân có biến động.
Tổng hợp lại qua ví dụ trên xem qua 10 Thần và sao Trường sinh: người nam sinh năm Bính Tuất là người con thứ, được hưởng phúc tổ tiên nhưng không thừa hưởng gì từ cha mẹ, có ý chí từ nhỏ và tự lập, học hành thuận lợi, cuộc đời hanh thông, đến tuổi trung niên thay đổi công việc, về gia thất: vợ hiền thục và nhờ vợ, có ít con cái; anh em ruột thịt nếu không xa cách thì cũng không thuận hòa. Tổ tiên đã sống xa quê quán (tha hương). Trên đây chỉ là nét khái quát khi xem một người qua 10 Thần, chi tiết hơn nữa còn xem qua mạnh yếu của Nhật chủ, Thần và Sát, Mệnh cung, Đại vận… sẽ trình bày tiếp sau đây. |
IV. Xem tứ trụ qua vòng trường sinh
1. Cách tính vòng trường sinh của tứ trụ
Các Thần mà chúng ta sẽ bắt gặp khi tự xem Tứ trụ có sức mạnh với cuộc đời một người tùy theo rơi vào thời điểm nào: suy hay vượng, mạnh hay yếu… Để dự luận dự đoán chính xác, xin bạn đọc xem và sử dụng bảng 3 sau đây:
Bảng 3: Vòng Trường sinh sử dụng trong nhiều trường hợp dự đoán:
Cách sử dụng bảng 3 để tìm vòng Trường sinh như sau: lây Can ngày sinh (Nhật chủ) đối chiếu với các Chi của 4 cột thời gian sinh (như trong bảng), từ đó chuyển sang dòng ngang để tìm mức độ Sinh hay Vượng, hoặc Suy…Ví dụ. Can ngày sinh là Bính, chi năm sinh là Dần, chi giờ sinh là Thìn… thì (cột): năm sinh là Trường sinh; giờ sinh là Quan đới…. Cụ thể như ví dụ trên như sau: lấy Can giáp Nhật chủ hay ngày sinh đối chiếu với Tuất năm, có Dưỡng, với Dậu tháng có Thai, với Tý ngày có Mộc dục, với Thìn giờ có Suy.Ghi chú: Q. Đới: là quan đới; Đ.Vượng là Đế vượng.
2. Xem qua các sao vòng trường sinh
Trường sinh: Cho thông tin về phúc thọ, bác ái, phát triển, tăng tiến, vĩnh cửu, thịnh vượng, phát đạt, được trọng vọng.
o. Có ở Nhật chủ: phúc thọ, tăng tiến, hạnh phúc, thịnh vượng, phát đạt, được trọng vọng, ngưòi nhân ái.
o. Cột năm có trường sinh thường về già mới phát đạt.
o. Cột ngày có trường sinh báo sớm đã hiển đạt, gia đình hạnh phúc, anh em thuận hoà, mọi người quý mến, trường thọ. Nhưng trường hợp đặc biệt: nếu sinh vào ngày Mậu Dần, Đinh Dậu thì phúc phận kém, ít được hưởng điều tốt trên.
o. Cột giờ có trường sinh: con cái hiển đạt làm rạng rỡ tổ tông.
o. Cột giờ và ngày đều có trường sinh: người tài giỏi, hiển đạt sớm, cha mẹ anh em xum họp thuận hoà, hưởng nhiều phúc đức do tổ tiên để lại.
o. Nữ nếu cột ngày có trường sinh, không bị các hàng Chi khác hình xung phá hại thì một đòi hạnh phúc, con cái thành đạt, nếu sinh ngày Bính Dần, Nhâm Thân thì lại càng tốt đẹp.
Mộcdục: cho thông tin về sự mê hoặc, duyên phận không bền, nửa đường đứt gánh, sống thụ động, không quyết đoán, có gian khổ, vì sắc đẹp mà thân bại danh liệt.
o. Có ở cột ngày (Nhật chủ): xa cha mẹ, thiếu niên lao khổ, không được hưởng phúc của cha mẹ để lại, tha hương lập nghiệp, khó lấy vợ. Trong tứ trụ có Tỷ kiên, Kiếp tài tính hay thiên vị, bảo thủ, xa xỉ, hiếu sắc, không hoà thuận với anh em, cha mẹ.
o. Có ở cột năm: cha mẹ tha hương, bản thân về già không như ý, gia đình khó vẹn toàn.
o. Có ở cột tháng: sự nghiệp vẫn chưa yên khi đã quá nửa đời người, hôn nhân có thể thay đổi.
o. Có ở cột giờ: gần về già không như ý, nếu có các chi khác xung hình hại phá, suốt đời không gặp may. Nếu sinh ngày Ất Tỵ lại có đức vọng, được mọi người tôn kính, nhưng phúc phận không dày, hay bệnh.
o. Nữ mệnh cột ngày có Mộc dục suốt đời bất mãn bất bình, hay gặp sự không may. Nếu sinh ngày Giáp Tý hoặc Tân Hợi, tính tình cứng rắn như nam giới.
o. Cột ngày và giờ đều có Mộc dục sống cô độc, khắc vợ con. Theo các nhà mệnh lý, bất cứ cột nào có Mộc dục, công việc làm ăn khó khăn, hay gặp thất bại. Phụ nữ tứ trụ có Mộc dục, phá hại tiền của, hại chồng hại con.
Quan đới:cho thông tin có địa vị cao, phát triển, sự thành công, được tôn kính, có đức, hướng đi lên, thịnh vượng, từ bi, sự uy nghiêm và có danh vọng.
o. Cột năm có Quan đới càng về già càng hạnh phúc, hưởng phúc về già.
o. Cột tháng có quan đới lúc nhỏ gian khó, đến trung niên từ 40 tuổi trở đi tự nhiên phú quý.
o. Cột ngày có quan đới lúc nhỏ không như ý, lớn lên phát vận như cá gặp nước gặp may, nếu có Thiên (ấn, hoặc tài) là người có từ tâm và tài năng xuất chúng, danh vọng cao, anh em hoà thuận, được trọng vọng trong xã hội.
Nữ nhân cột này có quan đới dung mạo đoan trang, lấy được chồng quý. Nếu sinh vào ngày Nhâm Tuất, Quý Sửu, hoặc gặp các sao xấu, vợ chồng sớm xa cách.
o. Cột giờ có quan đới: con cái phát đạt.
o. Song nếu Quan đới bị hình xung hoặc trong tứ trụ có Thương quan, Kiếp tài, Thực thần, Thiên ấn ở sát bên cột Quan đới mà lại không có sao tốt giải cứu sẽ cho biết người này hay làm việc bất chính, thích đầu cơ, khinh đời, cuối đời phá gia bại sản, mang tiếng cho gia đình họ hàng.
o. Nữ mệnh cột ngày có Quan đới, dung mạo đoan trang, lấy được chồng như ý. Song nếu sinh vào ngày Nhâm Tuất, Quý Sửu, hoặc gặp sao xấu, vợ chồng sớm xa cách.
Lâm quan:cho thông tin về sự lương thiện, cung kính, khiêm nhường, cao thượng, thịnh phát, danh vọng tài lộc, phong lưu, sông lâu , hạnh phúc.
o. Cột năm có lâm quan báo về già hiển đạt.
o. Cột tháng có, báo nửa đời người sự nghiệp hưng vượng, nhưng ở quê người.
o. Cột ngày có lâm quan: báo thay trưởng của tổ nghiệp, hoặc xa quê lập nghiệp, hoặc làm con nuôi người khác được hưởng thừa tự; địa vị trong gia đình hơn các anh em khác, có đức, thân ái với tất cả mọi người, có tài văn chương, nhưng khi phát đạt vợ thường mất sớm. Nếu lúc thiếu thanh niên hay gặp may thì lúc về già bị suy đồi. Nếu thiếu niên gian khổ thì trung niên lại khai vận làm ăn phát đạt.
Đối với nữ giới, cột ngày có lâm quan sẽ làm vợ chính, nhưng thường phá hại vận tốt của chồng, họ lại hay lấn át chồng, nếu lấy làm lẽ sau sẽ đoạt quyền làm vợ chính.
o. Cột giờ có lâm quan, con cái hiển đạt. Nhưng có kiếp tài kèm theo, là người ham mê tửu sắc.
Đế vượng:cho thông tin vượng phát, lớn mạnh, luôn đi một mình và làm chủ, có quyền uy, danh vọng, mưu trí, tài học, hay nay đây mai đó.
o. Cột năm có đế vượng cho biết con nhà danh giá lương thiện, giàu có, có danh vọng, tính hay tự ái.
o. Cột tháng có đế vượng báo có nghiêm trang, tính cương cường không khuất ai.
o. Cột ngày có đế vượng báo vị thế số phận quá vượng, nên có sao khác chế ngự đi, nếu không dễ bị người khác hãm hại. Nếu cột năm và tháng gặp Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, là con trưởng cũng không được hưởng tổ nghiệp để lại, tha hương lập nghiệp hoặc làm con nuôi người khác, vợ chồng khắc nhau.
Nữ giới ngày sinh có đế vượng, tính khí giống đàn ông, khắc chồng hoặc có nhiều bệnh. Nhưng nếu tứ trụ có Thiên quan hoặc chính quan thì không khắc chồng con, Nếu sinh ngày Bính Ngọ, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Tỵ, Nhâm Tý, Quý Hợi: vợ chồng sẽ ly biệt, sống cô đơn.
o. Cột giờ có đế vượng, con cái có danh vọng.
Suy:cho thông tin sự ôn thuận, đạm bạc, yếu đuối, bạc nhược, phá tài sản, tai ách, lương duyên lỡ dở, sự bất định.
o. Cột năm có suy, sinh ở gia đình suy bại, xa lánh họ hàng, về già làm ăn càng suy giảm.
o. Cột tháng có suy, trung niên làm ăn cũng khá, tiền bạc hao tán.
o. Cột ngày có suy, sớm xa cha mẹ, vợ chồng xung khắc, nửa đời người xa quê, lập nghiệp nơi khác nhưng vẫn lao khổ. Nhưng nêu cột năm, tháng có Đế vượng, Lâm quan thì làm ăn tạm được, không đến nỗi khốn cùng. Nếu trong tứ trụ có nhiều Bệnh, Tử ,Tuyệt thì buôn bán hay bị thua lỗ.
Nữ giới cột ngày có suy, ngoài mặt hiền lành nhưng trong bụng khinh người, không tử tế đối với mẹ cha chồng. Nếu sinh ngày Giáp Thân, Canh Tuất, Tân Mùi, vợ chồng sớm ly biệt.
o. Cột giờ có suy, con cái bất hiếu, khổ vì con.
Bệnh:cho thông tin hư nhược, xa lánh họ hàng, lao khổ, bệnh tật.
o. Cột năm có Bệnh: về già gia đạo bất hoà, ốm đau luôn.
o. Cột tháng có bệnh: nửa đời người làm ăn không đạt, lo buồn bệnh tật.
o. Cột ngày có Bệnh: lúc nhỏ có bệnh, sớm xa cha mẹ, duyên lần đầu không thành, lần hai mới được, nếu Can ngày sinh âm (như Ất, Đinh…) là người không hoạt bát, chậm chạp.
Nữ giới cột ngày có Bệnh, tinh thần ôn thuận, nhưng vợ chồng ly biệt lâu năm, hoặc chồng làm ăn thất bại, dễ bị chồng ruồng bỏ.
o. Cột giờ có bệnh, ít con, con hay đau ốm.
Tử:cho thông tin không quyết đoán, bệnh hoạn, thiếu khí phách, vợ chồng dễ chia lìa.
o. Cột năm có tử: xa cách cha mẹ.
o. Cột tháng có tử: ít anh em hoặc xa cách anh em.
o. Cột ngày có tử: thiếu thời hay mắc bệnh, khó có con, vợ ốm đau, vợ chồng dễ chia ly, làm việc không bao giờ vừa ý, hay bỏ dở giữa chừng, suốt đòi lao khổ. Nữ giới cột ngày có tử: dễ có 2 hay 3 đời chồng. Nếu sinh ngày Ất Hợi, Canh Tý hay gặp tai hoạ, con cái hư hỏng.
o. Cột giờ có tử: con ít, không giúp cha mẹ, có con nuôi.
Mộ:cho thông tin xa gia đình, duyên phận bạc, bần hàn, lo buồn, lao khổ.
o. Cột năm có mộ: thường ở quê hương giữ gìn hương hoả.
o. Cột tháng có mộ: cha mẹ anh em vợ chồng bất hoà, hao tài tốn của. Nếu chi này và chi tháng xung nhau được hưởng của ông cha để lại, sinh làm con nhà giàu.
o. Cột ngày có mộ: xa gia đình từ nhỏ, hay thay đổi chỗ ở, bất hoà với cha mẹ anh em, nghèo hèn, trung niên và về già làm ăn có tiến, nhưng trong lòng không đắc ý, lấy vợ đến hai lần. Nữ giới cột ngày có mộ vợ chồng bất hoà. Nếu sinh ngày Đinh Sửu hoặc Nhâm Thìn, vợ chồng dễ bỏ nhau.
o. Cột giờ có mộ: hay ôm đau, con cái ít, khổ vì con.
Nếu trong tứ trụ có chi hình xung với chi cột an mộ sẽ dùng được (cũng tốt). Nếu không có chi hình xung mà gặp Tài là người keo kiệt, coi tiền của hơn cả tính mệnh, suốt đời làm nô lệ cho đồng tiền.
Tuyệt: nói lên sự thăng trầm, đoạn tuyệt, không giữ lời hứa, hiếu sắc, xa lánh người thân, sống cô độc, phá sản.
o. Cột năm có tuyệt: phải xa quê hương mới lập nghiệp.
o. Cột tháng có tuyệt: hay thất bại trong công việc, sống cô độc.
o. Cột ngày có tuyệt: họ hàng bị ly tán, tha hương mưu sinh, vì gái đẹp mà bại, người thất tín. Nữ giới có tuyệt ở ngày sinh, vợ chồng xung khắc bất hoà, không thực bụng yêu chồng. Nếu sinh ngày Giáp Thân hay Tân Mão tính hay kèn cựa, bới móc người khác.
o. Cột giờ có tuyệt: ít con, hiếm con.
Thai:cho biết khắc hãm vợ, hay bị thay đổi công việc, không quyết đoán, trí tuệ kém, dễ bị mê hoặc.
o. Cột năm có thai: họ hàng không hoà thuận, hay tranh chấp, thân tộc lạnh lùng.
o. Cột tháng có thai: đến trung niên thay đổi công việc.
o. Cột ngày có thai: thiếu thời thường ôm đau khổ cực, trung niên sức khoẻ tăng tiến. Có khắc cha mẹ anh em, công việc làm ăn thay đổi luôn, về già an nhàn. Nữ giới cột ngày có thai xung đột với cha mẹ chồng, nếu sinh ngày Bính Tý hoặc Kỷ Hợi sẽ đối nghịch với cha mẹ chồng, nội trợ kém.
o. Cột giờ có thai: con cái không nối nghiệp cha, ăn chơi phóng đãng.
Dưỡng:nói lên khắc vợ khắc con, ham sắc dục, làm con nuôi người, xa nhà.
o. Cột năm có dưỡng: mình hoặc cha là con trưởng, sống xa quê nhà hoặc xa cha mẹ.
o. Cột tháng có dưỡng: dễ phá sản vì ham mê sắc dục.
o. Cột ngày có dưỡng: khắc cha mẹ, khó sống chung với cha mẹ, hiếu sắc, hiếm khi một vợ một chồng, hiếm con, khắc vợ. Nếu từ lúc nhỏ làm con nuôi người khác hoặc được người khác nuôi dưỡng thì tốt. Nữ giới cột ngày có dưỡng, trong tứ trụ có trường sinh là làm lẽ, nhưng con cái tốt đẹp. Nếu sinh ngày Canh Thìn thì xấu, hại chồng.
o. Cột giờ có dưỡng về già nhờ được vào con cái, hoặc được nhờ con nuôi.
3. Luận tốt xấu qua sao vòng trường sinh
Các nhà mệnh lý còn cho rằng, sau khi xác định được vòng Trường sinh trong Tứ trụ, có thể xảy ra các trường hợp sau, nếu:
– Nếu có Thai, Trường sinh, Đế vượng, Mộ là có Tứ quý. Đây là cách phản ánh số người có số phận tốt đẹp.
– Nếu có Quan đới, Lâm quan, Dưỡng, Suy là có Tứ bình, người có số phận khá.
– Nếu có Tử, Tuyệt, Bệnh, Mộc dục là Tứ kỵ, số không hay lắm.
– Nếu trong Tứ trụ có sao Tứ quý là tốt, lại thêm sao Thiên ất, Quý nhân thì lại càng quý, nếu có Chính tài, Chính quan, Chính ấn thì đây là người số quý hiển.
– Nếu trong Tứ trụ mà cột tháng có sao Tứ kỵ, cột ngày có sao Tứ quý; hoặc nêu cột ngày có sao Tứ kỵ, cột giờ có sao Tứ quý, cả hai ngược lại: đó là số người cuộc sống dần khá lên, vì quý kỵ gặp nhau sẽ hoà và bình nhau.
4. Dự đoán qua vượng suy cường nhược
a. Vượng suy qua thời gian sinh
Sự vượng suy (hưng thịnh hay lụn bại) trong cuộc đời của một người cũng có thể xác định qua thời gian sinh. Được thời thì vượng, không hợp thời thì suy. Từ quan điểm này mà người xưa khi thất cơ hay không toại nguyện trong cuộc đời thường thốt lên: “sinh không gặp thời”, thời ở đây không phải là thời thế, mà đó là thời gian sinh trong năm có rơi vào mùa Tráng (phát triển mạnh mẽ), Sinh (lớn mạnh) là vượng, nếu vào lão (đang suy), tù (bế tắc), tử (bại) là suy. Thời sinh theo quy luật này, được người xưa khái quát lại như sau:
– Mùa Xuân Hạ: dương khí tăng trưởng, âm khí tiêu giảm nên đây là mùa của dương khí.
– Mùa Thu Đông: âm khí gia tăng, dương khí tiêu giảm, nên đây là mùa của âm khí ngự trị.
Quy luật suy vượng này được khái quát qua bảng sau:
Ghi chú:Xuân là các tháng: Giêng, 2, 3 (tháng: Dần, Mão, Thìn).(Tứ quý: 18 ngày cuối cùng của mỗi mùa, tức là 18 ngày cuối của tháng 3, 6, 9 và Chạp).
Hạ là các tháng: 4, 5, 6 (tháng:Tỵ, Ngọ, Mùi).
Thu là các tháng: 7, 8, 9 (tháng: Thân, Dậu, Tuất).
Đông là các tháng: 10, Một, Chạp (tháng Hợi, Tý, Sửu)
Từ quan điểm trên, nếu thời sinh phù hợp theo mùa thì báo sự sinh này phát triển, nếu không hợp mùa thì sự sinh suy giảm… Căn cứ vào dấu hiệu này, các nhà mệnh lý suy đoán sự cường nhược trong tương lai của một người qua thời sinh theo quy luật như sau:
Sự vượng suy: xác định bằng cách: lấy Can của ngày sinh đem phối hợp với Chi của tháng sinh nếu được thời thì vượng; nếu không hợp thời là suy.
Ví dụ: sinh ngày Giáp thuộc mộc, tháng Dần hay Mão (hai tháng này thuộc mùa xuân), theo bảng trên mùa Xuân Mộc vượng (tráng).
Sinh ngày Giáp thuộc Mộc vào tháng Thân, Dậu, Tuất mùa Thu, mà mùa Thu Mộc Tử nên thời sinh này là nhược.
b. Thời sinh cường nhược
Thời sinh của một người cũng có thể rơi vào cường nhược, cường hay nhược tuỳ theo có được sinh trợ hay không. Nếu được sinh trợ là Cường, không được sinh trợ là Nhược. Cách tìm cường hay nhược như sau:
Lấy Can của ngày sinh (Nhật chủ) phối hợp với các Can chi trong tứ trụ, nếu gặp nhiều Thần sinh trợ là cường, nêu gặp ít Thần sinh trợ là nhược. Ví dụ trong tứ trụ có một hay hai… Ấn thụ, mà trong lục thần, Ấn thụ sinh Nhật chủ (là ta), đồng thòi lại có thêm Tỷ Kiếp đồng loại với ta thì số của ta cường. Ngược lại nếu gặp ít thần sinh trợ Nhật chủ là nhược.
c. Tứ trụ có cả vượng suy cường nhược
Trong tứ trụ thể hiện thời gian sinh của một người nhiều khi gặp trường hợp có cả vượng suy cường nhược, như:
– Vượng mà cường là Nhật chủ gặp thời, trong tứ trụ lại có nhiều thần sinh trợ Nhật chủ như Ấn thụ và Tỷ Kiếp, điều báo “số” đắc thời, nhiều thuận lợi.
– Vượng mà nhược: vượng là Nhật chủ cũng gặp thời, nhưng trong tứ trụ có nhiều thần khắc tiết như: Quan Sát, Thực Thương thì lại có cả nhược, điềm báo đây vừa có sự phát triển trong cuộc đời song cũng có những điều không toại ý.
– Suy mà cường: là Nhật chủ sinh không gặp thời, nhưng trong tứ trụ lại có nhiều thần sinh trợ, nên cho biết Nhật chủ trong cuộc đời nỗ lực thì cũng có những thành công nhất định.
– Suy mà nhược: suy mà nhược là Nhật chủ sinh không gặp thời, mà trong tứ trụ lại có nhiều thần khắc tiết.
– Vượng mà cường: Nhật chủ rất nhiều đắc lợi, đây cũng là sự thái quá cho Nhật chủ, điều cho biết cần giảm bớt đi những điều cơ bản trong cuộc sống thì mới bình ổn. Còn suy mà nhược thì Nhật chủ cần nỗ lực hết mình mới có thành công nhất định.
– Vượng mà nhược: bản khí của Nhật chủ (ngày sinh) vượng, nhưng bị các thần khác khắc tiết, áp chế làm cho khí của ngày sinh không được nhu hoà. Nếu có nhiều Quan Sát nên áp chế Quan Sát. Nếu nhiều Thực Thương nên tiết giảm Thực Thương. Suy mà cường: bản tính của Nhật chủ suy, nhưng trong tứ trụ đã có thần sinh trợ giúp nên cường.
e. Chú ý:
Các nhà mệnh lý cho rằng, nếu suy mà nhược thì lấy Ấn (Chính ấn, Thiên ấn) làm dụng thần, nghĩa là trong cuộc đời nên đi vào con đường văn chương hay lập danh. Ấn sinh ra Nhật chủ, làm cho Nhật chủ mạnh lên làm giảm bớt tác động của Quan Sát (vì có Quan Sát nên Nhật chủ suy và nhược), hoặc khắc chế Thực Thương (Thực Thương sinh Tài, nên nếu có Tài thì Thực Thương giảm lực để sinh Tài).
Vượng mà nhược thì không nên dùng Ấn (không nên đi vào sự nghiệp văn chương danh vọng), vì bản khí của Nhật chủ đã vượng thì không cần sinh trợ. Nếu Quan Sát nhiều thì nên dùng Thực Thương (đi vào nghiệp văn hay võ) để khắc chế Quan Sát. Nếu Thực Thương nhiều thì dùng Tài (Chính Tài, Thiên Tài) làm dụng thần, nghĩa là phải luôn rèn trí, gắng làm để có của và sống sao cho thuần hậu thì mọi khó đều qua (vì Thực Thương sinh Tài, Nhật chủ (ta) thì lại khắc Tài), Tài lại khắc được Ân và làm tiết giảm được Thực Thương nên lấy Tài làm dụng thần là vậy.
V. Xem tính cách một người theo nguyên cục ngũ hành
Các nhà mệnh lý còn đưa ra phương pháp “nguyên cục ngũ hành” trong tứ trụ để dự báo số phận khái quát của một người. Nguyên cục ngũ hành, đó là tổng số của 5 khí ngũ hành có trong tứ trụ của một người.
Cách tính nguyên cục ngủ hành như sau:lập tứ trụ, lấy tổng tính ngũ hành qua can thời gian năm, tháng, ngày, giờ và qua nhân nguyên (can tàng chứa can), căn cứ vào sự bình hoà hay không bình hoà của các khí ngũ hành này mà dự báo.
Ví dụ: người sinh năm Bính Tý, tháng Canh Dần, ngày Giáp Tý, giờ Đinh Mão.
Qua nhật nguyên ta thấy: Tý chứa Quý (năm); Dần (tháng) chứa Giáp, Bính, Mậu; Tý (ngày) chứa Quý; Mão (giờ) chứa Ất. Bây giờ theo cách đã nói trên, ta lấy tổng các hàng can, qua đó biết được tổng các khí ngũ hành. Tổng các ngũ hành ở ví dụ này được tính như sau:Lý giải: Bính Tý, Canh Dần, Nhật chủ Giáp Tý, Đinh Mão
Giáp (mộc): 2 (2 can Giáp) Bính (hoả) : 2 (2 can Bính) Mậu (thổ) : 1 (1 can Mậu) Quý (thuỷ) : 2 (2 can Quý) | Ất (mộc):1(1 can Ất) Đinh (hoả):1(1 can Đinh) Canh (kim):1(1 can Canh) |
Như vậy, tổng khí ngũ hành trong tứ trụ của người này như sau:
Mộc: 3; Hoả 3; Thổ: 1; Kim : 1; Thuỷ : 2.
Từ cách tính khí ngũ hành theo cách này, các nhà mệnh lý xưa dùng để xem xét tính tình và bệnh tật của một người. Sau đây là cách xem xét của người xưa:
Thứ nhất: xem xét tính cách một người
– Nếu các tính Ngũ hành trong tứ trụ cho mỗi hành đều nhau (bình hoà) cho biết đây là người hiền hoà, đối nhân xử thế đúng đắn, biết tôn trọng mọi người, thành thật, chân phác.
– Nếu trong tứ trụ có hành Hoả nhiều mà Thuỷ lại không có, nếu có lại quá ít: đây là người nóng nảy, hành động thiếu thận trọng, thiếu suy xét, hay tự ái, nóng giận, ngang bướng (vì hoả chủ về lễ độ, hoả thái quá thành người cuồng ngông, vô lễ). Nếu can Nhật chủ (ngày sinh) là Dương Hoả (như Bính Dương hoả) thì người này cương cường, mãnh liệt càng gia tăng. Nếu lại sinh vào tháng Ngọ (tháng 5 âm lịch) thì tính trên càng lớn. Trong tứ trụ mà lại nhiều hành Mộc (Mộc sinh Hoả), tính nóng trên lại càng gia tăng. Nhưng nếu trong tứ trụ có nhiều hành Thuỷ, Thuỷ sẽ chế ngự bớt Hoả đi; hoặc nhiều hành Kim và Thổ, thì cái nóng cương liệt trên cũng giảm bớt đi, vì Hoả khắc Kim và Hoả sinh Thổ.
– Nếu Kim nhiều mà không có Hoả mà nếu có nhưng lại quá ít thì đây là người háo danh, hiếu thắng, cương cường và thích thành tích, thích được khen ngợi, khen tặng.
– Nếu Thổ nhiều, không có Mộc hoặc Mộc quá ít là người quá trung hậu nên câu chấp, gàn dở, chậm chạp, thiếu quyết đoán.
– Nếu Thuỷ nhiều mà không có hành Thổ hoặc có nhưng quá ít là người rất thông minh, hay suy tư nhưng bản tính lại yếu đuối, không quyết đoán một việc gì nhưng tính tình lại thâm hiểm.
– Nếu Mộc nhiều, không có hành Kim hoặc hành Kim ít là người quá nhân hậu nên hay nghe lời người xung quanh, không chỉ huy được ai, thiếu ý chí.
Thứ hai: xem xét sức khỏe một người
Nếu trong tứ trụ ngũ hành cân bằng như nhau là người thân thể khoẻ mạnh. Song nếu lượng số các tính ngũ hành khác nhau như:
– Nếu Hoả nhiều: thường mắc bệnh về tim; nếu Hoả quá nhiều hay mắc bệnh huyết áp cao và ung thư, hay nhức đầu. Nếu Hoả ít: thiếu máu, tim yếu, hay hồi hộp.
– Thổ nhiều: thường mắc bệnh dạ dày, tiêu hoá; Thổ nhiều hay ít: hay nhức đầu, ăn thường khó tiêu, không ngon miệng, người mệt mỏi. Thổ quá nhiều hay mắc bệnh phong thấp.
– Kim nhiều: hay mắc bệnh về phổi và ruột già; quá nhiều dễ bị ho xuyễn, táo bón; nếu ít Kim thì hay bị tiêu chảy.
– Nếu Thuỷ nhiều thì mắc bệnh về thận và bàng quang; quá nhiều Thuỷ thì nam giới hay mắc di tinh, mộng tinh, nữ và nam dễ mắc tiểu đường, phong thấp. Thuỷ ít dễ mắc bệnh tiểu tiện khó.
– Nếu Mộc nhiều hay ít thì hay mắc bệnh về gan.
Theo quan điểm của Đông y, trong tứ trụ nếu các hành lượng nhiều thì mắc bệnh thực chứng, ít thì mắc bệnh hư chứng. (Bệnh thực chứng: biết rõ nguyên nhân, như đau đầu, đau bụng…, bệnh hư chứng: khó biết nguyên nhân, lúc đau lúc không)
Leave a Reply