A. MỞ BÀI
Cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp của dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng dào dạt cho nhiều thi phẩm nổi tiếng ra đời ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến. “Tây Tiến” của Quang Dũng là một trong những bài thơ đặc sắc đó. Bài thơ giàu chất hiện thực nhưng cũng dào dạt cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong bài thơ vừa hào hùng vừa hào hoa. Đoạn thơ sau đây cho ta thấy nét đặc sắc ấy của bài thơ:
“Tây Tiến đoàn binh… Khúc độc hành
B. THÂN BÀI
* Khái quát: Quang Dũng đã chọn lọc, đã tinh lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể. Cái bi và cái hùng là hai chất liệu chủ yếu của bức tượng đài, chúng hòa quyện, xâm nhập vào nhau, nương tựa, nâng đỡ nhau, tạo nên vẻ đẹp bi tráng – cái thần thái chung của bức tượng đài.
* Bức chân dung của người lính Tây Tiến: “Tây Tiến đoàn binh … dáng kiều thơm”.
– Với những chi tiết tả thực, hình ảnh so sánh, tương phản: không mọc tóc, xanh màu lá… “Khắc họa sống động, cụ thể, chân thực bức chân dung của người lính Tây Tiến: thiếu thốn, bệnh tật, đói khổ.
+ Nhưng cái vẻ xanh xao vì sốt rét, vì đói khát của người lính qua cái nhìn của Quang Dũng vẫn toát lên vẻ oai phong, dữ dội của những con hổ nơi rừng thiêng “dữ oai hùm”.
“Tây Tiến đoàn quân dữ oai hùm”.
– Vẻ đẹp tâm hồn của người lính:
“Mắt trừng… dáng kiều thơm””Hình ảnh lạ, sáng tạo, độc đáo: Bên trong vẻ dữ dằn, oai hùng của người lính Tây Tiến là tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu thương. Bệnh tật và lao khổ của cuộc chiến tranh đã phải bó tay trước những người lính đa tình, lãng mạn này.
=> Bằng con mắt lãng mạn, Quang Dũng đã khắc họa hình ảnh đoàn quân Tây Tiến từ dáng điệu bên ngoài đến vẻ đẹp tâm hồn bên trong, bộc lộ nét đẹp tâm hồn, tính cách của những người lính ra đi từ thủ đô.
* Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
“Cái bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo bị mờ đi trước lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc.
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
“Áo bào thay chiếu anh về đất”
+ Sự thật đau thương của cuộc chiến tranh: người lính ngã xuống không có manh chiếu, áo quan để chôn cất, chỉ có manh áo thường ngày.
+ “Áo bào” “Hình ảnh của văn học cổ, tái tạo vẻ đẹp của người tráng sĩ.
+ “Về đất” “Thể hiện thái độ ngạo nghễ, thanh thản, nhẹ nhõm của người lính khi đón nhận cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
– Hình ảnh sông Mã “gầm lên khúc độc hành” “Sự tiếc thươngvà căm giận của thiên nhiên trước sự ra đi của người lính Tây Tiến. Trong âm hưởng dữ dội, hào hùng của thiên nhiên, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tỉnh thần bi tráng.
=> Những người lính Tây Tiến tuy tiều tụy về hình hài nhưng vẫn chói ngời vẻ đẹp của lí tưởng.
C. KẾT BÀI
Leave a Reply